1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬT MÔI TRƯỜNG

24 1,2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 380,5 KB

Nội dung

tài liệu hướng dẫn môn học LUẬT MÔI TRƯỜNG

Trang 1

Bộ môn Luật Đất đai & Môi trường Khoa Luật Thương mại - Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN MÔN HỌC

LUẬT MÔI TRƯỜNG

Trang 2

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG

1 Cơ sở hình thành và phát triển luật môi trường

1.1 Tầm quan trọng của môi trường và thực trạng môi trường hiện nay

 Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường

 Thực trạng môi trường hiện nay:

‘ Tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

‘ Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng

‘ Sự cố môi trường ngày càng gia tăng

1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường bằng pháp luật

Lưu ý: Ở đây cần phải chứng minh biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp BVMT khác.

2 Định nghĩa luật môi trường, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật môi trường

2.1 Định nghĩa luật MT

LMT là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.

Lưu ý: Chúng ta không nói luật MT là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam vì do tính thống nhất của

MT, nên khi nói tới luật môi trường là phải nói tới cả luật quốc gia và luật quốc tế về MT

2.2 Đối tượng điều chỉnh của luật MT

 Định nghĩa: Đối tượng điều chỉnh của luật MT chính là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạtđộng khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT

 Muốn xác định phạm vi điều chỉnh của luật MT cần phải lưu ý:

‘ Thứ nhất cần phải xác định yếu tố MT theo luật MT chỉ bao gồm những yếu tố tự nhiên và vật chấtnhân tạo (khoản 1, khoản 2, điều 3 Luật BVMT)

‘ Thứ hai: cần phải xác định thế nào là những quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong việc khai thác,quản lý và bảo vệ các yếu tố MT

 Phân nhóm: Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật MT, chúng ta có thể chia đối tượng điềuchỉnh của luật MT ra làm 3 nhóm sau:

‘ Nhóm quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế về MT.

‘ Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân.

‘ Nhóm quan hệ giữa tổ chức, cá nhân với nhau.

2.3 Phương pháp điều chỉnh của luật MT

Trên cơ sở đối tượng đều chỉnh như đã nói ở trên, luật MT sử dụng hai phương pháp điều chỉnh sau:

 Phương pháp Bình đẳng - Thỏa thuận (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ thứ nhất và nhóm quan hệ thứba)

 Phương pháp Quyền uy (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ thứ hai)

3 Nguyên tắc của LMT

3.1 Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành

Khái niệm về quyền được sống trong môi trường trong lành.

Quyền được sống trong MT trong lành là quyền được sống trong một MT không bị ô nhiễm (theo TCMTchứ không phải là môi trường trong sạch lý tưởng), đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên (nguyêntắc thứ nhất của Tuyên bố Stockholm về MT và con người và Tuyên bố Rio De Janeiro về MT và pháttriển)

Trang 3

‘ Xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế giới.

Hệ quả pháp lý.

‘ Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chấtlượng MT nhằm bảo đảm cho người dân được sống trong một MT trong lành Xét ở khía cạnh này thìđây không chỉ là một nguyên tắc mà còn là mục đích của LMT

‘ Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong MT trong lành của mình thông quanhững quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 50, Hiến pháp1992) như: Quyền khiếu nại, tố cáo,Quyền tự do cư trú, Quyền được bồi thường thiệt hại, Quyền tiếp cận thông tin…

3.2 Nguyên tắc phát triển bền vững

Khái niệm

Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững được định nghĩa là: Phát triển để đáp ứng các

nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì được mục tiêu và cơ sở vật chấtcủa quá trình phát triển Muốn vậy cần phải có sự tiếp cận mang tính tổng hợp và bảo đảm sự kết hợp hàihòa giữa các mục tiêu: Kinh tế - Xã hội - Môi trường

Cơ sở xác lập

Nguyên tắc này được xác lập trên những cơ sở sau:

‘ Tầm quan trong của môi trường và phát triển

‘ Mối quan hệ tương tác giữa MT và PT.

Yêu cầu của nguyên tắc

‘ Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (báo cáoBrundland, nguyên tắc 13 của tuyên bố Stockholm, nguyên tắc 5 của tuyên bố Rio De Janeiro)

‘ Hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất.

3.3 Nguyên tắc phòng ngừa

Cơ sở xác lập

‘ Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục.

‘ Có những tổn hại gây ra cho MT là không thể khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa.

 Mục đích của nguyên tắc: Ngăn ngừa những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT

Lưu ý: Những rủi ro mà nguyên tắc này ngăn ngừa là những rủi ro đã được chứng minh về khoa học và thực

tiễn Đây chính là cơ sở để phân biệt giữa nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng

Yêu cầu của nguyên tắc

‘ Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT

‘ Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro.

3.4 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

Cơ sở xác lập

‘ Coi MT là một loại hàng hóa đặc biệt.

‘ Ưu điểm của công cụ tài chính trong BVMT

Người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Người khaithác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Người có hành vi xả thải vào MT; Người có những hành vi khácgây tác động xấu tới MT theo quy định của pháp luật

Mục đích của nguyên tắc

‘ Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào MT theo hướng khuyến khích những hành vi tácđộng có lợi cho MT thông qua việc tác động vào chính lợi ích kinh tế của họ

‘ Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và BVMT.

‘ Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động BVMT.

Yêu cầu của nguyên tắc

‘ Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tích chất và mức độ gây tác động xấu tớiMT

‘ Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của các chủ thể cóliên quan

Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc

Trang 4

‘ Thuế tài nguyên (Pháp lệnh Thuế tài nguyên).

‘ Thuế MT (Điều 112 của LBVMT).

‘ Phí bảo vệ môi trường (Điều 113 của LBVMT) Ví dụ: Nộp phí BVMT đối với nước thải theo NĐ67/2003/NĐ-CP, Nộp phí BVMT đối với khai thác khoáng sản theo NĐ 137/2005/NĐ-CP…

‘ Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (dịch vụ thu gom rác, dịch vụ quản lý chất thải nguy hại…)

‘ Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng (tiền thuê kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp baogồm cả tiền thuê hệ thống xử lý chất thải tập trung…)

‘ Chi phí phục hồi MT trong khai thác tài nguyên (Điều 114 của LBVMT)

3.5 Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất

Sự thống nhất của MT

Được thể hiện ở 2 khía cạnh:

‘ Sự thống nhất về không gian: MT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính.

‘ Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành MT: Giữa các yếu tố cấu thành MT luôn có quan hệtương tác với nhau, yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác Ví dụ: sự thay đổi của rừngtrên các lưu vực sông dẫn đến sự thay đổi về số lượng và chất lượng của nước trong lưu vực

Yêu cầu

‘ Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính Điều này có nghĩa là trênphạm vi toàn cầu các quốc gia cần phải có sự hợp tác để bảo vệ môi trường chung Trong phạm vi quốcgia, việc khai thác, BVMT phải đặt dưới sự quản lý thống nhất của TW theo hướng hình thành cơ chếmang tính liên vùng, bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương

‘ Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn bản quy phạm pháp luật trongviệc quản lý, điều chỉnh các hoạt động khai thác và BVMT phù hợp với bản chất của đối tượng khaithác, bảo vệ Cụ thể:

‘ Các văn bản quy phạm pháp luật về MT như Luật Bảo vệ MT, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, LuậtTài nguyên nước… phải đặt trong một chỉnh thể thống nhất

‘ Trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các ngành, lĩnh vực phải đảm bảo phù hợp vớitính thống nhất của MT theo hướng quy định hoạt động quản lý về mối trường về một đầu mối dưới sựquản lý thống nhất của Chính phủ

 Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường

và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm

 Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện vớimôi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển

 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựukhoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường

 Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môitrường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

 Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môitrường theo hướng chính quy, hiện đại

5 Nguồn của luật môi trường

Nguồn của LMT gồm các văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật MT, cụ thể:

 Các điều ước quốc tế về MT

 Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về MT

Các văn bản trên sẽ được giới thiệu trong từng nội dung cụ thể ở các chương sau

Các website có thể sử dụng để tra cứu tài liệu tham khảo và văn bản pháp luật MT:

CHƯƠNG II 4

Trang 5

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MÔI TRƯỜNG

BÀI 1 PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

1 Tiêu chuẩn và Quy chuẩn MT.

1.1 Khái niệm.

 Định nghĩa

‘ Theo Luật BVMT (Khoản 5, Điều 3 của LBVMT).

‘ Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (khoản 1, khoản 2, Điều 3 của Luật Tiêu chuẩn và Quychuẩn kỹ thuật)

‘ Lưu ý mâu thuẫn trong Luật BVMT và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và việc áp dụngchúng)

 Phân loại

‘ Căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tượng áp dụng, TCMT và QCMT được chia thành:

 Tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng MT

 Tiêu chuẩn và quy chuẩn thải

‘ Căn cứ vào chủ thể công bố và ban hành TCMT, QCMT:

 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)

 Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)

 Tiêu chuẩn quốc tế (TCQT)

 Quy chuẩn quốc gia (QCVN)

 Quy chuẩn địa phương (QCĐP)

1.2 Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn MT ( từ Điều 10 đến Điều 25 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).

Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn MT.

- Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện

- Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trongvăn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật

- Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn

- Đối với tiêu chuẩn quốc tế: Đây là tiêu chuẩn do các tổ chức quốc tế ban hành hoặc do các quốcgia thỏa thuận xây dựng Các tiêu chuẩn này chỉ mang tính tham khảo, khuyến khích áp dụng trừtrường hợp có những thỏa thuận của các quốc gia thành viên về việc áp dụng trực tiếp những tiêuchuẩn đó Lưu ý là khi một quốc gia sử dụng tiêu chuẩn quốc tế để xây dựng hệ thống tiêu chuẩnquốc gia thì tiêu chuẩn đó được áp dụng dưới danh nghĩa là tiêu chuẩn của quốc gia đó (đã có sựchuyển hóa tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia)

 Phương thức áp dụng tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn được áp dụng trực tiếp hoặc được viện dẫn trong văn bản khác

- Tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp

Xây dựng, công bố và áp dụng Quy chuẩn MT( từ Điều 26 đến Điều 39 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).

Trang 6

- Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước; quy chuẩn kỹ thuậtđịa phương có hiệu lực thi hành trong phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật đó

2 Quan trắc về MT (Từ Điều 94 đến Điều 97 của LBVMT).

3.2 Nội dung (khoản 1 Điều 99 của Luật BVMT)

3.3 Trách nhiệm lập và công khai báo cáo (khoản 2, Điều 99, Điều 104 của Luật BVMT)

4 Báo cáo tình hình tác động MT của ngành, lĩnh vực (Điều 100 của Luật BVMT).

4.1 Khái niệm

Là báo cáo do Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập định kỳ 5 năm một lần phản ánh tình hình tácđộng môi trường của ngành, lĩnh vực mà mình được phân công quản lý trên phạm vi cả nước

4.2 Nội dung (khoản 1, Điều 100 của Luật BVMT)

4.3.Trách nhiệm lập và công khai báo cáo (khoản 2, Điều 100, Điều 104 của Luật BVMT)

5 Báo cáo MT quốc gia (Điều 101 của Luật BVMT).

5.1 Khái niệm

Là báo cáo do Bộ Tài nguyên và môi trường lập định kỳ 5 năm một lần theo kỳ phát triển KT - XH quốc gia phảnánh diễn biến MT và tình hình tác động MT của các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước

5.2 Nội dung (khoản 1, Điều 101 của Luật BVMT)

5.3 Trách nhiệm lập và công khai báo cáo ( khoản 2, Điều 101, Điều 104 của Luật BVMT)

6 Đánh giá MT chiến lược

6.1 Khái niệm

Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược có thể gây ra cho

MT trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ và giảm thiểu rủi ro

6.2 Đối tượng phải đánh giá MT chiến lược ( Điều 14 của Luật BVMT)

6.3 Lập báo cáo đánh giá MT chiến lược

- Trách nhiệm lập báo cáo (Điều 15 của Luật BVMT)

- Nội dung của báo cáo (Điều 16 của Luật BVMT)

6.4 Thẩm định báo cáo đánh giá MT chiến lược (Điều 17 của Luật BVMT, NĐ 80/2006/NĐ-CP, TT BTNMT)

6.5 Phê duyệt báo cáo đánh giá MT chiến lược (Điều 17 của Luật BVMT, NĐ 80/2006/NĐ-CP, TT BTNMT)

6.6 Thực hiện báo cáo đánh giá MT chiến lược (Điều 17 của Luật BVMT, NĐ 80/2006/NĐ-CP, TT BTNMT)

08/2006-TT-7 Đánh giá tác động MT

7.1 Khái niệm:

Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải đánh giá tác động môi trường có thể gây ra cho

MT trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ và giảm thiểu rủi ro

7.2 Đối tượng phải ĐTM ( Điều 18 của Luật BVMT, Phụ lục I của NĐ 80/2006/NĐ-CP)

7.3 Lập báo cáo ĐTM (Điều 19 của Luật BVMT, NĐ 80/2004/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT)

7.4 Nội dung báo cáo ĐTM (Điều 20 của Luật BVMT, NĐ 80/2004/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT)

7.5 Thẩm định báo cáo ĐTM (Điều 21 của Luật BVMT, NĐ 80/2004/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT)

7.6 Phê duyệt báo cáo ĐTM (Điều 22 của Luật BVMT, NĐ 80/2004/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT)

7.7 Thực hiện báo cáo ĐTM (Điều 23 của Luật BVMT, NĐ 80/2004/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT)

8 Cam kết BVMT

8.1 Khái niệm

6

Trang 7

Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải cam kết bảo vệ môi trường có thể gây ra cho MTtrên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ và giảm thiểu rủi ro.

8.2.Đối tượng phải cam kết BVMT (Điều 24 của Luật BVMT)

8.3 Nội dung bản cam kết (Điều 24 của Luật BVMT)

8.4 Đăng ký bản cam kết BVMT (Điều 26 của Luật BVMT, NĐ 80/2004/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT) 8.3 Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường (Điều 27 của Luật BVMT, TT08/2006-TT-BTNMT)

9 Công khai thông tin dữ liệu về MT, thực hiện dân chủ ở cơ sở về MT.

9.1 Công khai thông tin, dữ liệu về MT (Điều 103, 104 của Luật BVMT, Điều 23 của NĐ 80/2006/NĐ-CP)

KHẮC PHỤC Ô NHIỄM VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

 Căn cứ vào nguồn sản sinh chất thải:

- Chất thải sinh hoạt

- Chất thải công nghiệp

- Chất thải nông nghiệp

- Chất thải của các hoạt động khác

 Căn cứ vào tính chất nguy hại của chất thải:

- Chất thải nguy hại (khoản 11, Điều 3 của LBVMT và danh mục chất thải nguy hại ban hànhkèm theo QĐ 23/2006/QĐ-BTNMT)

- Chất thải thông thường

Khái niệm quản lý chất thải (Khoản 12, Điều 3 của LBVMT).

‘ Danh mục chất thải nguy hại.

‘ Trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại và vấn đề chuyển giao trách nhiệm quản lý chất thải nguyhại

‘ Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại.

‘ Phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại:

‘ Vận chuyển chất thải nguy hại.

‘ Xử lý chất thải nguy hại.

‘ Khu chôn lấp chất thải nguy hại:

‘ Quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại.

Trang 8

Quản lý chất thải rắn thông thường (từ Điều 77 đến Điều 80 của LBVMT, NĐ 59/2007/NĐ-CP).

‘ Phân loại chất thải rắn thông thường

‘ Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường.

‘ Cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường.

‘ Quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường.

Quản lý chất thải lỏng thông thường (Điều 81, 82 của LBVMT, NĐ 88/2007/NĐ-CP).

‘ Thu gom, xử lý nước thải.

‘ Hệ thống xử lý nước thải.

Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ (từ Điều 83 đến Điều 85 của LBVMT).

‘ Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải.

‘ Kiểm soát tiếng ồn, độ rung.

Quản lý chất thải trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu

‘ Nguyên tắc: cấm xuất-nhập khẩu chất thải

‘ Những biện pháp ngăn chặn việc xuất - nhập khẩu chất thải:

 Trong việc xuất-nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa (Điều 42 của LBVMT)

 Trong việc xuất-nhập khẩu phế liệu (Điều 43 của LBVMT, Điều 19 của NĐ 80/2006/NĐ-CP)

- Điều kiện đặt ra đối với phế liệu được xuất - nhập khẩu

- Điều kiện đặt ra đối với cơ sở xuất - nhập khẩu phế liệu

- Thủ tục xuất - nhập khẩu phế liệu

 Vấn đề thu hồi sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ (Điều 67 của LBVMT, Điều 21 của NĐ 80/2006/NĐ-CP)

2 Phòng ngừa, ứng phó sự cố MT, khắc phục ô nhiễm và phục hồi MT

2.1 Phòng ngừa, ứng phó sự cố MT

Khái niệm sự cố MT (khoản 8, Điều 3 của LBVMT)

Phòng ngừa sự cố MT (từ Điều 86 đến Điều 89 của LBVMT).

‘ Trách nhiệm

‘ Nội dung

Ứng phó sự cố MT (Điều 90, Điều 91 của LBVMT)

‘ Trách nhiệm ứng phó sự cố.

‘ Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng ứng phó sự cố.

Cần lưu ý là những quy định trên về phòng ngừa, ứng phó sự cố MT chỉ là những quy định mang tính nguyên tắc,những quy định cụ thể về phòng ngừa, ứng phó sự cố MT trong từng lĩnh vực cụ thể chúng ta phải xem trong các vănbản pháp luật khác như: Luật tài nguyên nước, Pháp lệnh phòng chống bão lụt, Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ,Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật… và những văn bản quy định chí tiết, hướng dẫn thi hànhLuật BVMT và các văn bản trên

2.2 Khắc phục ô nhiễm và phục hồi MT (Điều 49, Điều 92 của LBVMT)

 Căn cứ để xác cơ sở gây ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm

 (Căn cứ để xác định cơ sở gây ô nhiễm chính là sự tác động của nó tới MT xung quanh Một cơ sở gây ônhiễm không hẳn đã là cơ sở vi phạm pháp luật MT)

 Biện pháp khắc phục

BÀI 3 PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

1 PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG

Nơi công cộng là nơi diễn ra hoạt động của nhiều người và có ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng Vệsinh nơi công cộng là những điều kiện và biện pháp để đảm bảo cho nơi công cộng được trong lành, sạch đẹp Việcgiữ gìn vệ sinh nơi công cộng góp phần tạo ra nếp sống văn minh, lợi ích kinh tế cho xã hội,

Pháp luật về vệ sinh nơi công cộng được quy định chủ yếu trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 ( từ Điều 50 đếnĐiều 53), Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 và Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định 23 – HĐBT ngày 24tháng 01 năm 1991 của Hội đồng Bộ Trưởng

1.1 Vệ sinh trên đường phố (Điều 34 Điều lệ Vệ sinh)

8

Trang 9

 Không được đổ rác, vứt rác, vứt xác súc vật và phóng uế bừa bãi trên đường phố, hè phố, bãi cỏ, gốccây, hồ ao và những nơi công cộng khác.

 Khi vận chuyển rác, than, vôi, cát, gạch và các chất thải khác, không được làm rơi vãi trên đường đi

 Không được tự tiện đào đường, hè phố Nếu được phép đào thì làm xong phải dọn ngay và sửa lại như

cũ, không được để đất và vật liệu xây dựng làm ứ tắc cống rãnh

 Hệ thống công rãnh phải kín và thường xuyên được khai thông

 Không được quét đường phố vào những giờ có đông người đi lại

1.2 Vệ sinh ở những nơi công cộng khác (Điều 11 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Điều 35 Điều lệ Vệ sinh)

 Những nơi công cộng như bến xe, bến tầu, sân bay, công viên, chợ, các cửa hàng lớn, các rạp hát, rạpchiếu phim, câu lạc bộ, các cơ quan xí nghiệp, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, các khu tập thể phải có đủnước sạch, hố xí hợp vệ sinh, có thùng rác đậy kín

 Những khu vực đông dân cư, chật chội, những đường phố lớn đông người cần xây dựng nhà vệ sinhcông cộng sạch đẹp, có thể thu tiền bảo quản và phục vụ

 Không được tắm, giặt ở các vòi nước công cộng

 Không được hút thuốc lá trong nhà trẻ bệnh viện, phòng học, trong các rạp chiếu bóng, rạp hát, trên xe ô

tô, máy bay và những nơi tập trung đông người trong không gian hạn chế Tại những cơ sở này phải qui địnhnhững nơi hút thuốc riêng

1.3 Vệ sinh trong chăn nuôi gia súc,gia cầm (Điều 11 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Điều 36 Điều lệ Vệ

1.4 Vệ sinh trong việc sử dụng phân bắc (Điều 37 Điều lệ Vệ sinh)

2 PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

2.1 Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm

Khái niệm thực phẩm: “Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc

đã qua chế biến, bảo quản” (khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm)

Lưu ý: Có nhiều cách hiểu khác nhau về thực phẩm và cần phân biệt thực phẩm với những sản phẩm khác nhưdược phẩm…

Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần

thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người” (khoản 2, Điều 3 Pháp

Các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta bao gồm:

 Cơ quan có thẩm quyền chung: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp Chính phủ thống nhất quản lýnhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi cả nước Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương

 Cơ quan có thẩm quyền riêng: Bao gồm rất nhiều Bộ, ngành khác nhau (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ,…) Trong đó, Bộ Y tế là cơ quan quản

lý nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.Các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiệnquản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực được phân công phụ trách theo các nguyêntắc:

‘ Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất do các bộ, ngành quản

lý chuyên ngành chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan thực hiện;

‘ Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lưu thông do Bộ Y tế chủ trìphối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện

Việc phân định thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước tachưa hiệu quả, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm giữa các Bộ, ngành với nhau Xu hướng hiện nay là thành lập cơ quan

Trang 10

chuyên trách quản lý các khâu của về vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giao cho các Bộ, ngành khác nhau tùy thuộcvào các công đoạn sử dụng sản phẩm, có phân định rạch ròi thẩm quyền.

2.3 Những điều kiện và biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở thực phẩm (Chương II Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm).

‘ Khái niệm về cơ sở thực phẩm.

‘ Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao.

‘ Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống.

‘ Đối với cơ sở chế biến thực phẩm.

‘ Đối với cơ sở dịch vụ ăn uống

Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, nước, phụ gia dùng trong chế biến, bảo quản thực phẩm (Điều 14, 15 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm).

Yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa đối với sản phẩm thực phẩm (Điều 35 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm).

Công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm (Điều 31, 32, 33 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, từ Điều 17 đến 20 Nghị định 163/2004/NĐ-CP)

Đối với thực phẩm nhập khẩu.

Đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm có gen bị biến đổi và thức ăn dành cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.

2.4 Thanh tra, kiểm tra nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (từ Điều 44 đến 49 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn

thực phẩm, Điều 37 – 42 Nghị định 163/2004/NĐ-CP)

3 PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH TRONG VIỆC QUÀN, ƯỚP, DI CHUYỂN, CHÔN, HỎA TÁNG THI HÀI, HÀI CỐT

(Điều 16 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân; Điều 27, 28, 29 Điều lệ Vệ sinh).

 Vệ sinh trong việc quàn ướp thi hài

‘ Quy định về việc khâm niệm đối với người chết vì bệnh truyền nhiễm.

‘ Thời gian quàn thi hài.

 Vệ sinh trong di chuyển thi hài, hài cốt

‘ Phương tiện di chuyển

‘ Thời gian di chuyển.

‘ Những trường hợp không được di chuyển

 Vệ sinh trong việc chôn, hỏa táng

‘ Địa điểm lập nghĩa trang nghĩa địa và cơ sở hỏa tang.

‘ Yêu cầu về vệ sinh đối với việc chôn người chết vì bệnh truyền nhiễm hoặc chiến tranh vi trùng.

‘ Yêu cầu về kỹ thuật đối với cơ sở hỏa táng.

 Vệ sinh trong việc bốc mộ

 Vệ sinh trong việc di chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới nước CHXHCN Việt Nam

BÀI 4 PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1 PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG

1.1 Khái niệm tài nguyên rừng

Định nghĩa: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng,

đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre, nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ và phát triển rừng).

Như vậy, để được xem là rừng thì trước hết phải là một hệ sinh thái (thể hiện ở mối quan hệ giữa các yếu tố hữusinh và yếu tố vô sinh) và phải tồn tại trên vùng đất lâm nghiệp (đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sảnxuất)

 Phân loại: Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành 3 loại sau:

‘ Rừng phòng hộ (khoản 1, Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng), bao gồm: Rừng phòng hộ đầunguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệmôi trường

10

Trang 11

‘ Rừng đặc dụng (khoản 2, Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng), bao gồm: Vườn quốc gia; khu bảotồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

‘ Rừng sản xuất (khoản 3 Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng), bao gồm: Rừng sản xuất là rừng tựnhiên; rừng sản xuất là rừng trồng; rừng giống

1.2 Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng

Về nguyên tắc, tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước

thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của nhà nước, rừng

do nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã ; vi sinh vật rừng ; cảnh quan, môi trường rừng (khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ và phát triển

rừng)

Nhà nước sở hữu được xác lập đối các loại rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn nhà nước và rừng do nhà nướcnhận chuyển quyền sở hữu từ các chủ thể khác Nhà nước sở hữu đối với tất cả các yếu tố cấu thành rừng – sở hữumang tính tuyệt đối

 Tuy nhiên, Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định chủ rừng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) cũng cóquyền sở hữu đối với rừng sản xuất là rừng trồng Cụ thể, chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đốivới cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn đượcgiao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định kháccủa pháp luật có liên quan (khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng) Quyền sở hữu của chủ rừng đốivới rừng sản xuất là rừng trồng chỉ mang tính tương đối (chủ rừng không sở hữu đối đất rừng, động vậtrừng hoang dã, )

1.3 Chế độ quản lý nhà nước đối với rừng

1.3.1 Hệ thống cơ quan quản lý đối với rừng

Các cơ quan quản lý nhà nước đối với rừng bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và cơquan quản lý nhà nước có thầm quyền riêng (Điều 8 Luật Bảo vệ và phát triển rừng):

 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước

về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước

 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thựchiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

 Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địaphương theo thẩm quyền

Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp từ trung ương đếncấp huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phường, thị trấn có rừng

1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với rừng

Được quy định tại Điều 7, Luật Bảo vệ và phát triển rừng Cần chú ý một số nội dung sau:

 Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (Mục 1, Chương II Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Quyhoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm nhiều nội dung, trong đó quan trọng nhất là xác định mục đích sửdụng cho từng loại rừng trên từng diện tích cụ thể Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là phương thức tổchức thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng (Mục 1, Chương II của Luật Bảo

vệ và phát triển rừng): tương tự như những quy định trong Luật Đất đai

‘ Giao rừng (Điều 24 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng): bao gồm giao rừng không thu tiền sử dụngrừng và giao rừng có thu tiền sử dụng rừng

‘ Cho thuê rừng (Điều 25 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng): bao gồm thuê rừng trả tiền thuê rừnghàng năm và thuê rừng trả tiền thuê rừng một lần

‘ Thu hồi rừng (Điều 26 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng).

‘ Chuyển mục đích sử dụng rừng (Điều 27 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng).

‘ Thẩm quyền cho phép giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng (Điều

28 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

1.4 Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng (Chương V của Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

1.4.1 Chủ rừng

Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác (khoản 4, Điều 3; Điều 5 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng).

Trang 12

1.4.2 Nội dung quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

 Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng (Điều 59, 60 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Chủ rừng cónhững quyền và nghĩa vụ chung như: quyền được khai thác, sử dụng rừng theo quy định của pháp luật;quyền chuyển quyền sử dụng rừng (đối với một số chủ thể nhất định), nộp thuế tài nguyên,

 Quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ rừng (Điều 61 đến Điều 78 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng): phụthuộc vào việc chủ rừng đó có quyền sở hữu hay quyền sử dụng đối với rừng; đối với các chủ thể có quyền

sử sử dụng rừng thì quyền và nghĩa vụ cũng sẽ khác nhau giữa chủ thể được giao rừng hay cho thuê rừng.Quyền và nghĩa vụ này cũng khác nhau giữa các chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức

1.5 Chế độ pháp lý đối với rừng phòng hộ (Điều 45 đến Điều 48 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

 Giao, cho thuê rừng phòng hộ (Điều 46 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Những khu rừng phòng hộ đầunguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng cótầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý Banquản lý khu rừng phòng hộ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chếquản lý rừng Những khu rừng phòng hộ không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 46 thì nhà nước giao, chothuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sửdụng

 Khai thác lâm sản lâm sản trong rừng phòng hộ (Điều 47 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Phải đảm bảonguyên tắc mang tính kết hợp trong khuôn khổ không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng Cụthể:

‘ Trồng rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây đã chết, cây sâu bệnh, cây đứng ởnơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý,hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng,động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,quý, hiếm

Được phép khai thác các loại măng, tre nứa trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ theo quy chếquản lý rừng; được phép khai thác các loại lâm sản khác ngoài gỗ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng

hộ của rừng, trừ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định củaChính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

‘ Trồng rừng phòng hộ là rừng trồng được phép khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có

mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng; khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩnkhai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng Sau khi khai thác,chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tụcquản lý, bảo vệ

1.6 Chế độ pháp lý đối với rừng đặc dụng (Điều 49 đến Điều 54 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

 Giao, cho thuê rừng đặc dụng (Điều 50 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Ban quản lý là những chủ thểđược nhà nước giao rừng đối với những khu rừng đặc dụng phải thành lập Ban quản lý (vườn quốc gia, khubảo tồn thiên nhiên, khu rừng bảo vệ cảnh quan nhưng cần thiết thành lập Ban quản lý (vườn quốc gia, khubảo tồn thiên nhiên, khu rừng bảo vệ cảnh quan nhưng cần thiết thành lập Ban quản lý) Đối với những khurừng đặc dụng là khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thì giao cho tổ chức nghiên cứu khoa học vàphát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp trực tiếp quản lý Trường hợp không thành lập Banquản lý thì cho tổ chức kinh tế thuê rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môitrường dưới tán rừng

 Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng (Điều 51 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): chỉ được thực hiện trong khubảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

 Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịchsinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng (Điều 52, 53 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

 Ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của các khu rừng đặc dụng(Điều 54 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

1.7 Chế độ pháp lý đối với rừng sản xuất (Điều 55 đến Điều 58 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

 Giao, cho thuê rừng sản xuất (Điều 56, 57 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Đối với những khu rừngsản xuất là rừng tự nhiên tập trung được nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế để sản xuất, kinhdoanh; những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên phân tán không thuộc đối tượng quy định phải giao, chothuê cho các tổ chức kinh tế thì được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ,phát triển, sản xuất, kinh doanh Việc giao và cho thuê được hiểu là giao, cho thuê để chăm sóc, bảo vệ vàkhai thác

 Việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên:

12

Ngày đăng: 15/04/2013, 20:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w