1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật môi trường việt nam

149 444 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CHƯƠNG I

TONG QUAN VE PHAP LUAT BAO VE MOI TRUONG O VIET NAM

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,

sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với mơi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường;

khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng

sinh hoc’

Một trong những công cụ quan trọng để phân công trách nhiệm giữa các tổ

chức, cá nhân trong xã hội trong việc bảo vệ môi trường chính là pháp luật Hệ

thống các quy phạm pháp luật quy định quyên và nghĩa vụ của các tô chức, cá nhân

trong hoạt động bảo vệ môi trường tạo thành pháp luật bảo vệ môi trường

Pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam được cấu thành bởi hệ thống

các quy phạm pháp luật nằm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều

tầm hiệu lực pháp luật khác nhau từ Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh đến các văn bản

do Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương ban hành

Điều 29 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã quy định: “Cơ quan nhà nước,

đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các

quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi

trường Nghiêm cam mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường” Đây là quy định mang tính hiến định, tạo cơ sở cho việc xác định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 gồm 136 điều được chia làm 15

chương quy định những vấn đề quan trọng sau đây:

1 Phạm vi, đối tượng điều chỉnh, nguyên tắc, chính sách về bảo vệ môi trường của Việt Nam;

Trang 2

quanh; các yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải; việc ban hành và công bố áp đụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia;

3 Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam

kết bảo vệ môi trường:

- Đối với việc đánh giá môi trường chiến lược: quy định rõ các đối tượng, chủ thể phải lập và nội dung cúa báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cũng như cơ quan có thẩm quyên thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

- Đối với việc đánh giá tác động môi trường: quy định rõ các đối tượng,

chủ thể phải lập và nội dụng của báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như cơ quan có thấm quyển thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện báo cáo tác động môi trường;

- Đối với cam kết bảo vệ môi trường: quy định rõ đối tượng phải lập bản

cam kết, nội dụng bản cam kết, trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện

bản cam kết bảo vệ môi trường

4 Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên: gy định việc điều

tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo tôn thiên

nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; bảo

vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên

nhiên; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trường; xây dựng thói quen tiêu dùng thán thiện với môi trường

5 Các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,

dich vu: guy dinh trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong

họat động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ môi trường đối với làng nghề; bảo vệ môi trường

đối với bệnh viện, cơ sở y tế khác; bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng:

Trang 3

trong nuôi trồng thúy sản; bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng; xứ lỷ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường;

6 Các yêu cầu và biện pháp bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư: gy định việc quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư; yêu cẩu về bảo vệ

môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung; bảo vệ môi trường nơi công cộng; yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình; tổ chức tự quản về bảo

vé mdi truong;

7 Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác:

- Bảo vệ môi trường biển: gwy định nguyên tắc bảo vệ môi trường biển; bảo tôn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển; kiểm soát, xử lỷ ô nhiễm môi trường biển; tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cơ mơi trường trên biển;

- Bảo vệ môi trường nước sông: quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông; kiểm sốt, xử lý ơ nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông; trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông; tô chức bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông;

- Bảo vệ môi trường các nguồn nước khác: Bảo vệ môi trường nguôn nước hỗ, ao, kênh, mương, rạch; Bảo vệ môi trường hỗ chứa nước phục Vụ mục

đích thuỷ lợi, thủy điện; Bảo vệ môi trường nước dưới đất;

§ Quản lý chất thải:

- Quy định chung về quản lý chất thải: rách nhiệm quản lý chất thái; thu

hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ, tái chế chất thải; trách nhiệm

của ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải;

- Các biện pháp quản lý chất thải nguy hại: /ập hô sơ, đăng ký, cấp phép

và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại; phân loại, thu gom, lưu giữ tạm

thời chất thải nguy hại; vận chuyển chất thải nguy hại; xử lý chất thải nguy hại; cơ sở xử lý chất thải nguy hại; khu chôn lấp chất thải nguy hại; quy hoạch về thu

gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại;

Trang 4

chế, tiêu húy, khu chôn lấp chất thái rắn thông thường; quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường;

- Các biện pháp quản lý nước thải: /u gom, xử lý nước thải; hệ thống xử

lý nước thải;

- Các biện pháp quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh

sáng, bức xạ: quản lý và kiểm soát bụi, khí thải; quản lỷ khí thải gây hiệu ứng nhà kinh, phá huỷ tầng ô zôn; hạn chế tiếng ôn, độ rung, ánh sáng, bức xa;

9 Phòng ngừa, ứng phó sự cơ mơi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường:

- Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự có mơi trường: phịng ngừa sự có

mơi trường; an toàn sinh học; an tồn hố chất; an toàn hạt nhân và an tồn bức xạ; ứng phó sự có mơi trường; xây dựng lực lượng ứng phó sự cô môi trường;

- Các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường: căn cứ để xác

định khu vực môi trường bị ô nhiễm; khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

10 Quan trắc và thông tin về môi trường: gy định các vấn đề về quan

trắc môi trường; hệ thông quan trắc môi trường; quy hoạch hệ thống quan trắc mơi trường; chương trình quan trắc môi trường; chỉ thị môi trường: bảo cáo

hiện trạng môi trường cấp tỉnh; báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực; báo cáo môi trường quốc gia; thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về mơi trường; cơng bó, cung cấp thông tin về môi trường; công khai thông

tin, đữ liệu về môi trường; thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường;

11 Nguồn lực bảo vệ môi trường: ứuyên truyền về bảo vệ môi trường; giáo dục về môi trường và đào tạo nguôn nhân lực bảo vệ môi trường; phát triển khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp môi trường, xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về môi trường; nguôn tài chỉnh bảo vệ môi trường; ngân sách nhà nước về bảo vệ môi trường; thuế môi trường; phí bảo vệ mơi trường; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động

Trang 5

12 Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường: /hực hiện điều ước quốc tế về môi trường; bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tồn

câu hố; mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường;

13 Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt

Nam và các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường: rách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường;

trách nhiệm của Mặt trận TỔ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên;

14 Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường

thiệt hại về môi trường:

- Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường:

thanh tra bảo vệ môi trường, trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ

môi trường; xử lý vi phạm; khiếu nại, tỐ cáo, khởi kiện về môi trường; tranh

chấp về môi trường;

- Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thối mơi trường: /hiệ? hại đo ô nhiễm, suy thối mơi trường; xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thối mơi

trường; giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; giải quyết bôi thường thiệt hại về môi trường; bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường;

Song song với Luật Bảo vệ môi trường, pháp luật Việt Nam có các quy định về bảo vệ môi trường trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như:

- Luật Đất đai năm 2003;

- Luật Tài nguyên nước năm 1998;

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm năm 2004;

- Luật Dầu khí năm 1993, Luật sửa đôi, bổ sung một số điều của Luật Dầu

khí năm 2000;

- Luật Khống sản năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

khoáng sản năm 2005;

Trang 6

- Luật Di sản văn hoá năm 2001;

- Luật Thuỷ sản năm 2003

- Luật Dé điều 2006

- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001

- Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ cơng trình thuỷ lợi năm 2001

- Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 - Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004

Ngoài ra, quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường hoặc nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tơ chức, cá nhân

cịn tồn tại rải rác trong nhiều đạo luật khác Trong số đó phải kể đến: Luật

doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đấu thầu năm 2005, Luật

Nhà ở năm 2005, Luật Thanh niên năm 2005; Bộ luật hàng hải năm 2005; Luật Du lịch năm 2005; Luật Quốc phòng năm 2005; Luật Giáo dục năm 2005; Luật Điện lực năm 2005; Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 2004; Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004; Luật Hợp tác xã năm 2003; Luật Xây dựng năm 2003; Luật Biên giới quốc gia năm 2003; Luật Hải quan năm 2001; Luật Di sản văn hóa năm 2001; Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001; Luật Giao thông đường bộ năm 2001; Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000; Luật Hàng không

dân dụng năm 1991 (sửa đồi, bổ sung năm 1995)

Để thực hiện các Luật, Pháp lệnh kê trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành hữu quan đã ban hành

nhiều văn bản hướng dẫn có nội dung về bảo vệ môi trường

Các văn bản này tập trung vào giải quyết các nội dung sau: quy định hệ

tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; quy định quy trình đánh giá tác động môi trường; quy định về giấy phép môi trường; quy định về thanh tra môi trường;

quy định về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường: quy định về các thiết chế bảo vệ môi trường (tổ chức, bộ máy, phân

công nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo vệ môi trường)

Trang 7

trường từ luật, pháp lệnh cho đến thông tư, quyết định của các Bộ ngành, trong

đó có khoảng 462 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực (bao gồm 59 Luật,

16 Pháp lệnh, 11 Nghị quyết của QH, UBTVQH, CP, Nghị quyết liên tịch; 71

Nghị định; 96 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 27 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 61 Thông tu của bộ, ngành; 43 Thông tư liên tịch; 78 Quyết định của

