Phân tích cấu trúc khách quốc tế tại việt nam và xu hướng sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng

51 304 0
Phân tích cấu trúc khách quốc tế tại việt nam và xu hướng sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích cấu trúc khách quốc tế tại việt nam và xu hướng sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng

Trường Đại học Ngân hàng TP HCM Khoa Quản trị Kinh doanh BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC KHÁCH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG GVHD: TS. Trịnh Quốc Trung 1 LỜI MỞ ĐẦU Theo Tổng cục Thống kê, việc kinh tế phục hồi cùng với nhiều hoạt động thu hút khách quốc tế được tổ chức tốt trên khắp các tỉnh thành đã khiến lượng khách này đến Việt Nam khởi sắc, điển hình năm 2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm 2009 là 3,8 triệu lượt, giảm 11% so với năm trước và đạt mức kỷ lục hơn 5 triệu lượt người vào năm 2010. Tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú (nhiều danh lam thắng cảnh đẹp với bờ biển dài, nhiều rừng, núi với các hang động) cùng sự đa dạng của tài nguyên du lịch nhân văn (nhiều di tích lịch sử, lễ hội, văn hóa, truyền thống ) đã tạo cho Việt Nam một tiềm năng du lịch dồi dào, tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với du khách quốc tế. Theo đánh giá của tạp chí du lịch danh tiếng của Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic), Việt Nam được xếp vào top 13 tour du lịch châu Á tốt nhất trong năm 2011 và 50 tour du lịch tốt nhất thế giới nên đi trong đời. Chính sách đổi mới mở cửa, thủ tục hành chính được cải thiện, các loại chi phí tại Việt Nam tương đối rẻ hơn so với các nước khác, chẳng hạn như chi phí nhân công, nguyên liệu cũng là một cơ hội cho nước ta thu hút một lượng không nhỏ người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, thăm thú, thậm chí định cư lâu dài. Trong bối cảnh lượng khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng như hiện nay, thì việc hiểu rõ và đáp ứng được các lựa chọn phương thức thanh toán của khách hàng là hết sức quan trọng. Theo ông Jame Murray, Phó Chủ tịch cấp cao Visa International khu vực Nam và Đông Nam Á, sở thích của khách du lịch muốn được sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ khi thanh toán lớn hơn rất nhiều số khách muốn sử dụng tiền mặt hoặc séc du lịch. Cũng theo ông Jame Murray, công tác quan trọng là thiết lập một mạng lưới hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm cung cấp các phương thức thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam hiện nay, việc đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính – ngân hàng của khách quốc tế chưa được các ngân hàng nội địa quan tâm đúng mức. Để làm rõ nhận định này, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài “Phân tích cấu trúc 2 khách nước ngoài tại Việt Nam và xu hướng sử dụng dịch vụ tài chính – ngân hàng”. Đề tài tập trung tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính – ngân hàng và khảo sát ý kiến đánh giá của khách nước ngoài về việc sử dụng các dịch vụ này tại Việt Nam. Nếu được sự quan tâm của ngân hàng, những kết quả khảo sát thu được có thể cung cấp những thông tin về kỳ vọng cũng nhận định của khách quốc tế về chất lượng dịch vụ, mức độ phân phối dịch vụ qua đó ngân hàng có thể thiết kế các sản phầm và dịch vụ phù hợp với mong đợi của khách hàng và cải thiện những điểm hạn chế hiện tại. Ngoài