Mặc dù tồn tại dưới dạng những quy định, quy ước trong cộng đồng hoặc quy định của vùng lãnh thổ nhưng những vấn đề liên quan đến khai thác bảo vệ nguồn nước, quản lí chất thải rắn và kh
Trang 1TS NGUYỄN VĂN PHƯƠNG *
1 Lịch sử hình thành luật môi trường
Cộng hoà Liên bang Đức(1)
Những hạt nhân cơ bản của luật môi
trường Cộng hoà Liên bang Đức (CHLB
Đức) được hình thành rất sớm
Mặc dù tồn tại dưới dạng những quy
định, quy ước trong cộng đồng hoặc quy
định của vùng lãnh thổ nhưng những vấn đề
liên quan đến khai thác bảo vệ nguồn nước,
quản lí chất thải rắn và khí thải đã được quy
định trong các văn bản khác nhau từ thời kì
văn minh cổ đại trên lãnh thổ CHLB Đức
hiện nay.(2)
Những quy định mang tính tiên phong và
nền tảng của luật môi trường hiện đại bắt
đầu xuất hiện từ thế kỉ XIX Tuy nhiên,
trong thế kỉ XIX chưa xuất hiện các văn bản
riêng trong lĩnh vực môi trường mà những
nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường
được quy định chủ yếu trong các lĩnh vực
khác Những nội dung liên quan đến kiểm
soát khí thải được quy định trong pháp luật
thương mại (Quy chế thương mại chung của
đế chế Phổ ngày 17/1/1845 và sau đó là Quy
chế thương mại của Đế chế Đức ngày
16/4/1871) Các vấn đề liên quan đến bảo vệ
nguồn nước, chất thải rắn và nước thải thuộc
thẩm quyền quy định của địa phương, của
cấp bang nên không có những quy định
thống nhất ở cấp Liên bang
Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực pháp luật môi trường xuất hiện vào những năm đầu tiên của thế kỉ XX Trước hết là các quy định nhằm bảo vệ cảnh quan có
vẻ đẹp đặc biệt,( 3)
bảo vệ nguồn nước( 4)
và sau đó theo thời gian các quy định của luật môi trường được hình thành và không ngừng phát triển Cho tới thời điểm hiện nay, các văn bản pháp luật hình thành nên nguồn của luật môi trường CHLB Đức bao gồm khoảng 9000 văn bản, đề cập hầu hết các lĩnh vực hoạt động của con người.(5)
2 Một số nội dung cơ bản của luật môi trường CHLB Đức
Là thành viên của EU, nên pháp luật môi trường áp dụng trên lãnh thổ CHLB Đức không chỉ bao gồm những quy định của quốc gia mà còn bao gồm cả những quy định của EU Các quy định của EU bao gồm các quy định có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ quốc gia thành viên và các quy định hướng dẫn đối với các quốc gia thành viên, trong đó có CHLB Đức Do đó, khi
đề cập pháp luật môi trường CHLB Đức, không thể bỏ qua một số nội dung của pháp luật môi trường của EU
* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 22.1 Một số quy định của pháp luật môi
Điều 174 khoản 2 Hiệp định Liên minh
châu Âu hướng tới chính sách môi trường
của EU với mục tiêu bảo vệ môi trường một
cách tốt nhất trên cơ sở những nguyên tắc:
Nguyên tắc phòng ngừa và phòng tránh,
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá,
phải chịu trách nhiệm Các nguyên tắc này
không chỉ là khuôn khổ cho chính sách và
hành động mà còn trở thành các nguyên tắc
của pháp luật môi trường EU và các quốc
gia thành viên
Các lĩnh vực chính của pháp luật môi
trường EU bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó
có các lĩnh vực cơ bản sau:
- Thông tin môi trường: Để thực thi Công
ước về tự do thông tin (Công ước Aarhus), EU
đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy
định về thông tin môi trường, trong đó quan
trọng nhất là Chỉ thị 90/313/EU ngày 7/6/1990
về tự do tiếp cận thông tin môi trường Theo
đó, các cơ quan công quyền phải bảo đảm
cung cấp thông tin môi trường cho tổ chức,
cá nhân với hình thức văn bản, hình ảnh, âm
thanh hoặc các cơ sở dữ liệu với những nội
dung về cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lí
nhà nước, liên quan đến nội dung quản lí
nhà nước về môi trường, những hoạt động
hoặc các biện pháp có thể gây bất lợi hoặc
gây tác động xấu đến môi trường Việc
cung cấp thông tin môi trường có thể bị từ
chối trong những trường hợp nhằm bảo mật
các thông tin liên quan đến an ninh, quốc
phòng, hoạt động tố tụng chưa được phép công bố, thông tin liên quan đến bí mật thương mại, công nghiệp, bí mật cá nhân Các quốc gia thành viên EU, trong đó có CHLB Đức, có trách nhiệm xây dựng các quy định về thông tin môi trường trên cơ sở Chỉ thị 90/313/EU ngày 7/6/1990 về tự do tiếp cận thông tin môi trường
- Đánh giá tác động môi trường (EIA) đối với dự án đầu tư: Chỉ thị 85/337/EU ngày 27/6/1985 (được sửa đổi ngày 3/3/1997
và 26/5/2003) về đánh giá tác động môi trường(7)
xác định các quốc gia thành viên phải ban hành các quy định nhằm bảo đảm những dự án phát triển phải đánh giá những tác động tới môi trường, đề ra những điều kiện về môi trường để có thể triển khai dự
án và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt
động này
- Phòng, chống và kiểm soát ô nhiễm: Chỉ thị 96/61/EU ngày 24/6/1996 (được sửa đổi ngày 26/5/2003; ngày 18/1/2006) về phòng, chống và kiểm soát ô nhiễm thống nhất(8)
đưa ra phương thức bảo vệ môi trường tổng hợp để bảo vệ nguồn nước, không khí, đất đai, chủ yếu là phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm Theo đó, các quốc gia thành viên phải nỗ lực, bằng cách sử dụng kĩ thuật tốt nhất sẵn có nhằm bảo vệ tổng hợp các thành phần môi trường Các quốc gia, trên cơ sở phát triển bền vững có trách nhiệm xây dựng
hệ thống quy chuẩn kĩ thuật môi trường Pháp luật môi trường EU còn có những quy định liên quan đến nhãn sinh thái,(9)
Trang 3kiểm toán môi trường,(10)
bảo vệ thiên nhiên
và môi trường sống của các loài động, thực
vật, đất đai, nguồn nước, không khí,(11)
kiểm soát các hoạt động liên quan đến chất phóng
xạ, biến đổi gen, chất thải(12) với khối
lượng văn bản đồ sộ
2.2 Một số quy định của luật môi trường
Các tài liệu khoa học về luật môi trường
CHLB Đức đều đưa ra các nguyên tắc cơ
bản bao gồm: Nguyên tắc phòng ngừa,
nguyên tắc người gây ảnh hưởng phải chịu
trách nhiệm (người gây ô nhiễm phải trả
giá), nguyên tắc hợp tác Bên cạnh đó, các
nguyên tắc trách nhiệm cộng đồng, nguyên
tắc thống nhất quản lí cũng được xem là
những nguyên tắc của luật môi trường
CHLB Đức.(14)
Trên cơ sở các nguyên tắc này, hệ thống
văn bản pháp luật môi trường được xây dựng
và hoàn thiện
Có thể phân chia luật môi trường CHLB
Đức thành nhiều nhóm chế định khác nhau
Theo mối quan hệ mà luật môi trường điều
chỉnh có thể chia luật môi trường thành luật
môi trường công và luật môi trường tư Theo
phạm vi áp dụng có thể chia luật môi trường
thành luật quốc tế về môi trường, luật môi
trường EU, luật môi trường quốc gia (CHLB
Đức) Theo phạm vi tác động có thể chia
thành luật môi trường liên quan đến nhiều
lĩnh vực và luật môi trường chuyên ngành
Tác giả tiếp cận luật môi trường CHLB Đức
theo cách phân chia phổ biến hiện nay là luật
môi trường liên quan đến nhiều lĩnh vực và luật môi trường chuyên ngành
2.2.1 Pháp luật môi trường liên quan đến nhiều lĩnh vực
- Pháp luật về quy hoạch môi trường Quy hoạch môi trường được hiểu là tổng hợp các biện pháp để đạt được, bảo đảm hoặc khôi phục lại trạng thái môi trường phù hợp với đời sống của con người Quy hoạch môi trường phải quan tâm đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, phù hợp với quan điểm phát triển bền vững
Chức năng chính của quy hoạch môi trường là nhằm nhất thể hoá quá trình áp dụng những công cụ đơn lẻ của luật môi trường Việc giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích môi trường là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi một quy hoạch cụ thể
Kế hoạch môi trường tổng quát cũng như
kế hoạch môi trường trong từng lĩnh vực (như chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn ) của Chính phủ Đức và của chính phủ các bang là
“quy hoạch môi trường mang tính định hướng” Quy hoạch môi trường theo đúng nghĩa bao gồm những quy hoạch trong các lĩnh vực như quy hoạch không gian, quy hoạch bảo tồn thiên nhiên, quy hoạch trong các lĩnh vực nguồn nước, xử lí chất thải
Pháp luật CHLB Đức cũng có những quy định chặt chẽ về lập, thẩm định, phê duyệt, kiểm soát sau phê duyệt đối với quy hoạch môi trường
- Pháp luật về đánh giá tác động môi trường Luật đánh giá tác động môi trường ngày
Trang 412/2/1990 (sửa đổi nhiều lần và lần gần đây
là ngày 18/5/2011)(15) quy định về nghĩa vụ
đánh giá tác động môi trường (bao gồm cả
đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá
tác động môi trường)
So với pháp luật môi trường Việt Nam,
các quy định về đánh giá môi trường chiến
lược của CHLB Đức có một số khác biệt
lớn(16)
sau đây:
- Đánh giá tác động môi trường chiến
lược không chỉ thực hiện với hoạt động lập
quy hoạch, kế hoạch(17)
mà còn phải thực hiện khi sửa đổi quy hoạch, kế hoạch.(18)
- Việc tham vấn cơ quan, cộng đồng
không chỉ dừng lại trên lãnh thổ CHLB Đức
mà còn có sự tham vấn của cơ quan, cộng
đồng thuộc các quốc gia có liên quan
- Pháp luật quy định chi tiết về nội dung,
trình tự thủ tục đặc thù của đánh giá môi
trường chiến lược liên quan đến quy hoạch,
kế hoạch trong lĩnh vực cụ thể.(19)
Các quy định về đánh giá tác động môi
trường đối với dự án đầu tư cũng có những
quy định tương tự như pháp luật môi trường
Việt Nam Tuy nhiên có một số khác biệt
cơ bản sau:
- Chủ thể phải thực hiện đánh giá tác
động môi trường (ĐTM) không chỉ là toàn
bộ dự án mới được triển khai (theo pháp luật
Việt Nam) mà còn có thể bao gồm cả việc
đưa vào sử dụng mới, phát triển hoặc mở
rộng phạm vi sử dụng thiết bị trong các cơ
sở đang tiến hành hoạt động
- Những dự án không thuộc đối tượng
phải đánh giá tác động môi truờng không phải thực hiện trình tự cam kết bảo vệ môi trường như pháp luật Việt Nam
- Các quy định về thông tin môi trường Vấn đề thông tin môi trường được đề cập chủ yếu trong Luật về thông tin môi trường ngày 22/12/2004.(20) Các chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin môi trường bao gồm hệ thống cơ quan nhà nước và các pháp nhân, thể nhân theo luật tư, nếu những thể nhân hoặc pháp nhân này thực hiện nhiệm vụ công cộng liên quan đến lĩnh vực môi trường Các quy định về thông tin môi trường bao gồm việc các chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin môi trường cho công chúng và các chủ thể có nhu cầu có quyền yêu cầu cơ quan nắm giữ thông tin môi trường cung cấp thông tin môi trường Trong trường hợp yêu cầu này bị từ chối, người có nhu cầu thông tin có quyền sử dụng thủ tục tố tụng hành chính để bảo vệ quyền của mình
2.2.2 Luật môi trường chuyên ngành Luật môi trường chuyên ngành có nội dung tương đối đồ sộ, bao quát các lĩnh vực như bảo vệ môi trường theo thành phần môi trường không khí, nguồn nước, đất đai; bảo
vệ môi trường theo nguồn gây ô nhiễm như rác thải, các chất phóng xạ, các chất độc hại; bảo vệ môi trường đối với các sinh vật sống bao gồm động vật, thực vật
Các nhóm chế định chính của luật môi trường chuyên ngành bao gồm các chế định
về quy hoạch bảo tồn, khai thác, sử dụng tài nguyên, chế định liên quan đến các loại giấy
Trang 5phép khai thác, sử dụng nguồn nước, chế
định về giấy phép đối với việc đưa thiết bị
vào sử dụng theo Luật chống phát thải, Luật
về an toàn nguồn gen,(21)
Luật về chất thải rắn, chế định về giấy phép đối với việc đưa
vào sử dụng chất độc hại, chất phóng xạ theo
Luật về chất phóng xạ, Luật hoá chất và các
quy định về bảo tồn đa dạng các loài động
vật, thực vật
Là quốc gia có hoạt động bảo vệ môi
trường từ rất sớm và có phong trào bảo vệ
môi trường sâu rộng nên chính sách môi
trường của CHLB Đức rất phát triển cả về bề
rộng và chiều sâu Bên cạch đó, CHLB Đức
còn là quốc gia phát triển và có lịch sử lâu
dài trong quá trình lập pháp nên CHLB Đức
có hệ thống pháp luật đồ sộ, trong đó có luật
môi trường Do đó, khó có thể trình bày
được đầy đủ những nội dung của luật môi
trường của CHLB Đức Bài viết này chỉ
cung cấp một số thông tin khái quát những
vấn đề cơ bản của pháp luật môi trường
CHLB Đức./
(1).Xem thêm: Luật môi trường, GS.TS Michael
Kloepfer (chủ biên), Nxb C.H Beck Muenchen,
2004, từ tr 65 đến tr 107 (tiếng Đức: Umweltrecht,
Prof Dr Michael Kloepfer (Hrg), Verlag, C.H Beck
Muenchen, 2004)
(2).Xem: GS.TS Michael Kloepfer (chủ biên), tlđd,
tr 69, 70
(3).Xem: Luật chống lại việc làm biến đổi những
phong cảnh có giá trị quan trọng ngày 2/12/1902,
Luật chống lại việc làm biến đổi các vùng và những
phong cảnh có giá trị quan trọng ngày 15/8/1907
(4).Xem: Luật về nguồn nước của đế chế Phổ ngày
7/4/1913
(5) Thông tin do GS TS Roland Fritz cung cấp trong khuôn khổ Hội thảo chính sách và pháp luật để phát triển bền vững (Những ngày hội thảo pháp luật Đức - Việt) tại Trường Đại học Luật Hà Nội từ 4/4/2011 đến 8/4/2011
(6).Xem: GS.TS Michael Kloepfer (chủ biên), tlđd,
tr 672 đến tr 733 (tiếng Đức: Umweltrecht, Prof Dr Michael Kloepfer (Hrg), Verlag, C.H Beck Muenchen, 2004)
(7).Xem:http://www.bmu.de/files/pdfs/allgemein/appl ication/pdf/uvp_rl_konsolidiert.pdf
(8) Có tài liệu dịch là tích hợp Xem thêm: http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=CONS LEG:1996L0061:20060224
(9).Xem: Quy chế 66/2010 ngày 25/11/2009/EU về nhãn sinh thái
(10).Xem: Quy chế 761/2001/EU ngày 24/4/2001về kiểm tra và tự kiểm tra của tổ chức
(11).Xem: Danh mục các văn bản tại: GS.TS Michael Kloepfer (chủ biên), tlđd, tr 697 đến tr 702 (tiếng Đức: Umweltrecht, Prof Dr Michael Kloepfer (Hrg), Verlag, C.H Beck Muenchen, 2004)
(12).Xem: GS.TS Michael Kloepfer (chủ biên), tlđd,
tr 702 đến tr 707
(13).Xem: GS.TS Michael Kloepfer (chủ biên), tlđd, (14).Xem: GS.TS Michael Kloepfer (chủ biên), tlđd,
tr 168 đến tr 208
(15) Có thể tra cứu luật này trên: bundesrecht.jur is.de/bundesrecht/uvpg/gesamt.pdf
(16) Sự khác biệt có thể còn rất nhiều nhưng do khuôn khổ bài viết có hạn nên tác giả chỉ đề cập những khác biệt lớn theo quan điểm của mình (17).Xem: Điều 15 Luật bảo vệ môi trường năm
2005
(18).Xem: Khoản 4 Điều 2 Luật đánh giá tác động môi trường CHLB Đức
(19).Xem: Luật đánh giá tác động môi trường CHLB Đức, từ Điều 15 đến Điều 19b
(20).Xem: văn bản tại: http://bundesrecht.juris.de/bu ndesrecht/*.pdf
(21) Cũng có thể dịch là: Luật kĩ thuật gen