Bộ trưởng các bộ, ngành)” Ngoài ra Việt Nam đã ký kết, gia nhập khoảng 50

điêu ước quôc tê liên quan đên bảo vệ môi trường

Bảng thống kê

STT Loại văn bán Tổng số | Sốvăn | Sốvăn | Chưa

đã được | bán còn | bảnhết | xác định

ban hiệu lực | hiệu lực

hành 1 | Luật 125 59 66 2_ | Pháp lệnh 29 16 13 3 |Nghị quyét cia QH,| 49 11 24 14 UBTVQH, CP, Nghị quyết liên tịch 4_ | Nghị định 1160 96 72 2

5 | Quyết định của Thủ tướng

Chính phủ 112 7I 22 19

6 |Chỉ thị của Thủ tướng

Chính phủ 73 27 31 15

7 | Thong tu cua bd, nganh 82 61 11 10

8 | Thông tư liên tịch 79 43 13 23

9 | Quyết định của Bộ trưởng

các bộ, ngành 143 78 46 19

Tổng cộng 852 462 298 102

Trang 8

I DAC TRUNG CUA HE THONG VAN BAN PHAP LUAT VE BAO VE MOI

TRUONG O VIET NAM

Xuất phát từ tính chất của quan hệ pháp luật bảo vệ môi trường là đa dạng

về chủ thê tham gia quan hệ, Đa dạng về khách thê quan hệ pháp luật và đa dang

về nội dung quan hệ pháp luật nên hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam có hai đặc thù sau:

1 Pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam được xây dựng trên một cơ

sở chính trị nhất quán và vững chắc

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định rõ, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống cịn khơng chỉ của nước ta mà còn của cả nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xố đói, giảm nghèo ở mỗi quốc gia và cuộc đấu tranh vì hồ bình, tiến bộ của xã hội trên phạm vi

toàn thế giới Nhằm định hướng cho công tác bảo vệ môi trường, thúc đây các

cấp, ngành đổi mới nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác bảo vệ môi trường, tăng cường ý thức pháp luật và ý thức tự giác của quần

chúng trong bảo vệ và gìn giữ môi trường, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật bảo vệ môi trường, Bộ Chính trị đã ban hành hai văn bản quan trọng về công tác

bảo vệ môi trường, đó là Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện

đại hố đất nước và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính

trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hố đất nước Có

thể nói hai văn bản quan trọng này đã thể hiện quyết tâm chính trị của Dang ta

trong việc bảo vệ mơi trường, đặt nền móng về mặt chính tri cho việc xây đựng

hệ thống chính sách pháp luật, thể chế và cơ chế bảo đảm thực thi hiệu quả

nhiệm vụ về bảo vệ môi trường

Định hướng của Đảng ta trong việc bảo vệ môi trường vừa có tầm nhìn

chiến lược, vừa rất rõ ràng trong phương châm hành động ở cả tầm vĩ mô và vi

mô; tạo thành một cơ sở chính trị vững chắc cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

Trang 9

của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ơn định

chính trị, an ninh quốc gia và thúc đây hội nhập kinh tế quốc tế

- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững

- Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tô chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí

quan trọng của xã hội văn minh và là sự tiếp nối truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của ông cha ta

- Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế

tác động xấu đối với mơi trường là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục

suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư

của Nhà nước với đây mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp

tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với phương pháp truyền thống

- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các

cấp uỷ Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

Cùng với Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, hàng loạt các Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tổ chức chính trị xã

hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ban hành nhằm phát huy vai trò rộng lớn của toàn thể xã hội, phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước góp phần

bảo vệ, gìn giữ làm trong sạch lành mạnh mơi trường Có thể kế đến như:

+ Nghị quyết liên tịch số 01/⁄2004/NQLT-MTTQ-BTNMT ngày 28/10/2004 giữa Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài

Trang 10

+ Nghị quyết liên tịch số 01/2004/NQLT-TLĐ-BTNMT ngày 15/11/2004

giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường về

việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững

+ Nghị quyết liên tịch số 01/2004/NQLT-LKH-BTNMT giữa Liên hiệp

các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường về

việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững

+ Nghị quyết liên tịch số 01/2005/NQLT-HPN-BTNMT ngày 07/01/2005

giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc

phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững

+ Nghị quyết liên tịch số 02/2005/NQLT/HND-BTNMT ngày 13/02/2005

giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phối hợp

hành động bảo vệ môi trường và quản lý, sử dụng đất đai

Chủ trương, định hướng của Đảng, sự liên kết xã hội thể hiện ở các Nghị

quyết liên tịch nêu trên giữa cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, tổ

chức xã hội - nghề nghiệp trước hết, nhằm tạo sự chuyền biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường, đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo,

điều hành, tổ chức, triển khai công tác bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường

được coi là sự nghiệp của mọi người, mọi nhà, mọi cơ quan, tổ chức, đoàn thể

trong xã hội

2 Pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam có tính thống nhất trong sự liên kết với pháp luật chuyên ngành

Điều 29 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi

trường” Đây là quy định mang tính hiến định, tạo cơ sở cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ quyền hạn của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường

Theo quan điểm bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là bộ phận cấu

Trang 11

với môi trường, khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện môi trường;

quy định và giới hạn hành vi của các chủ thể xã hội trong quá trình khai thác, sử

dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

Để đảm bảo được yêu câu trên, pháp luật bảo vệ môi trường giải quyết được mối tương quan giữa Luật gốc và các Luật chuyên ngành Luật Bảo vệ môi

trường năm 1993, cũng như Luật Bảo vệ mơi trường năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006) được coi là hạt nhân của hệ thống pháp luật bảo vệ

môi trường, là nguồn cơ bản nhất của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam,

thể chế hoá quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ

môi trường Luật Bảo vệ môi trường quy định bao quát việc bảo vệ tài nguyên

thiên nhiên và các thành tố của mơi trường nói chung mà không phụ thuộc vào các thành tố đó là loại tài nguyên thiên nhiên nào, do ai sử dụng và mục đích sử

dụng của từng thành tố môi trường Bảo vệ môi trường được xác định là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức và theo phương châm phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường, duy trì mơi trường ở trạng thái cân bằng, bền vững

Song song với Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, tương ứng với từng thành tố của môi trường, chúng ta lại có các quy định pháp luật về bảo vệ môi

trường trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác

Trong pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường

năm 2005 quy định những nguyên tắc chung, cơ bản, biện pháp và cách thức bảo vệ môi trường Các văn bản pháp luật chuyên ngành dựa trên các nguyên tắc pháp lý và những quy tắc chung đó để cụ thể hoá việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như: đất, nước, rừng, biển, tài nguyên rừng, khoáng sản trong long dat, thé

giới động vật, thực vật, bầu khí quyền

Bên cạnh việc tích cực, chủ động hoàn thiện pháp luật liên quan đến bảo

vệ môi trường, nước ta đã từng bước tham gia vào các Công ước quốc tế về bảo

3 Luật Đất đai năm 2003, quy định về việc quản lý, sử dụng và bảo vệ đất đai; Luật Tài nguyên nước năm 1998, quy định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; Luật Bảo vệ và phát triên rừng năm 2004 quy định

việc khai thác, sử dụng, bảo vệ rừng và tài nguyên rừng; Luật Dầu khí năm 1993 (sửa đổi, b6 sung nam 2000,

2008); Luật Khoáng sản năm 1996 (sửa đổi, bỗ sung năm 2005) quy định việc thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản; Bộ luật Hàng hải năm 2005; Luật Thuỷ sản năm 2003; Luật Di sản văn hoá năm 2001; Luật Đê điều năm 2006; Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001; Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ cơng trình thuỷ lợi năm 2001; Ngoài ra, các quy định về bảo vệ mơi trường cịn được ghi nhận trong Bộ luật Dân

Trang 12

vệ môi trường” Việc phê chuẩn các công ước này là cơ sở tiền đề quan trọng thúc đây hội nhập của pháp luật Việt Nam với những tiêu chuẩn và quy phạm

phố biến của pháp luật quốc tế; điều chỉnh hoạt động của con người tác động

vào tự nhiên, gây ảnh hưởng đến môi trường

II PHAM VI VA DOI TUQNG DIEU CHINH CUA PHAP LUAT BAO VE MOI TRUONG O VIET NAM

Pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam rộng về phạm vi, đa dạng về đối tượng điều chỉnh Xuất phát từ đặc thù môi trường là một khái niệm rộng lớn, đa dạng và cấu thành từ nhiều thành tố, bao gồm: khơng khí, nước, đất, âm thanh,

ánh sáng, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư,

khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác Các thành tố mơi trường có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, một thành tố bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến

các thành tố khác của môi trường Cho nên, bảo vệ môi trường không những là

việc bảo vệ đồng thời các thành tố của môi trường như gìn giữ, khắc phục sự suy thối mơi trường, các sự có có thể xảy ra, mà còn phải có quy định giới hạn, quy định cách thức, tiêu chuẩn hành vi của con người khi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên môi trường sao cho không để lại hậu quả bắt lợi đối với môi trường thiên nhiên Vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc

phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai

thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

Với cách hiểu như trên, pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta bao gồm các quy định pháp luật nhằm bảo vệ hiệu quả môi trường và các thành tố của nó, đồng thời, Nhà nước cũng ban hành các quy định giới hạn hành vi, xác

định nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác, sử dụng tài

nguyên thiên nhiên - các thành tố của môi trường Bảo vệ môi trường được coi là sự nghiệp của tồn dân Do đó, có thể thấy quan hệ xã hội mà pháp luật bảo

Trang 13

vệ môi trường điều chỉnh rất đa dạng và phức tạp, có thể nhóm thành các nhóm như sau:

- Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng các thành tố mơi trường;

- Nhóm quan hệ hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường:

- Nhóm quan hệ về các biện pháp khắc phục suy thối mơi trường, ơ

nhiễm mơi trường, phòng chống sự cố mơi trường;

- Nhóm quan hệ về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực môi trường, xử lý

vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường;

- Nhóm quan hệ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường

Xét về mặt phạm vi, việc điều chỉnh pháp luật đối với quá trình sử dụng,

khai thác và bảo vệ các thành tố môi trường rất rộng Dường như, tất cả các

ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam đều tham gia ở mức độ khác nhau

vào việc điều chỉnh các quan hệ môi trường và các quan hệ liên quan đến bảo vệ môi trường Cụ thể:

- Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước,

Luật Khoáng sản điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội liên quan đến quá trình khai thác, sử đụng các thành tô môi trường Đây là những lĩnh vực pháp luật ra đời và phát triển sớm hơn so với pháp luật bảo vệ môi trường Điều này cũng chứng

minh một thực tế là, trước đây, con người chỉ quan tâm đến việc khai thác, sử

dụng tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên, cho đến nay pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và pháp

luật bảo vệ mơi trường đã có sự giao thoa nhất định Việc khai thác, sử dụng hợp

lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người tuân theo

các giới hạn đã được pháp luật quy định cũng chính là thực hiện hoạt động bảo

vệ môi trường

- Những quan hệ xã hội hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường, các quan hệ phát sinh từ các hoạt động phòng chống, khắc phục suy

thối, ơ nhiễm và sự cố môi trường là đối tượng trực tiếp và thuộc phạm vi điều

Trang 14

- Pháp luật đân sự quy định và điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các chủ

sở hữu tài sản trong quá trình thực hiện quyền sở hữu, hoặc thực hiện các nghĩa vụ dân sự của mình khơng gây ô nhiễm môi trường; xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các hành vi gây ô nhiễm, suy thối mơi trường

- Pháp luật thương mại quy định và điều chỉnh các hành vi, quan hệ

thương mại có liên quan đến việc bảo vệ môi trường, như việc sản xuất, kinh

doanh hàng hóa khơng được gây ô nhiễm môi trường, không sản xuất, kinh doanh sản phâm, hàng hóa thuộc danh mục cắm kinh doanh do gây hại cho sức khỏe của con người hoặc cho môi trường

- Pháp luật tài chính - ngân hàng điều chỉnh các quan hệ tài chính - tín dụng, nguồn lực quan trọng để thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường

- Pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ về phân công trách nhiệm, xác định nghĩa vụ, quyền hạn và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý

nhà nước về bảo vệ môi trường: xác định trách nhiệm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

- Pháp luật hình sự quy định về các tội phạm môi trường, trách nhiệm hình sự của các chủ thể có hành vi cấu thành tội phạm về môi trường

- Pháp luật tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự quy định về

trình tự, thủ tục tố tụng để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực môi trường, xử lý

các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ mơi trường

Có thể nói rằng, pháp luật về bảo vệ môi trường chứa đựng nhiều quy

phạm pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau, như luật dân sự, luật hành chính, luật hình sự, luật tài chính, luật thương mại , các quy phạm pháp luật nêu trên

mặc đù đang tồn tại trong nhiều ngành luật khác nhau nhưng lại có mối liên hệ

chặt chẽ, thống nhất với nhau và tạo thành một tập hợp mới trong hệ thống pháp

luật nói chung” Hệ thống pháp luật mơi trường có ảnh hưởng, tác động trực tiếp

đến hầu hết các lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, là một nội dung

quan trọng của chiến lược phát triển bền vững, đóng vai trị là “cán cân” bảo đảm cho sự thăng bằng giữa nhu cầu phát triển kinh tế đất nước với nhu cầu bảo

Trang 15

vệ chất lượng môi trường sống của con người, đảm bảo cho đất nước được phát

triển một cách bền vững

Pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam đa dạng về nguồn pháp luật Đặc

điểm này không chỉ bắt nguồn từ tính đa dạng trong cách thức, biện pháp tác động của pháp luật đến các quan hệ xã hội mà còn bắt nguồn từ yếu tố lịch sử và yếu tố quy mô của hoạt động bảo vệ mơi trường Có thê kể đến một số hình thức pháp luật và cơ sở của hình thức pháp luật trong lĩnh vực môi trường như sau:

- Tập quán pháp: Do nhu cầu bảo vệ chất lượng môi trường sống xuất hiện từ rất sớm trong đời sống xã hội cộng đồng của người dân nên những thói quen,

những tập tục liên quan đến lĩnh vực này cũng đã có được bề dày lịch sử Có

những thói quen, tập tục gây ảnh hưởng xấu đến môi trường như du canh, du cư,

có thói quen, tập tục có tác dụng bảo vệ môi trường như khái niệm về rừng cấm,

rừng thiêng được người dân tuyệt đối bảo vệ” Bởi vậy, việc lưu giữ và khôi phục

những tập quán tốt đẹp trong lĩnh vực môi trường thông qua các luật tục, hương

ước, quy ước về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường là rất cần thiết

- Văn bản quy phạm pháp luật: Là hình thức pháp luật cơ bản trong lĩnh

vực bảo vệ môi trường và chúng đang được hoàn thiện cả về số lượng và chất

lượng Như đã đề cập ở trên, các quy định về môi trường được đề cập trong rất

nhiều các văn bản pháp luật khác nhau từ Hiến pháp đến các đạo luật về bảo vệ

môi trường, các văn bản luật đơn ngành điều chỉnh từng thành tố của môi trường

tới các văn bản luật thuộc các ngành luật khác

- Điều ước quốc tế về môi trường Do tính chất tồn cầu của vấn đề môi trường nên bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của các quốc gia, và điều

ước quốc tế là hình thức pháp lý cơ bản thê hiện mối quan hệ đó Vai trò của các

điều ước quốc tế trong việc điều chỉnh vấn đề môi trường trong mỗi quốc gia tuỳ

thuộc vào các quy định cụ thể của mỗi nước về việc kí kết và thực hiện điều ước

quốc tế đó Với nhiều nước, điều ước quốc tế nói chung, điều ước quốc tế về mơi

trường nói riêng được xem là “luật cứng”, nghĩa là khi có hiệu lực, điều ước quốc

tế “tự động” có giá trị điều chỉnh trực tiếp các quan hệ bảo vệ môi trường phát

sinh trong nước đó mà khơng cần phải qua bước chuyền hoá thành các quy phạm

pháp luật quốc gia

Trang 16

Ngồi ra thơng lệ quốc tế trong lĩnh vực môi trường cũng được áp dụng phô biến trong những trường hợp giải quyết xung đột, tranh chấp về môi trường,

đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến khai thác tài nguyên sinh vật biển

giữa các quốc gia ven biển; tranh chấp về đòi bồi thường từ sự cố tràn dầu; tranh chấp phát sinh từ việc tiến hành các dự án phát triển có liên quan đến quyền sử

dụng chung nguồn nước quốc tế

Từ các đặc thù nêu trên, nhìn ở nhiều góc độ khác nhau hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường được hình thành từ những mảng ghép sau:

HE THONG PHAP LUAT VE

BAO VE MOI TRUONG

Kiểm soát ô Bảo vệ Bảo vệ môi Chế tài Quy định Cơ chế

nhiễm các thành trường theo xử lý vi a "hệ tài chính

+ Hệ thống tiêu tố môi khu vực hoặc phạm: thống, tổ cho công

chuẩn môi trường theo hoạt động + Trách chúc và tác bảo

trường + Đất khai thác cụ nhiệm hoạt vệ môi

+ Quản lý chất + Nước thê: SỐ dân sự don trường

thải, xử lý chất + Không + Bảo vệ môi + Xử lý nản “lý + chỉ sự thai khi trường khu vi phạm nhà nước nghiệp