phần mở đầu và phụ lục, đề tài gồm 3 phần chính: Phần 1. Cấu trúc khách nước ngoài đến Việt Nam trong thời gian gần đây Phần 2. Thực trạng sử dụng dịch vụ tài chính-ngân hàng của khách nước ngoài. Phần 3: Nhận định xu hướng sử dụng dịch vụ tài chính-ngân hàng của khách nước ngoài trong tương lai. Trong đó, phần 1 đưa ra cái nhìn tổng quan về cơ cấu khách quốc tế trên hai phương diện: lãnh thổ và mục đích đến. Phần 2 sẽ trình bày cụ thể các nhu cầu của khách nước ngoài đối với các sản phẩm dịch vụ tài chính – ngân hàng khi đặt chân đến Việt Nam. Tiếp theo, phần 3 sẽ đưa ra nhu cầu của khách quốc tế đến Việt Nam trong tương lai, làm cơ sở để các ngân hàng Việt Nam đáp ứng tốt hơn các nhu cầu tài chính của khách hàng, từ đó thu hút thêm nhiều khách nước ngoài đến và trở lại Việt Nam, làm gia tăng vị thế của đất nước chúng ta trên trường quốc tế và tâm trí bạn bè năm châu. Vì thời gian thực hiện có hạn, nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy thông cảm và góp ý cho chúng em. Chúng em xin chân thành cảm ơn. 3 Phần 1: CẤU TRÚC KHÁCH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ khách quốc tế là ai. Hiện nay, ngành du lịch Việt Nam thường dùng thuật ngữ du khách quốc tế thay cho khách quốc tế để công bố số lượng người nước ngoài đến Việt Nam. Điều này đã gây ra những hiểu lầm không đáng có và có thể làm cho các ban ngành khác đưa ra những kết luận sai dựa trên nguồn thông tin thiếu chính xác của Tổng cục Du lịch. Trong thuật ngữ du lịch, “international tourist” có nghĩa là du khách quốc tế, đi đến một nước khác với mục đích du lịch, nghỉ ngơi thuần túy. Còn khách quốc tế là “international arrival”, di chuyển tới một nơi nào đó với những mục đích như thăm thân, buôn bán, đầu tư… và có thể kết hợp du lịch. Do đó, trong bài nghiên cứu này, nhóm sẽ sử dụng 2 thuật ngữ trên một cách nhất quán nhằm mang lại cách nhìn nhận chính xác nhất cho người đọc. Sau đây, nhóm sẽ phân tích cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam trên hai phương diện là quốc tịch và mục đích đến, nhằm phục vụ cho việc phân tích thực trạng cũng như xu hướng sử dụng dịch vụ tài chính-ngân hàng của khách quốc tế trong thời gian tới. 1. Khách quốc tế đến Việt Nam theo quốc tịch Đơn vị tính: Nghìn lượt người 2005 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010 TỔNG SỐ 3477.5 4229.3 4235.8 3747.4 5049.8 Châu Á 2201.8 2484.0 2535.3 2204.2 3194.9 Trung Quốc 717.4 574.6 643.3 518.9 905.4 Nhật Bản 338.5 418.3 393.1 356.7 442.1 Hàn Quốc 325.9 475.4 449.0 360.1 495.9 Đài Loan 274.4 319.3 303.2 270.0 334.0 Thái Lan 86.8 167.0 182.4 159.6 222.8 Châu Âu 440.5 619.8 623.9 617.8 757.0 Pháp 133.4 183.8 182.1 172.9 199.4 Anh 82.9 107.5 107.1 115.5 139.2 Đức 69.4 101.8 102.8 101.8 123.2 Nga 24.9 43.3 49.0 55.2 82.8 Hà Lan 22.9 36.6 35.4 34.7 43.7 4 Châu Mỹ 394.0 497.8 501.6 487.6 533.2 Hoa Kỳ 330.2 408.3 414.8 403.0 431.0 Canada 63.8 89.5 86.8 84.6 102.2 Châu Đại Dương 162.6 244.3 255.5 235.6 302.8 Australia 148.8 224.6 234.7 217.2 278.2 New Zealand 13.8 19.7 20.8 18.4 24.6 Các nước không phân loại 278.6 383.4 319.5 202.2 261.9 Đơn vị tính: % 2005 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010 TỔNG SỐ 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Châu Á 63.3 58.7 59.9 58.8 63.3 Trung Quốc 20.6 13.6 15.2 13.8 17.9 Nhật Bản 9.7 9.9 9.3 9.5 8.8 Hàn Quốc 9.4 11.2 10.6 9.6 9.8 Đài Loan 7.9 7.5 7.2 7.2 6.6 Thái Lan 2.5 3.9 