Qua quá trình nghiên cứu và phân tích tình hình hoạt động sản xuất tại nhà máy của Công Ty Cổ Phần Giày Dép Cao Su Màu, tôi nhận thấy có một số hạn chế trong công tác quản trị sản xuất dẫn đến hiệu quả của hoạt động sản xuất chưa tối ưu: Việc sắp xếp sản xuất các đơn hàng chỉ dựa vào 2 phương pháp là đơn hàng nào đến trước làm trước (FCFS) và thời hạn giao hàng sớm nhất (EDD), ngoài ra việc sắp xếp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực sản xuất của từng phân xưởng, đặc điểm của sản phẩm, nguyên vật liệu… Nếu một trong các yếu tố này gặp khó khăn thì cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều độ sản xuất, làm trì trệ kế hoạch sản xuất đề ra. Chưa có phương pháp để kiểm tra tiến độ thực hiện các đơn hàng. Mặc dù năng suất lao động năm 2007 tăng lên đáng kể (29,03%) so với năm 2006 nhưng ta thấy rằng năng lực sản xuất của công ty vẫn còn rất lớn qua các yếu tố:+ Một số lượng lớn các máy móc như chuyền gò, lắp ráp, máy may (khoảng 30%) không được đưa vào sản xuất do thiếu lao động.+ Kỹ luật, tác phong làm việc của công nhân chưa cao làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc chung của cả công ty.+ Công tác bố trí lao động chưa hợp lý, công nhân thường xuyên chuyển đến làm việc ở các bước khác nhau nên phải hướng dẫn lại, chưa thành thạo dẫn đến năng suất thấp, chất lượng không cao. Nguyên nhân chính của việc này là do số lượng công nhân ít, hay vắng mặt.+ Không gian nhà xưởng nóng, nhất là vào buổi trưa làm ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý của công nhân.+ Trình độ quản lý, tổ chức sản xuẩt chưa cao thể hiện qua sự không nhất quán giữa các phân xưởng, chuyền sản xuất làm một số công đoạn bị ùn tắc, chậm trễ.+ Số lượng công nhân và số ngày làm việc của năm 2007 giảm so với kế hoạch đặt ra cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị sản xuất cả năm của công ty. Công tác quản lý chất lượng của công ty lỏng lẽo, hiệu quả chưa cao do:+ Hàng gia công ngoài nhiều dẫn đến chất lượng không đồng đều.+ Công tác kiểm tra chất lượng chủ yếu là phương pháp định tính, chưa áp dụng các phương pháp thống kê để kiểm soát chặt chẽ, phát hiện và khắc phục kịp thời những lỗi thường xảy ra.+ Đội ngũ kiểm soát chất lượng rất mỏng, khoảng 20 người.
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY DÉP CAO SU MÀU(CASUM) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC Trang v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CR Tỉ số tới hạn (Critical Ratio) EDD Thời hạn giao hàng sớm nhất (Earliest Due Date) EU Các nước châu Âu (Europe) FCFS Đến trước làm trước (First Come, First Served) GTSX Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng nhân dân HĐQT Hội đồng quản trị KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm KH – VT Kế Hoạch - Vật Tư LPT Thời gian gia công dài nhất (Longest Processing Time) NSLĐ Năng suất lao động QC Kiểm soát chất lượng (Quality Control) SPC Kiểm soát quá trình bằng thống kê (Statistical Process Control) SPT Thời gian gia công ngắn nhất (Shortest Processing Time) SX Sản xuất TTTH Tính toán tổng hợp UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Năm 2006-2007 12 Bảng 4.1: Danh Sách Các Đơn Hàng Vào Ngày 27 Và 28 Tháng 2 Năm 2008 28 Bảng 4.2: Thời Gian Gia Công Và Thời Hạn Giao Hàng Của Các Đơn Hàng Ngày 28/02 28 Bảng 4.3: Sắp Xếp Các Đơn Hàng Ngày 28/02 Theo Nguyên Tắc Đến Trước Làm Trước 29 Bảng 4.4: Sắp Xếp Các Đơn Hàng Ngày 28/02 Theo Nguyên Tắc Thời Hạn Sớm Nhất 29 Bảng 4.5: Sắp Xếp Các Đơn Hàng Ngày 28/02 Theo Nguyên Tắc Thời Gian Gia Công Ngắn Nhất 30 Bảng 4.6: Sắp Xếp Các Đơn Hàng Ngày 28/02 Theo Nguyên Tắc Thời Gian Gia Công Dài Nhất 30 Bảng 4.7: Bảng Tổng Kết Các Nguyên Tắc Sắp Xếp Các Đơn Hàng Ngày 28/02 31 Bảng 4.8: Sắp Xếp Các Đơn Hàng Theo Nguyên Tắc Johnson 33 Bảng 4.9: Sắp Xếp Lịch Trình Cho N Công Việc Trên M Máy 35 Bảng 4.10: Ứng Dụng Tỉ Số Tới Hạn (CR) 37 Bảng 4.11: Thứ Tự Ưu Tiên Trong Điều Độ Ứng Dụng CR 37 Bảng 4.12: Các Chỉ Tiêu Liên Quan Đến Việc Tính Năng Suất Lao Động 38 Bảng 4.13: Các Chỉ Tiêu Năng Suất Lao Động 40 Bảng 4.14: Biểu Năng Suất Lao Động Của Công Nhân Sản Xuất Năm 2007 41 Bảng 4.15: Thống Kê Số Lỗi Của Bán Thành Phẩm Đế Của Đơn Hàng Bioline/Gobio 47 Bảng 4.16: Thống Kê Số Lỗi Của Bán Thành Phẩm Quai Của Đơn Hàng Bioline 48 Bảng 4.17: Sai Sót Của 25 Chiếc Mũ Giày Artengo 50 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức 7 Hình 2.2: Quy Trình Sản Xuất 9 Hình 3.1: Sơ Đồ Chức Năng Của Quá Trình Điều Độ Tác Nghiệp 15 Hình 3.2: Các Bước Xây Dựng Biểu Đồ Kiểm Soát 23 Hình 3.3: Các Vùng Trong Biểu Đồ Kiểm Soát 23 Hình 4.1: Việc Ký Kết Hợp Đồng Một Đơn Hàng 26 Hình 4.2: Biểu Đồ Tổng Thời Gian Thực Hiện Các Đơn Hàng Theo Nguyên Tắc Johnson 34 Hình 4.3: Sơ Đồ Tính Toán Lịch Trình Cho N Công Việc Trên M Máy 35 Hình 4.4: Quy Trình Đáp Ứng Mẫu Cho Khách Hàng 44 Hình 4.5: Quá Trình Kiểm Tra Ở Từng Quá Trình 46 Hình 4.6: Biểu Đồ Pareto Bán Thành Phẩm Đế 48 Hình 4.7: Biểu Đồ Pareto Bán Thành Phẩm Quai 49 Hình 4.8 : Biểu Đồ c Kiểm Soát Số Lỗi Trong Sản Xuất Mũ Giày Artengo 50 viii CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đã hơn một năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO thì các doanh nghiệp nước ta đã có được nhiều cơ hội để phát triển quy mô sản xuất và mở rộng thị trường. Bên cạnh những cơ hội đó các doanh nghiệp nước ta cũng phải đương đầu với những thách thức không nhỏ. Chúng ta có thể thấy được những hạn chế của các doanh nghiệp nước ta như: quy mô nhỏ, thiếu vốn, công nghệ sản xuất kinh doanh nhìn chung lạc hậu, trình độ quản lý chưa cao…những hạn chế này là có nguyên nhân khách quan của một nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp, đang trong quá trình chuyển đổi. Để khắc phục những hạn chế đó và tận dụng tối đa những cơ hội có được các doanh nghiệp phải xác định được chiến lược kinh doanh đúng đắn và nâng cao trình độ quản lý. Trên cơ sở những chiến lược này doanh nghiệp sẽ đổi mới công nghệ sản xuất, hoàn thiện phương thức kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý và công tác quản trị sản xuất, thông qua đó mà thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, tăng năng lực cạnh tranh của mình. Một ví dụ điển hình là ngành Da – Giày nước ta, đây là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu ngành Da – Giày năm 2006 đạt 3,56 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2005 và vượt trên 6% kế hoạch đề ra; Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 9 tháng đầu năm 2007 đạt 3,427 tỷ USD; Ngành da giày là một trong những ngành hàng được ưu tiên xuất khẩu trong giai đoạn 2005 – 2010, trong quy hoạch phát triển ngành da giày tới năm 2010 ngành đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đạt 6,2 tỷ USD năm 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20 – 22%.(Hiệp Hội Da – Giày Việt Nam). Tuy nhiên, theo Hiệp Hội Da Giày Việt Nam thì các doanh nghiệp nội địa có 3 bất lợi lớn: thứ nhất là không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc và khách hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, thứ hai là công nghệ yếu nên không có sức cạnh tranh và phải làm gia công cho các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là chính và cuối cùng là công tác xúc tiến thương mại kém. Trước những hạn chế đó, bên cạnh việc đầu tư hơn nữa phát triển công nghệ để có thể tự sản xuất nguyên vật liệu, tránh phụ thuộc vào bên ngoài thì một điều quan trọng hơn nữa là các doanh nghiệp nước ta cần phải nâng cao trình độ quản lý, điều hành doanh nghiệp, quản lý sản xuất nhằm tối đa hóa việc sử dụng nguồn nguyên liệu, công suất máy móc, động viên người lao động và không ngừng cải thiện năng suất của nhà máy. Quản trị sản xuất là các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa thành các sản phẩm vật chất ở đầu ra với hiệu quả cao nhất. Quản trị sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng trong một doanh nghiệp, là cơ sở, là nền tảng để doanh nghiệp tồn tại và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Nếu quản trị sản xuất tốt, có khoa học sẽ góp phần mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, và ngược lại nó có thể làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ, thậm chí là phá sản. Công ty Cổ Phần Giày Dép Cao Su Màu cũng không phải là ngoại lệ. Được thành lập từ năm 1990, đến nay Công ty Cổ Phần Giày Dép Cao Su Màu là một trong những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ngày càng củng cố niềm tin với khách hàng thông qua chữ “tín” ngày giao hàng và chất lượng của một nhà cung cấp. Điển hình là hiện nay dù đang trong giai đoạn chống phá giá giày của EU nhưng công ty vẫn có đơn hàng đều đặn từ các khách hàng EU (Hà Lan, Anh, Pháp, Nga), Mỹ và Mexico. Vì vậy trong điều kiện hiện nay công ty cần phải nổ lực thật nhiều để không ngừng mở rộng quy mô và phát triển sản xuất hơn nữa. Xuất phát từ yêu cầu thực tế và tầm quan trọng của công tác quản trị sản xuất, được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm, Ban Giám Đốc công ty, tôi quyết định chọn để tài “Đánh Giá Một Số Công Tác Quản Trị Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Giày Dép Cao Su Màu” nhằm có cái nhìn tổng quát về tình hình quản trị sản xuất và tác nghiệp và từ đó kiến nghị một số ý kiến nhằm 2 hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị sản xuẩt cho sự phát triển của công ty trong tương lai. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giúp Công ty có cái nhìn tổng thể về một số công tác quản trị sản xuất và tác nghiệp của Công ty, với những điểm mạnh, điểm yếu trong thời gian vừa qua. Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho Công ty. - Phân tích công tác hoạch định lịch trình sản xuất. - Phân tích tình hình năng suất lao động. - Đánh giá chất lượng sản phẩm và áp dụng một số kỹ thuật cải tiến chất lượng. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Giày Dép Cao Su Màu (Casum) – Tỉnh lộ 16 – Xã Hóa An – TP. Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai. Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ 25/03/2008 đến 25/06/2008. 1.4. Cấu trúc của khóa luận Chương 1: Mở đầu Nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và cấu trúc của đề tài. Chương 2: Tổng quan Giới thiệu về tài liệu nghiên cứu và sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, tình hình sản xuất, tồn kho và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận về quản trị sản xuất, hoạch định lịch trình sản xuất, các chỉ tiêu năng suất lao động và vận dụng những kiến thức liên quan vào đề tài nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phân tích các hoạt động hoạch định lịch trình sản xuất, năng suất, kiểm tra chất lượng mà công ty đã thực hiện và đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện các công tác quản trị sản xuất tại công ty. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Nêu lên kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị với công ty. 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Sơ lược về công ty Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY DÉP CAO SU MÀU Tên viết tắt tiếng Việt: CASUM Tên giao dịch quốc tế: CASUM SHOES JOINT STOCKS COMPANY Tên viết tắt tiếng Anh: CASUM Địa điểm : Tỉnh lộ 16, Xã Hóa An, Thành Phố Biên Hòa, Đồng Nai. Số điện thoại : 061 3850708 Fax : 061 3859594 Email : casum@hcm.vnn.vn Website : www.casum.com.vn Số tài khoản : 121370006955 Ngân Hàng Ngoại Thương Đồng Nai. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 101502 ngày 01/09/1992. Quy mô hoạt động: Tổng số vốn: 13.300.000.000 VND Vốn cố định: 9.400.000.000 VND Năng lực sản xuất: 2.000.000 đôi giày (dép)/năm Thị trường tiêu thụ: chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó thị phần trọng điểm là EU. 2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty CP Giày Dép Cao Su Màu Trước năm 1989 mặt bằng của công ty hiện nay là phân xưởng 2 thuộc nhà máy chế biến cao su Biên Hòa, nhà máy này có 2 phân xưởng: + Phân xưởng 1: sản xuất dép cao su, năm tại Khu Công Nghiệp Biên Hòa. + Phân xưởng 2: sản xuất vỏ xe đạp, xe máy nằm tại Xã Hóa An, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Vào thời điểm này việc sản xuất kinh doanh tại phân xưởng 2 gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là Liên Xô bị tan rã. Vào những năm 1987, 1988, 1989 cơ chế thị trường có nhiều biến động mạnh, việc tiêu thụ sản phẩm thời bao cấp không còn nữa, sản phẩm của phân xưởng còn lại rất đơn điệu dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, thậm chí không tiêu thụ được sản phẩm, kết quả là nhân viên không có việc làm, công nhân làm việc một tháng phải nghỉ hai, ba tháng. Ngược lại, phân xưởng 1 gặp nhiều thuận lợi hơn, công việc sản xuất phát triển mạnh, sản phẩm có nhiều mặt hàng đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Từ vấn đề trên, Ban lãnh đạo nhà máy Cao Su Biên Hòa đã đi đến quyết định tách phân xưởng 1 ra khỏi nhà máy và thành lập công ty mới có tên là Công Ty Cao Su Màu và hoạt động dưới một phân xưởng. Sau đó Ủy Ban Tỉnh ra quyết định giao phân xưởng 2 của nhà máy Cao Su Biên Hòa cho Công Ty Cao Su Màu quản lý. Do hai phân xưởng đặt tại 2 địa điểm cách nhau khá xa (10Km), bộ phận quản lý đặt tại phân xưởng 2 gặp nhiều khó khăn và công ty đã ra quyết định dời phân xưởng 1 của Công Ty Cao Su Màu đặt tại Khu Công Nghiệp Biên Hòa sau nhập chung với phân xưởng 2 tại Xã Hóa An, Thành Phố Biên Hòa. Sau một thời gian chính thức hoạt động Công Ty Cao Su Màu đã đạt được những thành quả nhất định, công ty được công nhận là đơn vị kinh tế quốc doanh có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản và con dấu riêng. Căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế của Công Ty Cao Su Màu, đầu năm 2008 Công ty chọn hình thức cổ phần hóa “Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ” theo điểm1, điều 4 của Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ. 2.3. Các loại sản phẩm, thị trường trong và ngoài nước và các đối thủ cạnh tranh 2.3.1. Các loại sản phẩm Công ty chuyên kinh doanh và sản xuất các mặt hàng: giày dép (người lớn và trẻ em), giày nữ thời trang, giày da, giày thể thao xuất khẩu và dép đi trong nhà. 5 [...]... tại hiện trường: Khảo sát tình hình hoạt động sản xuất thực tế và công tác quản trị sản xuất tại công ty 3.2.3 Phương pháp phân tích a Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp thu thập thông tin, số liệu nhằm đánh giá tổng quát một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, phương pháp được sử dụng để trình bày về một số công tác quản trị sản xuất và tác nghiệp tại Công Ty Cổ. .. quy mô lớn, sản xuất ít loại sản phẩm Hạn chế: chưa tính hết những giá trị công việc có tính chất công nghiệp và giá trị các công việc đang thực hiện dở dang • Năng su t lao động tính bằng giá trị (Wg) Wg = G: giá trị tổng sản lượng hay doanh thu CN: số lượng công nhân sản xuất Ý nghĩa: Phản ảnh giá trị công việc do một người lao động tạo ra một đơn vị thời gian Áp dụng: cho xí nghiệp sản xuất nhiều... + May đế (nếu mã giày yêu cầu) + Sửa giày bắt đôi + Vệ sinh, xỏ dây + Dán tem, đóng hộp, đóng thùng 2.6 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh toàn diện tình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp công ty đánh giá được kết quả và hiệu quả của công tác quản trị toàn diện Lợi... Thuận lợi Công ty luôn được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng các Sở, Ngành tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm Với thương hiệu Casum là nhà cung cấp giày dép cho các công ty mậu dịch giày dép cho các công ty mậu dịch giày dép trên thế giới và đội ngũ công nhân có tay nghề cao nếu cải tiến tốt bộ máy quản lý Casum sẽ... quả cao nhất b Vai trò Quản trị sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng trong một doanh nghiệp, là cơ sở, là nền tảng để doanh nghiệp tồn tại và cạnh tranh với doanh nghiệp khác Nếu quản trị sản xuất tốt, có khoa học sẽ góp phần mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và ngược lại nó có thể làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ, thậm chí là phá sản c Mục tiêu Quản trị sản xuất: rút ngắn thời gian sản xuất, ... Phần Giày Dép Cao Su Màu b Phương pháp so sánh: So sánh số liệu về các đơn hàng, số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất, năng su t lao động theo kế hoạch với thực tế qua các năm 3.2.4 Phương pháp thu thập số liệu: - Số liệu sơ cấp: tiến hành điều tra, bấm giờ, quan sát thực tế và ghi chép lại - Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu, tài liệu từ phòng sản xuất, phòng kế hoạch, phòng kế toán tại công ty. .. cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định b Các chỉ tiêu tính năng su t lao động • Năng su t lao động tính theo đơn vị hiện vật (Wh) Wh = Q: số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc CN: số công nhân sản xuất Ý nghĩa: Phản ảnh số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc do một người lao động hoàn thành trong một đơn vị thời gian... người quyết định mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh trước cơ quan chủ quản Phó Giám Đốc: là người trợ giúp giám đốc trong công việc quản lý điều hành của công ty, được giám đốc ủy quyền cho một số công tác nhất định và thay mặt điều hành khi Giám đốc vắng mặt Phòng Tổ Chức Hành Chính: + Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề bằng nhiều loại hình... thuật để sản xuất sản phẩm đó (đơn hàng) + Năng lực sản xuất của các phân xưởng: tình trạng máy móc, công cụ dụng cụ, số lượng công nhân hiện tại Những đơn hàng nào có nhiều yếu tố thuận lợi hơn sẽ được triển khai sản xuất trước để giảm thời gian chờ Sau đó sẽ quay lại sản xuất những đơn hàng đáng lẽ phải triển khai trước khi có đầy đủ các điều kiện sản xuất và thu hẹp hoặc tạm dừng sản xuất đơn hàng... năm hoạt động công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, số lượng sản xuất cũng như tiêu thụ ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn Sản phẩm của công ty gồm 2 chủng loại chính: giày và dép đi trong nhà với đầy đủ các kích cỡ, đa dạng về hình dáng mẫu mã sản phẩm để khách hàng tùy ý lựa chọn, ngoài ra khách hàng còn có thể đặt hàng theo mẫu riêng để công ty sản xuất Nhờ sự linh