+ Đánh giá tác + Tài vực: đơ thí, hành À ải + Công

động môi nguyên, nông thôn, khu chính - cụ kinh

trường, đánh khống cong nghiệp, + Truy + Ẩ tế

giá môi trường sản khu làng nghệ cứu

chiến lược + Bảo vệ môi trách quan ly

trường theo nhiệm aun Go

hoat dong khai hình sự

thác: du lịch, quan có dầu khí, thuỷ trách sản, khai thác nhiệm khai thác phôi hợp khoáng sản, y ~ Thanh tế, xây dựng a kiem

Il NGUYEN TAC DIEU CHINH PHAP LUAT TRONG LINH VUC MOI

TRUONG O VIET NAM

Có thể nói rằng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam đã

Trang 17

Thứ nhất, bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế

và bảo đảm tiến bộ xã hội dé phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường

quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu

Nguyên tắc này là sự thể chế hóa quan điểm của Đảng ta về bảo vệ môi

trường đã từng được ghi nhận trong Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị

(Khóa VIII) và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Nghị quyết số 41-NQ/TW Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống

còn của nhân loại; là nhân tô bảo đám sức khóe và chất lượng cuộc sống của

nhân dân; góp phân quan trọng vào việc phát triển kinh tê-xã hội, ổn định chính

trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta” “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bên vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế-xã hội của từng ngành và từng địa phương Khắc

phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế-xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường Đầu tư cho bảo vệ môi trường là dau tu cho phát triển bên ving”

Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” cũng nêu rõ “Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, là cơ sở quan trọng

bảo đảm phát triển bền vững đất nước Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ,

hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Đầu tư bảo vệ môi trường là đâu tư cho phát triển bền vững ”

Thứ hai, bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách

nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

Nghị quyết số 41-NQ/TW khắng định rõ “Bảo vệ môi trường là quyển lợi

và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chỉ quan trọng của xã hội văn mình và là sự

nỗi tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của cha ông ta” “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa

ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cán có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chế của các

Trang 18

cấp úy đảng, sự quản lý thông nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt

trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân”

Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia của Việt Nam còn nêu rõ “Bảo vệ

môi trường mang tính quốc gia, khu vực và tòan câu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”

Thứ ba, hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phịng ngừa

là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi

trường Đây là nguyên tắc nhất quán trong chính sách, pháp luật bảo vệ môi

trường của Việt Nam đã được khẳng định trong nhiều văn kiện chính trị, pháp lý quan trọng của nước ta

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính tri khang định

rõ “bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy

thoái, cải thiện môi trường và bảo tôn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đẫu tư của

Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống ”

Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia của Việt Nam cũng nêu rõ “áo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài Coi phịng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm sốt ơ nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường, tiễn hành có trọng tâm, trọng điểm; coi khoa học và công nghệ là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường ”

Thứ tư, bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên,

văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai

đoạn Điều này đòi hỏi việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế trong việc bảo vệ mơi trường phải tính tới các đặc điểm đặc thù về tâm lý, xã hội, trình độ phát triển,

các điều kiện tự nhiên của Việt Nam, không thé dập khn, sao chép máy móc

kinh nghiệm của nước ngoài

Thứ năm, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ơ nhiễm, suy thối mơi

trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm

Trang 19

pháp luật bảo vệ môi trường của nước ta kế từ khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường lần đầu tiên vào năm 1993 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 cũng quy định rõ: “7ổ chức, cá nhân sử dụng thành phần mơi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính

cho việc bảo vệ môi trường Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”

Ngoài các nguyên tắc kể trên, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia của Việt Nam còn khắng định nguyên tắc “Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật di đôi với việc nâng cao nhận thức

và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội về bảo vệ môi trường ”

Những nội dung cơ bán trong chính sách cúa Nhà nước về báo vệ môi

trường đã được khắng định tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 Theo

quy định này, chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay gôm các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng

đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường;

Thứ hai, đây mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các

biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường;

Thứ ba, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng

lượng sạch, năng lượng tái tạo; đây mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải;

Thứ tư, ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý

các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ơ nhiễm, suy thối; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư;

Thứ năm, đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các

nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chỉ riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm;

Thứ sáu, nhà nước có chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính

Trang 20

Thứ báy, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyên giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ mơi

trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường;

Thứ tám, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy

đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ mơi trường: khuyến khích tổ chức, cá nhân

tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường;

Trang 21

CHUONG II

THUC TRANG PHAP LUAT BAO VE MOI TRUONG O VIET NAM

I.NHỮNG THÀNH TỰU

Có thể nói, về mặt xây dựng thể chế, thời gian qua, công tác xây dựng,

hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm

Số lượng hàng chục Luật, Pháp lệnh, hàng trăm Nghị định, Quyết định,

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản của các Bộ, ngành hữu quan quy

định khá toàn diện các biện pháp, lĩnh vực bảo vệ môi trường là minh chứng rõ

ràng về điều đó

Khái quát lại, thành tựu trong công tác xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường được thể hiện tập trung ở những điểm sau:

1 Thành tựu chung

1.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã có

tầm hiệu lực pháp lý cao, đú mạnh để điều chính các quan hệ phát sinh trong

lĩnh vực bảo vệ môi trường

Như phần trước đã đề cập, yêu cầu về bảo vệ môi trường được ghi nhận trong Hiến pháp Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trở thành nghĩa vụ hiến định

Thêm vào đó, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo vệ môi

trường, ngồi đạo luật mang tính chất trung tâm - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, cịn có nhiều văn bản ở tầm Luật, Pháp lệnh quy định các biện pháp bảo

vệ từng thành tổ mơi trường Trong số đó, có thể kế đến Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật Tài nguyên nước năm 1998, Luật Khoáng sản năm

1996, Luật Thủy sản năm 2003 v.v

Có thể nói, đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để huy động sự tham gia của các ngành, các cấp và toàn dân tham gia sự nghiệp bảo vệ môi trường

Đề cụ thể hóa các quy định kể trên, nhằm tạo điều kiện đưa các đạo luật

Trang 22

ngành cũng đã ban hành hàng trăm thông tư, chỉ thị, quyết định, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho các hoạt động bảo vệ môi trường

1.2 Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam tương doi

toàn diện

Rà soát các quy định về bảo vệ môi trường chúng ta có thể thấy, những quan hệ xã hội cơ bản phát sinh trong hoạt động bảo vệ môi trường đã được quy

định khá đầy đủ và toàn diện

- Xác định nội dung và phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động

môi trường

Bao gồm quy định về quyền và nghĩa vụ, tổ chức và hoạt động của các cơ

quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ môi trường Các văn bản quy phạm

pháp luật điều chỉnh các quan hệ này tạo thành hệ thống các văn bản điều chỉnh

việc thành lập, tổ chức và hoạt động của hệ thống thiết chế bảo vệ môi trường

Hệ thống các cơ quan bảo vệ môi trường đã được thiết lập ở cả cấp trung ương và địa phương, và được lồng ghép vào nhiều cơ quan hữu quan

- Quy định về tiêu chuẩn, định mức bảo vệ môi trường

- Quy định về quan quan hệ giữa một bên là các cá nhân, tổ chức với một

bên là Nhà nước phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường chang han: các quan hệ phát sinh từ hoạt động đánh giá tác động môi trường, áp

dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường; các quan hệ phát sinh từ hoạt động cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường: các quan hệ phát sinh từ hoạt động thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường; các quan

hệ phát sinh trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường

Đối với các nhóm quan hệ xã hội này, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, các

văn bản dưới Luật đã quy định tương đối chỉ tiết và cụ thể

- Quy định xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể xã hội đối với việc bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bảo vệ môi trường trong các khu đô thị và khu dân cư, bảo vệ môi trường biển, nước sông

Trang 23

- Quy định các biện pháp về bảo vệ môi trường trong việc khai thác, sử dụng các thành tố môi trường, các loại tài nguyên, khoáng sản quan trọng Đây

cũng là một điểm thể hiện tính tồn điện của hệ thống quy phạm pháp luật về

bảo vệ môi trường

- Xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội về phòng chống, khắc phục suy thối, ơ nhiễm và sự cố môi trường

- Quy định những nguyên tắc và nội dung cơ bản trong hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

- Quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây

ra Các quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau phát sinh do ý chí của các

bên: quan hệ về bồi thường thiệt hại do việc gây ô nhiễm, suy thoái hay sự cố

môi trường gây nên; quan hệ phát sinh từ việc hợp tác khắc phục thiệt hại do ô nhiễm, suy thối hoặc sự cố mơi trường gây ra; quan hệ phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp môi trường; các quan hệ về tài trợ đối với hoạt động bảo vệ

môi trường Các quan hệ này hiện do các quy định tương ứng trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2005 v.v

- Quy định về việc khen thưởng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Thêm vào đó, nhiều vấn đề mơi trường được coi là tương đối mới đối với

sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam cũng đã có văn bản điều chỉnh Trong số

đó, có thể kế đến Quyết định số 212/2005/QĐ-TTg ngày 26/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các

sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen

Cùng với quy định tại Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, đây là những quy định quan trọng nhằm đảm bảo an toàn sinh học — một trong những vấn đề

môi trường còn khá mới mẻ đối với Việt Nam hiện nay

1.3 Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường Việt Nam đã đảm bao

được tính cơng khai, mình bạch

Có thể nói, hoạt động bảo vệ mơi trường sẽ khó đạt được hiệu quả mong

muốn nếu như thiếu cơ chế huy động sự tham gia rộng rãi của người dân vào

Trang 24

Một trong những biện pháp tạo tiền đề để người dân cùng tham gia hoạt

động bảo vệ môi trường là việc cơng khai hóa các thơng tin về hoạt động bảo vệ môi trường để người dân, các cơ quan thông tắn, báo chí có điều kiện cùng giám sát việc chấp hành pháp luật môi trường của các cơ quan nhà nước, các tổ chức,

cá nhân hữu quan

Đề đáp ứng yêu cầu dân chủ hóa q trình bảo vệ mơi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã bổ sung nhiều quy định quan trọng Hầu hết các thông tin về mơi trường có liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân của cộng đồng dân cư đều được Luật buộc các chủ thể có liên quan cơng khai cho người

dân biết để có ứng xử phù hợp Cụ thể tại các điều Điều 23 Khoản 1 b về trách

nhiệm công khai chủ dự án trong việc đánh giá tác động môi trường, Điều 49

Khoản 5 về trách nhiệm thông báo công khai Quyết: định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Điều 61 Khoản 1 b về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh nơi có lưu vực sông trong việc công khai thông tin các nguồn thải ra sông, Điều 93 Khoản 2b về trách nhiệm thông tin kết quá điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường, Điễều 104 quy định về các loại thông tin, đữ liệu về môi trường

2 Thành tựu trên một số lĩnh vực 2.1 Pháp luật về bảo vệ môi trường đất

Trong quản lý và sử dụng đất đai phải luôn luôn bảo đảm mối quan hệ hài hồ giữa khía cạnh kinh tế và khía cạnh mơi trường (mối quan hệ phát triển bền vững) Hay nói cách khác, trong quản lý và sử dụng đất đai phải luôn chú ý đến

việc bảo vệ môi trường Do vậy, Luật Đất đai năm 2003 đã kế thừa và phát triển

những quy định về đất đai liên quan đến việc bảo vệ môi trường của Luật Đất

đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993 và các văn bản pháp luật khác được ban

hành trước đây Trong lời nói đầu của Luật Đất đai năm 2003 xác định: "Đất đai

là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng" Đây là

định hướng cơ bản cho việc xây đựng các quy định về đất đai nói chung và các

Trang 25

Luật Đất đai năm 2003 đã có các quy định về đất đai liên quan đến việc

bảo vệ môi trường mang tính tồn diện hơn Điều này được thể hiện bằng các đánh giá dưới đây:

Thứ nhất, Luật Đắt đai năm 2003 đã ban hành các quy định cụ thể về đất nông nghiệp trong mối quan hệ với nhiệm vụ bảo vệ môi trường Chắng hạn như

tổ chức được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối nhưng không sử dụng, sử dụng khơng đúng mục đích hoặc sử dụng khơng có hiệu quả thì Nhà nước thu hồi đất để giao cho địa phương đưa vào sử dụng theo quy định (Điều 73); Người sử

dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của

đất; không được chuyên sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản và vào mục đích phi nơng nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thâm quyền cho phép Đối với đất rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ được giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ có nhu cầu và khả năng để bảo vệ và phát triển rừng

(Điều 76) Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển để nuôi trồng thuỷ sản, sản

xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất đã được xét duyệt; bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển; bảo vệ hệ sinh

thái, môi trường và cảnh quan; không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và

giao thông trên biển (Điều 79) Nhà nước khuyến khích tơ chức kinh tế, hộ gia

đình, cá nhân đầu tư đưa đất bãi bồi ven sông, ven biển vào sử dụng (Điều 80)

Nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối để sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và đời sống (Điều 81) Nghiêm

cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đất đai khơng vì mục đích sản xuất (Điều 82)

Điều này cho thấy rằng, các quy định về đất nông nghiệp liên quan đến việc bảo vệ môi trường của pháp luật đất đai trong giai đoạn hiện nay không chỉ dừng lại ở mức độ khái quát như trước đây mà đã bắt đầu quy định chỉ tiết, cụ

thé đối với việc sử dụng từng loại đất nông nghiệp và đặt ra yêu cầu bảo vệ môi

trường cao hơn cho người sử dụng những loại đất này Những quy định trên đây

được ban hành là hết sức cần thiết và kịp thời khi việc sử đụng đất có mặt nước

Trang 26

các khu rừng ngập mặn ven biển để nuôi trồng thuỷ sản, phá hoại nghiêm trọng hệ sinh thái rừng ngập mặn và gây hại cho môi trường ở những khu vực này, đặc

biệt là hạn chế việc sử dụng lãng phí hoặc khơng đúng mục đích đối với tài

nguyên đất

Thứ hai, không chỉ có các quy định về đất nông nghiệp liên quan đến việc

bảo vệ môi trường, pháp luật đất đai hiện hành đã xác lập các nguyên tắc sử dụng đất phi nông nghiệp mà cụ thế là các loại đất ở tại nông thôn và đô thị, đất

khu công nghiệp, đất khu kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm cho việc mở rộng và phát triển không gian đô thị không làm phá vỡ cảnh quan môi trường thiên nhiên bao quanh: Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các cơng trình cơng cộng, cơng trình sự

nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại Việc chuyến

đất ở sang đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và tuân thủ các quy định về trật tự, an

tồn, bảo vệ mơi trường đô thị (Điều 84) Việc quy hoạch đất xây dựng khu

chung cư phải bảo đảm đồng bộ với quy hoạch các cơng trình cơng cộng, bảo vệ môi trường (Điều 85) Đối với những khu vực nằm trong quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phịng, an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền nhưng khơng được làm biến dạng địa hình tự

nhiên (Điều 89) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định , trường hợp chuyển nhượng quyền sứ dụng đất trong khu cơng nghiệp thì người nhận chuyền nhượng phải tiếp tục sử dụng

đất đúng mục đích đã được xác định (Điều 90)

Thứ ba, việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản phải có giấy phép

hoạt động khoáng sản và quyết định cho thuê đất để thăm đị, khai thác khống

sản hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản của cơ quan nhà nước có thâm quyền; Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi

trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người

sử dụng đất trong khu vực và xung quanh; Sử dụng đất phù hợp với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản; khi kết thúc việc thăm đò, khai thác khoáng sản, người

Trang 27

hợp đồng thuê đất (Điều 94) Việc sử dụng đất đề sản xuất vật liệu xây dựng,

làm đồ gốm phải có quyết định cho thuê đất vào mục đích khai thác nguyên liệu

hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất để chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng,

làm đồ gốm của cơ quan nhà nước có thâm quyền; Thực hiện các biện pháp cần

thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống và ảnh hưởng xấu đến môi trường; Khi kết thúc việc khai thác nguyên liệu, người sử dụng đất có trách

nhiệm trả lại đất đúng với trạng thái được quy định trong hợp đồng thuê đất

(Điều 95) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phái quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cat, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất

(Điều 101) Việc khai thác, sử dụng đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định; phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có

liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở

dòng chảy tự nhiên; không gây cản trở giao thông đường thuỷ (Điều 102) Ngoài

ra, Luật Đất đai năm 2003 còn quy định khá cụ thể đối với một số loại đất khác như đất khu công nghệ cao, đất có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đất do cơ sở tơn

giáo sử dụng, đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ Đặc biệt, đối với đất

chưa sử dụng, Luật Đất đai năm 2003 cũng xác định, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt Uỷ ban nhân dân các cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng Nhà

nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận và đầu tư để đưa đất chưa sử đụng vào sử dụng (Điều 103)

Như vậy, pháp luật đất đai hiện hành không chỉ quy định việc sử dụng đất

chuyên dùng phải tuân thủ đúng pháp luật, không gây thiệt hại cho người sử

dụng đất xung quanh mà còn phải đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường

Hơn nữa, trong các quy định hiện hành về đất đai liên quan đến việc bảo vệ môi trường đã bắt đầu chú ý tới việc phòng, chống ô nhiễm và vệ sinh môi trường

khi sử dung dat, đặc biệt là đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa

Thứ tw, Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất liên quan đến

Trang 28

liên quan (Điều 107) Điều này chứng tỏ vấn đề bảo vệ môi trường trong sử

dụng đất đai ngày càng được Nhà nước chú ý điều chỉnh bằng pháp luật

Thứ năm, Quy định xử lý vi phạm pháp luật đất đai liên quan đến việc bảo

vệ môi trường Pháp luật đất đai hiện hành kế thừa các quy định về xử lý vi

phạm pháp luật đất đai liên quan đến việc bảo vệ môi trường được ban hành trước đây, bằng những quy định mang tính khái quát như sau: Người nào lắn, chiếm đất đai, không sử dụng đất hoặc sử dụng không đúng mục đích, chuyển

mục đích sử dụng đất trái phép, huỷ hoại đắt, không thực hiện hoặc thực hiện

không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, các thủ tục hành chính, các quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai, chuyên quyền sử dụng đất trái phép hoặc các hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm

mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của

pháp luật Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nhưng không phải chuyền sang thuê đất hoặc không phải trả tiền sử dung dat ma dé dat bi lấn,

chiếm, thất thốt thì phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất bị lấn, chiếm, thất thoát (Điều

140) Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp

luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyền mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định

nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính

trong quản lý đất đai; thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp

luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị

xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

(Điều 141)

Như vậy, so với các quy định về đất đai liên quan đến việc bảo vệ môi

trường được ban hành trước đây, Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng

dẫn thi hành đã quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường đất

2.2 Môi trường nước

Trong những năm qua, cùng với các chủ trương, chính sách pháp luật về

Trang 29

việc quản lý, sử dụng bảo vệ tài nguyên nước Chúng ta đã và đang xây dựng các “Chiến lược về cấp nước sạch và vệ sinh nơng thơn”, “Chương trình phát

triển nuôi trồng thuỷ sản 1999-2010”, “Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước”

như một chương trình hành đơng trung và dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu

phát triển và triển khai thực hiện các chính sách có liên quan đến tài nguyên nước Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng “Chiến lược quốc gia về tài nguyên

nước” là định hướng cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam phù hợp với các tiêu chí phát triển và chính sách đã được phê duyệt Bên cạnh đó, “Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước”

cũng dùng đề kiếm chứng các tiêu chí và chính sách để có thể đề xuất những nội dung chính sách và pháp luật nhằm điều chỉnh thích hợp q trình quản lý, bảo

vệ, phát triển, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước năm 1999 được coi là cơ sở pháp lý quan trọng, cùng với các quy định pháp luật khác có liên quan tạo thành hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước trong quá

trình khai thác, sử dụng; việc phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác hại khác do nước gây ra đã được luật hoá và xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, cá nhân Ngoài ra, yêu cầu quản lý, bảo vệ,

khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại

do nước gây ra còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật có liên quan, như Luật Khoáng sản 1996 (được sửa đổi, bố sung năm 2005); Pháp lệnh Phòng

chống lụt, bão năm 1993 (sửa đồi, bố sung năm 2000); Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ cơng trình thuỷ lợi năm 2001; Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày

4/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường (thay thế Nghị định 91/2002/NĐ-CP);

Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải; Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 8/1/2007 của Chính phủ Sửa đồi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng

6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải; Nghị định

số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm

Trang 30

Có thể nói rằng, hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước đã được xây dựng, bổ sung và hoàn thiện, đồng thời, phát huy vai trị tích cực trong việ

huy động các nguồn lực của xã hội vào bảo vệ tài nguyên nước Những điểm

tích cực của hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước được biểu hiện ở

những vấn đề chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, hệ thông pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ra đời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tạo lập một khung pháp lý khả thi nhằm quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên nước Với việc ban hành Luật Tài nguyên nước đã từng bước đưa công tác quản lý và sử dụng nước ở nước ta đi dần vào nền nếp; nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nước đi đôi với bảo vệ chống gây ô nhiễm nhiễm bản và làm cạn kiệt các nguồn nước

Thứ hai, pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ra đời cùng với các văn bản

pháp luật khác về bảo vệ đất; bảo vệ rừng; bảo vệ khoáng sản; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật về báo vệ môi trường ở

nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường Điều này khắng định, Đảng và Nhà nước ta không chỉ quan tâm đến việc đây nhanh tốc độ phát triển kinh tế, cải thiện và từng bước nâng cao mức sống cho người dân mà còn rất chú trọng đến

việc khai thác hợp lý và bảo vệ bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm

bảo cho con người quyền được sống trong một môi trường trong lành

Thứ ba, pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước của nước ta đã tiếp cận và

“nội luật hoá” quan điểm phát triển và quản lý tổng hợp tài nguyên nước của

Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển họp tại

Rio de Janeiro (Bra — xin) năm 1992: “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước dựa

trên nhận thức nước là một bộ phận nội tại của hệ sinh thái, một nguồn tài nguyên thiên nhiên và một loại hàng hoá kinh tế và xã hội, mà số lượng và chất lượng quyết định bản chất của việc sử dụng Vì mục đích này, tài nguyên nước cần phải được bảo vệ, có tính đến chức năng của các hệ sinh thái nước và tính

ton tai mãi mãi tài nguyên, để có thể thoả mãn và dung hoà các nhu cầu về nước cho các hoạt động của con người” Quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên

Trang 31

nước ra đời khi con người nhận thức được rằng, nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, trong khi nhu cầu khai thác, sử dụng nước cả về số lượng và

chất lượng cho các mục đích khác nhau của con người ngày càng tăng

Thứ tz, pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước đã thể hiện sâu sắc quan

điểm bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục

hậu quả, tác hại do nước gây ra phải tuân theo quy hoạch lưu vực sông, bảo đảm

tính hệ thống của lưu vực, không chia cắt theo địa giới hành chính Bởi lẽ, do đặc điểm của tài nguyên nước là vận động theo lưu vực, nên việc quản lý, phát

triển và bảo vệ tài nguyên nước phải tôn trọng thuộc tính tự nhiên này Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc các dự án phát triển cũng như

các hoạt động phòng, chống tác hại do nước gây ra trong phạm vi lưu vực đều

phải phù hợp với quy hoạch lưu vực sông

Thứ năm, pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước đã đề cập vấn đề quan hệ

quốc tế về tài nguyên nước Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta nhằm tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của các tố chức phi Chính phủ, cộng đồng quốc tế nói chung và sự phối hợp của các nước có chung nguồn nước nói riêng

trong việc khai thác hợp lý và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên nước Bởi lẽ,

các nguồn nước không chỉ phân bố trong phạm vi một nước mà còn vận động

theo lưu vực đi qua lãnh thổ của nhiều quốc gia Vì vậy, để bảo vệ và khai thác

hợp lý các nguồn tài nguyên nước, hạn chế các tai hại do nước gây ra cho con người thì cần có sự hợp tác của các nước trong lưu vực sơng Bên cạnh đó, pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước còn xác lập cơ chế pháp lý nhằm giải quyết tranh

chấp về nguồn nước quốc tế

2.3 Môi trường khơng khí

Pháp luật về bảo vệ môi trường khí ở Việt Nam được thể hiện tập trung trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và một số văn bản hướng dẫn thi hành,

điều chỉnh ở các khía cạnh nội dung quản lý mơi trường khí, về tiêu chuẩn mơi trường khí, quan trắc và định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường không khí

Những ưu điểm thể hiện:

Trang 32

chuẩn môi trường là một hoạt động quản lý nhà nước về môi trường; xác định tiêu chuẩn mơi trường khơng khí là một tiêu chuẩn trong danh mục hệ thống tiêu

chuẩn môi trường Việt Nam; quy định các tiêu chuẩn môi trường khơng khí là

tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với những tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động phát triển Việc ban hành và bố sung kịp thời một số tiêu chuẩn mơi trường

khơng khí nêu trên trong thời gian gần đây cho thấy, Nhà nước ta đã thực sự coi

tiêu chuẩn mơi trường khơng khí là một công cụ hữu hiệu để quản lý thành phần

môi trường này

- Nhà nước đã thực su coi quan trắc môi trường là một hệ thống thiết bị

kỹ thuật hữu ích trong quản lý nhà nước về môi trường được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường

- Trách nhiệm bảo vệ sự trong lành vốn có của mơi trường khơng khí đã

được đặt ra cho mọi tổ chức, cá nhân, khi tiến hành các hoạt động phát triển

Điều đó buộc các tổ chức, cá nhân phải tính cả đến lợi ích chung của cộng đồng

về chất lượng môi trường sống khi tiến hành những hoạt động nhằm đạt được lợi

ích của riêng họ Các quy định pháp luật hiện hành đã phần nào ngăn chặn được tình trạng gây ô nhiễm môi trường khơng khí, thơng qua việc giới hạn nhu cầu xả thải khí thải vào khơng khí xung quanh, xác định đúng vai trò của các cơ quan nhà

nước cũng như của các tô chức, cá nhân trong khắc phục sự cố môi trường

2.4 Chất thải

Pháp luật quản lý chất thải, chất thải nguy hại hiện nay ở Việt Nam đã thé

hiện ở việc Nhà nước ta đã quan tâm ban hành một số văn bản pháp luật nhằm

quản lý và xử lý chất thải, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của các

loại chất thái Cho tới nay, Việt Nam đã bước đầu hình thành khung pháp by

điều chỉnh hoạt động quản lý chất thải, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường từ các loại chất thải Khung pháp lý này được hình thành trước hết bởi hai chiến lược là Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công

nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến

năm 2010 định hướng đến năm 2020 Pháp luật về quả lý chất thải điều chính

Trang 33

- Hoạt động kiển soát quá trình sản sinh chất thải theo nguyên tắc: phải giám thiêu và phân loại chất thải nguy hại ngay tại nguồn thải, không để lẫn lộn

các loại chất thải nguy hại với nhau và với các chất thải không nguy hại khác;

đóng gói bao bì các loại chất thải nguy hại theo quy định, lưu giữ an toàn tại khu vực nhất định trước khi chuyền giao cho các chủ thu gom, vận chuyên, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ; khi không đủ năng lực tự thu gom, vận chuyên, xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở của mình thì phải ký hợp đồng với chủ thu gom, vận chuyền, xử lý, tiêu huỷ được cấp phép hoạt động

- Hoạt động thu gom chất thái: tô chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải hoặc chủ sở hữu có trách nhiệm tổ chức hoạt động thu gom như tổ chức

hoạt động tập trung chất thải, xây dựng nơi chứa chất thải (như đặt thùng chứa rác),

vận chuyên chất thải đến nơi lưu giữ chất thải tạm thời đã được xác định

- Hoạt động xử lí, tiêu lúy chất thải

-_ Cơ quan quản lý nhà nước về chất thải: Cơ quan cấp Bộ có trách nhiệm

trong lĩnh vực môi trường nói chung ở Việt Nam là Bộ Tài nguyên và Môi

trường Bộ Tài nguyên và Mơi trường có chức năng vạch ra các chiến lược khung pháp lý và chính sách, xây dựng thể chế, đánh giá tác động, nghiên cứu

các tiêu chuẩn chất lượng, thu thập đữ liệu và quản lý về môi trường Các

nhiệm vụ có liên quan trực tiếp đến chất thải và quản lý chất thải có thể kế đến

như: xây dựng và ban hành các chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch

quản lý chất thải; kế hoạch thanh tra, kiểm soát và quản lý chất thải; tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học cơng nghệ trong phịng ngừa ô nhiễm, sự cố môi

trường, xử lý và tái chế chất thải; tổ chức thâm định công nghệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải được lắp ráp, chế tạo, sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam; tổ chức thâm định việc sử dụng các chất thải là nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất, việc sử dụng các chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất, việc sử đụng các sản phâm và chế phẩm có nguồn gốc từ chất thải được chế tạo sản xuất trong nước hoặc nhập từ nước ngoài

Bộ y tế quản lý các vấn đề liên quan đến sức khoẻ, môi trường và quan trắc những ảnh hưởng độc hại của ô nhiễm, đồng thời Bộ cũng là nơi quản lý

Trang 34

bệnh viện (chịu trách nhiệm đối với việc thải bỏ các chất thải y tế), Cục cung

cấp các thiết bị y tế (chịu trách nhiệm trong việc mua các thiết bị xử lý chất thải

y tế, ví dụ như các lò dét chất thải )

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm việc quản lý và

đăng ký thuốc trừ sâu ở Việt Nam

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải xây đựng và việc quy hoạch, xây dựng các bãi chôn rác

Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm việc kiểm tra và giám sát các chất thải

công nghiệp

Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về việc giám sát và kiểm tra ô

nhiễm từ các phương tiện vận tải và tàu thuyền; sự lan truyền của các chất có hại

về mặt môi trường; và ứng phó với những sự cố ví dụ như việc tràn dầu từ tàu

thuyền hoặc ô tô

Bộ Thương mại chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc mua bán các loại hàng hoá độc hại, chất phóng xạ, và việc quản lý các vật liệu thải nói chung, các chất thải độc, phế liệu kim loại và các vật liệu từ kỹ thuật công nghệ cao

Ngoài ra, các Bộ, ngành trên phối hợp với chính quyền địa phương trong

việc hướng dẫn các Sở chuyên môn lập quy hoạch, kế hoạch xây đựng các khu

lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu huỷ chất thải hợp vệ sinh,

2.5 Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản là một loại tài sản quan trọng của quốc gia, là tài

nguyên không thể tái tạo và ở góc độ mơi trường, các hoạt động thăm dò, khai

thác, chế biến khoáng sản có ảnh hưởng lớn đến các yếu tổ môi trường Do vậy,

các văn bản pháp luật về tài nguyên khống sản có một vị trí quan trọng trong hệ

thống các văn bản pháp luật về môi trường Pháp luật hiện hành đã quy định

tương đối rõ ràng về cơ chế bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản và

đảm bảo khai thác hợp lý và sử dụng bên vững tài nguyên khoáng sản Các văn bản pháp luật hiện hành đã đưa ra yêu cầu bảo vệ môi trường trong hoạt động

Trang 35

- Thiết lập yêu cầu bảo vệ môi trường như một nguyên tắc quan trọng của

hoạt động khoáng sản:

Một trong những nội dung quan trọng của Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật Khoáng sản chính là việc đưa ra các nguyên tắc của hoạt động khoáng sản Các nguyên tắc về hoạt động khoáng sản này đã đề cao các yêu cầu về sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường với 2 trong số 3 nguyên tắc được đề ra là liên quan đến yêu cầu về khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và hướng đến đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường Cụ thể là khoản 1 Điều 3a quy định “Tài nguyên khoáng sản phải được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

kinh tế - xã hội trước mắt và lâu đài”; khoản 2 quy định “Việc thăm dò, khai

thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải theo quy hoạch được cơ quan nhà

nước có thấm quyền phê duyệt; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; kết hợp chặt

chẽ với bảo vệ môi trường, tài nguyên khác, cảnh quan thiên nhiên và di tích

lịch sử - văn hoá”

- Thực hiện quản lý khoáng sản theo quy hoạch: theo Luật sửa đổi, bố

sung một số điều của Luật Khoáng sản thì quy hoạch khống sản bao gồm (ï) Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và (ii) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản Các quy hoạch khoáng sản

khi đã được phê duyệt có tính chất bắt buộc áp dụng đối với tất cả các hoạt động

liên quan và một trong những hành vi bị nghiêm cắm theo luật này là vi phạm quy hoạch khoáng sản”

- Quy định chính sách khuyến khích bảo vệ mơi trường và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản: Nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến

khích đầu tư đối với dự án khai thác gắn liền với chế biến tại chỗ khoáng sản ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội

đặc biệt khó khăn; dự án có áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, bảo đảm môi

trường, thu hồi tối đa các thành phần có ích, làm ra các sản phâm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội cao; dự án chế biến

khoáng sản nhập khâu đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu

Trang 36

- Quy định trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản đối với từng nhóm chủ

thể: theo Điều 9 Luật Khoáng sản, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản được quy định đối với tất cả các đối tượng, bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, tổ chức, cá nhân

hoạt động ở khu vực có tài nguyên, khoáng sản và tất cả các tổ chức, cá nhân khác Tuỳ địa vị pháp lý và tính chất hoạt động của từng chủ thể mà trách nhiệm bảo vệ

tài nguyên khoáng sản được quy định ở mức độ tương ứng °

- Thực hiện quản lý nhà nước đối với thơng tin về khống sản: theo quy định của Luật Khoáng sản, Nhà nước thu thập thơng tin về khống sản thông

qua hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, trên cơ sở đó

hoạch định chiến lược, chính sách quốc gia về tài nguyên khoáng sản và phát triển ngành cơng nghiệp khống sản Bên cạnh đó, để đảm bảo cơ quan nhà nước có được đầy đủ đữ liệu thông tin về tài nguyên khoáng sản của quốc gia, Luật Khoáng sản yêu cầu tổ chức, cá nhân được phép thăm đị khống sản có nghĩa vụ đánh giá tổng hợp và báo cáo đầy đủ mọi loại tài nguyên khoáng sản đã phát hiện được trong khu vực được phép thăm dò cho cơ quan quản lý nhà nước về khống sản, trong q trình hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, nếu phát hiện khoáng sản mới, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản

phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản để xem xét,

quyết định'" Thông tin về tài nguyên khoáng sản được coi là bí mật quốc gia và việc làm lộ bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản là một trong những hành vi bị nghiêm cắm theo Luật Khoáng sản

- Quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản thơng qua hình thức

giấy phép;

- Chính sách động viên vào ngân sách đối với các tổ chức, cá nhân có nguồn thu từ họat động khai thác khoáng sản: các tổ chức, cá nhân có nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên theo quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên Tuỳ từng loại khoáng sản và mục đích sử dụng mà thuế suất thuế tài nguyên được áp dụng có thể từ 0% đến 16%

0 Xem Điều 9 Luật sửa đôi, bô sung một số điều của Luật Khoáng sản

Trang 37

- Xác lập các yêu cầu bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản: bên

cạnh những cơ chế quản lý nhằm đảm bảo sự kiểm soát của nhà nước đối với

nguồn tài nguyên khoáng sản và giám sát đối với quá trình khai thác, chế biến

khống sản, pháp luật về khoáng sản nói riêng và pháp luật về mơi trường nói

chung đều có riêng những quy định về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt

động khoáng sản Các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản được quy định như sau:

+ Yêu cầu về sử dụng công nghệ phù hợp trong khai thác khoáng sản:

theo Điều 16 Luật Khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu và thực hiện các quy định khác của Luật bảo vệ môi trường đề hạn chế tối đa tác động xấu đến các thành phần môi trường Theo Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường, việc sử dụng máy móc, thiết bị,

hố chất độc hại trong thăm dò, khảo sát, khai thác, chế biến khoáng sản phải có

chứng chỉ kỹ thuật và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

+ Yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường khi tiến hành thăm

dò, khai thác và chế biến khoáng sản: Theo điều 44 Luật Bảo vệ mơi trường thì

các biện pháp mà các tổ chức và cá nhân khi tiến hành thăm đò, khai thác và chế

biến khoáng sản phải áp dụng bao gồm (i) Thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu

chuẩn môi trường; (ii) Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý

chất thải rắn thông thường; trường hợp chất thải có yếu tố nguy hại thì quản lý theo quy định về quản lý chat thải nguy hại; (iii) Có biện pháp ngăn ngừa, hạn

chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại ra môi trường xung quanh; (v) Lưu giữ, vận chuyền khoáng sản bằng các thiết bị chuyên dụng, được che chắn tránh phát

tán ra môi trường

+ Đối với các khoáng sản dầu khí, khống sản khác có chứa nguyên tố

phóng xạ, chất độc hại: phải áp dụng các quy định về an tồn hố chất, an toàn hạt nhật, bức xạ và các quy định khác về bảo vệ môi trường

+ Yêu cầu phục hồi môi trường: cũng theo Điều 1ó, tổ chức, cá nhân có

trách nhiệm thực hiện việc phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai sau khi kết

Trang 38

này, pháp luật về khoáng sản đưa ra cơ chế ký quỹ, theo đó, tổ chức, cá nhân

được phép khai thác khống sản có trách nhiệm ký quỹ tại Quỹ Bảo vệ môi

trường để bảo đảm cho việc phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai'” Yêu cầu

về mua bảo hiểm môi trường cũng đã được đặt ra đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản Trách nhiệm của các tố chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trong việc phục hồi môi trường sau khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác,

chế biến khoáng sản cũng được quy định tại Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường

+ Yêu cầu về việc chuyến giao quyền sở hữu cho nhà nước: để đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các trường hợp chấm dứt hiệu lực của giấy phép khai thác khoáng sản, Luật Khoáng sản cũng quy định các cơng trình, thiết

bị để bảo đảm an toàn mỏ và bảo vệ môi trường ở khu vực được xác định trong

giấy phép khai thác khoáng sản đều thuộc sở hữu nhà nước, không được tháo

dỡ, phá huỷ

+ Yêu cầu khai thác tận thu: Theo khoản 2 Điều 10 Luật Khoáng sản, tổ

chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản phải thu hồi tối đa mọi

loại khoáng sản đã được xác định là có hiệu quả kinh tế; thực hiện các biện pháp

bảo quản khoáng sản đã khai thác nhưng chưa được sử dụng

+ Yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ và năng lực của giám đốc điều hành mỏ:

các tiêu chuẩn cụ thể được đưa ra không chỉ đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật khai

thác mỏ mà còn đảm bảo yêu cầu về bảo vệ mơi trường trong q trình hoạt động của mỏ

+ Yêu cầu về chế độ báo cáo: pháp luật bảo vệ môi trường cũng quy định tổ

chức, cá nhân hoạt động khống sản có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng

năm cho cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường

- Về thực hiện kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với hoạt động khoáng

sản: Luật Bảo vệ môi trường quy định Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Cơng thương) chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uý ban

nhân đân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức

Trang 39

độ gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản; tổ

chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở này

Pháp luật về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam đã chú trọng đến các yêu

cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động khoáng sản Yêu cầu về

khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm cũng đã được xác lập ở một mức độ nhất

định Đi kèm với các yêu cầu này, các văn bản hiện hành cũng đã đưa ra những

công cụ quản lý nhất định nhằm hướng tới việc kiểm soát, đảm bảo sự tuân thủ

của các yêu cầu đã được đưa ra Các biện pháp này có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, góp phần làm cho hoạt động khống sản có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước

2.6 Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng

Pháp luật bảo vệ môi trường rừng và tài nguyên rừng được thể hiện trong

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và

các văn bản hướng dẫn thi hành Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường rừng

hiện hành của Việt Nam có một số ưu điểm nỗi bật sau:

- Đã bước đầu thể hiện quan điểm và cách tiếp cận có hệ thống, phát huy

sức mạnh của các cơ quan quản lý nhà nước và toàn thể xã hội trong công tác bảo vệ môi trường rừng Đồng thời, thông qua triển khai cơ chế giao đất, giao rừng tới tận tay người dân, bước đầu đã gắn họ với việc bảo vệ môi trường rừng

- Công tác quy hoạch tổng thẻ, rà soát, khai thác và sử dụng hợp lý các tài

nguyên rừng đã được chú trọng và thực hiện một cách khoa học bằng pháp luật

- Quan điểm của Nhà nước về bảo vệ và phát triển bền vững môi trường

rừng đã được ghi nhận và khắng định trong các văn bản pháp luật như là một xu

thế tất yếu của quá trình phát triển Sự ghi nhận này thể hiện cam kết của Việt

Nam trong quá trình triển khai và hợp tác quốc tế bền vững trong khu vực và

trên toàn thế giới

2.7 Pháp luật về bảo vệ tài nguyên biển

Chính sách biển và bảo vệ môi trường biển được thể hiện lần lượt trong

các văn bản: Chiến lược Bảo tồn quốc gia năm 1986; Kế hoạch Hành động quốc

Trang 40

Quyết định số 187-CT ngày 12/6/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc

triển khai thực hiện kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững;

Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 6/5/1993 về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt; Kế hoạch hành động đa dạng sinh học thông

qua ngày 22/12/1995; Chỉ thị 20-CT/TW ngày 22/9/1997 của Ban Chấp hành Trung ương về đây mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đã chỉ ra rằng cần thiết phải đây mạnh quản lý biển và kết hợp với

bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển tạo điều kiện tốt cho thăm dò, khai thác

biển nhằm xây đựng một nền kinh tế biển vững mạnh; Chỉ thị 36-CT/TW ngày

25/6/1998 về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước; Chiến lược môi trường và phát triển bền vững 200-

2010; Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX; Quy hoạch tổng thê Ngành Thủy sản đến năm 2010 Đặc biệt, ngày 1/3/2006 Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg về việc

phê duyệt “Đề án tổng thẻ về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường

biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”

Pháp luật về bảo vệ môi trường biển Việt Nam được thể hiện tập trung

trong các văn bản như: Luật thuỷ sản năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi

hành; Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 và năm 2005 đã dành han những mục riêng quy định về an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường: Luật Bảo vệ môi

trường năm 1993 và 2005 cũng có những quy định có thể vận dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường biển (như quy định về Báo cáo Đánh giá tác động môi

trường; Tổ chức, cá nhân khi tìm kiếm, thăm dị, khai thác, vận chuyền, chế biến

khoáng sản phải có các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn môi

trường; Tổ chức, cá nhân khi tìm kiếm, thăm dị, khai thác, vận chuyền, chế biến

dầu phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường , có phương án chống ro ri,

sự cố tràn dầu, cháy nổ dầu và phương tiện để xử lý kịp thời sự có đó; Tổ chức,

cá nhân có phương tiện giao thông thuỷ, nếu không đảm bảo tiêu chuẩn mơi

trường thì khơng được lưu hành ); Luật Tài nguyên nước 20/5/1998 và Nghị

định số 179/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 về Hướng dẫn thi hành Luật Tài

nguyên nước; Luật Dầu khí năm 1993 và Luật sửa đổi, bố sung một số điều của

Luật Dầu khí năm 2000 có quy định: "Tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động

Ngày đăng: 26/11/2014, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w