4.3 4.3 4.4 Châu Âu 12.7 14.7 14.7 16.5 15.0 Pháp 3.8 4.3 4.3 4.6 3.9 Anh 2.4 2.5 2.5 3.1 2.8 Đức 2.0 2.4 2.4 2.7 2.4 Nga 0.7 1.0 1.2 1.5 1.6 Hà Lan 0.7 0.9 0.8 0.9 0.9 Châu Mỹ 11.3 11.8 11.8 13.0 10.6 Hoa Kỳ 9.5 9.7 9.8 10.8 8.5 Canada 1.8 2.1 2.0 2.3 2.0 Châu Đại Dương 4.7 5.8 6.0 6.3 6.0 Australia 4.3 5.3 5.5 5.8 5.5 New Zealand 0.4 0.5 0.5 0.5 0.5 Các nước không phân loại 8.0 9.1 7.5 5.4 5.2 Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt năm 2010 Nhận xét: Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là từ Châu Á. Mặc dù có những biến động, nhưng tỷ lệ khách quốc tế ở các quốc gia Châu Á luôn chiếm khoảng 60% trong tổng số 5 khách quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là khách đến từ vùng Đông Á. Cụ thể, lượng khách đến từ Trung Quốc năm 2010 là 905,4 nghìn lượt người (chiếm 17,9% lượng khách quốc tế đến Việt Nam), Hàn Quốc 495,9 nghìn lượt người (chiếm 9,8%), Nhật Bản có 442,1 nghìn lượt người (chiếm 8,8%), Đài Loan 334 nghìn lượt người (chiếm 6,6%), Thái Lan có 222,8 nghìn lượt người (chiếm 4,4%). Đây cũng là điều dễ hiểu bởi chi phí, thời gian để thực hiện một chuyến đi đến VN đối với những nước này thường ít tốn kém hơn so với khách ở các nước thuộc châu lục xa hơn. Lượng khách quốc tế đến từ Châu Âu chiếm tỷ trọng cao thứ hai. Các quốc gia và vùng lãnh thổ của Châu Âu có lượng khách đến Việt Nam năm 2010 nhiều nhất là: Pháp có 199,4 nghìn lượt người (chiếm 3,9%), Anh 139,2 nghìn lượt người (chiếm 2,8%), Đức 123,2 nghìn lượt người (chiếm 2,4%), Nga 82,8 nghìn lượt người (chiếm 1,6%), Hà Lan 43,7 nghìn lượt người (chiếm 0,9%). Lượng khách quốc tế đến từ Châu Mỹ chiếm tỷ trọng cao thứ ba. Hoa Kỳ và Canada là 2 quốc gia có số lượng khách đến Việt Nam cao nhất, lần lượt là 431 nghìn lượt người (chiếm 8,5%) và 102,2 nghìn lượt người (chiếm 2,0%). Tiếp đến là lượng khách quốc tế đến từ Châu Đại Dương. Năm 2010, lượng khách Australia đến Việt Nam là 278,2 nghìn lượt người (chiếm 5,5%), New Zealand là 24,6 nghìn lượt người (chiếm 0,5%). 2. Khách quốc tế Việt Nam phân theo mục đích đến Đơn vị tính: Nghìn lượt người 2005 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010 TỔNG SỐ 3477.5 4229.3 4235.8 3747.4 5049.8 Du lịch 2038.5 2605.7 2612.9 2240.9 3110.4 Thương mại 495.6 673.8 844.3 742.1 1023.6 Thăm thân nhân 508.2 601.0 510.5 517.8 574.1 Mục đích khác 435.2 348.8 268.1 246.6 341.7 Đơn vị tính: % 2005 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010 6 TỔNG SỐ 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Du lịch 58.6 61.6 61.7 59.8 61.6 Thương mại 14.3 15.9 19.9 19.8 20.3 Thăm thân nhân 14.6 14.2 12.1 13.8 11.4 Mục đích khác 12.5 8.2 6.3 6.6 6.8 Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt năm 2010 Nhận xét:  Theo mục đích đến, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng 60% . Nguyên nhân thu hút khách du lịch của Việt Nam là chúng ta có những điểm đến hấp dẫn đáp ứng đủ mọi sở thích và túi tiền: những dải bờ biển dài bất tận chưa có nhiều sự thay đổi của bàn tay con người, những phế tích của những nền văn minh cổ đại như văn hóa cổ Hindu Champa; những ngôi làng của các dân tộc thiểu số có những ngôi nhà sàn bằng gỗ; những lễ hội nhiều màu sắc và nghề thủ công mỹ nghệ; các thành phố mang dấu ấn lịch sử và các nhà thờ từ thời Pháp thuộc; những điểm du lịch gợi nhớ lại chiến tranh, chẳng hạn như địa đạo Củ Chi và các bảo tàng rùng rợn và đầy ắp thông tin ngay tại nơi diễn ra cuộc thảm sát Mỹ Lai; và tiềm năng to lớn cho du lịch sinh thái, có rất nhiều loài mới vẫn đang được khám phá ở những vùng núi xa xôi bao phủ bởi rừng. Theo khảo sát của Tổ chức VISA và Hiệp hội du lịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương (PATA), 5 lý do chính để đến Việt Nam bao gồm giá hàng hoá và dịch vụ thấp (49%), phong cảnh thiên nhiên (44%), văn hoá Việt Nam (41%), du lịch mạo hiểm (38%) và con người thân thiện (35%).  Tiếp đến là khách quốc tế đến Việt Nam nhằm mục đích thương mại, đầu tư chiếm tỷ trọng cao thứ hai và liên tục tăng. Năm 2010, khách nước ngoài đến Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh chiếm 20,3 %, tăng 6% so với năm 2005 (14,3%). Tổ chức Phát triển và Thương mại Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) trong báo cáo cuối năm 2007 đã xếp VN trong top 10 nước được các công ty đa quốc gia vào đầu tư giai đoạn 2007-2009, chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga và Brazil. Tổ 7 chức Tư vấn và Kiểm toán thế giới PriceWaterHouseCoopers xếp VN đứng đầu trong số 20 nền kinh tế đang lên và có sức hấp dẫn cao với các nhà đầu tư vào ngành sản xuất, trong đó có công nghiệp phụ trợ. Môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi, có sức hấp dẫn đã thu hút người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, kinh doanh.  Lượng khách nước ngoài về thăm thân nhân cũng khá đông, chiếm tỷ trọng 11,4% năm 2010. Số lượng khách này đang có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2005 con số này là 14,6%, giảm 3,2% trong 5 năm sau đó.  Lượng khách đến Việt Nam vì các mục đích khác giảm 5,7% từ năm 2005 (12,5%) đến năm 2010(6,8%). 8 Phần 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CỦA KHÁCH NƯỚC NGOÀI Để nhận định xu hướng sử dụng dịch vụ tài chính – ngân hàng của khách quốc tế, nhóm chúng em đã thực hiện một cuộc điều tra phỏng vấn và sử dụng kết quả nghiên cứu của hãng Visa và Hiệp hội Du lịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương (PATA) được thực hiện trên mạng Internet vào tháng 5/2010. I. Cuộc nghiên cứu của nhóm 1. Mục tiêu nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện phỏng vấn trực tiếp, các mục tiêu được đặt ra là: • Trước tiên là tìm hiểu các dịch vụ tài chính – ngân hàng mà khách quốc tế sử dụng tại Việt Nam. • Thứ hai là tìm hiểu mức độ hài lòng của khách nước ngoài khi sử dụng các dịch vụ tài chính – ngân hàng tại Việt Nam. • Tiếp theo là tìm hiểu các nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính – ngân hàng của khách quốc tế trong tương lai. 2. Phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn về chi phí, nhân lực và thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát ý kiến của khách nước ngoài đến Việt Nam nhằm mục đích du lịch và kinh doanh. Việc khảo sát khách quốc tế được tiến hành trong phạm vi công viên 23 tháng 9 (đối diện chợ Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) và khu vực trước Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh. 3. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra: Sử dụng Bảng câu hỏi gồm các câu hỏi đóng và mở bằng tiếng Anh để thu thập thông tin từ khách quốc tế đến Việt Nam. Cỡ mẫu: 31 vị khách nước ngoài (đang đi dạo, ngắm cảnh tại địa điểm khảo sát trên.) 9 4. Kết quả nghiên cứu: a. Thực trạng sử dụng dịch vụ thẻ của khách quốc tế tại Việt Nam Đa phần khách quốc tế đến Việt Nam đều mang theo thẻ ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu, thanh toán của bản thân và gia đình họ. Thẻ ngân hàng, bao gồm thẻ ghi nợ (Debit card) và thẻ tín dụng (Credit card), dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại v.v. từ máy giao dịch tự động (ATM) và thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ. Đặc biệt khách quốc tế muốn giao dịch tại các ngân hàng nội mạng (ngân hàng mà họ đang sử dụng tại nước sở tại) để tránh bị tính phí khi giao dịch ngoại mạng. Những vị khách quốc tế chọn việc sử dụng thẻ ghi nợ là những người muốn kiểm soát chi tiêu của mình. Còn những vị khách chọn sử dụng thẻ tín dụng là những người luôn muốn thuận tiện trong việc vay mượn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho những nhu cầu chi tiêu đột xuất, khách quốc tế thường sử dụng đồng thời 2 loại thẻ này. Theo điều tra của Tổng cục thống kê về chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam năm 2009, chi tiêu bình quân của một lượt khách quốc tế (không đăng ký đi theo tour) và chi tiêu ngoài tour bình quân của một lượt khách quốc tế (đi theo tour) tại Việt Nam lần lượt chỉ dừng ở mức 1144,4 USD và 600,4 USD, con số này thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore Ở Việt Nam, khách quốc tế có thể thanh toán không dùng tiền mặt ở các đơn vị chấp thanh toán thẻ như: khách sạn, nhà hàng, taxi, các công ty du lịch, trung tâm mua sắm, siêu thị, spa, phòng tranh, casino… . Tuy nhiên, trên thực tế, những người nước ngoài mang theo thẻ khi đến Việt Nam lại ít có cơ hội được thanh toán bằng thẻ vì một số nguyên nhân. • Thứ nhất, mặc dù chi tiêu cho việc đi lại ở Việt Nam của khách quốc tế chiếm một tỷ lệ không nhỏ là 16,3%, trong đó taxi là phương tiện trong thời gian qua được các ngân hàng trang bị các POS, nhưng khi khách quốc tế có nhu cầu đi lại bằng taxi thì lại gặp tình trạng các tài xế taxi không mặn mà với việc khách hàng thanh toán bằng thẻ (nếu khách hàng hỏi đến thì mới lấy từ đâu đó thiết bị POS để cà thẻ chứ chưa sẵn sàng đáp 10 [...]... thấy: khách quốc tế luôn mong muốn được thỏa mãn ở 2 cấp độ cao hơn đó là: sản phẩm kỳ vọng và sản phẩm tiểm năng (theo Philip Kotler) Đây cũng chính là cơ sở để nhóm phát hiện ra xu hướng sử dụng dịch vụ tài chính- ngân hàng của khách quốc tế trong tương lai Từ nghiên cứu về nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính- ngân hàng của khách quốc tế đến Việt Nam hiện nay, những hạn chế của các Ngân hàng Việt Nam trong... kể giữa các ngân hàng Khách hàng nói chung và khách quốc tế nói riêng thường sử dụng dịch vụ của một ngân hàng cố định, ít khi thay đổi ngân hàng vì một số lý do như: tâm lý ngại thay đổi, xu t phát từ tính chất bảo mật của loại hình dịch vụ này; phải tốn thời gian làm thủ tục và cung cấp thông tin cho ngân hàng Đặc biệt, khi sang Việt Nam, khách quốc tế rất thích sử dụng dịch vụ của ngân hàng ở nước... khía cạnh này, khách quốc tế thường sử dụng dịch vụ chuyển tiền của Western Union, Money Gram và dịch vụ của các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ hơn là sử dụng dịch vụ chuyển tiền tại các ngân hàng Việt Nam Thời gian chuyển tiền tại các ngân hàng Việt Nam chưa nhanh chóng, như trong trường hợp của ông Christopher Lautner, ông ta phải mất từ 7 đến 10 ngày để chuyển tiền từ Bỉ đến Việt Nam và ngược lại... ngoài ngay tại chính sân nhà của mình 19 Phần 3: NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG CỦA KHÁCH NƯỚC NGOÀI TRONG TƯƠNG LAI Ở Việt Nam, các dịch vụ tài chính- ngân hàng cung cấp cho khách quốc tế mới chỉ dừng lại ở cấp độ thứ hai của một sản phẩm, nghĩa là nó chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách quốc tế ở cấp độ sản phẩm cơ bản và cấp độ sản phẩm thực, chứ chưa đi sâu khai thác và phát... tối đa so với việc đến ngân hàng để giao dịch Khách quốc tế luôn có xu hướng thích sử dụng các dịch vụ ngân hàng tự động để thực hiện các khoản thanh toán hàng tháng (tiền thuê nhà, tiền lãi vay, ) 10 Xu hướng coi trọng chất lượng hơn giá cả: Giá cả không phải là mối quan tâm hàng đầu của khách quốc tế khi sử dụng một sản phẩm dịch vụ, chính chất lượng của sản phẩm dịch vụ mới chính là điều mà họ quan... chuyển từ việc sử dụng séc sang sử dụng các loại thẻ Những lí do chính khiến cho việc sử dụng séc gặp nhiều khó khăn: • Mức độ chấp nhận séc du lịch ở Việt Nam còn hạn chế Chỉ có một số ít ngân hàng ở Việt Nam chấp nhận mua séc của khách quốc tế • Thủ tục mua séc du lịch từ khách quốc tế của các ngân hàng ở Việt Nam khá rườm rà, phức tạp • Nhiều nhân viên lễ tân và thu ngân tại các nhà hàng, khách sạn…... VND từ tài khoản như 13 hiện nay, khách nước ngoài phải đổi VND sang USD, EURO hay đồng tiền của họ tại sân bay trước khi về nước b Thực trạng sử dụng Séc của khách quốc tế tại Việt Nam Bên cạnh việc sử dụng các loại thẻ thanh toán, khách quốc tế còn sử dụng séc du lịch Tuy nhiên, việc sử dụng séc tại Việt Nam cũng như tại quốc gia khác có nhiều điểm bất tiện nên hiện nay khách nước ngoài có xu hướng. .. năng ưu việt này trong tương lai sẽ có xu hướng nhiều du khách đến với Việt Nam với thẻ Thấu chi Visa/Master Card trong tay Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính- ngân hàng nói chung và các ngân hàng nói riêng có thể dựa vào xu hướng sử dụng của khách quốc tế đã phân tích như trên để phát triển sản phẩm mới Sản phẩm mới ở đây có thể là mới đối với thị trường, cũng có thể là mới đối với các ngân hàng Việc... với ngân hàng và thị trường Ngoài ra, ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ Khách hàng là điều kiện tiên quyết để ngân hàng tồn tại và phát triển Chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất Chất lượng dịch vụ ngân hàng. .. vị khách người Pháp, Abdelatif Benazzi không tin tưởng vào mức độ an toàn của các ngân hàng Việt Nam Ông ta mong muốn các ngân hàng Việt Nam cần có những cam kết đối với khoản tiền gửi của khách hàng và phải duy trì những cam kết đó trong mọi hoàn cảnh nhằm tạo được niềm tin của khách quốc tế đến giao dịch với ngân hàng d Thực trạng sử dụng dịch vụ chuyển tiền (Transfer money): Hiện nay khách quốc tế . hiện đề tài Phân tích cấu trúc 2 khách nước ngoài tại Việt Nam và xu hướng sử dụng dịch vụ tài chính – ngân hàng . Đề tài tập trung tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính – ngân hàng và khảo. Đại học Ngân hàng TP HCM Khoa Quản trị Kinh doanh BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC KHÁCH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG GVHD: TS. Trịnh Quốc Trung 1 LỜI. phân tích cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam trên hai phương diện là quốc tịch và mục đích đến, nhằm phục vụ cho việc phân tích thực trạng cũng như xu hướng sử dụng dịch vụ tài chính-ngân hàng

Ngày đăng: 20/08/2015, 16:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan