1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BÁO cáo CA BỆNH TĂNG NHIỄM GIUN lươn điều TRỊ KHỎI BẰNG THIABENDAZOLE ĐƯỜNG UỐNG

4 615 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Y H ỌC THỰC HÀNH (879) - S Ố 9/2013 75 BÁO CÁO CA BỆNH TĂNG NHIỄM GIUN LƯƠN ĐIỀU TRỊ KHỎI BẰNG THIABENDAZOLE ĐƯỜNG UỐNG NGUYỄN THU HƯƠNG, NGUYỄN THỊ NHẬT LỆ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương TÓM TẮT Bệnh giun lươn do Strongyloides stercoralis là một bệnh ký sinh trùng đường ruột phổ biến tại nhiều vùng trên thế giới nhất là Châu Phi, Tây Ấn, Nam Mỹ, Đông Nam Á. Cũng giống như các bệnh ký sinh trùng khác bệnh giun lươn khó chẩn đoán vì biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, phong phú. Biểu hiện bệnh từ không triệu chứng trong nhiễm trùng cấp tính và mãn tính đến nặng và tử vong trong hội chứng hyperinfection, tỉ lệ tử vong hơn 85%. Trong cả hai trường hợp, các triệu chứng là kết quả của ấu trùng di chuyển nội tạng. Báo cáo này trình bày hai trường hợp có hội chứng tăng nhiễm ấu trùng giun lươn với biểu hiện hội chứng dạ dày trên người đã được chuẩn đoán và điều trị khỏi bằng thiabendazole liều 20mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 2 ngày. Theo ghi nhận đây có thể là những ca bệnh nặng đầu tiên được điều trị khỏi bằng thiabendazole tại miền Bắc Việt Nam. SUMMARY Human strongyloidiasis is main caused by Strongyloides stercoralis. These nematodes are found worldwide, but they are endemic in some parts of the world, especially in Africa, the West Indies, Southeast Asia, South America. The symptomatic spectrum of Strongyloides ranges from subclinical in acute and chronic infection to severe and fatal in hyperinfection syndrome and disseminated strongyloidiasis, which have case-fatality rates that approach 85%. In either case, patients’ symptoms are a result of the parasite’s larval form migrating through various organs of the body. In particular, strongyloidiasis is the causative agent of opportunistic infections, the strong upsurge in the local immunosuppression, which can lead to death. This report presents two cases hyperinfection larvae with expression in the stomach syndrome was diagnosed and treated cure by thiabendazole 20mg/kg/time dose x 2 times/day x 2 days. As noted herein may be the one of first serious human strongyloidiasis are treated with thiabendazole in Northern Vietnam. Keywords: Human strongyloidiasis, Strongyloides stercoralis, thiabendazole. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh giun lươn là một bệnh ký sinh trùng đường ruột phổ biến tại nhiều vùng trên thế giới nhất là Châu Phi, Tây Ấn, Nam Mỹ, Đông Nam. Giun lươn là một ký sinh trùng đường ruột được tìm thấy trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi khí hậu ấm áp phù hợp cho ký sinh trùng sống sót (Barr JG, 1978). Bệnh có thể nhiễm đến 35% dân số các nước nhiệt đới (Barr JG, 1978). Giun lươn có chu kỳ tự nhiễm nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời. Cũng giống như các bệnh ký sinh trùng khác bệnh giun lươn rất khó chẩn đoán vì biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt, giun lươn còn là tác nhân gây nhiễm trùng cơ hội, bộc phát mạnh trên cơ địa suy giảm miễn dịch, có thể dẫn đến tử vong. Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm giun lươn thì còn chưa có nghiên cứu xác định rõ và nhưng theo các báo cáo tái nhiễm khá cao. Điều đáng chú ý là khi nhiễm bệnh, giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh, trong khi đó, việc điều trị còn nhiều hạn chế. Giun lươn có tên là Strongyloides stercoralis gây bệnh đã được nhà khoa học Normand phát hiện lần đầu tiên vào năm 1876 ở một người lính viễn chinh Pháp chiến đấu tại miền Nam Việt Nam. Bệnh nhân này bị nhiễm giun lươn kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nên một số tài liệu đã gọi là bệnh tiêu chảy Nam Bộ (Conway, D.J. et al, 1995). Theo nghiên cứu của nhóm các cán bộ tại Khoa Nội - Tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân 115 trong năm 2004-2005 có ghi nhận rằng trong nhóm những người bị rối loạn tiêu hóa kéo dài hay tái đi tái lại có đến 82% bị nhiễm giun lươn. Qua phân tích số bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, thấy nếu trong năm 2002 chỉ có 40 ca nhiễm giun lươn được phát hiện, thì trong năm 2003 có đến 80 ca, tăng gấp 2 lần. Con số này chứng tỏ số người nhiễm giun lươn trong cộng đồng là cao. Trong giai đoạn 2003- 2005, tại bệnh viện này tỷ lệ nhiễm trên bệnh nhân nhập viện là 3,2% (Trần Phủ Mạnh Siêu, 2006). Tại miền Bắc, các báo cáo về ca bệnh giun lươn còn ít. Trong những năm gần đây, tại Viện Sốt rét-KST-CT TƯ chúng tôi đã ghi nhận có một số trường hợp nhiễm giun lươn thể nặng điều trị tại viện. Trong bài này chúng tôi báo cáo hai trường hợp nhiễm giun lươn nặng có bệnh cảnh lâm sàng khá phong phú. Thể điển hình ở đường tiêu hóa với hội chứng dạ dày tá tràng, hội chứng rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể chưa rõ nguyên nhân. Các bệnh nhân trên đều được điều trị nhiều nơi, nhiều chuyên khoa trước khi nhập Viện. Xét nghiệm phân đều tìm thấy ấu trùng giun lươn, đáp ứng tốt với điều trị đặc hiệu giun lươn thiabendazole và phục hồi hoàn toàn. Đây là những trường hợp mà các nhà lâm sàng cần chú ý để phát hiện tác nhân gây bệnh này trong bệnh lý đường tiêu hóa hiện nay. Trong điều trị bệnh giun lươn, thiabendazole dùng đường uống là điều trị chuẩn, và ivermectin là một sự thay thế hiệu quả diệt giun. Tuy nhiên, những loại thuốc này không có sẵn tại Việt Nam. Chúng tôi trình bày hai ca bệnh có hội chứng tăng nhiễm ấu trùng giun lươn với biểu hiện hội chứng dạ dày lan tỏađã được điều trị thành công bằng thiabendazole tại Khoa Khám bệnh chuyên ngành, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương. Ca thứ nhất: Bệnh nhân nam, sống tại ngoại thành Hà Nội, 66 tuổi. Vào viện ngày 06/06/2012, ra viện 15/06/2012. Chẩn đoán: Theo dõi bệnh giun lươn. Bệnh sử: Trước ngày vào viện 7 tháng bệnh nhân nôn nhiều, suy kiệt, suýt cân, siêu âm có dịch ổ bụng, soi dạ dày có hình ảnh giun tròn ở niêm mạc dạ dày, xét Y H ỌC THỰC HÀNH (879) - S Ố 9/2013 76 nghiệm phân có ấu trùng giun lươn. Điều trị albendazol 400mg mỗi ngày 2 viên trong 15 ngày liên tiếp, cùng các thuốc bổ trợ khác tại Bệnh viện Bạch Mai. Sau đợt điều trị bệnh nhân thể trạng khá lên, xét nghiệm phân âm tính. Sau đó 4 tháng bệnh nhân xét nghiệm còn ấu trùng giun lươn. Nhập viện điều trị albendazol 400mg 2 viên mỗi ngày trong 12 ngày. Sau đó, xét nghiệm ấu trùng giun lươn vẫn dương tính nên tiếp tục điều trị ngoại trú bằng albendazol liều như trên trong 10 ngày tiếp. Tuy nhiên, sau 1 tháng vẫn không hết ấu trùng trong phân. Do vậy, bệnh nhân được chỉ định nhập viện với chuẩn đoán bệnh giun lươn thể hyperinfection. Các xét nghiệm hồng cầu 4,93x10 12 /l, bạch cầu 8,3x10 12 /l, ure 5,4mmol/l, gluco 5,2mmol/l, creatinin 83x10 3 /l, AST 39 U/l, ALT 28 U/l, ấu trùng giun lươn trong phân (++++). Điều trị bằng thiabendazol 500mg, dạng viên nén, liều điều trị 20mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 2 ngày, uống ngay sau ăn no. Sau 2 ngày xét nghiệm phân âm tính. Sau 5 ngày xét nghiệm phân vẫn âm tính được ra viện. Sau đợt tái khám 3 tháng xét nghiệm phân âm tính. Ca thứ hai: Bệnh nhân nam 65 tuổi. Địa chỉ tại Bắc Ninh. Vào viện ngày 30/7/2012, ra viện ngày 07/8/2012. Chẩn đoán: bệnh giun lươn. Bệnh sử: trước ngày vào viện 1 tháng bệnh nhân đau thượng vị, sốt, rối loạn tiêu hóa, suy kiệt đã khám tại Bệnh viện 108 với chẩn đoán Sán lá gan lớn đã điều trị theo phác đồ sán lá gan lớn. Sau 2 tháng đến khám lại tại khoa Khám bệnh chuyên ngành của Viện Sốt rét-KST- CT.TƯ. Xét nghiệm phân có ấu trùng giun lươn. Bệnh nhân được điều trị bằng albendazole 400mg mỗi ngày 2 viên trong 12 ngày. Sau 1 tháng tái khám xét nghiệm vẫn còn dương tính ấu trùng giun lươn. Chỉ định nhập viện với chuẩn đoán bệnh giun lươn thể hyperinfection. Các xét nghiệm cơ bản hồng cầu 4,5x10 12 /l, bạch cầu 5,3x10 12 /l, bạch cầu ái toan 15%, sinh hóa máu Gluco 4,1 mmol/l, creatinin 86x10 3 /l, AST 47 U/l, ALT 38 U/l, ấu trùng giun lươn trong phân (++++). Điều trị bằng thiabendazol 500mg mỗi ngày 4 viên chia 2 lần trong 2 ngày, uống ngay sau ăn no. Sau 2 ngày xét nghiệm phân âm tính. Năm ngày sau xét nghiệm lại vẫn âm tính bệnh nhân được ra viện. Sau tái khám 1 tháng xét nghiệm phân âm tính. BÀN LUẬN Hội chứng tăng nhiễm ấu trùng giun lươn (hyperinfection) là một trong những thể lâm sàng nặng của bệnh giun lươn với tỷ lệ tử vong hơn 85%. Hội chứng được đặc trưng bởi bệnh nhân mang một lượng lớn ấu trùng từ chu trình tự nhiễm và thường gặp trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Với thể bệnh này điều trị thiabendazole cho bệnh nhân có hiệu quả khỏi đến hơn 90% (Mahmoud AAF, 1996). Theo Olayinka Adedayo, 2002, chẩn đoán sớm và điều trị thiabendazole có thể làm giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân giun lươn hyperinfectionvới liều điều trị 25 mg/kg/ngày trong 5 ngày. Theo y văn, ngoài các thể bệnh thường gặp, các tác giả còn ghi nhận những bệnh lý thuận lợi cho giun lươn bùng phát như nhiễm HTLV-1 Human T-lymphotropic virus), Non hoggkin’s lymphoma (NHL), ung thư dạ dày, nhiễm HIV, nghiện rượu mãn tính, xơ gan. Đây là vấn đề cần sự quan tâm của các bác sĩ ở nhiều chuyên khoa khác nhau, khi điều trị những bệnh lý trên đây cần tìm hiểu thêm tình trạng nhiễm giun lươn đi kèm. Tác giả này cũng ghi nhận trên thế giới 27 ca bệnh ở thể tái nhiễm giun lươn hyperinfection trong giai đoạn 5 năm (1995- 1999). Một trong những nghiên cứu trên những trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm giun lươn, giun móc cho thấy, giun móc và giun lươn là hai “thủ phạm” chính, gây giảm hiệu quả của vaccin BCG ngừa lao trên trẻ. Cụ thể, ở nhóm trẻ có mẹ nhiễm giun lươn, tỷ lệ không đáp ứng với vaccin là 11%. (Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM). Với thể bệnh này việc chẩn sớm và điều trị đúng thuốc đặc trị sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh lý và giảm nguy cơ tử vong cao. Một trường hợp Việt kiều 65 tuổi sống tại California bị tử vong do nhiễm giun lươn từ khi còn ở Việt Nam nhưng không được xác định. Khi dùng thuốc corticoides để điều trị bệnh viêm động mạch vành tế bào khổng lồ (GCA: Giant Cell Arteritis) đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho giun lươn phát triển, xâm nhập vào phổi và một số cơ quan khác của cơ thể làm cho người bệnh bị tử vong. Bệnh giun lươn có thể kéo dài nhiều năm, bệnh nhân có khả năng bị nhiễm lúc còn ở Việt Nam nhưng tử vong sau khi đến định cư tại Mỹ do bệnh có cơ hội và điều kiện phát triển một thời gian sau đó vì đã vô tình dùng loại thuốc corticoides để điều trị một bệnh khác. Loại thuốc này có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, góp phần làm cho bệnh giun lươn bùng phát gây nên hội chứnghyperinfection; giun lươn có khả năng xâm nhập, tấn công vào phổi và các cơ quan phủ tạng khá. Trên thực tế có nhiều trường hợp bệnh giun lươn có khả năng kéo dài tới 30 đến 40 năm mặc dù bệnh nhân không tiếp xúc với ổ bệnh, không bị tái nhiễm từ ngoài vào và tuổi thọ của giun trưởng thành không thể kéo dài thời gian đến mức như vậy. Để giải thích lý do này, các nhà khoa học cho rằng đó là do nguyên nhân của hiện tượng tự nhiễm của giun lươn. Có giả thuyết là giun lươn có thể tồn tại mãi mãi trong cơ thể vật chủ do đã sinh ra được những thế hệ ấu trùng mới từ những con giun cái sinh sản đơn giới nằm dính vào niêm mạc ở phần trên của ruột non (Tổ chức Y tế Thế giới, 1982). Theo y văn, albendazol dùng điều trị giun lươnchỉ là thuốc lựa chọn thứ yếu hoặc chỉ định điều trị phối hợp với trong những ngày nghỉ thuốc ivermectin. Liệu trình điều trị 3 ngày nếu trẻ dưới 10kg cân nặng 200mg/lần/ngày và người trên 10kg là 400mg/lần/ngày. Uống thuốc lúc đói và lặp lại sau 1 tuần tránh các tái nhiễm. Thuốc albendazol hấp thu kém trong ruột nên phải nhai kỹ và uống nước nhiều nên dùng cùng một chế độ ăn giàu chất béo. Thuốc chuyển hóa qua gan là chủ yếu (hơn 90%), thải trừ qua đường niệu rất ít. Việc nghỉ thuốc 1 tuần có tác dụng giúp gan hồi phục. Thận trọng những trường hợp kéo dài thuốc điều trị dài hơn 2 tuần sẽ không nghỉ có thể dẫn đến các tác dụng phụ có hại như rụng tóc, suy gan, hoặc ký sinh trùng kháng thuốc. Ivermectin liều 0,2 mg/kg/ngày trong hai ngày có hiệu quả cao đối với lươn trong cả nhiễm trùng nhẹ và Y H ỌC THỰC HÀNH (879) - S Ố 9/2013 77 nặng. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng được ghi nhận trong bệnh nhân trong cả hai nhóm điều trị. Hiệu quả của điều trị liều duy nhất với Ivermectin làm cho nó là thuốc lựa chọn điều trị giun lươn trong trường hợp không biến chứng và phức tạp, đặc biệt là cho các hồ sơ cá nhân nhẹ tác dụng phụ. Theo Marti và cộng sự (1996), hiệu quả của thuốc ivermectin và albendazole chống lại S. stercoralis đã được báo cáo là 82,9% và 45%, tương ứng. Một nghiên cứu khác của Ponganant Nontasut và cộng sự (2005) cho thấy hiệu quả của ivermectin chống lại S. stercoralis là 98,7% và albendazole là 78,8%. Theo Adenusi và cộng sự (2003), tỷ lệ chữa khỏi những ca giun lươn chưa có biến chứng bằng ivermectin là 84,07% và bằng thiabendazole là 78,64, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Nhưng tỷ lệ giảm ấu trùng sau điều trị giữa nhóm điều trị bằng ivermectin là 81% và thiabendazole là 75%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các phản ứng bất lợi trên lâm sàng là nhẹ và thoáng qua trong đối tượng được điều trị bằng thuốc ivermectin, trong khi có những dấu hiệu lâm sàng thay đổi từ nhẹ đến nặng trong những người điều trị với thiabendazole. Tuy nhiên, có thể tác giả đã nhầm lẫn giữa tác dụng này với hội chứng có lợi trên lâm sàng khi điều trị nhóm ký sinh trùng, vi rút, vi khuẩn hay các nguồn sinh bệnh khác đang bị tiêu diệt hiệu quả. Đó là triệu chứng quá mẫn hay hội chứng Herxheimer. Là phản ứng của hệ thống miễn dịch với các nội độc tố phóng thích khi một lượng lớn sinh vật gây bệnh đang bị giết, và cơ thể trong thời gian ngắn không thể loại hết độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy nó làm trầm trọng thêm các triệu chứng và sinh them những triệu chứng mới. Thường khi dừng thuốc thì các triệu chứng sẽ giảm. Chỉ một số triệu chứng như tiêu chảy, ngứa lan tỏa và buồn ngủ đã được ghi lại thường xuyên hơn sau khi ivermectin và thiabendazole. Chỉ số alkaline phosphatase mức tăng ở bệnh nhân trong cả hai. Với hai bệnh nhân chúng tôi trình bày trên đều nhập viện trong thể trạng suy kiệt nặng. Bệnh nhân trước khi đến viện đều đã qua các cơ sở điều trị khác và hoặc điều trị bằng liệu trình albendazole liều cao nhưng không cải thiện được tình trạng và xuất hiện tái nhiễm ấu trùng nặng. Khi được điều trị với thiabendazole 500mg mỗi ngày 4 viên chia 2 lần trong 2 ngày, uống ngay sau ăn no. Bệnh nhân có cải thiện rõ rệt về lâm sàng. Hiệu quả điều trị cũng thấy rõ với thời gian điều trị được rút ngắn. Các triệu chứng quá mẫn cũng đã được xem xét chặt chẽ trong thời gian dung thuốc. Việc sử dụng loại thuốc này chống lại S. stercoralis là hiệu quả và an toan. Một may mắn là thuốc đã có bán trên thị trường Việt Nam. Và đây là cơ hội cho các bệnh nhân S. stercoralis được điều trị đúng. Đây những ca bệnh đầu tiên chúng tôi ghi nhận đã được điều trị khỏi bằng thiabendazol. Cả hai trường hợp có hội chứng tăng nhiễm ấu trùng giun lươn với biểu hiện hội chứng dạ dày trên người đã được chuẩn đoán và điều trị khỏi bằng thiabendazole liều 20mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 2 ngày. Thiabendazole là thuốc được lựa chọn để điều trị giun lươn, với một tỷ lệ chữa khỏi lên đến 80% (Roxby et al., 2009). Albendazole có hiệu quả điều trị trong hội chứng hyperinfection và còn là một chỉ định điều trị thay thế hữu hiệu đối với Ivermectin. Mebendazole có thể được sử dụng để điều trị giun lươn nhưng không nên vì một sự kết hợp với rối loạn chức năng gan (Rajapurkar et al., 2007). Gần đây, đã có một sự thay đổi trong điều trị giun lươn, như có nhiều hơn nữa sự lựa chọn trong điều trị của Ivermectin, đó là hiệu quả trong việc tiêu diệt giun trong ruột. Ở những bệnh nhân bị hội chứng hyperinfection, Ivermectin được coi là phác đồ bậc nhất, và trong các đợt điều trị kéo dài thuộc được xem xét chỉ định (Roxby et al., 2009). Tuy nhiên, tại Việt Nam các loại thuốc này còn hạn chế chỉ định có thể do e ngại trong sử dụng điều trị với các triệu chứng không mong muốn xảy ra phải phân biệt với tác dụng có hại của thuốc. Cần có những nghiên cứu hiệu quả điều trị ca bệnh tiếp với cả ivermectin và thiabendazole sâu hơn nữa để có được những bằng chứng rõ ràng giúp giảm được ngành nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đức Vinh (2004), Điều tra nhiễm Strongyloides sp. bằng các phương pháp xét nghiệm phân trực tiếp tại xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ y học – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Trần Phủ Mạnh Siêu, Trần Thị Kim Dung, Nguyễn Hữu Hoàn (2001), “Giun lươn (Strongyloides stercoralis), tác nhân gây bệnh nội khoa đáng quan tâm”. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh- Số đặc biệt hội nghị khoa học kỹ thuật Trường Đại học Y Dược Tp HCM lần thứ 19, tập 5 (4), tr. 199-204. 3. Trần Phủ Mạnh Siêu, Bùi Trọng Hợp, Nguyễn Thị Minh Tuyết, Ngô Hùng Trí, Trần Thị Kim Dung, Trần Phủ Mạnh Siêu (2006) “Vai trò giun lươn trong bệnh lý dạ dày tá tràng qua khảo sát các bệnh nhân tại Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Nhiệt đới Tp. Hồ chí Minh năm 2004- 2006. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 10(4), tr. 229-234. 4. Trần Thị Kim Dung, Trần Phủ Mạnh Siêu, Bùi Trọng Hợp, Nguyễn Thị Minh Tuyết, Ngô Hùng Trí (2009), “Tìm hiểu các đặc điểm của bệnh nhiễm giun lươn trên các bệnh nhân nhập viện có triệu chứng lâm sàng ở dạ dày tá tràng”, Chuyên đề nội khoa, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 13(1), tr. 1-8. 5. Adenusi AA, AO Oke and AO Adenus (2003), “Comparison of ivermectin and thiabendazole in the treatment of uncomplicated human Strongyloides stercoralis infection”, African Journal of Biotechnology Vol. 2 (11), pp. 465-469. 6. Barr, J.R. (1978). Strongyloides stercoralis. Canadian Medical Association Journal, 118(8), 933-935, ISSN 1488-2329 7. Conway, D.J. et al. (1995) “Towards Effective Control of Strongyloides stercoralis” Parasitology Today, 11, pp. 420-423. 8. Mahmoud Adel A. F. (1996), Strongyloidiasis, Clinical Infectious Diseases 23:949-53 9. Marti H, Haji HJ, Savioli L, et al. (1996), “A comparative trial of single-dose ivermectin versus three days of albendazole for the treatment of Strongyloides Y H C THC HNH (879) - S 9/2013 78 stercoralis and other soil-transmitted helminth infections in children, Am J Trop Med Hyg 1996; 55: 477-481. 10. Olayinka Adedayo, MBBS, Gerald Grell, MD, And Peter Bellot, MD (2002), Hyperinfective Strongyloidiasis in the Medical Ward: Review of 27 Cases in 5 Years, South Med J. 95(7). NGHIÊN CứU NHU CầU LIÊN KếT TRONG CUNG CấP DịCH Vụ Y Tế TạI ĐạI HọC QUốC GIA Hà Nội Trịnh Hoàng Hà - Khoa Y Dợc, Đại học Quốc gia Hà Nội TóM TắT Nghiên cứu đợc tiến hành theo diện cắt ngang tại các đơn vị đào tạo và nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe đơn vị trong hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội với 118 đối tợng nghiên cứu, bao gồm 45 cán bộ quản lý, 73 giảng viên và nghiên cứu viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên có nguyện vọng đợc tham gia cung cấp dịch vụ y tế cao, chiếm 82,20%. Trong đó có 50,85% sẵn sàng đầu t để đáp ứng trong khả năng chuyên môn đợc đào tạo. Giai đoạn đầu, phần lớn đối tợng nghiên cứu, 69,49% mong muốn tham gia về nhân lực kỹ thuật và 30,51% đồng ý tham gia đáp ứng đồng bộ, bao gồm cả cơ sở vật chất, trang thiết bị trong cung cấp dịch vụ y tế. Có 66,95% đối tợng đợc hỏi mong muốn triển khai đáp ứng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh ngay tại đơn vị đào tạo và nghiên cứu. summary The study was carried out in cross-section at health sciences training and research organizations of Vietnam National University, Hanoi (VNU), with 118 subjects, including 45 managers, 73 lecturers and researchers. The results showed that 82.20% of the studied subjects would like to participate in providing high quality health services. 50.85% of those were willing to take additional training (if needed) to meet the required qualifications. In the first phase, 69.49% of the subjects wanted to participate in technical manpower; 30.51% agreed to participate in the overall procedure, including providing facilities and equipment for medical services. There were 66.95% of the subjects wanted to implement health care services at the training and research organizations. Keywords: sciences training. ĐặT VấN Đề Trớc năm 1980, hệ thống y tế thế giới đợc chia làm hai: một là hệ thống phúc lợi, bao gồm phúc lợi xã hội chủ nghĩa nh Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba.v.v., phúc lợi t bản chủ nghĩa nh Thụy Điển, Anh và các nớc Bắc Âu dựa trên cơ sở cung ứng, tài chính công, đặc điểm của hệ thống này là