1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI BẠCH MÃ

76 298 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Bạch Mã là doanh nghiệp được thành lập ngày 19102006 do sự góp vốn của các cổ đông, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực văn phòng phẩm và đồ lưu niệm. Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang bước vào quá trình hội nhập với thế giới, công ty đã có được nhiều thuận lợi cũng như gặp phải không ít khó khăn. Thuận lợi lớn nhất là công ty đã có được địa điểm kinh doanh tương đối tốt, các nhà sách và cửa hàng trực thuộc công ty đều nằm trong hệ thống các siêu thị rất có uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung dân cư đông nhất cả nước có nhu cầu mua sắm ngày càng cao. Đó cũng là cơ hội cho công ty để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với công ty hiện nay là sự biến động liên tục của lực lượng nhân sự do chính sách thu hút và duy trì lao động thực sự chưa hiệu quả, hệ thống trả công lao động không hấp dẫn được người lao động ở lại làm viêc, từ đó dẫn tới tình trạng nhiều cán bộ nhân viên có năng lực, có kinh nghiệm và tuy có yêu thích công việc nhưng đành phải ra đi. Do đó công ty cần quan tâm hơn nữa vấn đề Quản trị nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ- THƯƠNG MẠI BẠCH MÃ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt ix Danh mục các bảng x Danh mục các hình xi Danh mục phụ lục xii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu 4 1.4. Cấu trúc của khóa luận 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 5 2.1.1. Giới thiệu tổng quát về công ty 5 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 5 2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý 7 2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục tiêu của công ty 7 2.3.1. Chức năng 7 2.3.2. Nhiệm vụ 9 2.3.3. Quyền hạn 10 2.3.4. Mục tiêu 10 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 10 2.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay 12 2.5.1. Thuận lợi 12 2.5.2. Khó khăn 12 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của Quản trị ngồn nhân lực 13 3.1.1. Khái niệm 13 3.1.2. Vai trò 14 3.1.3. Ý nghĩa 14 3.2. Các chức năng cơ bản của Quản trị nguồn nhân lực 15 3.2.1. Thu hút nguồn nhân lực 15 3.2.2. Đào tạo và phát triển 19 3.2.3. Duy trì nguồn nhân lực 21 3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 27 3.4.1. Phương pháp so sánh 27 3.4.2. Phương pháp chọn mẫu 27 3.4.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 28 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá chung về tình hình lao động của công ty trong thời gian qua 29 4.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 31 4.2.1. Độ tuổi của những người được phỏng vấn 31 4.2.2. Trình độ học vấn của những người được phỏng vấn 31 4.3. Phân tích và đánh giá tình hình phân tích công việc, tuyển dụng, bố trí nhân lực tại công ty. 32 4.3.1. Tình hình phân tích công việc 32 4.3.2. Tình hình tuyển dụng 34 4.3.3. Bố trí nhân sự 40 4.4. Phân tích và đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 41 4.4.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 41 4.4.2. Đánh giá hiệu quả đào tạo 43 4.5. Phân tích và đánh giá công tác sử dụng và duy trì nguồn nhân lực 45 4.5.1. Đánh giá nhân viên 45 4.5.2. Tình hình trả công lao động 45 4.5.3. Về điều kiện làm việc 48 4.5.4. Về các chế độ thưởng, phụ cấp, phúc lợi 50 4.5.5. Quan hệ trong lao động 52 4.6. Đánh giá kết quả và hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Bạch Mã 53 4.6.1. Lợi ích kinh tế trong sử dụng nguồn nhân lực 53 4.6.2. Đánh giá chung về mức độ hài lòng thõa mãn của người lao động 55 4.7. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Dịch vụ- Thương mại Bạch Mã 58 4.7.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý nhân sự tại công ty 58 4.7.2. Hoàn thiện công tác tuyển dụng thu hút nhân lực 59 4.7.3. Hoàn thiện công tác duy trì và động viên nhân viên 60 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 63 5.2. Đề nghị 63 5.2.1. Đối với công ty 63 5.2.2. Đối với Nhà nước 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC: BẢNG THĂM DÒ MỨC ĐỘ THÕA MÃN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ TẠI CTY BẠCH MÃ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KD Kinh doanh NS- HC Nhân sự- Hành chính KT Kế toán TV Tài vụ BP Bộ phận IT Công nghệ thông tin Mar Marketing LTK Lý Thường Kiệt LBB Lũy Bán Bích TL Thắng Lợi ST Suối Tiên SG Sài Gòn ĐVT Đơn vị tính BQ Bình quân DT Doanh thu CPTL Chi phí tiền lương DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Kết Qủa và Hiệu Qủa Hoạt Động Kinh Doanh Qua 2 Quý 11 Bảng 3.1. Phương Pháp Chọn Mẫu Điều Tra 28 Bảng 4.1. Kết Cấu Lao Động Trong Công Ty Tính Đến Qúy I/2007 và Qúy I/2008 30 Bảng 4.2. Phân Tích Công Việc cho Chức Danh Nhân Viên Bán Hàng và Cán Bộ Quản Lý Nhà Sách. 33 Bảng 4.3. Nguồn Cung Ứng Lao Động của Công Ty 36 Bảng 4.4. Số Lượng Lao Động Tuyển Mới Trong Qúy I/2007 và Qúy I/2008 38 Bảng 4.5. Chi Phí Tuyển Dụng Bình Quân trên Người của Qúy I/2007 và Qúy I/2008 38 Bảng 4.6. Sự Biến Động của Tổng Qũy Lương và Tiền Lương Bình Quân 46 Bảng 4.7. Sự Biến Động của Các Chỉ Tiêu về Lợi Ích Kinh Tế Trong Sử Dụng Nguồn Nhân Lực 54 Bảng 4.8. Số Lượng Lao Động Nghỉ Việc Trong Qúy I/2007 và Qúy I/2008 55 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Nhân Sự của Công Ty 8 Hình 3.1. Sơ đồ Ích Lợi của Phân Tích Công Việc 17 Hình 3.2. Sơ đồ Qúa Trình Tuyển Dụng 18 Hình 3.3. Sơ đồ Cơ Cấu Hệ Thống Trả Công Trong Các Doanh Nghiệp 23 Hình 3.4. Mô Hình Quản Trị Nguổn Nhân Lực 26 Hình 4.1. Độ Tuổi của Những Người Được Phỏng Vấn 31 Hình 4.2. Trình Độ của Những Người Được Phỏng Vấn 32 Hình 4.3. Qúa Trình Tuyển Dụng Nhân Sự tại Công Ty Bạch Mã 35 Hình 4.4. Tỷ Lệ Đánh Gía Mức Độ Hấp Dẫn của Công Việc đối với Người Lao Động 40 Hình 4.5. Tỷ Lệ Đánh Gía về Khó Khăn của Công Việc so với Năng Lực của Người Lao Động 40 Hình 4.6. Tỷ Lệ Thích Chương Trình Đào Tạo 44 Hình 4.7. Đánh Gía của Người Lao Động về Sự Giúp Ích của Khóa Đào Tạo trong Qúa Trình Làm Việc 44 Hình 4.8. Tỷ Lệ Đánh Gía của Người Lao Động về Mức Lương Nhận Được 47 Hình 4.9. Đánh giá của Người Lao Động về Thời Hạn Thanh Toán Lương 47 Hình 4.10. Đánh Giá của Người Lao Động về Điều Kiện Làm Việc của Công Ty 48 Hình 4.11. Đánh Giá của Người Lao Động về Nội Qui, Qui Định của Công Ty 49 Hình 4.12. Đánh Giá của Người Lao Động về Thời Gian Làm Việc và Nghỉ Ngơi 49 Hình 4.13. Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên với Người Quản Lý Trực Tiếp và Các Đồng Nghiệp 53 Hình 4.14. Tỷ Lệ Đánh Gía về Mức Độ Thõa Mãn của Người Lao Động 56 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục: Bảng Thăm Dò Mức Độ Thõa Mãn Của Người Lao Động Về Chính Sách Nhân Sự Tại Công Ty Bạch Mã CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Sau hơn 20 năm đổi mới, đến nay nền kinh tế Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi và đạt được nhiều thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt ở mức cao và ổn định, xấp xỉ 8%/năm, đặc biệt là trong những năm gần đây, các chỉ tiêu về an sinh xã hội cũng ngày càng được cải thiện. Những thành quả này đã làm nức lòng người dân trong nước và khiến cho bạn bè quốc tế phải có cái nhìn khác đối với Việt Nam. Vị thế nước ta không ngừng được nâng lên trên trường quốc tế nhất là sau khi chúng ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO (tháng 11/2006) và trở thành ủy viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc nhiệm kì 2008-2009. Đây đúng là cơ hội to lớn để nước chúng ta hội nhập sâu rộng với thế giới, học hỏi kinh nghiệm phát triển đất nước của các cường quốc, thể hiện bản lĩnh Việt Nam. Cơ hội càng nhiều, thách thức càng to lớn. Nó hiện diện ở tất cả mọi lĩnh vực. Chúng ta biết rõ điều đó. Đối với lĩnh vực kinh tế, chúng ta chứng kiến ngày càng nhiều tập đoàn hùng mạnh, rất uy tín trên thế giới đang ồ ạt tràn vào Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Sự cạnh tranh này không chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các công ty nước ngoài mà còn giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau. Đây quả là cuộc cạnh tranh rất phức tạp, rất gay cấn, có thể nói là một mất một còn. Đứng trước tình thế như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam không còn cách nào khác là phải luôn tự đổi mới mình thì mới có thể đứng vững trong vòng xoáy hội nhập, trong đó đổi mới con người là yếu tố quan trọng hàng đầu. Điểm mạnh của nước ta là có được một lực lượng lao động đông đảo là những người trẻ, năng động, sáng tạo, có nhiệt huyết. Đây sẽ là lợi thế, là động lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong bước đường phát triển. Điểm mạnh đầu tiên là con người, điểm yếu đầu tiên cũng là con người. Con người Việt Nam trọng tình hơn lý, sợ rủi ro, sợ thất bại, nhiều người vẫn còn mang tâm lý ghét giàu, coi thường chữ lợi nên khó có thể vuơn lên làm giàu. Trong lực lượng lao động của nước ta còn thiếu nhiều lao động có tay nghề, còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu tác phong công nghiệp, thiếu nhiều cán bộ quản lý giỏi. Bên cạnh đó là sự lạc hậu về công nghệ, kỹ thuật, nguồn tài chính hạn hẹp. Đó là những bất lợi rất dễ thấy đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó bất lợi về nguồn nhân lực là điều đáng quan tâm, đáng lo ngại nhất. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế tri thức thì cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp với nhau thực chất là cạnh tranh về con người, đặc biệt là những con người giỏi bởi nhân tài là vốn quý của quốc gia, là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Do đó, đào tạo, thu hút và giữ chân người giỏi là chiến lược quyết định sự thành công, chiến thắng của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Những người được tuyển vào làm việc trong một doanh nghiệp hay bất kì một tổ chức nào sẽ tạo ra văn hóa kinh doanh, văn hóa tổ chức, cái có thể làm bật lên vị thế và sự khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Có thể nói chính những nét ứng xử chung của con người trong doanh nghiệp đã tạo ra văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tốt, phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng có thể thu hút và giữ chân được người lao động ở lại làm việc lâu dài. Nói như ngài Tổng Giám đốc của Tổ Hợp Giáo Dục PACE: cái quý giá nhất của một doanh nghiệp không phải ở chỗ doanh nghiệp đó có được những con người giỏi mà là có được một đội ngũ, một đội ngũ nhân viên gắn kết, biết chia sẽ, biết hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành công việc một cách có hiệu quả nhất, cùng nhau nỗ lực để thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp. Một yếu tố nữa cũng hết sức quan trọng có thể giúp thu hút và duy trì được sự ổn định về lực lượng nhân sự cho tổ chức là các chính sách đãi ngộ, lương bổng. Công ty Cổ phần Dịch vụ- Thương mại Bạch Mã là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh văn phòng phẩm. Là một doanh nghiệp còn non trẻ, được thành lập chưa đầy 2 năm, kinh nghiệm thương trường còn ít. Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của công ty là sự biến động liên tục của lực lượng nhân sự, nhất là lực lượng nhân viên bán hàng, sự dứt áo ra đi của nhiều nhân viên giỏi đã có kinh nghiệm, gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với [...]... mô hình Quản trị nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay được thể hiện qua hình vẽ dưới đây: Hình 3.4 Mô Hình Quản Trị Nguổn Nhân Lực Thu hút nhân lực Mục tiêu Quản trị nguồn nhân lực Đào tạophát triển nhân lực Duy trì nguồn nhân lực Nguồn: Trần Kim Dung, 2003, trang 19 3.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực Kết quả và hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực được đánh giá định... Phạm Thanh Bình, tôi đã thực hiện đề tài Đánh Gía Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ- Thương Mại Bạch Mã để làm khóa luận tốt nghiệp Đại học và nhằm giúp công ty có cái nhìn tổng quát về thực trạng Quản trị nguồn nhân lực, từ đó đề ra môt số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức, Quản trị nguồn nhân lực cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới Do thời gian hạn... tình hình phân tích công việc, thu hút, tuyển dụng, bố trí nhân sự tại công ty Bạch Mã - Phân tích hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Phân tích hoạt động sử dụng và duy trì nguồn nhân lực - Đánh giá về mức độ thõa mãn của người lao động - Phân tích kết quả và hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực - Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Quản trị nhân sự tại công ty 1.3 Phạm vi nghiên... những nhân viên giỏi Và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu nhất khiến cho nhiều người lao động phải ra đi trong thời gian qua CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của Quản trị ngồn nhân lực 3.1.1 Khái niệm a) Khái niệm về nhân lực Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này bao gồm cả thể lực và trí lực b) Khái niệm về nguồn nhân lực Nguồn nhân. .. bảng câu hỏi thăm dò về mức độ thõa mãn của các bộ nhân viên đối với chính sách nhân sự của công ty Từ những số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, sẽ tiến hành phân tích để hiểu rõ về công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế, giúp công ty có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình Quản trị nhân sự thực tế của mình để có những... về công ty Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ- THƯƠNG MẠI BẠCH MÃ Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: BACH MA SERVICE- TRADING CORPORATION Tên Công ty viết tắt: BMT CORP Địa chỉ trụ sở chính: Số 08, Tân Khai, Phường 4, Quận 11, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 9561044 Fax: (08) 9561038 Email: book1@bachma.com.vn Website: www.bachma.com.vn Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng Mã. .. chức, doanh nghiệp Thuật ngữ Quản trị nguồn nhân lực được dần dần thay thế cho Quản trị nhân sự, với quan điểm chủ đạo là: con người không còn đơn thuần chỉ là một yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh nữa mà là một nguồn tài sản quý báu của tổ chức, doanh nghiệp Khái niệm Quản trị nguồn nhân lực có nhiều ý kiến phát biểu khác nhau, như giáo sư người Mỹ Dinock: Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ những... hiện công việc của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra lại chất lượng của các hoạt động Quản trị nguồn nhân lực khác như tuyển chọn, định hướng và hướng dẫn công việc, đào tạo, trả công, v.v… Qúa trình đánh giá năng lực thực hiên công việc của nhân viên cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: - Tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, cụ thể, hợp lý và có thể đo lường được - Phương thức, quy trình đánh giá. .. đạo công ty đã quyết định loại bỏ cửa hàng kinh doanh mặt hàng này và tập trung chủ yếu vào các mặt hàng văn phòng phẩm và đồ lưu niệm Ngày 20/4/2008 Bạch Mã đã khai trương thêm một Nhà sách nữa tại Siêu thị Vitimart Suối Tiên, đánh dấu bước phát triển trong hoạt động kinh doanh của công ty và quyết tâm mở rộng thị trường của ban lãnh đạo Như vậy cho đến nay Công ty Cổ phần Dịch vụ- Thương mại Bạch Mã. .. tâm lý tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên thõa mãn với công việc và doanh nghiệp a) Đánh giá nhân viên Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như: - Cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác - Giúp nhân viên điều chỉnh,

Ngày đăng: 19/08/2015, 12:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w