Mục đích tham gia mạng xã hội của giới trẻ

Một phần của tài liệu Mạng xã hội facebook và hướng mới trong truyền thông tiếp thị (Trang 34)

- Mục đích tham gia mạng xã hội phần lớn của giới trẻ là để giữ liên lạc với gia đình và bạn bè. Xếp thứ hai, là mục đích để liên lạc với người quen cũ. Mục đích sử dụng mạng xã hội để tìm hiểu xu hướng mới, tin tức mới khá cao, xếp thứ ba.

- Đáng lưu ý, trong số các mục đích trên, thì mục đích sử dụng mạng xã hội để chơi game giải trí trong giới trẻ chiếm tỷ lệ khá cao, xếp thứ tư. Trong khi đó số bạn trẻ tham gia mạng xã hội để phục vụ học tập phát triển sự nghiệp thì ít hơn.

- Khi hỏi về mục đích chính của việc sử dụng mạng xã hội thì có sự khác biệt không mấy đáng kể. Mục đích hàng đầu vẫn là để giữ liên lạc với gia đình bạn bè, ở hai mục đích kế tiếp lại là để chia sẻ cảm xúc kinh nghiệm sống và liên lạc với người quen cũ.

- Khi so sánh mục đích sử dụng mạng xã hội theo độ tuổi, độ tuổi từ 15-20 thường sử dụng mạng xã hội để chơi game giải trí và gửi email, chat với bạn bè hơn là học tập, phát triển sự nghiệp và tìm hiểu xu hướng mới. Trong khi đó độ tuổi từ 21-25 ít sử dụng mạng xã hội để chơi game và chat mà chủ yếu là để giữ liên lạc và chia sẽ cảm xúc,

Đồ thị 3.1.Mục đích sử dụng mạng xã hội

nhạc, video và tìm hiểu xu hướng, tin tức mới. Nhóm tuổi càng cao mục đích sử dụng mạng xã hội để tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ, đặt mua hàng hóa dịch vụ trực tuyến và kinh doanh quảng cáo càng tăng.

4.4. Các mạng xã hội phổ biến và mức độ hài lòng của ngƣời dùng.

- Trong số các trang mạng xã hội , Facebook vượt hẳn các trang mạng xã hội khác về mức độ sử dụng. Hầu như giới trẻ ngày nay, ai cũng đã và đang sử dụng Facebook, con số này chiếm tỷ lệ lên đến 93.9%. Đồng thời, Facebook là trang mạng xã hội được giới trẻ sử dụng thường xuyên nhất.

- Tuy vậy, trong số các trang mạng xã hội “Made in VietNam” thì ZingMe vẫn là một đối thủ lớn của Facebook với tỷ lệ người đã và đang sử dụng lên đến 75%, và được sử dụng thường xuyên thứ 2, mặc dù về mức độ, vẫn chưa thường xuyên lắm.

- Top 4 mạng xã hội dẫn đầu hiện nay là Facebook, ZingMe, Yahoo 360 Plus và Google Plus. Trong số các mạng xã hội Việt Nam có Zing Me ở vị trí thứ hai, Tamtay.vn ở vị trí thứ 7, Go.vn vị trí thứ 9.

- Trong xu hướng mạng xã hội sẽ được sử dụng, thì các mạng xã hội dẫn đầu vẫn được lựa chọn. Mặc dù Twitter xếp ở vị trí thứ 5 trong danh sách các mạng xã hội đã và đang

được giới trẻ sử dụng nhưng lại đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách sẽ được sử dụng sau Facebook và Google Plus.

- Khi đánh giá mức độ hài lòng về các trang mạng xã hội trên thang điểm từ 1 đến 5, với 1 là hoàn toàn không hài lòng và 5 là hoàn toàn hài lòng, đa số các bạn trẻ vẫn chưa hài lòng lắm, tuy nhiên mức độ này là trên 3 điểm khá nhiều. Trong số đó Facebook được đánh giá hài lòng cao nhất với 4.05 điểm.

Đồ thị 4.1.Top các mạng xã hội đã và đang được sử dụng.

4.5. Cảm nhận về một số mạng xã hội phổ biến và thói quen khi truy cập.

- Theo cảm nhận của giới trẻ, các mạng xã hội Facebook, Yahoo 360 Plus, Google Plus được cho là nổi tiếng hơn ZingMe. Facebook được nhận xét là hợp với giới trẻ, chuyên cập nhất tin tức, nhiều tiện ích, nhiều quảng cáo, được ưa chuộng và có lượng truy cập lớn hơn mặc dù hơi khó truy cập nhất.

- ZingMe lại được nhận xét là có nhiều game giải trí và có giao diện đẹp, tuy có phần không nổi tiếng và là vẫn mang tính Việt Nam.

Đồ thị 4.3.Mức độ hài lòng về các trang mạng xã hội đã và đang sử dụng

- Google Plus được cho là an toàn và dễ truy cập tuy ít phù hợp với giới trẻ và ít được ưa chuộng. Yahoo 360 Plus là mạng xã hội nổi tiếng, uy tín, dễ kết nối chia sẻ và chuyên về blog.

- Nói về thói quen khi truy cập mạng xã hội, đồ thị 4.3 cho ta thấy 3 thói quen thường xuyên nhất là: cập nhật thông tin hoạt động từ bạn bè, chia sẻ trạng thái hoạt động và chia sẻ, đánh dấu hình ảnh. Thói quen không thường xuyên nhất là viết blog.

- Mặt khác, bạn trẻ tham gia vào mạng xã hội có vẻ ít quan tâm và không tin vào những thông tin trên đó và thường khó tìm được thông tin mình cần. Bảng 5.1 cho ta thấy rõ điều này.

- Đối tượng học sinh thường quan tâm nhiều đến các quảng cáo trên Mạng xã hội hơn so với sinh viên và nhân viên văn phòng. Lứa tuổi càng lớn thì họ lại càng ít quan tâm hơn đến các quảng cáo trên Mạng xã hội .

4.6. Đánh giá về thông tin trên mạng xã hội và những sản phẩm dịch vụ đƣợc mua qua mạng.

Khi đánh giá về các phát biểu liên quan đến thông tin và sản phẩm dịch vụ trên mạng xã hội, với mức độ từ 1 đến 5 tương ứng là Rất không đồng ý và hoàn toàn đồng ý, được kết quả cụ thể như sau.

- Về mức độ dễ dàng tìm được thông tin trên mạng xã hội, có 31.7% không đồng ý, 9.1% rất không đồng ý, 32.9% cảm thấy bình thường và có đến 26.3% là đồng ý và rất đồng ý cho rằng có thể dễ dàng tìm được những thông tin mình cần trên mạng xã hội.

- Thứ hai, về mức độ quan tâm và thường xem quảng cáo trên mạng xã hội, khi phân tích theo giới tính ta thấy một phần nam giới có tỷ lệ đồng ý (14.3%) và hoàn toàn đồng ý (3.6%) cao hơn nữ giới (12.5% và 1.3%).

Tần số % % Tích lũy

Hoàn toàn không đồng ý 34 20.7 20.7

Không đồng ý 46 28.0 48.8

Bình thường 58 35.4 84.1

Đồng ý 22 13.4 97.6

Hoàn toàn đồng ý 4 2.4 100.0

Tổng 164 100.0

-Thứ ba, về sự tin tưởng vào thông tin trên mạng xã hội, phân tích theo giới tính, ta thấy tỷ lệ nam hoàn toàn tin vào thông tin trên mạng xã hội cao hơn nữ. Mặt khác khi phân tích theo độ tuổi, nhóm tuổi từ 26-30 ít tin vào thông tin trên mạng xã hội nhất.

Bảng 6.1. Mức độ quan tâm và thường xem quảng cáo trên mạng xã hội

Đồ thị 6.2. Mức độ tin vào thông tin trên mạng xã hội theo giới tính

-Thứ tư, xem xét mức độ bị ảnh hưởng bởi thông tin trên mạng xã hội, dường như càng tin tưởng vào thông tin trên mạng xã hội thì càng bị ảnh hưởng bởi thông tin trên mạng. Cụ thể nam bị ảnh hưởng nhiều hơn nữ, nhóm tuổi từ 15-20 và 21-25 bị ảnh hưởng nhiều hơn nhóm tuổi 26-30.

- Cuối cùng, về mức độ thường mua và sự hài lòng sản phẩm dịch vụ mua qua mạng xã hội. Có ít hơn 75% (40.9% đồng ý và 36.0% hoàn toàn không đồng ý) là không thường mua sản phẩm dịch vụ qua mạng xã hội, nhưng chỉ có 51.2% là không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng về sản phẩm dịch vụ đó. Chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn về các sản phẩm dịch vụ cụ thể và mức độ hài lòng về nó trong phần kế tiếp.

Đồ thị 6.3. Mức độ tin vào thông tin trên mạng xã hội theo độ tuổi.

Đồ thị 6.4. Mức độ thường bị ảnh hưởng bởi thông tin trên mạng xã hội theo giới tính.

Tần số % % Tích lũy

Hoàn toàn không đồng ý 59 36.0 36.0

Không đồng ý 67 40.9 76.8 Bình thường 17 10.4 87.2 Đồng ý 17 10.4 97.6 Hoàn toàn đồng ý 4 2.4 100.0 Tổng 164 100.0 Tần số % % Tích lũy

Hoàn toàn không đồng ý 38 23.2 23.2

Không đồng ý 46 28.0 51.2

Bình thường 57 34.8 86.0

Đồng ý 9 5.5 91.5

Hoàn toàn đồng ý 14 8.5 100.0

Tổng 164 100.0

4.7. Mức độ mua hàng qua mạng và những sản phẩm thƣờng mua.

- Trong số 164 đối tượng tham gia trả lời có 138 người đã từng mua hàng qua mạng, tỷ lệ 84%. Trong số các sản phẩm được mua thì phụ kiện thời trang (47.8%) và thời trang (41.3%) là hai loại sản phẩm được nhiều người mua nhất, kế đến là vé xem phim (29%) và mỹ phẩm (28.3%); nhà cửa đất đai (0.7%) và nội thất đồ gia dụng (1.4%) ít được mua nhất.

Bảng 6.2. Mức độ thường mua sản phẩm dịch vụ qua mạng xã hội

- Các sản phẩm thường được mua qua mạng nhất là thời trang, tiếp đến là phụ kiện thời trang. Đồ điện tử được mua thường xuyên hơn vé xem phim. Bốn loại sản phẩm không được mua thường xuyên đó là đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất gia dụng, nhà cửa đất đai và cuối cùng là dịch vụ du lịch.

Đồ thị 7.1.Sản phẩm dịch vụ được mua qua mạng.

- Nam giới quan tâm nhiều đến đồ điện tử, điện thoại-máy tính, ôtô-xe máy. Nữ giới thì ngược lại, đa số quan tâm đến thực phẩm đồ uống, mỹ phẩm, phụ kiện thời trang. Riêng về thời trang, nam giới thường mua loại hàng này qua mạng nhiều hơn nữ.

-Độ tuổi từ 15-20 thì thường mua sản phẩm thời trang, phụ kiện thời trang, vé xem phim. Từ 21-25 tuổi thì thường mua nhiều phụ kiện thời trang, thời trang và đồ điện tử. Từ 26-30 tuổi thường mua nhiều nhất là điện thoại máy tính, mỹ phẩm, thực phẩm đồ uống và đồ điện tử. Qua kết quả trên ta thấy rằng giới trẻ ngày nay tham gia vào các mạng xã hội quan tâm nhiều đến các sản phẩm như thời trang, điện thoại-máy tính, mỹ phẩm, đồ điện tử, thực phẩm đồ uống, vé xem phim .

Đồ thị 7.3.Sản phẩm dịch vụ thường được mua qua mạng nhất theo giới tính.

4.8. Facebook

- Đồ thị 8.1 cho ta biết các hoạt động được yêu thích nhất trên Facebook, cụ thể là: cập nhật thông tin hoạt động của bạn bè, người thân (33.1%); Chia sẻ và tag hình ảnh (31.9%) và kết bạn mở rộng mối quan hệ xã hội (11.7%).

Đồ thị 8.1.Các hoạt động được yêu thích nhất trên Facebook.

- Về mức độ tham gia các hoạt động trên Facebook, cập nhật thông tin hoạt động của bạn bè, người thân (3.9); kết bạn mở rộng mối quan hệ xã hội (3.5); và viết bình luận (comment) (3.5) là các hoạt động được diễn ra thường xuyên nhất (thang điểm từ 1 đến 5). Điều này cho thấy một mức độ chia sẻ thông tin trên mạng xã hội là khá cao.

- Mặt khác, khi đánh giá mức độ hài lòng về các hoạt động trên Facebook, các hoạt động liên quan đến việc chia sẻ thông tin được đánh gia là có mức hài lòng cao hơn, cụ thể ba hoạt động được giới trẻ hài lòng nhất là cập nhất trạng thái hoạt động từ bạn bè, người thân, viết bình luận và chia sẻ trạng thái hoạt động.

Đồ thị 8.3.Mức độ hài lòng về các hoạt động c trên Facebook. Đồ thị 8.3.Mức độ diễn ra các hoạt động trên Facebook.

- Chỉ có 17.2% người tham gia Facebook có bạn bè trên tài khoản của mình dưới 100, khoảng 100-200 bạn bè chiếm tỷ lệ cao nhất (tỷ lệ 33.5%), từ 200-300 chiếm tỷ lệ 15.3%; từ 300-400 bạn chiếm tỷ lệ 23.8%; 400-500 chiếm tỷ lệ 1.2%; trên 500 chiếm 8.6%.

Bảng 8.1. Số lượng bạn bè trên Facebook

Tần số % % Hợp lệ % Tích lũy Hợp lệ < 100 28 17.1 17.2 17.2 100 - 200 55 33.5 33.7 50.9 200 - 300 25 15.2 15.3 66.3 300 - 400 39 23.8 23.9 90.2 400 - 500 2 1.2 1.2 91.4 > 500 14 8.5 8.6 100.0 Tổng 163 99.4 100.0 Khuyết 1 .6 Tổng 164 100.0

Đối tượng kết bạn thường là bạn đã quen từ trước (87.1%), bạn cùng trường, cung công ty, cùng quê (66.9%) .

Bảng 8.2. Đối tượng kết bạn trên Facebook

Tần số Tỷ lệ

Đối tượng kết bạn trên Facebook

Bạn đã quen từ trước 142 87.1%

Bạn của bạn 90 55.2%

Nghệ sĩ, người nổi tiếng 16 9.8%

Bạn cùng trường, công ty, quê

109 66.9%

Đối tượng khác 0 .0%

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỜI Ý MỞ TỪ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5.1. Kết luận.

Giới trẻ ngày nay quan tâm, chia sẻ kết nối hơn với mọi người xung quanh nhiều hơn, mức độ sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng khiến giới trẻ trở thành những khách hàng

tiềm năng cho các doanh nghiệp trong truyền thông tiếp thị qua mạng xã hội- công cụ hiệu quả thay cho các công cụ truyền thống.

Qua kết quả nghiên cứu, giới trẻ hiện nay dành nhiều thời gian để vào mạng xã hội tuổi càng nhàn rỗi càng lơn càng dành nhiều hơn. Cập nhật tin tức, chia sẻ thông tin và bình luận về những thông tin đó là những việc thường xuyên nhất trên mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng. Vì thế quảng cáo trên mạng xã hội sẽ có hiệu quả cao vì lúc nào cũng được người dùng quan tâm và lan truyền với một tốc độ cực nhanh, điều này cũng có nghĩa là nếu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp không tốt thông tin xấu cũng sẽ được lan truyền đi nhanh chóng. Như thế doanh nghiệp cần tạo được uy tín, sự biết đến và sự tin tưởng từ các đối tượng tham gia mạng xã hội.

Giới trẻ hiện nay tiếp cận Mạng xã hội bằng nhiều mục đích khác nhau, nhưng đa số là do để giữ liên lạc, một phần không nhỏ là để cập nhật thông tin và dịch vụ. Facebook, ZingMe, Yahoo 360 Plus và Google Plus là những mạng xã hội được nhiều người dùng thích nhất . Facebook được cho là mạng xã hội có nhiều thông tin quảng cáo, thường cập nhật tin tức mua bán, được ưa chuộng và phù hợp với giới trẻ nhất. Tiếp đến là ZingMe tuy không nổi tiếng bằng nhưng cũng được đánh giá đứng thứ hai trong các tính năng này. Yahoo 360 Plus thì uy tín hơn và chuyên để viết blog, trong khi Google Plus thì an toàn và rất dễ truy cập.

Hầu hết người dùng mạng xã hội đều quan tâm đến các quảng cáo trên mạng xã hội. Nam giới tin tưởng và bị ảnh hưởng nhiều với các thông tin trên mạng xã hội hơn, lứa tuổi càng cao càng ít tin và ít bị ảnh gưởng với thông tin trên mạng xã hội.

Hiện nay, giới trẻ quan tâm vào các sản phẩm công nghệ, thời trang, với xu hướng chạy theo công nghệ, tuy nhiên thời trang, mỹ phầm và phụ kiện thời trang vẫn là những sản phẩm được mua thường xuyên nhất, nhiều nhất.

Sự xuất hiện của mạng xã hội với những tính năng, nguồn thông tin phong phú, đa dạng, đã thật sự đi vào đời sống của cư dân mạng.Với những chức năng đa dạng kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo các thành viên, mạng xã hội ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối sống,… của một bộ phận giới trẻ ngày nay.

Truyền thông tiếp thị thực sự là một công cụ hiệu quả trong việc quảng cáo sản phẩm của mình đến tay người dùng một cách nhanh nhất với chi phí rẻ nhất. Việc truyền thông tiếp thị trong giai đoạn mới mẻ này chỉ thực sự có hiệu quả đối với một số ngành nghề kinh doanh những mặt hàng nhỏ, chi phí thấp bởi người dùng chưa hoàn toàn tin tưởng vào việc mua hàng qua mạng, để khách hàng thực sự quen, tin tưởng với

Một phần của tài liệu Mạng xã hội facebook và hướng mới trong truyền thông tiếp thị (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)