công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, ngời ốm dù nghèo hay giàu đều khám chữa bệnh không mất tiền, nhng mặt trái của hệ thống y tế phúc lợi là phát triển chậm chạp, hiệu suất thấp, hiệu quả thấp. Hai là hệ thống tự do mà điển hình là hệ thống y tế của Mỹ dựa trên cung ứng t, tài chính t, đặc điểm của hệ thống y tế tự do là hiệu suất, giá thành, hiệu quả, song mặt trái của nó là thiếu công bằng, ngời cần chăm sóc nhng không có tiền thì không đợc chăm sóc [10]. Vào đầu những năm 1980, tình hình phát triển kinh tế thế giới chậm lại. Cả hai hệ thống y tế trên đều bộ lộ rõ những nhợc điểm vốn có và rơi vào tình trạng khủng hoảng. Hai trào lu t duy đợc phát triển. Trào lu thứ nhất giải quyết tính hiệu quả trong chăm sóc y tế, thể hiện chủ trơng thu phí tại các bệnh viện công và phát triển hệ thống y tế t nhân, bảo hiểm y tế cũng đợc quan tâm hoàn thiện. Trào lu thứ nhất áp dụng các biện pháp giải quyết tính công bằng trong chăm sóc y tế, đặc biệt chú trọng mở rộng việc chăm sóc sức khỏe ngoài bệnh viện. Nhng cả hai trào lu điều có đặc điểm chung là mở rộng hợp tác, liên kết để cung cấp dịch vụ sao cho hiệu quả hơn và phù hợp với nhu cầu xã hội [2,10]. Theo hai trào lu nói trên, các nớc đang phát triển đứng giữa ngã ba đờng của sự lựa chọn, nên phát triển theo hớng nào? Nhiều quốc gia phát triển lựa chọn hệ thống nhà nớc và t nhân hỗn hợp trong đó có các nớc t bản nh Anh, Thụy Điển, các nớc Bắc Âu.v.v. Việt Nam lựa chọn hớng cung ứng hỗn hợp nhng lấy nhà nớc, cung ứng, tài chính công chi phối nhằm giải quyết hài hoà cả hai mặt công bằng và hiệu quả để phát triển, hội nhập [5,6,7]. Sau hơn hai mơi năm đổi mới, ngành y tế nớc ta đã có những thành công đáng kể, đặc biệt là công tác khám chữa bệnh. Nhờ chính sách xã hội hóa, chúng ta đã tập trung đợc nguồn lực xã hội phục vụ đầu t trang thiết bị, công nghệ và chất lợng phục vụ của đội ngũ nhân viên y tế, cải thiện đợc chất lợng công tác khám chữa bệnh [2]. Bộ Y tế nớc ta cũng chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cờng liên kết, hợp tác trên cơ sở tận dụng thế mạnh để cùng nhau phát triển nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lợng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, liên kết vẫn là điểm yếu nhất của hệ thống y tế nớc ta hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do: 1) chúng ta đã phát triển theo hớng chuyên ngành quá lâu, 2) việc đầu t manh mún dẫn đến không đồng bộ nên khó kết nối và 3) mặt trái của cơ chế thị trờng là cần đảm bảo tăng nguồn thu cho mỗi đơn vị. Ngày 01/08/2008, Bộ Y tế đã ban hành Thông t số 09/2008/TT-BYT về việc hớng hớng dẫn kết hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các bệnh viện thực hành trong công tác đào tạo, NCKH và chăm sóc sức khỏe. Việc kết hợp viện-trờng đã mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân [1]. . 75 BÁO CÁO CA BỆNH TĂNG NHIỄM GIUN LƯƠN ĐIỀU TRỊ KHỎI BẰNG THIABENDAZOLE ĐƯỜNG UỐNG NGUYỄN THU HƯƠNG, NGUYỄN THỊ NHẬT LỆ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương TÓM TẮT Bệnh giun lươn. nhân gây bệnh này trong bệnh lý đường tiêu hóa hiện nay. Trong điều trị bệnh giun lươn, thiabendazole dùng đường uống là điều trị chuẩn, và ivermectin là một sự thay thế hiệu quả diệt giun. Tuy. các bệnh nhân S. stercoralis được điều trị đúng. Đây những ca bệnh đầu tiên chúng tôi ghi nhận đã được điều trị khỏi bằng thiabendazol. Cả hai trường hợp có hội chứng tăng nhiễm ấu trùng giun

Ngày đăng: 20/08/2015, 07:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN