1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài viết chi tiết phân tích về luật môi trường

64 794 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 13,09 MB

Nội dung

Trang 1

CHUONG 1

KHAI NIEM LUAT MOI TRUONG 1 Cơ sớ hình thành và phát triển luật môi trường

1.1 Khái niệm môi trường và thực trạng môi trường hiện nay

1.1.1 Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường

Thông thường, môi trường được hiểu là các yếu tố bao quanh một sự vật hiện tượng xác định Do vậy, khi nói tới

môi trường bao giờ chúng ta cũng phải xác định đó môi trường của ai?, của cái gì? (yếu tố trung tâm hay còn gọi là

chủ thể của môi trường) và những yếu tố bao quanh nó với ý nghĩa là những yếu tố cấu thành môi trường Theo nghĩa rong, yéu tố cấu thành môi trường bao gồm tòan bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội nói chung bao quanh con người hay một sự vật, hiện tượng Tuy nhiên trong thực tế, môi trường thường được giới hạn trên cơ sở căn cứ chủ thể ( môi trường đầu tư, môi trường pháp lý, môi trường đào tạo ) hoặc căn cứ vào yếu tố bao quanh (môi trường tự nhiên,

môi trường xã hội ) Đề xác định phạm vi điều chỉnh, môi trường dưới góc độ pháp lý thường được giới hạn dựa trên cả hai căn cứ vừa nêu Khỏan 1, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định: “Môi trường bao gồm các

yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, su ton tai, phat trién

của con người và sinh vật” Theo quy định này, môi trường được giới hạn là môi trường của con người và những yếu tố môi trường chỉ bao gồm càc yếu tó tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo

Xét duới góc độ tự nhiên, con người và tự nhiên là một thể thống nhất, con người chính là sản phẩm của tự nhiên

và chỉ có thể tồn tại, phát triển trong những điều kiện tự nhiên thích hợp Tòan bộ nguồn năng lượng các dạng vat chat khác tạo ra cơ thể con người, duy trì sự tồn tại và phát triển của con người đều được cung cấp bởi môi trường

1.1.2 Thực trạng môi trường hiện nay

Do sự gia tăng dân số và sự phát triển của khoa học công nghệ đã dẫn đến gia tăng nhu cầu và khả năng tác

động của con người vào môi trường Và nếu sự tác động của con người vào môi trường vượt quá sức chịu đựng của

nó tất sẽ dẫn đến những thảm họa về môi trường mà con người sẽ phải trả giá với tư cách vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm Trên thực tế điều này không còn là nguy cơ mà đã và đang diễn ra như một thám họa mang tính tòan cầu đe

dọa sự tồn tại của lòai người Thực trạng môi trường hiện nay là rất xấu và đang diễn biến theo chiều hướng ngày

càng xấu hơn Vấn đề này được biều hiện qua những khía cạnh sau: ~ Tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên

- O nhiễm môi trường và suy thối mơi trường ngày càng tram trọng - Sự cố môi trường ngày càng gia tăng cả về cường độ và tần suất

Những hiện tượng trên không chỉ trực tiếp tính mạng con người, ảnh hưởng đến việp phát triển kinh tế - xã hội mà

còn kết hợp với nhau gây ra tình trạng suy giảm tầng ozone (do ô nhiễm bởi những chất ODS) và hiện tượng khí hậu

biến đổi (do phá rừng kết hợp với ô nhiễm không khí bởi các chất khí nhà kính ) Chính vì vậy, bảo vệ môi trường hiện nay đã trở thành nhiệm vụ mang tính sống còn của con người

1.2 Các biện pháp báo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường bằng pháp luật

Để bảo vệ môi trường, chúng ta có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó quan trọng nhất là các biện

pháp sau:

e _ Biện pháp chính trị

Biên pháp này được coi là biện pháp mang tính nền tảng vì nó gắn liền với quyền lực chính trị và quyết định đến đường lối, chủ chương chính sách về môi trường của các quốc gia Trên bình diện quốc tế, biện pháp này thường được

thực hiện thông qua họat động ngọai giao, qua họat động của các tổ chức quốc tế và đặc biệt là của Liên Hợp Quốc Tuyên bố của hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường con người tại Stockholm tháng 6/1972 và Tuyên bó của hội

nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và phát triển tại Rio De Janeiro tháng 6/1992 mặc dù không mang tính ràng buộc

pháp lý nhưng chúng đã và đang được coi là cuơng lĩnh hành động của nhân lọai về môi trường Xét trong phạm vi

Trang 2

quéc gia, biện pháp chính trị chủ yếu được thực hiện thông qua họat động của các tổ chức chính trị mà quan trong

nhất là của đảng cầm quyền va đảng Xanh ở các nước châu Âu e _ Biện pháp tuyên truyền-giáo dục

Tuyên truyền, giáo dục cũng được coi là biện pháp quan trọng vì qua đó sẽ hình thành và nân cao ý thức về môi

trường của các tô chức, cá nhân e _ Biện pháp kinh tế

Biện pháp kinh tế hiện đang là một trong biện pháp tác động có hiệu quả nhất hiện nay vì nó tác động vào chính

lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân dé các chủ thể này vì lợi ích của mình mà phải thay đổi hành vi xử sự đối với môi trường Biện pháp này tác động vào lợi ích kinh tế ở hai phương diện: trừng phạt về kinh đề đối với hành vi tác động có hại cho môi trường và khuyến khích về lợi ích kinh tế cho những hành vi tác động thân thiện với môi trường trên cơ sở nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền

e _ Biện pháp khoa học — công nghệ

Biện pháp này được coi như giải pháp dé giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển vì nhờ có tiến bộ

khoa, học công nghệ mà con người vẫn có thé tiếp tục phát triển nâng cao mức sống trong khi vẫn bảo đảm các yêu cầu về môi trường thông qua việc áp dụng công nghệ sạch, sử dụng nguồn năng lượng tái sinh, vật liệu mới

e _ Biện pháp pháp lý

Với các đặc trưng như mang tính quy phạm ph biến và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế và các

họat động khác của Nhà nước pháp luật đã và dang khắng định vai trò không thé thiếu trong họat động bào vệ môi trường hiện nay Có thể nói, biện pháp pháp lý chính là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

nói trên Các cam kết về mặt chính trị, chính sách bảo vệ môi trường của đảng cầm quyền chỉ có thể đi vào thực

tiễn khi nó được thể chế hóa dưới dạng các quy định pháp luật Biện pháp kinh tế chỉ có thể được thực hiện khi nhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật ban hành và tổ chức thực hiện những sắc thuế, phí và lệ phí về môi

trường cũng như các thành tựu của khoa học-công nghệ trong lĩnh vực môi trường thường chỉ được triển khai áp dụng

khi việc áp dụng này trở thành giải pháp bắt buộc để đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường với ý nghĩa là điều kiện để được phê duyệt dự án đầu tư, để tiếp tục được tồn tại họat động hoặc như một giải pháp để giảm bới chỉ

phí về môi trường qua sự tác động của pháp luật về thuế, phí

2 Định nghĩa luật môi trường, đối tượng và phương pháp điều chính cúa luật môi trường

2.1 Định nghĩa luật MT

LMT là một lĩnh vực pháp luật gầm tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tô môi trường

Lưu ý: Chúng ta không nói luật MT là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam vì do tính thống nhất của MT, nên khi nói tới luật môi trường là phải nói tới cả luật quốc gia và luật quốc tế về MT

2.2 Đối trợng điều chính của luật MT

Đối tượng điều chỉnh của luật MT chính là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT

Muốn xác định phạm vi điều chỉnh của luật MT cần phải lưu ý:

“ Thứ nhất cần phải xác định yếu tố MT theo luật MT chỉ bao gồm những yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tao (khoản 1, khoản 2, điều 3 Luật BVMT)

“_ Thứ hai: cần phải xác định thế nào là những quan hệ xã hội phát sinh /rực riếp trong việc khai thác, quản lý và

bảo vệ các yếu tố MT

e _ Phân nhóm: Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật MT, chúng ta có thể chia đối tượng điều chỉnh của luật MT ra làm 3 nhóm sau:

Trang 3

= Nhom quan hé gitra cac co quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nha nước với tổ chức, cá nhân

“ Nhóm quan hệ giữa tô chức, cá nhân với nhau

2.3 Phương pháp điều chính của luật MT

Trên cơ sở đối tượng đều chỉnh như đã nói ở trên, luật MT sử dụng hai phuơng pháp điều chỉnh sau:

e _ Phương pháp Bình đăng-thỏa thuận (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ thứ nhất và nhóm quan hệ thứ ba)

e _ Phương pháp Quyền uy (dùng đề điều chỉnh nhóm quan hệ thứ hai) 3 Nguyén tac cia LMT

3.1 Nguyén tắc Nhà nước ghỉ nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành

Quyền đuợc sống trong MT trong lành là quyền được sống trong một MT không bị ô nhiễm, đảm bảo cuộc sống

được hài hòa với tự nhiên (nguyên tắc thứ nhât của Tuyên bô Stockholm vê MT và con người và Tuyên bô Rio De

Janeiro về MT và phát triển) Dưới góc độ pháp lý, quyền được sống trong môi trường trong lành chính là quyền được

sông trong một môi trường đảm bảo đáp ứng tiêu chuân và quy chuân môi trường do Nhà nước công bô hoặc ban

hành

Mặc dù được coi là quyền mang tính tự nhiên nhưng hiện nay Nhà nước phải ghi nhận quyền được sống trong

môi trường trong lành của người dân trong các văn bản quy phạm pháp luật là vì các lý do sau:

- Do thực trạng môi trường hiện nay mà quyền được sống trong mô trường trong lành đang bị xâm phạm và đe dọa nghiêm trọng và để khôi phục và bảo đảm quyền này trên thực té can phải có sự tác động mang tính quyền lực

cao

- Quyén duge sống trong MT trong lành là quyền cực ký quan trọng đối với con người vì nó quyết định đến

van đề sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nói chung Việc quyền này được bảo đảm trên thực tế không chỉ tác động tích cực đến sức khỏe của giống nòi mà còn đem lại những lợi ích gián tiếp to lớn về kinh tế

- _ Trong cả hai bản tuyên bố của Hội nghị của Liên Hợp Quốc là Tuyên bố Stockholm và Tuyên bố Rio De Janeiro đều khẳng định và đưa nguyên tắc này lên vị trí đầu tiên Tuy không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng đây cũng là điều mà các nguyên thủ quốc gia long trọng cam kết và cần phải được bảo đảm thực hiện Xu hướng chung trên thế giới hiện nay đều ghi nhân quyền này như một trong những quyền cơ bản trong Hiến pháp

Khi nguyên tắc này được Nhà nước ghi nhận qua các quy định của pháp luật sẽ dẫn đến những hệ quả sau:

- Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng MT

nhằm bảo đảm cho người dân được sống trong một MT trong lành Xét ở khía cạnh này thì đây không chỉ là một

nguyên tắc mà còn là mục đích của LMT

- Tao cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong MT trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của cộng dân (điều 50, Hiến pháp 992)

-_ như: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do cư trú, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền tiếp cận thông tin

3.2 Nguyên tắc phát triển bỀn vững

Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững được định nghĩa là: phát triển để đáp ứng các nhu cầu của

thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường

Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì được mục tiêu và cơ sở vật chất của quá

trình phát triển Muốn vậy cần phải có sự tiếp cận mang tính tống hợp và bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các mục

tiêu; kinh tế-xã hội-môi trường

Vào những năm 50, 60 của thế kỉ trước, trước tình trạng suy thóai môi trường do hậu quả của cách mang công

nghiệp, đã xuất hiện quan điểm cho rằng phải đình chỉ phát triển với lý do kinh tế càng phát triển thì mơi trường càng

suy thối, tài nguyên khai thác càng nhiều, chất thải thải vào môi trường càng lớn Tuy nhiên, quyền được phát triển

Trang 4

trường trong lành thì phải phát triển bền vững Thực ra, môi trường và phát triển hòan tòan không đối lập với nhau như quan niệm của những người theo thuyết đình chỉ phát triển mà giữa chúng luôn tồn tại mối quan hệ tương tác

Mục tiêu của phát triển chính là nâng cao mức sống của con người, trong khi đó con người chỉ có thê ton tai trong môi trường phù hợp Nếu để phát triển mà chúng ta chấp nhận hủy họai môi trường đây con người đến chỗ diệt vong thì đó không khác gì hành vi tự sát Mặt khác, quá trình phát triển phải gắn liền với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên với ý nghĩa là thành phần môi trường, là cơ sở vật chất của phát triển, nếu các nguén tai nguyén nay bi can kiét tất sẽ dẫn đến không còn ngưền lực cho sự phát triển Do vậy, muốn phát triên thì phải bảo vệ môi trường

Bên cạnh đó, mối quan hệ tương tác giữa môi trường và phát triển con thé hiện thể hiện ở chỗ: muốn bảo vệ môi

trường thì phải phát triển Một thực tế rất rõ ràng đang diễn ra đó là, những nơi môi trường bị suy thoái, bị tàn phá

nặng nề nhất chính là những nơi kém phát triển, nghèo đói nhất của hành tinh Những vấn đề gay gắt nhất về môi

trường hiện nay thì đa phần xuất phát từ những quốc gia đang phát triển hay kém phát triển chứ không phải từ những

quốc gia phát triển Do vậy, chỉ có phát triển, chúng ta mới xóa bỏ được đói nghèo đang được coi là một trong những

kẻ thù lớn nhất của môi trường, chúng ta mới có ngườn lực đầu tư cho họat động bảo vệ môi trường

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta cần phải kết hợp hài hòa giữa hai mục tiêu môi trường và phát

triển (nguyên tắc thứ 4 tuyên bố Rio) Muốn vậy, chúng ta cần phải lọai trừ xu hướng quá coi trọng một trong hai

mục tiêu môi trường hoặc phát triển Tiêu chí để đánh giá sự kết hợp hài hòa này là phải đánh giá được sức chịu đựng

của trái đất lầy đó làm cơ sở đó giới hạn họat động của con người Chúng ta phải thấy rằng, sức chịu đựng của trái đất

là có giới hạn, chúng ta phải đánh giá được giới hạn đó đẻ điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp Ví dụ, trong khai thác tài nguyên, đối với tài nguyên vĩnh viễn (tài nguyên vô tận), là những tài nguyên không bị cạn kiệt đi do sự khai thác, sử dụng của con người thì có thể triệt đề khai thác, đối với tài nguyên có thể phục hồi, là tài nguyên có khả năng tái tạo để bù đắp vào lượng mà con người đã khai thác thì tuyệt đối chỉ khai thác trong giới hạn của sự phục hồi, đối với tài nguyên không thể phục hồi, là loại tài nguyên tồn tại một cách hữu hạn thì chỉ khai thác trong mối tương quan với việc tìm ra các nguồn vật chất mới thay thế, còn trong lĩnh vực phát thải, chúng ta chỉ giới hạn việc phát thải

trong khả năng tự làm sạch của môi trường

3.3 Nguyên tắc phòng ngừa

Phòng ngừa luôn được coi là phương châm của hoạt động bảo vệ môi trường Thực tế đã chứng minh, chỉ phí bỏ ra để khắc phục hậu quả bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều so với chỉ phí phòng ngừa cho dù đó là những sự có kĩ thuật, dịch bệnh hay những vấn đề về môi trường cũng vậy Hơn thế nữa, đối với một số hậu quả do ô nhiễm môi trường thì

không thể khắc phục được mà chỉ có thể là phòng ngừa

Để phòng nghừa có hiệu quả, nguyên tắc này đặt ra cho chúng ta hai yêu cầu sau:

Thứ nhất, là phải lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thé gây ra cho môi trường Có thể nói

việc lường trước rủi ro có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của nguyên tắc phòng ngừa vì nếu không lường trước được rủi ro, chúng ta không thê có những biện pháp đề lọai trừ hoặc chuấn bị đối phó

Thứ hai, trên cơ sở những rủi ro đã lường trước, phải có những biện pháp loại trừ, giảm thiểu rủi ro nếu có thể và đặc biệt là có sự chuẩn bị đầy đủ về phương án, lực lượng, phương tiện đề sẵn sàng ứng phó với rủi ro, sự cố khi nó Xảy ra

3.4 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

Nguyên tắc này được hình thành trên cơ sở coi môi trường là một loại “hàng hóa” đặc biệt Chính vì vậy mà khi

khai thác, sử dụng môi trường thì các chủ thể phải trả tiền (được hiểu là tiền bỏ ra dé mua quyền tác động đến môi

trường)

Chủ thể phải trả tiền theo nguyêntắc này là người gây ô nhiễm hiệu theo nghĩa rộng bao gồm: những chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên (được xác định chủ yếu vào mục đích, quy mô của việc sử dụng và ảnh hưởng đến môi trường của việc sử dụng) và những chủ thể thực hiện những hành vi gây tác động xấu đến môi trường (xả

thải, gây ô nhiễm hay có các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường khác trong phạm vi khuôn khô pháp luật cho

phép) Cần lưu ý là, không phải mọi trường hợp gây ô nhiễm môi trường đều phải trả tiền Những trường hợp không

phải trả tiền phụ thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia ở từng thời kỳ khác nhau

Mục đích của việc áp dụng nguyê tắc này là:

- Dinh hướng hành vi tác động của các chủ thể vào môi trường theo hướng khuyến khích những hành vi tác động

có lợi cho môi trường Khi người gây ô nhiễm phải trả tiền theo nguyên tắc tiền phải trả luôn tương ứng với tính chất

Trang 5

và mức độ gây tác động xấu tới môi trường sẽ buộc các chủ thể phái cân nhắc trong việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên, áp dụng công nghệ sạch để giảm thiểu ô nhiễm như một cách giảm bớt chi phí trong tiêu dung và sản xuất kinh doanh

- Dam bao su bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường Chúng ta thấy rằng môi trường là của chung, khi môi trường bị ô nhiễm thì tất cả mọi người đều phải chịu hậu quả Trong khi đó, sự tác động của các chủ thể dẫn đến tình trạng môi trường ô nhiễm thì lại khác nhau do đó phái có hình thức trả tiền cho các hành vi gây ô nhiễm nhằm bảo đảm tính công bằng trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ các yếu tố môi trường giữa các chú thể Và Nhà nước sẽ sử dụng tiền thu được để đầu tư cho hoat động bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích chung

- Tạo nguồn thu cho ngân sách, tạo nguồn tài chính cho họat động bảo vệ môi trường và thực hiện xu thế chung

của hội nhập

Để đạt được những mục đích trên, nguyên tắc này đạt ra cho chúng ta những yêu cầu sau:

- Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tính chất và mức độ tác động xấu vào môi trường,

nói cách khác là tiền phải trả phải mang tính ngang giá nếu xem môi trường là một loại hàng hóa đặc biệt Ở đây,

tuyệt đối không được thu bình quân vì như vậy sẽ không có tác dụng trong việc định hướng hành vi tác động của các

chủ thể vào môi trường

- Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích, đến hành vi của các chủ thể có liên

quan, hay nói đơn giản là không được thu một cách tượng trưng Các cơ quan Nhà nước phải tính đúng, tính đủ những thiệt hại về môi trường mà chủ thể gây ra để buộc họ phải trả một số tiền thỏa đáng Việc lãng phí điện, nước sinh

hoạt như hiện nay một phần cũng vì chúng ta chưa tính đúng, tính đủ giá trị của tài nguyên khi đến tay người tiêu

dùng

Nghĩa vụ trả tiền cho hành vi gây ô nhiễm bao giờ cung được thể hiện dưới dạng nghĩa vụ pháp lí Cần phân biệt

rõ khi một chủ thể thực hiện hành vi trong khuôn khổ pháp luật cho phép nhưng có gây tác động tiêu cực đến môi

trường thì họ phải trả tiền Trường hợp một chủ thể thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật cho thì họ sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm, trong đó có thẻ là xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền Mặt khác, đối với những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật môi trường có thể chúng chưa gây ra tác động tiêu cực đến môi

trường những chủ thể thực hiện cũng đã có thể bị xử phat Day là điểm khác biệt quan trọng với việc trả tiền cho hành

vi phải có tác động xấu đến môi trường

Thông thường tiền phái trả cho hành vi gây ô nhiễm bao gồm các loại sau:

- Tiền phải trả cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, thuỷ sản, nước ) thường được thể hiện dưới dạng thuế tài nguyên (chủ yếu hiện nay) hoặc tiền bỏ ra mua quyền khai thác

- Tiền phải trả cho hành vi gây tác động xấu đến môi trường, chủ yếu là hành vi xả thải vào môi trường dưới các hình thức thuế môi trường (thuế đánh vào chất thải tiềm năng), phí bảo vệ môi trường (đánh vào chất thải khi thải vào môi trường), tiền mua giấy phép phát thải, tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng, sử dụng dịch vụ (tiền trả cho hệ thống cấp thoát nước, thủy lợi phí ở nông thôn ), tiền để phục hồi môi trường (một chủ thể khai thác khoáng sản phải chịu chi phí phục hồi môi trường sau khi kết thúc hoạt động khai thác)

5 Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất 5.1 Cơ sớ xác lập

Môi trường là một thể thống nhất của nhiều yếu tố vật chất khác nhau, tính thống nhất này thể hiện ở hai khía cạnh:

- Về không gian, trái đất là mái nhà chung của cả nhân loại, môi trường trái đất không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính, bản thân biên giới, địa giới này trên thực tế không thể chia cắt được những thành phần cấu thành của môi trường Ví dụ: việc phát thải khí nhà kính của các quốc gia dẫn đến hậu quả làm trái đất nóng lên,

băng ở hai địa cực tan chảy và quay lại gây ảnh hưởng trước tiên là cho các nước có địa hình thấp v.v Nguyên tắc

này đã được ghi nhận rất rõ trong tuyên bố Stockholm 1972 và Tuyên bố Rio 1992 của Liên Hợp quốc: “các quốc gia

phải đảm bảo các hoạt động trong phạm vì chủ quyền của mình không được gây tác hại đến môi trường của các quốc

gia khác hoặc của những khu vực nằm ngoài phạm vi quyền hạn quốc gia”

- Xuất phát từ đặc trưng cơ bản của môi trường là luôn tồn tại những mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố cấu thành và hoàn toàn có thể xảy ra sự ảnh hưởng dây chuyển khi một yếu tố hay một bộ phận của môi trường bị tác động Lấy ví dụ, nếu chúng ta mắt đi một yếu tố của môi trường là rừng nhiệt đới, điều này khiến khả năng hấp thụ

Trang 6

CO; của những cánh rừng đó sẽ không còn và hậu quả là nhiệt độ trái đất sẽ dần tăng lên vì lượng CO; trong khí quyền ngày càng nhiều, nhiệt độ tăng thì dẫn đến băng tan chảy và kéo theo vô số những thảm họa khôn lường khác Như vậy, nói đến bảo vệ môi trường là phải nói đến bảo vệ tất cả các yếu tố cấu thành môi trường như chứ với ý nghĩa là một chỉnh thể thống nhất

Nguyên tắc này đặt ra cho chúng ta những yêu cầu sau:

-Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính Điêu này có nghĩa là trên phạm vi toàn cầu các quốc gia cần phải có sự hợp tác để bảo vệ môi trường chung Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác, BVMT phải đặt dưới sự quản lý thống nhất của TW theo hướng hình thành cơ chế mang tính liên vùng, bảo đảm sự

hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương

-Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quán lý, điều chỉnh các hoạt động khai thác và BVMT phù hợp với bản chất thống nhất của đối tượng khai thác, bảo vệ Cụ thể:

" Các văn bản quy phạm pháp luật về MT như Luật bảo vệ MT, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước phải đặt trong một chỉnh thể thống nhất

* Trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các ngành, lĩnh vực phải đảm bảo phù hợp với tính thống nhát của MT theo hứơng quy hoạt động quản lý về mối trường về một đầu mối dưới sự quản lý thống nhất của Chính

phủ

5 Nguồn của luật môi trường

Nguồn của LMT gồm các văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật MT, cụ thể:

© Cac điều ước quốc tế về MT

e Cac văn bản quy phạm pháp luật của Việt nam về MT

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÈ MÔI TRƯỜNG

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÈ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ DANH GIA ANH HUONG DEN MOI TRUONG

1 Tiêu chuẩn và Quy chuẩn MT 1.1 Khải niệm

s Định nghĩa

- Theo Luật BVMT: “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chat thai duoc co quan có thẩm quyên quy định làm căn cứ để

quan ly va bao vệ môi trường ” (Khoản 5, Điều 3 của LBVMT)

- Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật: “Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản ly

dùng làm chuẩn đề phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nắng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này”, “qwy chuẩn kỹ thuật

là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi

trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyén lợi của người tiêu dùng và các yêu câu thiết yếu khác ” (Khoản 1, khoản 2, Điều 3 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật)

L1 Lưu ý hiện nay giữa quy định của Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kĩ thuật và Luật Bảo vệ môi trường có một số

khác biệt Chúng ta sẽ áp dụng theo quy định của Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kĩ thuật vì lí do Luật Tiêu chuẩn, Quy

chuẩn kĩ thuật ra đời sau và tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường chỉ là một bộ phận của tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật nói chung

s* Phân loại

- Căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tượng áp dụng, TCMT và QCMT được chia thành:

Trang 7

O Tiéu chuan va quy chuẩn chất lượng MT: đề ra mức tối đa của các chất ô nhiễm trong môi trường tiếp nhận

dùng để đánh giá chất lượng môi trường xung quanh Đây là những tiêu chuẩn, quy chuẩn để xác định đâu là một môi

trường sạch, không bị ô nhiễm hay ngược lại

Ø Tiêu chuẩn và quy chuẩn thải: là các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng trong lĩnh vực kiểm sốt xả thải và

mơi trường do hoạt động sản xuất, sinh hoạt, có hai loại: TC, QC đối với chất thải và TC tong thai

Ø Tiêu chuẩn bồ trợ: là những biện pháp, cách thức, quy trình để xác định những tiêu chuẩn được đề cập ở trên - Căn cứ vào chủ thể công bố và ban hành TCMT, QCMT:

O Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN): do bộ KHCN công bố;

O Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): do các cơ sở tự xây dựng và công bố;

O Tiêu chuân quốc tế (TCQT): do các tổ chức quốc tế ban hành hoặc do các quốc gia tự xây dựng nên; O Quy chuẩn quốc gia (QCVN): do bộ quản lý ngành ban hành;

O Quy chuan dia phuong (QCDP): do UBND dia phuong ban hành;

1.2 Xây dựng, cong bé va áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn MT ( từ Điều 10 đến điều 25 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật)

s* Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn MT - Xây dựng và công bố O Đối với TCQG O Đối với TCCS O Đối với TCQT - Áp dụng O Nguyên tắc:

+ Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện

+ Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật

+ Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tô chức công bó tiêu chuẩn

+ Đối với tiêu chuẩn quốc tế: Đây là tiêu chuẩn do các tô chức quốc tế ban hành hoặc do các quốc gia thỏa thuận xây dựng Các tiêu chuẩn này chỉ mang tính tham khảo, khuyến khích áp dụng trừ trường hợp có những thỏa thuận

của các quốc gia thành viên về việc áp dụng trực tiếp những tiêu chuẩn đó Lưu ý là khi một quốc gia sử dụng tiêu chuẩn quốc tế để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thì tiêu chuẩn đó được áp dụng dưới danh nghĩa là tiêu chuẩn của quốc gia đó (đã có sự chuyền hóa tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia)

O Phương thức áp dụng tiêu chuẩn:

+ Tiêu chuẩn được áp dụng trực tiếp hoặc được viện dẫn trong văn bản khác + Tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp

Trang 8

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước; quy chuẩn kỹ thuật địa phương có

hiệu lực thi hành trong phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy

chuẩn kỹ thuật đó

2 Quan trắc về MT (Từ Điều 94 đến Điều 97 của LBVMT)

2.1 Hệ thỗng quan trắc

Hệ thống quan trắc môi trường gồm: các trạm lấy mẫu, đo đạc phục vụ hoạt động quan trắc môi trường; các phòng thí nghiệm, trung tâm phân tích mẫu, quản lý và xử lý số liệu quan trắc mơi trường Ngồi ra các tổ chức, cá

nhân có đủ năng lực chuyên môn và trang thiết bị kĩ thuật cũng được tham gia vào hoạt động quan trắc môi trường 2.2 Chương trình quan trắc các chương trình quan trắc

Chương trình quan trắc có các loại sau: quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia, môi trường của tỉnh, thành phố trực thuộc TW; quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực; quan trắc các tác động môi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung

2.3 Trách nhiệm quan trắc

Về trách nhiệm quan trắc được quy định tại điều 94 Luật Bảo vệ môi trường như sau: Bộ Tài nguyên môi trường

tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia; các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quan trắc các tác động đối với môi trường từ những hoạt động của ngành, lĩnh vực do mình quản lý; UBND cáp tỉnh tổ chức quan trắc theo phạm

vi địa phương; người vận hành, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đến môi trường từ hoạt động của cơ sở mình

3 Báo cáo hiện trạng MT cấp tính (Điều 99 của Luật BVMT)

3.1 Khái niệm

Là báo cáo do UBND cấp tỉnh lập định kỳ 5 năm một lần theo kỳ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương phản

ánh hiện trạng MT theo không gian tỉnh, thành phố trực thuộc TW 3.2 Nội dung

Những nội dung cụ thể của báo cáo được quy định trong khoản 1 điều 99 như: hiện trạng và diễn biến chất lượng

môi trường đất, nước, không khí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái, các loài sinh vật; hiện trạng môi

trường đô thị, khu dân cư, khu sản xuất tập trung; các điểm ô nhiễm môi trường cũng như kế hoạch, biện pháp bảo vệ môi trường v.V

3.3 Trách nhiệm lập và công khai báo cáo

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo theo định kì 5 năm để trình HĐND cùng cấp và báo cáo cho Bộ tài

nguyên môi trường (khoản 2, Điều 99, Điều 104 của Luật BVMT) 4 Báo cáo tình hình tác động MT của ngành, lĩnh

4.1 Khái niệm

Là báo cáo do Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập định kỳ Š năm một lần phản ánh tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực mà mình được phân công quản lý trên phạm vi cả nước

4.2 Nội dung

Nội dung của báo cáo được quy định trong khoản I điều 100 như sau: hiện trạng, số lượng, diễn biến các nguồn tác động xấu đến môi trường; thành phần, mức độ nguy hại của các chất thải theo ngành, lĩnh vực; danh mục các cơ

sở gây ô nhiễm nghiêm trọng và tình hình xử lý; đánh giá công tác bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực; dự báo, kế

hoạch, chương trình, biện pháp bảo vệ môi trường (khoản 1 Điều 100 của Luật BVMT) 4.3.Trách nhiệm lập và công khai báo cáo

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo theo định kì 5 năm đề trình HĐND cùng cấp và báo cáo cho Bộ tài nguyên môi trường (khoản 2, Điều 100, Điều 104 của Luật BVMT)

5 Báo cáo MT quốc gia (Điều 101 cúa Luật BVMT)

Trang 9

5.1 Khai niém

Là báo cáo do Bộ tài nguyên và môi trường lập định kỳ 5 năm một lần theo ky phát triển KT - XH quốc gia phan ánh diễn biến MT và tình hình tác động MT của các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước

5.2 N6i dung

Nội dung của báo cáo duge quy dinh trong khoan 1 điều 100 như sau: hiện trạng, số lượng, diễn biến các nguồn

tác động xấu đến môi trường; thành phần, mức độ nguy hại của các chất thải theo ngành, lĩnh vực; danh mục các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng và tình hình xử lý; đánh giá công tác bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực; dự báo, kế

hoạch, chương trình, biện pháp bảo vệ môi trường 5.3 Trach nhiệm lập và công khai báo cáo

Cứ định kì 5 năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ sẽ phải lập báo cáo này gửi cho Bộ Tài nguyên môi trường (Khoản 2, Điều 101, Điều 104 của Luật BVMT)

6 Đánh giá MT chiến lược

6.1 Khái niệm

Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược có thể gây ra cho

MT trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ và giảm thiều rủi ro 6.2 Đối tượng phái đánh giá MT chiến lược

Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược đã được qui định trong điều 14 của Luật Bảo vệ môi trường, bao

gồm các đối tượng sau:

- Chiến lược qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp quốc gia

- Chiến lược qui hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên qui mô cả nước

- Chiến lược qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trực thuộc

vùng

- Qui hoạch sử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng

- Qui hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm

- Qui hoạch tổng hợp lưu vực sông qui mô liên tỉnh 6.3 Lập báo cáo đánh giá MT chiến lược

- Trách nhiệm lập báp cáo (Điều 15 của Luật BVMT) người có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường

chiến lược chính là cơ quan được giao trách nhiệm thực hiện dự án xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát

triển thuộc đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược

- Nội dung của báo cáo (Điều 16 của Luật BVMT) nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược nó bao

gồm những nội dung sau:

- Khai quát về mục tiêu, qui mô đặc biệt của dự án có liên quan đến môi trường

- M6 ta tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường có liên quan đến dự án - Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án

- Chi dẫn nguồn cung cấp số liệu, dự liệu và phương pháp đánh giá

- Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các van đề về môi trường trong quá trình thực hiện dự án 6.4 Thẩm định báo cáo đánh giá MT chiến lược

Việc thâm định báo cáo ĐMC thuộc thắm quyền của hội đồng thẩm định và hội đồng thâm định này sẽ do cơ quan có thâm quyền phê duyệt chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển quyết định Điều 17 của Luật BVMT, NÐ

80/2006/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT)

Trang 10

D đặc thù của đối tượng phải ĐMC là các dự án, chiến lược, quy hoạch đều thuộc thấm quyền phê duyệt của các

cơ quan quản lý Nhà nước nên pháp luật hiện nay không quy định chính thức việc phê duyệt báo cáo ĐMC Thay vào

đó, cơ quan có trách nhiệm tô chức thâm định báo cáo ĐMC phải có văn bản chính thức báo cáo về kết quả thẩm định

gửi cho cơ quan có thâm quyền phê duyệt chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đó đề làm căn cứ phê duyệt dự án (iều 17

của Luật BVMT, NÐ 80/2006/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT)

6.6 Thực hiện báo cáo đánh giá MT chiến lược

(Điều 17 của Luật BVMT, NÐ 80/2006/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT)

7 Đánh giá tác động MT 7.1 Khái niệm

Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phái đánh giá tác động môi trường có thê gây ra cho MT trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ và giảm thiểu rủi ro

7.2 Đối tượng phái ĐTM

Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường được qui định trong điều 18 của Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể bao

gồm các đối tượng sau:

~ Dự án công trình quan trọng quốc gia

- Dự án có sử dụng một phần diện tích đất mà có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử văn hóa, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng

- Dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến lưu nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng quang cảnh sinh

thái được bảo vệ

- Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề - Dự án xây dựng đô thị mới, khu dân cư tập trung

- Dy an khai thác sử dụng nước dưới dat, va tai nguyên thiên nhiên qui mô lớn

- Dự án khác có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường

Bên cạnh 8 loại đối tượng trên, tại phụ lục I Nghị định §0 của Chính phủ có qui định chỉ tiết về danh mục các dự

án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 73 Lập báo cáo ĐT

Trách nhiệm lập báo cáo ĐTM thuộc về chủ đầu tư các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM (Điều 19 của Luật BVMT, NÐ 80/2004/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT)

7.4 Nội dung báo cáo ĐTM

Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường qui định trong điều 20 của Luật bảo vệ môi trường Chúng ta cần lưu ý những nội dung như sau:

- Báo cáo phải đánh giá được hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạt động đánh giá Ví dụ như hiện trang môi trường đất, hiện trang môi trường nước, hiện trạng môi trường không khí hay các di tích lịch sử, văn hóa nếu có ở trên địa bàn có dự án cần đánh giá

- Bao cáo phải đánh giá được tác động xảy ra đối với môi trường do hoạt động của dự án kể từ khâu thi công xây dựng, khi dự án đã đi vào giai đoạn vận hành rồi đến cả khi dự án kết thúc hoàn toàn Tắt cả những rủi ro có thể phát sinh trong các giai đoạn trên đều phải được lường trước

- Báo cáo Phải có những kiến nghị về giải pháp bảo vệ môi trường, giải pháp đề giảm thiểu, loại trừ rủi ro Những

giải pháp này trong giai đoạn thâm định có thể tiếp tục được bổ sung bởi cơ quan thâm định

- Một nội dung thể hiện chủ trương dân chủ trong công tác bảo vệ môi trường của Nhà nước đó là trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có ý kiến của UBND cấp xã, ý kiến của đại diện nhân dân tại khu vực dự án được triển khai thực hiện Đây là điểm mới trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 Ý kiến của đại điện nhân dân nơi có dự án được triển khai phải ghi rõ tỷ lệ ý kiến tán thành, tỷ lệ ý kiến không tán thành đối với việc triển khai dự án Bởi lẽ nếu

Trang 11

dự án đi vào thực hiện thì những người chịu tác động trực tiếp từ dự án trước hết là cư dân sống trong vùng, do đó họ phải có quyền có ý kiến về việc triển khai dự án

7.5 Thẩm định báo cáo ĐTM

Người có trách nhiệm tô chức thầm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là các cơ quan quản lý nhà nước có thảm quyền, bao gồm: Bộ Tài nguyên môi trường, bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh (Điều 21 của Luật BVMT,

NÐ 80/2004/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT)

7.6 Phê duyệt báo cáo ĐTM

Tham quyền xem xét và phê duyệt báo cáo ĐTM thuộc về cơ quan thành lập hội đồng thâm định hoặc quyết định

sử dụng tổ chức địch vụ thâm định (Điều 22 của Luật BVMT, NÐ 80/2004/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT)

7.7 Thực hiện báo cáo ĐTM

Sau khi báo cáo TM được phê duyệt, chủ dự án phải có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ

môi trường nêu trong báo cáo ĐTM và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM Chủ dự án phải báo cáo voi UBND noi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo cdo DTM; dong thời thông báo cho cơ quan

phê duyệt báo cáo DTM đề kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung, yêu cầu của báo cáo Về trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo, phải chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt (Điều 23 của Luật BVMT, NÐ 80/2004/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT)

8 Cam kết BVMT 8.1 Khái niệm

Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải cam kết bảo vệ môi trường có thể gây ra cho MT trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ và giảm thiểu rủi ro

8.2.Đối tượng phái cam kết BVMT

Đối tượng phải có cam kết bảo vệ môi trường là các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và các

đối tượng không thuộc diện phải DTM hay DMC (Điều 24 của Luật BVMT) 8.3 Nội dung bản cam kết

Cam kết bảo vệ môi trường gồm các nội dung chính sau: địa điểm thực hiện; loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nguyên nhiên liệu sử dụng; các loại chất thải phát sinh; cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lí chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (Điều 24 của Luật BVMT)

8.4 Đăng ký bản cam kết BVM

Trách nhiệm tổ chức đăng kí bản cam kết bảo vệ môi trường được quy định thuộc UBND cấp huyện, trường hợp cần thiết UBND cấp huyện có thể ủy quyền cho UBND cấp xã tổ chức đăng kí (Điều 26 của Luật BVMT, NÐ

80/2004/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT)

8.3 Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường

UBND cấp huyện, xã được giao trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra thanh tra việc thực hiện các nội dung da ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường (Điều 27 của Luật BVMT, TT 08/2006-TT-BTNMT)

9 Công khai thông tin dữ liệu về MT, thực hiện dân chú ớ cơ sớ về MT 9.1 Công khai thông tin, dữ liệu về MT

Mục đích, ý nghĩa Trên cơ sở nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền được sống trong một môi trường trong lành của người dân, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã quy định cụ thể về việc công khai thông tin, đữ liệu về môi trường đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan Từ đó, người dân sẽ được tiếp cận một cách rõ ràng với những thông tin về môi trường có liên hệ trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày cũng như có ảnh hướng đến các quyền, lợi ích của họ

Các thông tin phải công khai những loại thông tin, dữ liệu phải được công khai cho người dân sau đây: báo cáo DTM, quyét định phê duyệt báo cáo ĐTM; các cam kết bảo vệ môi trường đã đăng kí; thông tin về các nguồn thái, các

Trang 12

đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; quy hoạch thu gom, tái chế xử lí chất thải; báo

cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường

quốc gia

Hình thức công khai Các hình thức công khai (điều 23 Nghị định 80) gồm: phát hành rộng rãi dưới hình thức sách, bản tin trên báo chí, đưa lên trang web; báo cáo trong các cuộc họp của HĐND, thông báo trong các cuộc họp khu dân cư, niêm yết tại trụ sở đơn vị, trụ sở UBND xã, phường, thị trấn

9.2 Thực hiện dân chủ ở cơ sở về MT

Nội dung Ngoài việc yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho người dân, luật còn quy định các trường hợp phải tô chức đối thoại về môi trường( Điều 105 của Luật BVMT)

Hình thức thực hiện là khi có yêu cầu của bên có nhu cầu đối thoại, theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp hoặc theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của các cá nhân, tổ chức Khi được yêu cầu đối thoại, các bên phải có trách nhiệm giải trình, tiến hành đối thoại dưới dự chủ trì của UBND hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường

BÀI2

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHÁT THÁI; PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CÓ MÔI TRƯỜNG; KHAC PHUC

0 NHIEM VA PHUC HOI MOI TRUONG

1 Quan ly chat thai

1.1 Khai niém

- Khái niệm chất thải (khoản 10, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường)

Định nghĩa: Chất thải là vật chất ở thê rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác

Phân loại:

e _ Căn cứ vào dạng tồn tại của chất thải, chất thải được chia thành chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí e _ Căn cứ vào nguồn sản sinh, chất thải được chia thành chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải của các hoạt động khác

e _ Căn cứ vào tính chất nguy hại của chất thải, chất thải được chia thành chất thải nguy hại và chất thải thông thường

Việc phân loại chất thải có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các biện pháp quân lý đối với từng loại chất

thải

— Khái niệm quan ly chất thải (Khoản 12, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường)

Quản lý chất thải bao gồm các hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải và các

hình thức xử lý chất thải nhằm tận dụng khả năng có ích của chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với môi trường do chất thải gay ra

Hiện tại, trên thế giới, có 2 cách tiếp cận phổ biến được áp dụng trong quan ly chat thải là quản lý chất thải ở cuối đường ống sản xuất (còn gọi là quản lý chất thải ở cuối công đoạn sản xuất) và quản lý chất thải theo đường ống sản

xuất (quản lý chất thải trong suốct quá trình sản xuất, dọc theo đường ống sản xuất) Ngoài ra, một số nước phát triển

Trang 13

trung vào việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng (bao gồm ca cdc nhà sản xuất để họ lựa chọn và đòi hỏi các

sản phẩm được sản xuất ra phải đạt tiêu chuẩn môi trường, phải thân thiện với môi trường và bản thân người tiêu dùng

cũng hành động thân thiện với môi trường trong tiêu dùng sản phẩm

Tại Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau nên cách tiếp cận chủ yếu vẫn là quản lý chất thải cuối đường ống Đối

với mỗi loại chất thải khác nhau, căn cứ vào sự tác động của chất thải đó đối với môi trường xung quanh, pháp luật có các quy định khác nhau về quản lý chất thải 1.2 Nội dung —_ Quản lý chất thải nguy hại (Từ Điều 70 đến Điều 76 của Luật bảo vệ môi trường, QĐ 23/2006/QĐ- BTNMT, TT 12/2006/TT-BTNMT) o_ Danh mục chất thải nguy hại: Danh mục chất thải nguy hại được ban hành Quyết định số 23/2006/QD- BTNMT

o Trach nhiém quan ly chat thai nguy hai va van dé chuyén giao trach nhiém quan ly chat thai nguy hai

o Lap hé so, dang ky, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại: Tổ chức, cá nhân có hoạt động

phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên

môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được

cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại

o Phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại: Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải

nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyền giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chat

thải nguy hại Chat thai nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi,

phát tán ra môi trường Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự có do chat thải nguy hại gây ra; không được đề lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường

o_ Vận chuyển chất thải nguy hại: Chat thai nguy hai phai duge van chuyén bang thiét bi, phuong tién chuyén

dung phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định Chỉ

những tô chức, cá nhân có giấy phép vận chuyền chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyên Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra

o_ Xử lý chất thải nguy hại:

e _ Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại Việc chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại

phải ghi rõ xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lap chất thải còn lại sau xử lý

e Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hoá học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường; trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước

về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý

o_ Khu chôn lấp chất thải nguy hại: Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường như: Được bồ trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lắp chat thải nguy hại; có

Trang 14

vụ mục đích sinh hoạt; có hàng rào ngăn cách và bién hiệu cảnh báo; có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng

phó sự có môi trường; bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh;

trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật tiếp nhận, chôn lấp chất thải nguy hại

o Quy hoach vé thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hai:

e_ Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm: điều tra, đánh

giá, dự báo nguồn phát sinh chat thải nguy hại, loại và khối lượng chất thải nguy hại; xác định địa điểm cơ sở xử lý, khu chôn lắp chất thải nguy hại; xác lập phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyền chất thải nguy hại, vị trí, quy

mô, loại hình, phương thức lưu giữ; xác định công nghệ xử lý, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải nguy hại; xác định kế hoạch và nguồn lực thực hiện bảo đảm tất cả các loại chất thải nguy hại phải được thống kê đầy đủ và được xử lý

triệt để

e _ Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch

tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng xây dựng khu chôn lấp chat thải nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt

—_ Quản lý chất thải rắn thông thường (từ Điều 77 đến Điều 80 của Luật bảo vệ môi trường, NÐ 59/2007/NĐ-

CP)

o Phan loai chất thải rắn thông thường: Chat thải rắn thông thường được phân thành hai nhóm chính: Chat thai có thể dùng để tái ché, tái sử dụng; chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lắp

o Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường

e Chất thải rắn thông thường phái được vận chuyền theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển Trường hợp vận chuyển chất

thải đi qua nội thành, nội thị của thành phó, thị xã thì chỉ được đi qua những tuyến đường đã được cơ quan có thẩm quyền phân luồng giao thông quy định

e Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom đề tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại nguồn

o_ Cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chon lap chất thải rắn thông thường phải đáp ứng các yêu cầu: Phù hợp với quy

hoạch về thu gom, tái chế, tiêu hủy, chon lâp` chất thải rắn thông thường đã được phê duyệt; không được đặt gần khu

dân cư, các nguồn nước mặt, nơi có thể gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất; được thiết kế, xây dựng và vận hành bảo đảm xử lý triệt để, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế tổng hợp, không gây ô nhiễm môi trường; có phân khu xử lý nước thải phát sinh từ chất thải rắn thông thường: sau khi xây dựng xong phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, xác nhận mới được tiếp nhận chất thải và vận hành tái chế, xử lý hoặc chôn lấp chất thải

o Quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường bao gồm các nội dung:

e Điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải và tổng lượng chất thải rắn phát sinh;

e _ Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế chất thải;

e Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lap chat thai; e - Lựa chọn công nghệ thích hợp;

Trang 15

ed) Xéc dinh tién độ và nguồn lực thực hiện

—_ Quản lý chất thải lỏng thông thường (Điều 1, 82 của Luật bảo vệ môi trường, NĐÐ 68/2007/NĐ-CP)

©_ Thu gom, xử lý nước thải: Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử

lý đạt tiêu chuẩn môi trường Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường Bùn thải từ hệ thống xử

lý nước thải phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại

o_ Hệ thống xử lý nước thải: Một số đối tượng nhất thiết phải có hệ thống xử lý nước thải, gồm: Khu sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ tập trung; khu, cụm công nghiệp làng nghề; CƠ SỞ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống quản lý nước thải tập trung Hệ thống xử lý nước thải phải đảm báo các yêu cầu: Có quy trình công nghệ

phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý; đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;

xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; vận hành thường xuyên

—_ Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng én, độ rung, ánh sáng, bức xạ (từ Điều 83 đến Điều 85 của Luật bảo vệ môi trường)

Ở các nước đang phát triển, việc phải đối đầu với khói bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ đang diễn Ta hàng ngày, hàng giờ, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khóe cộng đồng, là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất Nước ta là nước công nghiệp chưa phát triển mạnh, dân số ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn chưa cao

Môi trường không khí ở các vùng nông thôn cơ bản là trong lành Tuy nhiên hiện tượng ô nhiễm không khí ở các khu

công nghiệp tập trung và ở các đô thị lớn đã xuất hiện với mức độ báo động Các yếu tố gây ô nhiễm không khí hiện

nay là bụi và khí thải từ sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng và đun nấu phục vụ

sinh hoạt của nhân dân Một số ngành gây ô nhiễm không khí nhiều nhất là nhiệt điện, sản xuất Xi măng, gạch ngói, luyện kim, hóa chất, khai thác khoáng sản Với việc sản xuất lạc hậu và thiếu các thiết bị xử lý ô nhiễm bụi, khí thải,

tiếng ồn, độ rung và các cơ sở sản xuất thuộc các ngành công nghiệp này đang gây ra những tác động xấu tới môi

trường xung quanh

Hiện nay, hiện tượng ô nhiễm bụi và không khí ở các khu công nghiệp thường xuyên vượt tiêu chuân cho phép từ 1.5 —3 lần Nồng độ khí thải độc hại (SO›, NO;, CO) ở phần lớn các đô thị và khu công nghiệp đều nhỏ hơn tiêu chuân cho phép, tức là chưa có tình trạng ô nhiễm bỡi các loại khí này Song ở một số nhà máy, nút giao thông lớn trong đô thị, nồng độ các loại khí độc hại trên tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Ngoài ra, cùng với sự phát triển của kinh

tế nước ta trong những năm gần đây, các nhà máy sản xuất mọc lên khá nhiều trong khi cơ chế quản lý về môi trường

chưa chặt chẽ và kém hiệu quả nên các nhà máy vẫn tiếp tục thải vào môi trường không khí những lượng chất vô cùng lớn với lượng bụi và tiếng n vượt quá tiêu chuẩn cho phép

o Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải: Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị

che chắn hoặc biện pháp khác đề giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại

Trang 16

o_ Kiểm soát tiếng ồn, độ rung: Tổ chức, cá nhân gây tiếng én, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn

môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong

khu dân cư gây tiếng én, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế,

giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của cộng đồng dân cư Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình xây dựng gây tiếng òn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường Cắm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyền,

kinh doanh và sử dụng pháo nổ Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyền, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ

—_ Quản lý chất thái trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu:

o Về nguyên tắc, chất thải cấm xuất, nhập khẩu

o Những biện pháp ngăn chặn việc xuat-nhap khau chat thai:

e _ Trong việc xuất, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa (Điều 42 của Luật Bảo vệ môi trường 2005): Máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và không thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2005 Hàng hoá, thiết bị, phương tiện có khả năng gây ơ nhiễm, suy thối và sự cố môi trường quá cánh qua lãnh thổ Việt Nam phải được phép và chịu sự kiểm tra về

môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường

e _ Trong việc xuất, nhập khẩu phế liệu (Điều 43 của Luật bảo vệ môi trường, Điều 19 của NÐ 80/2006/NĐ-CP): “ Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường như: đã được phân loại, làm sạch, không lẫn những vật liệu, vật phẩm, hàng hoá cắm nhập khâu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyền; thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ Tài

nguyên và Môi trường quy định

“_ Nhập khẩu phế liệu là loại hình kinh doanh có điều kiện Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế phải có đủ các điều kiện Luật định mới được phép nhập khâu phé liéu:

— Vấn đề thu hồi sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ (Điều 67 cúa Luật báo vệ môi trường, Điều 21 của ND 80/2006/NĐ-CP): Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ dưới đây: ° Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: o Pin, ac quy;

o_ Thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp;

o Dau nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên;

o San phẩm thuốc, hoá chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản; thuốc chữa bệnh cho người;

o Phuong tiện giao thông;

o Sam, lép;

o Sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Trang 17

2.1 Phòng ngừa, ứng phó sự cỗ môi trường:

Trong công tác bảo vệ môi trường, việc chủ động phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường

phải được đặt lên hàng đầu Đặc biệt, việc phòng ngừa, ứng phó sự có môi trường là hoạt động, biện pháp nhằm ngăn

ngừa và hạn chế tối đa các rủi ro gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường do ánh hưởng xấu của sự cố môi

trường Trong thời gian qua đã có nhiều văn bản hướng dẫn công tác phòng ngừa và ứng phó sự có môi trường Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này còn rải rác trong các Nghị định, thông tư, chưa thống nhất và

đồng bộ cũng như hiệu lực pháp luật chưa cao, do đó việc thực hiện chưa đạt hiệu quả

Trong khi đó, hàng năm, sự thay đổi khí hậu trên quy mơ tồn cầu và các khu vực thế giới do hoạt động của con người đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đặc biệt là sự cố tràn đầu do các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm va gây thủng tàu, đắm thuyền,

đắm tàu, sự có các đàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hóa dầu làm cho đầu và sản phẩm thoát ra ngồi gây ơ nhiễm mơi

trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, nhất là các hoạt động liên quan đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên, thủy sản Ngoài ra, sự cố môi trường còn thường xảy ra đối với các hoạt động của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động trong các lĩnh vực sinh học, hóa chất liên quan đến hạt nhân và bức xạ

— Khái niệm sự cô môi trường (khoản 8, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường): Sự cỗ môi trường là tai bién hoặc Tủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng

Sự cố môi trường thường diễn ra dưới tác động của yếu tố tự nhiên (bão, lũ, lụt, hạn hán, động đất, mưa axít )

hoặc sự tác động của con người (phụt dầu, tràn dầu, nỗ lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, ) hoặc là kết hợp cả hai yếu tố đó Phân biệt những nguyên nhân gây ra sự cố môi trường có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định

trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân hoặc tô chức có liên quan

Cũng cần lưu ý là những tai biến, rủi ro hoặc biến đồi bất thường của tự nhiên phải gây ơ nhiễm, suy thối hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng thì mới được xem là sự cố môi trường

— Phòng ngừa sự cô môi trường (từ Điều 86 đến Điều 89 của Luật bảo vệ môi trường)

o Trách nhiệm: trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường quy định dối với chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước Cụ thể:

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự có môi trường; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực

hiện các nội dung như: lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường; tuân thủ quy định về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên; có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị

cơ quan có thâm quyền thực hiện kịp thời biện pháp đề loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự

cố môi trường Đây là những quy định nhằm lường trước những nguy cơ có thể xảy ra sự cố, từ đó có biện pháp

phòng ngừa hiệu quả

Trang 18

e X4Ay dung nang luc dy bao, cảnh báo về nguy cơ, diễn biến của các loại hình thiên tai có thể gây sự có môi trường;

e — Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại thiên tai có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực;

e _ Quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ mục đích phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại ở những nơi dé xảy ra sự cố môi trường

- Ung pho sự cô môi trường (Điều 90, Điêu 91 của Luật bảo vệ môi trường)

o_ Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường:

e Tổ chức, cá nhân gây ra sự có môi trường có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an

toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự có;

© - Sự có môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy

động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời;

e Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu các cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùng phối hợp ứng phó;

e _ Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp dé kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình

o_ Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng ứng phó sự cố:

e _ Nhà nước có trách nhiệm xây dựng lực lượng, trang bị, thiết bị dự báo, cảnh báo về thiên tai, thời tiết, sự cố môi trường

e — Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng năng lực phòng ngừa và ứng phó thiên tai, sự cố môi trường

Cần lưu ý là những quy định trên về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường chỉ là những quy định mang tính

nguyên tắc, những quy định cụ thể về phòng ngừa, ứng phó sự có môi trường trong từng lĩnh vực cụ thé ching ta phải xem trong các văn bản pháp luật khác như: Luật tài nguyên nước, Pháp lệnh phòng chống bão lụt, Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ Pháp lệnh giống cây trồng, Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm

dịch thực vật và những văn bản quy định chí tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và các văn bản trên 2.2 Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường (Điều 49, Điều 92 của Luật bảo vệ môi trường)

Môi trường ngày càng trở thành một vấn đề toàn cầu Có rất nhiều lí do cho mối quan tâm này, đó là sự quan ngại về việc nhiều nguồn tài nguyên quý hiếm có thể bị biến mắt trong thời gian tới nếu hoạt động khai thác và sử dụng của con người vẫn tiếp tục ở mức độ cao; sự thay đổi khí hậu và các thảm họa thiên nhiên ngày càng nhiều do sự nóng

lên toàn cầu là kết quả của các hoạt động phá rừng và thải khí CO; của các hoạt động công nghiệp; ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động Hầu hết các thành phố lớn đều sống trong ô nhiễm khí thải của nhà máy, xe cộ, bụi công

trường, không chỉ đất liền, không khí mà cả biển cả, sông suối, nước ngầm cũng đang bị ô nhiễm tan cong

Trang 19

—_ Căn cứ để xác cơ sở gây 6 nhiễm và khu vực bị ô nhiễm: việc xác định các tiêu chí ô nhiễm môi trường để từ

đó có những biện pháp khắc phục và phục hồi môi trường là hết sức cần thiết theo quy định tại Điều 92 của Luật bảo vệ môi trường thì căn cứ để xác cơ sở gây ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm bao gồm:

o Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về

chất lượng môi trường

6 Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ Š lần trở lên

o Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác

vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên

Cần lưu ý là căn cứ để xác định cơ sở gây ô nhiễm chính là sự tác động của nó tới môi trường xung quanh Một cơ sở gây ô nhiễm không hắn đã là cơ sở vi phạm pháp luật môi trường

—_ Biện pháp khắc phục:

o_ Sau khi xác định được tiêu chí là khu vực bị ô nhiễm thì cần phải tiến hành điều tra, xác định phạm vi, giới

hạn, mức độ ô nhiễm; nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc gây ra sự cô ô nhiễm; các công việc

cần thực hiện để khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ đề yêu cầu

bên gây ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường khu vực bị ô nhiễm Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 của

Luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì cơ quan có thâm quyền có trách nhiệm tổ chức điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm được quy định như sau:

e _ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn;

e _ Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc phối hợp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên

e Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai để

nhân dân được biết Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường 2005

o_ Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ

môi trường quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của

từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường

o_ Trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì các bộ, cơ

quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

có trách nhiệm huy động các nguồn lực đề tô chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường

o_ Trường hợp khu vực bị ô nhiễm nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

BÀI3

PHAP LUAT VE VE SINH MOI TRUONG 1 PHÁP LUAT VE VE SINH NOI CONG CONG

Trang 20

Nơi công cộng là nơi diễn ra hoạt động của nhiều người và có ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng Vệ

sinh nơi công cộng là những điều kiện và biện pháp để đảm bảo cho nơi công cộng được trong lành, sạch đẹp Việc

giữ gìn vệ sinh nơi công cộng góp phần tạo ra nếp sống văn minh, lợi ích kinh tế cho xã hội,

Pháp luật về vệ sinh nơi công cộng được quy định chủ yếu trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 ( từ Điều 50 đến

Điều 53), Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 và Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định 23 - HĐBT ngày 24

tháng 01 năm 1991 của Hội đồng Bộ Trưởng

1.1 Vệ sinh trên đường phố (Điều 34 Điều lệ Vệ sinh)

— Không được đồ rác, vứt rác, vứt xác súc vật và phóng uế bừa bãi trên đường phó, hè phó, bãi có, gốc cây, hồ

ao và những nơi công cộng khác

—_ Khi vận chuyển rác, than, vôi, cát, gạch và các chất thải khác, không được làm rơi vãi trên đường đi

—_ Không được tự tiện đào đường, hè phố Nếu được phép đào thì làm xong phải dọn ngay và sửa lại như cũ, không được đề đất và vật liệu xây dựng làm ứ tắc cống rãnh

— Hệ thống công rãnh phải kín và thường xuyên được khai thông

— Không được quyét đường phố vào những giờ có đông người đi lại

1.2 Vệ sinh ở những nơi công cộng khác (Điều 11 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Điều 35 Điều lệ Vệ sinh) —_ Những nơi công cộng như bến xe, bén tau, sân bay, công viên, chợ, các cửa hàng lớn, các rạp hát, rạp chiếu

phim, câu lạc bộ, các co quan xí nghiệp, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, các khu tập thể phải có đủ nước sạch, hồ xí hợp vệ sinh, có thùng rác đậy kín

—_ Những khu vực đông dân cư, chật chội, những đường phố lớn đông người cần xây dựng nhà vệ sinh công cộng sạch đẹp, có thể thu tiền bảo quản và phục vụ

—_ Không được tắm, giặt ở các vòi nước công cộng

—_ Không được hút thuốc lá trong nhà trẻ bệnh viện, phòng học, trong các rạp chiếu bóng, rạp hát, trên xe ôtô, máy bay và những nơi tập trung đông ngưòi trong không gian han chế Tại những cơ sở này phải qui định những nơi

hút thuốc riêng

1.3 Vệ sinh trong chăn nuôi gia súc,gia cầm (Điều 11 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Điều 36 Điều lệ Vệ sinh) —_ Việc nuôi gia súc, gia cầm phải đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường sinh hoạt và ảnh hưởng xấu

đến sức khoẻ của con người

— Không được thả rông gia súc trên đường phó, khi lùa đàn gia súc qua thành phố, thị xã phải đi vào ban đêm

và đi theo đường quy định riêng; nếu có phân gia súc rơi vãi trên đường phó phải dọn ngay

—_ Không được cho trâu bò tắm ở các sông ngòi, hồ ao, nơi nhân dân sử dụng làm nguồn nước dùng trong sinh hoạt, ăn uống

1.4 Vệ sinh trong việc sử dụng phân bắc (Điều 37 Điều lệ Vệ sinh)

— _ Phân bắc phải được ủ kỹ trước khi sử dụng

—_ Không được lấy và vận chuyền phân vào những giờ nhiều người qua lại trên đường phố

— _ Khi vận chuyên phân phải được dé vào trong thùng đậy kín không được để phân rơi vãi trên đường đi

Trang 21

Cac quy dinh vé vệ sinh nơi công cộng mặc dù được quy định với nhiều nội dung khác nhau mà nếu thực hiện tốt

điều này thì vệ sinh nơi công cộng được cải thiện rất nhiều Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này trên thực tế khá

lỏng lẻo Điều này xuất phát từ nhận thức của người dân và vai trò của các cơ quan nhà nước có thâm quyền trong việc xử lý các hành vi vi phạm

2 PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH AN TOÀN THUC PHAM

2.1 Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm

— Khai niệm thực phẩm: “T7hực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sóng hoặc đã

qua chế biến, bảo quản” (khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm)

Lưu ý: Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về thực phẩm và cần phân biệt thực phẩm với những sản phẩm

khác như được phẩm

—._ Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cân thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người” (khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Vệ sinh an

toàn thực phẩm)

Lưu ý: Vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt ra trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm (từ nông trại đến bàn ăn) và cho đến khâu cuối cùng là xử lý hậu quá ngộ độc thực phẩm

2.2 Phân công trách nhiệm quán lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 42, 43 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, Điều 21 — 29 Nghị định 163/2004/NĐ-CP)

Các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta bao gồm:

— Cơ quan có thấm quyền chung: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi cả nước Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền

hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương

— Co quan có tham quyén riéng: Bao gồm rất nhiều Bộ, ngành khác nhau (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ ) Trong đó, Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quán lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm Các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an

toàn thực phẩm trong lĩnh vực được phân công phụ trách theo các nguyên tắc:

o Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất do các bộ, ngành quản lý chuyên

ngành chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan thực hiện;

o_ Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phâm trong quá trình lưu thông do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện

Việc phân định thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta

chưa hiệu quả, dẫn đến đùn đây trách nhiệm giữa các Bộ, ngành với nhau Xu hướng hiện nay là thành lập cơ quan chuyên trách quản lý các khâu của về vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giao cho các Bộ, ngành khác nhau tùy thuộc

vào các công đoạn sử dụng sản phẩm, có phân định rạch ròi thẩm quyền

Trang 22

2.3 Những điều kiện và biện pháp báo đám vệ sinh an toàn thực phẩm

—._ Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở thực phẩm (Chương II Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm)

o_ Khái nệm vé co sé thực phẩm: Cơ sở thực phẩm là cơ sở thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, buôn bán thực phẩm

o Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao:

Thực phẩm có nguy cơ cao là thực phẩm có nhiều khả năng bị các tác nhân sinh học, hóa học, lý học xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và được quy định thành danh mục (Điều 14 Nghị định 163/ND-CP)

Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn

thực phẩm do cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp Tùy thuộc vào từng loại thực phẩm có nguy cơ cao mà Bộ Y tế hoặc các cơ quan y tế nhà nước được Bộ Y tế phân cấp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Y tế); quận,

huyện, thị xã (Uỷ ban nhân dân) cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao o Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống:

“ Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm nơi nuôi, trồng, buôn bán thực phẩm không bị ô

nhiễm bởi môi trường xung quanh và phải cách biệt với khu vực có khả năng gây ô nhiễm môi trường, gây nhiễm bản

thực phẩm; thực hiện các biện pháp xử lý chất thải; phải bảo đảm thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bị ô nhiễm, được bảo quản ở nơi sạch sẽ, cách ly với nơi bảo quản hoá chất, đặc biệt là hoá chất độc hại và các nguồn gây bệnh khác và chịu trách nhiệm về xuất xứ thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh

" Việc sử dụng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất bảo quản thực phẩm, chất

kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục và các chất khác có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm phải theo đúng quy định của pháp luật

o_ Đối với cơ sở chế biến thực phẩm:

"Noi chế biến thực phẩm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải được đặt trong khu vực có đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phải được thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm

“Việc sử dụng nguyên liệu để chế biến thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh an toàn theo quy định của pháp luật

Cơ sở chế biến thực phẩm phải thực hiện mọi biện pháp dé thực phẩm không bị nhiễm bản, nhiễm mầm bệnh có thé lây truyền sang người, động vật, thực vật

" Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình chế biến thực phẩm có trách nhiệm sử dụng thiết bị, dụng cụ có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; sử dụng đồ chứa đựng, bao gói, dụng cụ, thiết bị bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm; sử dụng nước để chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn quy định; dùng chất tây rua, chat diệt khuẩn, chất tiêu độc an tồn khơng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường

Trang 23

e _ Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, nước, phụ gia dùng trong chế biến, bảo quản thực phẩm (Điều 14, 15 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm): Cơ sở chế biến thực phẩm chỉ được phép sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng trong Danh mục được phép sử dụng (do Bộ Y tế quy định) và sử dụng đúng liều lượng, giới hạn quy định

—_ Yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa đối với sản phẩm thực phẩm (Điều 35 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm): Thực phẩm đóng gói sẵn phải được ghi nhãn thực phẩm Nhãn thực phẩm phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, trung

thực về thành phần thực phẩm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; không được ghi trên nhãn thực phâm

dưới bất kỳ hình thức nào về thực phẩm có công hiệu thay thế thuốc chữa bệnh Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng gói sẵn trên lãnh thổ Việt Nam phái ghi nhãn thực phẩm trước khi xuất xưởng thực phẩm

Nhãn thực phẩm phải có các nội dung cơ bản sau đây:

o_ Tên thực phẩm;

o_ Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất thực phẩm; ©_ Định lượng của thực phẩm;

o Thanh phan cấu tạo của thực phẩm;

o Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của thực phẩm;

o Ngay san xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản thực phẩm; o_ Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng thực phẩm;

o_ Xuất xứ của thực phẩm

— Cong bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm (Điều 31, 32, 33 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, từ Điều 17

đến 20 Nghị định 163/2004/NĐ-CP):

o_ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ được sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải đảm bảo các quy định về quản lý vệ sinh an toàn

thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chat dinh dưỡng, thực phẩm

chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phâm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị

biến đổi, đồ chứa đựng, vật liệu dé lam bao goi thuc pham, dung cu, thiét bi dung trong san xuất, kinh doanh thực phẩm

o_ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh phải công bố việc áp dụng Tiêu

chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ngành theo quy định của pháp luật và phải thực hiện đúng theo tiêu chuẩn mà mình

đã công bố; trường hợp công bố tiêu chuẩn cơ sở thì tiêu chuẩn đó không được thấp hơn tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn

'Việt Nam

o_ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuẤt, kinh doanh thực phẩm không có đăng ký kinh doanh phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh

—_ Đối với thực phẩm nhập khẩu

o_ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhập khâu, xuất khâu thực phẩm phải có giấy xác nhận đã kiểm tra đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước có thâm quyền Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra

Trang 24

o Thue phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị thu hồi, tái chế, chuyển mục

đích sử dụng, tiêu hủy hoặc tái xuất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền; tổ chức, hộ gia đình, cá

nhân phải chịu mọi chỉ phí cho việc xử lý thực phẩm mà mình nhập khâu không đạt yêu cầu

o_ Thực phẩm xuất khẩu không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thẻ bi tái chế, chuyển mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy theo quyết định của cơ quan nhà nước có thắm quyền; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải chịu mọi chỉ phí cho việc xử lý thực phẩm mà mình xuất khẩu không đạt yêu cầu

2.4 Thanh tra, kiểm tra nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ( từ Điều 44 đến 49 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, Điều 37 ~ 42 Nghị định 163/2004/NĐ-CP):

—_ Việc thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm do thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm thực

hiện

—_ Thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiệm vụ:

o_ Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

o_ Thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; xác minh, kết luận, kiến nghị cấp có thấm quyền xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;

o Đề xuất, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm — Trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có các quyền và trách nhiệm sau đây:

o_ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tư liệu và trả lời những van dé cần thiết phục vụ công tác thanh tra; yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; trường hợp cần thiết được lấy mẫu xét nghiệm, niêm phong tài liệu, tang vật có liên quan đến nội dung thanh tra, lập biên bản về các vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

o Yéu cầu giám định, kết luận những vấn đề cần thiết để phục vụ công tác thanh tra;

o Dinh chi hanh vi vi pham cdc quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gây nguy hại hoặc có nguy cơ gây nguy

hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người và những hành vi khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

o_ Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thâm quyền xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

o Chiu trach nhiệm trước pháp luật về kết luận, biện pháp xử lý hoặc quyết định thanh tra của mình; o Các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật;

— _ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho đoàn thanh tra và thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra về vệ sinh an toàn thực phâm và phải chấp hành quyết định của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên về vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định

hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền trong việc thi hành pháp luật về vệ sinh

an toàn thực phẩm, có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm VỚI CƠ quan, tổ chức, cá

nhân có thắm quyền

Trang 25

3 PHAP LUAT VE VE SINH TRONG VIEC QUAN, UOP, DI CHUYEN, CHON, HOA TANG, DI CHUYEN THI HAI, HAI COT (Điều 48 Luật Bảo vệ môi trường; Điều 16 Luật Bao vé site khoe nhan dan; Diéu

27 28, 29 Điều lệ Vệ sinh)

- Vệ sinh trong việc quàn ướp thi hài

o_ Tắt cả người chết do nguyên nhân thông thường không được để quá 48 giờ sau khi chết (trường hợp đặc biệt

phải có ý kiến của cơ quan y tế, công an hoặc pháp y) Nếu chết do các bệnh dịch: dịch tả, dịch hạch, nhiệt thán, hoăc chết vì chiến tranh vi khuẩn do địch gây ra thì tử thi khi khâm liệm phải sát khuẩn Sau đó phải chôn ngay không được

để quá 24 giờ

o_ Việc quan, khâm liệm, chôn người chết do nguyên nhân thông thường và việc khâm liệm, chôn người chết do bệnh dịch đều phải theo đúng quy định của Bộ Y tế

o_ Những trường hợp hoả táng phải được phép của chính quyền và phải làm theo đúng những quy định của cơ

quan y tế địa phương và tiến hành theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế

- Vệ sinh trong di chuyên thi hai, hai cốt

o_ Phương tiện di chuyển: Việc di chuyển người chết từ nhà đến nghĩa địa phải chở bằng phương tiện riêng Nếu

quãng đường chuyên chở dài trên 50 km thì bất cứ chết vì nguyên nhân gì và chuyên chở bằng phương tiện gì, người

chết cũng phải để trong quan tài, dưới đáy quan tài phải lót một lớp chất hút nước và thấm nước sát khuẩn Nếu có điều kiện thì dùng quan tài bọc kẽm

o Thời gian di chuyên: Trường hợp chuyên chở trong đoạn đường dài phải dùng phương tiện vận chuyển

nhanh, không được đi quá 24 giờ Nếu chuyên chở quá thời gian đó thì không được chuyên chớ tiếp mà phải chôn tại chỗ Khi chuyên chở trên quãng đường dài với thời gian 24 giờ phải có giấy phép đặc biệt của Uỷ ban Nhân dân và cơ quan y tế địa phương Nếu không có đủ những giấy tờ trên, chính quyền địa phương trên đường vận chuyển theo yêu cầu của y tế có quyền giữ lại và cho chôn tại nghĩa địa gần nhất

o_ Những trường hợp không được di chuyền: Trường hợp chết do các bệnh dịch tối nguy hiểm hoặc chết do

chiến tranh vi sinh vật thì không được di chuyển người chết mà phải chôn tại chỗ - Vệ sinh trong việc chôn, hỏa táng

" _ Địa điểm lập nghĩa trang nghĩa địa và cơ sở hóa táng: Khi lập khu nghĩa địa phải có ý kiến của cơ quan y tế địa phương đề bảo đảm yêu cầu về vệ sinh phòng bệnh Khu nghĩa địa phải cách khu dân cư ít nhất 30 m (nếu ở đó

nhân dân dùng nước máy) và 100 m (nếu ở đó nhân dân dùng nước giếng)

" _ Nghĩa trang hoặc địa điểm hoá táng cũng phải theo đúng các quy định vệ sinh như nghĩa trang mai táng Điều cần lưu ý là mạch nước ngầm phải sâu 3 - 4 m để nhà hoả táng có thể thiết kế 2 tầng, tầng dưới đặt ngầm dưới đất

"Truong hop chết vì chiến tranh, số người chết đông phải chôn cất hàng loạt thì nơi chôn cất phải xa nguồn

nước ăn, xa nhà ở ít nhất 100 m và không bị ngập nước Nếu chết do vũ khí vi sinh vật thì khi khâm liệm phải tam

chất sát khuẩn hoặc phủ một lớp vôi bột lên trên, dưới và xung quanh xác chết Việc chôn cất phải tiễn hành ngay trong vòng 24 giờ

— Vệ sinh trong việc bốc mộ: Nếu chết do các bệnh thông thường thì từ 3 năm trở lên mới được bốc mộ

o_ Trường hợp đặc biệt nhưng không phải chết do bệnh truyền nhiễm, việc bốc mộ trong thời gian quá năm và

dưới 3 năm phải có giấy phép của Uỷ ban Nhân dân xã, phường và cơ quan y tế

o_ Trường hợp người chết chôn chưa quá 1 năm mà cần khai quật để khám nghiệm theo lệnh của cơ quan công an, pháp y phải theo đúng những quy định của cơ quan y tế Khi tiến hành khai quật phải có đầy đủ các phương tiện

phòng hộ cho người làm và phải bảo đảm các yêu cầu sát khuẩn, tây uế trong khi khai quật và chôn cất lại

Trang 26

o_ Nếu chết do các bệnh truyền nhiễm thì sau 5 năm mới được bốc mộ

—_ Vệ sinh trong việc di chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới nước CHXHCN Việt Nam: Việc di chuyền người

chết qua biên giới phải theo đúng điều lệ kiểm dịch của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viêt Nam và những điểm chỉ tiết sau đây:

° Người chết di chuyển qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ những quy định như đối với trong nước, nhưng quan tài bắt buộc phải làm bằng kẽm và phải hàn kín

° Không được di chuyển người chết do bệnh dịch qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường hợp chết do bệnh truyền nhiễm cũng phải khâm liệm, chôn cất theo đúng những quy định ở trên

° 'Việc chuyên chở người chết qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng các phương tiện ô tô, tầu hoả, máy bay, tau thuy phai thue hién day đủ các yêu cầu sau đây:

° Tau hoa: Quan tài phải bọc kẽm trong có lót ni-lông và chất hút nước, phía ngoài bằng gỗ, phải có đóng Xi của công an và y tế, và phải đặt ở toa riêng, kín

° Máy bay: Khâm liệm như đối với tầu hoả, trên máy bay có ngăn buồng riêng và kín (nếu là máy bay

thường)

° Xe ôtô: Khâm liệm như trên nhưng nhất thiết phải dùng ôtô riêng

° Tầu biển: Khâm liệm như trên, phải để ở buồng riêng và kín

Trong toa tầu, máy bay, tầu biển, ôtô và buồng dùng để xác người chết không được để bất cứ một vật gì khác

ngoài quan tài, ảnh và hoa

Khi các phương tiện vận chuyển nói trên đưa người chết vào nội địa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới địa điểm đã qui định nếu quá 48 giờ mà chưa có thân nhân thì chính quyền địa phương phải cho chôn ngay tại nghĩa địa gần nhất Trường hợp đặc biệt có liên quan đến vấn đề ngoại giao thì chính quyền và cơ quan y tế địa

phương phải báo cáo ngay cho Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao để giải quyết

Việc quàn, ướp, di chuyên, chôn, hỏa táng thi hài, hài cốt hiện nay chủ yếu chịu sự chi phối của phong tục tập quán Các quy định pháp luật về vấn đề này chủ yếu đề cập dưới góc độ vệ sinh môi trường và trên thực tế vẫn rất khó

áp dụng nếu các quy định pháp luật mâu thuẫn với phong tục tập quán BÀI 4

PHÁP LUẬT VÈ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I PHÁP LUAT VE TAI NGUYEN RUNG

1.1 Khái niệm tài nguyên rừng

- Định nghĩa: Rừng là một hệ sinh thái bao gầm quan thé thuc vat rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, ddt rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre, nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phân chính có độ che

phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,

Trang 27

Như vậy, để được xem là rừng thì trước hết phải là một hệ sinh thái (thể hiện ở mối quan hệ giữa các yếu tố hữu

sinh và yếu tố vô sinh) và phải tồn tại trên vùng đất lâm nghiệp (đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản

xuất)

- Phân loại: Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành 3 loại sau :

+ Rừng phòng hộ (khoản I Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng), bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lắn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường

+ Rừng đặc dụng (khoản 2 Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng), bao gồm: Vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

+ Rừng sản xuất (khoản 3 Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng), bao gồm: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng; rừng giống

Việc phân loại rừng thành rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hay rừng sản xuất nhằm xác định quy chế pháp lý đối

với từng loại rừng, từ đó quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng đối với từng loại rừng

1.2 Chế độ sớ hữu đối với tài nguyên rừng

- VỀ nguyên tắc, tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của nhà nước, rừng do nhà nước nhận chuyển quyên sở hữu rừng sản xuất là rừng trông từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang đã ; vi sinh

vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng (khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

Nhà nước sở hữu đối các loại rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn nhà nước và rừng do nhà nước nhận chuyển

quyền sở hữu từ các chủ thể khác Nhà nước sở hữu đối với tất cả các yếu tố cầu thành rừng — sở hữu mang tính tuyệt đối

- Tuy nhiên, Luật Báo vệ và phát triển rừng quy định chủ rừng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) cũng có quyền so

hữu đối với rừng sản xuất là rừng trồng Cụ thé, chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật

nuôi, tài sản gắn liền với sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan (khoản

5 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng) Quyền sở hữu của chủ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng chỉ mang

tính tương đối (chủ rừng không sở hữu đối đất rừng, động vật rừng hoang dã, ) 1.3 Chế độ quản lý nhà nước đối với rừng

1.3.1 Hệ thống cơ quan quản lý đối với rừng

Các cơ quan quản lý nhà nước đối với rừng bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thắm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có tham quyén riéng (Diéu 8 Luat Bao vệ và phat trién rừng):

- Chính phủ thống nhất quản ly nha nước về bảo vệ và phát triển rừng

- BO Nong nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước

Trang 28

- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà

nước về bảo vệ và phát triển rừng

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền

Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp từ trung ương đến cấp huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phường, thị trấn có rừng

(Sinh viên có thé tham khảo thêm mô hình cơ quan kiểm lâm Việt Nam) 1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước đỗi với rừng

Được quy định tại Điều 7, Luật Bảo vệ và phát triển rừng Cần chú ý một số nội dung sau:

- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (Mục I, Chương II Luật Bảo vệ và phát triển rừng): dựa vào quy

định về nội dung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ va phát triển rừng để xác định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao

gồm nhiều nội dung, trong đó quan trọng nhất là xác định mục đích sử dụng cho từng loại rừng trên từng diện tích cụ

thể Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là phương thức tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Để đảm bảo tính hiệu quả trong việc kiểm soát suy thoái rừng, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải đâm bảo một số nội dung cơ bản như: tổng hợp, phân tích tình hình điều kiện tự nhiên, hiện trạng tài nguyên rừng; đánh giá được tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch lần trước; xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và

phát triển các loại rừng, Các bản quy hoạch, kế hoạch này sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về rừng lập và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

~ Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng (Mục 1, Chương II Luật Bảo vệ và phát

triển rừng): tương tự như những quy định trong Luật Đắt đai

+ Giao rừng (Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): bao gồm giao rừng không thu tiền sử dụng rừng và giao rừng có thu tiền sử dụng rừng

+ Cho thuê rừng (Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): bao gồm thuê rừng trả tiền thuê rừng hàng năm và thuê rừng trả tiền thuê rừng một lần

+ Thu hồi rừng (Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

+ Chuyền mục đích sử dụng rừng (Điều 27 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

+ Thẩm quyền cho phép giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng (Điều 28 Luật

Bảo vệ và phát triển rừng)

1.4 Quyền và nghĩa vụ cúa chú rừng (Chương V Luật Báo vệ và phát triển rừng)

1.4.1 Chủ rừng

Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đát để trồng rừng, cho

thuê đắt để trong rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyên sở hữu rừng sản xuất là rừng trong; nhận chuyển nhượng rừng từ chú rừng khác (khoản 4 Điều 3; Điều 5 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

Trang 29

Liu ¥: Sinh vién can phân biệt “ch rừng ” với “chủ sở hữu ” đối với rừng

1.4.2 Nội dung quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

- Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng (Điều 59, 60 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Chủ rừng có những quyền và nghĩa vụ chung như: quyền được khai thác, sử dụng rừng theo quy định của pháp luật; quyền chuyển quyền sử

dụng rừng (đối với một số chủ thể nhất định), nộp thuế tài nguyên

- Quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ rừng (Điều 61 đến Điều 78 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): phụ thuộc vào

việc chủ rừng đó có quyền sở hữu hay quyền sử dụng đối với rừng; đối với các chủ thể có quyền sử sử dụng rừng thì

quyền và nghĩa vụ cũng sẽ khác nhau giữa chủ thê được giao rừng hay cho thuê rừng Quyền và nghĩa vụ này cũng khác nhau giữa các chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức

1.5 Chế độ pháp lý đối với rừng phòng hộ (Điêu 45 đến điều 48 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

- Giao, cho thuê rừng phòng hộ (Điều 46 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Những khu rừng phòng hộ đầu

nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan

trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý Ban quản lý khu rừng

phòng hộ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng Những khu rừng phòng hộ không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 46 thi nhà nước giao, cho thuê cho các tô chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng

- Khai thác lâm sản lâm sản trong rừng phòng hộ (Điều 47 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Phải đảm bao

nguyên tắc mang tính kết hợp trong khuôn khổ không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng Cụ thẻ:

+ Trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây đã chết, cây sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quan lý rừng, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cắm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,

hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Được phép khai thác các loại măng, tre nứa trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ theo quy chế

quản lý rừng; được phép khai thác các loại lâm sản khác ngoài gỗ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cắm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

+ Trong rừng phòng hộ là rừng trồng được phép khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng; khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo

phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc

tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ

1.6 Chế độ pháp lý đối với rừng đặc dụng (Điêu 49 đến điều 54 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

- Giao, cho thuê rừng đặc dụng (Điều 50 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Ban quản lý là những chủ thể được

nhà nước giao rừng đối với những khu rừng đặc dụng phải thành lập Ban quản lý (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên

nhiên, khu rừng bảo vệ cảnh quan nhưng cần thiết thành lập Ban quản lý) Đối với những khu rừng đặc dụng là khu

rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thì giao cho tô chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo,

Trang 30

day nghề về lâm nghiệp trực tiếp quản lý Trường hợp không thành lập Ban quản ly thì cho tổ chức kinh tế thuê rừng

để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng

~ Khai thác lâm sản trong rừng đặc dung (Điều 51 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): chỉ được thực hiện trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng (Điều 52, 53 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

- Ôn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của các khu rừng đặc dụng (Điều 54 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

1.7 Chế độ pháp lý đối với rừng sản xuất (Điêu 55 đến điều 58 Luật Bao vệ và phát triển rừng)

- Giao, cho thuê rừng sản xuất (Điều 56, 57 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Đối với những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên tập trung được nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế dé sản xuất, kinh doanh; những khu Từng sản xuất là rừng tự nhiên phân tán không thuộc đối tượng quy định phái giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế thì được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó bảo vệ, phát triển, sản xuất, kinh doanh Việc giao và cho thuê được hiểu là giao, cho thuê để chăm sóc, bảo vệ và khai thác

- Việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên:

o_ Đối với khai thác gỗ: Khi rừng đủ điều kiện khai thác (đạt trữ lượng gỗ bình quân/1 hecta; đã nuôi dưỡng đủ thời gian của một luân kỳ khai thác; phù hợp với chỉ tiêu khai thác gỗ và lâm sản của địa phương) thì chủ rừng được khai thác theo trình tự, thủ tục bao gồm các bước sau:

+ Lập thiết kế khai thác (cường độ khai thác, phương thức khai thác, cấp kính khai thác tối thiểu) và đóng dấu búa bài cây;

+ Thiết kế khai thác được gởi đến Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xét duyệt và trình Ủy ban nhân dân

tỉnh để phê duyệt tông hợp;

+ Thiết kế khai thác được gởi đến Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thâm định và ra quyết định mở rừng;

+ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy phép khai thác;

+ Chủ rừng tổ chức khai thác (tự khai thác hoặc bán lại giấy phép khai thác);

+ Cơ quan kiểm lâm kiểm tra và đóng dấu búa kiểm lâm xác nhận tình trạng khai thác

gỗ hợp pháp;

+ Nghiệm thu khai thác;

+ Đóng cửa rừng, rừng được chăm sóc nuôi dưỡng đủ luân kỳ khai thác

o Đối với khai thác lâm sản ngoài gỗ: (xem thêm trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

- Việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng sản xuất là rừng trồng: Vì rừng này là rừng được trồng

trên diện tích đất được nhà nước giao, cho thuê nên khi khai thác, chủ rừng không phải làm thủ tục xin phép khai thác

Chủ rừng phải báo với cơ quan kiểm lâm trong trường hợp gỗ khai thác trong rừng trồng cũng có trong rừng tự nhiên để cơ quan kiểm lâm xác nhận tình trạng gỗ

Trang 31

1.7 Pháp luật về báo vệ động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

1.7.1 Khái niệm về động vật rừng, thực vật rừng ngu) cấp, quy, hiém:

- Định nghĩa (khoản 14 Điều 3 Luật Bao vệ và phát triển rừng): Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên

hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ

- Phân loại: Thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm được sắp xếp thành hai nhóm theo tính chất và mức độ quý, hiém của chúng:

e = Nhom I: gồm những loài thực vật rừng (IA) động vật rừng (IB) có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường

hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao Đối với

nhóm [ thì nghiêm cắm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại,

e Nhóm lI: gồm những loài thực vật rừng (IIA), động vật rừng (IIB) có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng Đối với nhóm I thì hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

1.7.2 Chế độ quản lý, bảo vệ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Sinh viên đọc thêm Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Lưu ý một số nội dung: bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Điều 5); khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Điều 6); vận chuyền, cất giữ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên và sản phẩm của chúng (Điều 7); chế biến, kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng (Điều 9); xử lý vi phạm (Điều 10, Điều I1)

II PHAP LUAT VE NGUON LQI THUY SAN

2.1 Khái niệm nguồn lợi thủy sản và hoạt động thúy sản

- Định nghĩa về nguồn lợi thủy sản: Nguồn lợi thúy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghệ khai thác thúy sản, báo tôn và phát triển nguôn lợi thủy sản (Khoản 1 Điều 2 Luật thủy sản)

Tài nguyên thủy sản là tài nguyên sinh vật (động vật, thực vật hay vi sinh vật) sống ở các vùng nước tự nhiên

(vùng nước nội địa và vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam)

- Dinh nghĩa về hoạt động thủy sản: Hoat động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thúy

sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn loi thủy sản (khoản 2, Điều 2, Luật thủy sản)

Hoạt động thủy sản là một hoạt động rất rộng, bao gồm nhiều khâu khác nhau và được thực hiện thông qua vai trò của Bộ quản lý chuyên ngành là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2.2 Chế độ sớ hữu đối với nguồn lợi thúy san

Trang 32

- Sở hữu nhà nước: Nhà nước sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản sống ở các vùng nước tự nhiên và nguồn lợi thủy

sản được nuôi trông băng vôn của Nhà nước

Sự quản lý Nhà nước đối với các nguồn tài nguyên thủy sản nhằm đảm bảo việc khai thác hợp lý, bảo đảm khai thác trong khả năng tái sinh của nguồn lợi thủy sản đồng thời bảo vệ nguồn lợi này trước những phương tiện mà con

người sử dụng để khai thác Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua việc điều tra, đánh giá trữ lượng thủy sản;

thực hiện quyền chiếm hữu, quyền sử dụng bằng cách cho phép tổ chức, cá nhân khai thác nguồn lợi thủy sản ở các vùng nước tự nhiên (cấp giấy phép khai thác)

- Sở hữu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức: đối với nguồn lợi thủy sản do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bỏ vốn nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được nhà nước giao hoặc cho thuê

2.3 Chế độ quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thúy sản

2.3.1 Hệ thong cơ quan quản lý nhà nước doi voi nguồn lợi tháy sản (Điều 52 Luật Thủy sản)

Bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền riêng - Co quan có thảm quyền chung: Chính Phủ và Ủy ban nhân dân các cấp

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách

nhiệm quản lý nhà nước đối với tài nguyên thủy sản trong phạm vi địa phương

- Cơ quan có thẩm quyền riêng:

+ Cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền chuyên môn đối với tài nguyên thủy sản: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

+ Cơ quan quản lý nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực khác có liên quan: có trách nhiệm phối hợp với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy sản trong phạm vi ngành, lĩnh vực

mình phụ trách

2.3.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với nguôn lợi thủy sản (Điều 51 Luật Thủy sản)

1 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển ngành thuỷ sản

2 Ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tô chức thực hiện các văn bản pháp luật về thuỷ sản

3 Tổ chức điều tra, đánh giá và quản lý, bảo vệ sự phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động thuỷ sản; quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; thực hiện thống kê, thông tin về hoạt động thuỷ sản

4 Xác định và phân cấp quản lý vùng biển ven bờ trong hoạt động thuỷ sản; quản lý và phân cấp quản lý vùng biển để khai thác; phân tuyến khai thác; công bố ngư trường khai thác; quản lý việc giao, cho thu, thu hồi đất để

nuôi trồng thuý sản, mặt nước biên đề nuôi trồng thuỷ sản

5 Quản lý việc cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực thuỷ sản theo quy định của

pháp luật; đào tạo, sát hạch, cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động thuỷ sản cho tàu cá nước ngoài

Trang 33

6 Quản lý việc thẩm định và công nhận giống thuỷ sản mới, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi trồng thuỷ

sản; kiểm tra và tổ chức phòng, trừ dịch bệnh thuỷ sản; quản lý việc bảo vệ môi trường trong hoạt động thuỷ sản

7 Quản lý và phân cấp quản lý tàu cá, cảng cá, chợ thuỷ sản đầu mối § Thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản

9 Quản lý tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ

chuyên ngành cho các hội nghề nghiệp thuỷ sản

10 Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuỷ sản, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trọng hoạt động thuỷ sản theo quy định của pháp luật

2.4 Chế độ báo vệ, phát triển và khai thác nguồn lợi thy san

2.4.1 Chế độ báo vệ và phát triển ngun lợi thủy sản (Chương 2 của Luật Thủy sản) - Bảo vệ môi trường sống của thủy sản (Điều 7 của Luật thủy sản):

+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có các hoạt động khác ảnh hướng trực tiếp đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thủy sản phải tuân theo quy định của Luật Thủy sản, pháp luật về bảo vệ môi trường,

pháp luật về tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan

+ Tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có liên quan đến môi trường sống,

đi cư, sinh sản của các loài thủy sản phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về

bảo vệ môi trường

+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng đặt đăng, đáy hoặc bằng phương pháp ngăn, chắn khác ở các

sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thủy sản di chuyển theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương

- Bảo vệ thủy sản trong hoạt động khai thác, vận chuyền 2.4.2 Khai thác nguôn lợi thủy sản (Chương 3 Luật Thủy sản)

- Nguyên tắc khai thác thủy sản (Điêu 11 Luật Thúy sản): Khai thác thủy sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và

các vùng nước tự nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; phải tuân theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại và kích cỡ thủy sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; sử dụng các

loại ngư cụ, phương tiện khai thác thủy sản có kích cỡ phù hợp với các loài thủy sản được phép khai thác

Nguyên tắc khai thác thủy sản phải đảm bảo sự phát triển bền vững vì tài nguyên thủy sản là tài nguyên có thể

phục hồi nên chỉ có thể khai thác trong giới hạn sự phục hồi

- Khai thác thủy sản xa bờ (Điều 12 Luật Thúy sản): Đây là hình thức khai thác đảm bảo sự phát triển bền vững nên được khuyến khích

- Khai thác thủy sản ven bờ (Điểu 13 Luật Thúy sản): Hạn chế hình thức này thông qua việc tô chức lại sản xuất,

chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp

- Cấp giấy phép khai thác thủy sản (Điều 16, 17, 18 Luật Thúy sản):

Trang 34

thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá

+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản được cấp Giấy phép khai thác thủy sản phải có các điều kiện: có đăng ký kinh doanh khai thác thủy sản; có tàu cá đã đăng ký, đăng kiểm; có ngư cụ, phương tiện khai thác phù hợp; thuyền truong, máy trưởng trên tàu cá phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định của pháp luật

+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có thể bị thu hồi giấy phép khai thác thủy sản trong một số trường hợp

nhất định

- Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khai thác thủy sản (Điều 20, 21 Luật Thúy sản)

- Những hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản (&hoản 1l, 2, 5, 6, 7, 8 Diéu 20, 21 Luật Thủy sản)

2.5 Nuôi trồng thủy san

- Nhà nước có chính sách giao đất, cho thuê đất có mặt nước đề nuôi trồng thủy sản (tuân theo các quy định của Luật Đất đai); giao, cho thuê vùng biền để nuôi trồng thủ sản để phát triển nguồn lợi thủy sản (tuân theo các quy định

của Luật Thủy sản);

- Việc nuôi trồng thủy sản gắn với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế của toàn xã hội và theo quy

hoạch, kế hoạch của cơ quan nhà nước có thâm quyền nhằm mục đích phát triển bền vững IV PHÁP LUẬT VÈ TÀI NGUYÊN NƯỚC

4.1 Khái niệm tài nguyên nước

- Theo nghĩa rộng: Tài nguyên nước bao gồm mọi dạng tn tại của nước (rắn, lỏng, khí) Tất cả các dạng này luân chuyển với nhau tạo thành chu trình nước

- Theo Luật Tài nguyên nước: Tài nguyên nước bao gôm các nguôn nước mưa, nước mặt, nước đưới đât, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 2 Luật Tài nguyên nước)

"Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác

"Nước mặt" là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo

"Nước dưới đất" là nước tỒn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất

Như vậy, Luật Tài nguyên nước đã có sự giới hạn về cách hiểu về tài nguyên nước Định nghĩa theo Luật Tài nguyên nước căn cứ vào đặc điểm có thể phân chia được (thể lồng), căn cứ vào dạng tồn tại (nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển) và căn cứ vào không gian tồn tại của nước (phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam) để xác định

tài nguyên nước theo cách hiểu của Luật Theo đó tài nguyên nước là những dang ton tại cụ thể của nước ở một khâu nào đó trong chu trình nước mà thôi (dạng lỏng) Tuy nhiên, không phải tất cả nước tồn tại ở thể lỏng đều là tài nguyên nước (ví dụ: nước nóng, nước khoáng thiên nhiên do Luật Khoáng sản quy định, nước đã qua khai thác, sử

dụng cũng không phải là tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước)

Trang 35

Theo quy định của Luật Tài nguyên nước thì tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý (khoản 1 Điều 1 Luật Tài nguyên nước) Sở hữu toàn dân là khái niệm phái sinh từ sở hữu nhà nước khi khẳng định bản chất nhà nước là toàn dân; xét ở góc độ tổ chức thực hiện quyền sở hữu thì sở hữu toàn dân cũng đồng

nghĩa với sở hữu nhà nước Các nước khác trên thế giới như Pháp, Đức, Trung Quốc, đều xem tài nguyên nước thuộc sở hữu nhà nước do sự vận động không ngừng của nước và tầm quan trọng của nước Quyền sở hữu đối với tài nguyên nước chỉ gắn với một khoảng thời gian và không gian nhất định khi tài nguyên nước được hiểu trong phạm vi Luật Tài nguyên nước (Ví dụ: nước đã qua khai thác sử dụng, nước trong cơ thê con người không thuộc sở hữu nhà

nước)

Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên nước thông qua việc chiếm hữu (nắm bắt những thông tin về

tài nguyên nước như thống kê, đánh giá, đo đạc, ), sử dụng (nhà nước trực tiếp sử dụng hoặc thông qua chủ thể sử dụng - hộ gia đình, cá nhân, tổ chức - chủ thể sử dụng phải trả tiền thông qua những nghĩa vụ pháp lý nhất định)

4.3 Chế độ quán lý nhà nước đối với tài nguyên nước

4.3.1 Hệ thông các cơ quan quản lý nhà nước đỗi với tài nguyên nước

Bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyên riêng

~ Cơ quan có thắm quyền chung: Chính Phủ và Ủy ban nhân dân các cấp

Chính Phủ thống nhất quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên phạm vi cả nước Chính phủ thành lập Hội

đồng quốc gia về tài nguyên nước để tư vấn cho Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ (Điều 63 Luật Tài nguyên nước, Điều 16 Nghị định 179) Uy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trong phạm vi địa phương

- Co quan có thắm quyền riêng:

+ Thẩm quyền chuyên môn đối với tài nguyên nước (cơ quan quản lý chuyên ngành): Theo Luật Tài nguyên

nước thì thắm quyền quản lý chuyên ngành đối với tài nguyên nước là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tuy nhiên, hiện nay, tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý (Nghị định 91/2002/NĐ-CP

ngày 11 thang 11 nam 2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và môi

trường)

+ Cơ quan quản lý nhà nước thuộc các ngành và các lĩnh vực có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài

nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách

Việc quan lý nhà nước về tài nguyên nước là kết hợp quản lý theo ngành, theo dia phương và quản lý theo lưu vực để đảm bảo tính thống nhất

4.3.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước

Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước bao gồm việc quản lý việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước,

quan lý các công trình tiêu thoát nước; quản lý các lưu vuực sông, quản lý nguồn nước ở các vùng đặc biệt, nhằm mục đích ngăn ngừa tồn thất, phòng chống ô nhiễm; giảm thiểu các tác hại do nước gây nên Theo quy định tại Điều

57 Luật Tài nguyên nước thì nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước bao gồm § vấn đề Cần chú ý:

Trang 36

- Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nước phải dưa trên cơ sở chiến lược, chính sách, pháp luật về quản là tài nguyên nước và quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước, trong đó đặc biệt coi trọng quy hoạch lưu vực sông

- Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho việc khai thác và sử dụng nguồn nước phải đảm bảo tính hệ thống của lưu vực, của các công trình thủy lợi, không chia cắt theo đơn vị hành chính song vẫn phải đảm bảo lợi ích hài hòa giữa

các vùng, ngành, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước Việc xây dựng chính sách, chế độ, thể lệ quản lý tài nguyên nước phải thống nhất với chính sách, pháp luật bảo vệ các thành phần môi trường khác, bảo vệ an ninh quốc phòng và nhất thiết phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện

4.4 Chế độ bảo vệ, khai thác, sứ dụng

4.4.1 Vấn đề bảo vệ tài nguyên nước (Chương II Luật Tài nguyên nước)

- Bao vệ tài nguyên nước là biện pháp phòng, chong suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước

và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước

- Nội dung bảo vệ tài nguyên nước: Luật Tài nguyên nước quy định bảo vệ tài nguyên nước trong từng lĩnh vực,

đối với từng loại nước, tựu chung thể hiện dưới hai góc độ:

+ Chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước: bảo vệ rừng, bảo vệ hồ chứa nước, bảo vệ tầng chứa nước dưới đất, bảo vệ các dòng sông, sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, tránh tình trạng lãng phí tài nguyên nước

+ Chống ô nhiễm nguồn nước: Nguồn nước có thẻ bị ô nhiễm bởi nhiều tác nhân (các chất hữu cơ, vô cơ, các chất độc hại khác) Các nguồn gây ô nhiễm này phát sinh từ tự nhiên (ô nhiễm do thủy triều, mưa bùn, núi lửa, )

nhưng đặc biệt là ô nhiễm do con người, tức là các chất thải từ các hoạt động của con người Vì thế „ phải kiểm soát

việc phát thải vào nguồn nước Luật Tài nguyên nước quy định tô chức, cá nhân sử dụng nước trong sản xuất, kinh

doanh, nghiên cứu khoa học, bệnh viện, đô thị, khu dân cư tập trung và các hoạt động khác nếu xả thải vào nguồn nước thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thâm quyền

4.4.2 Khai thác, sử dụng tài nguyên nước (Chương III Luật Tài nguyên nước)

- Khai thác nguồn nước là hoạt động nhằm mang lại lợi ích từ nguồn nước; sử dụng tổng hợp nguôn nước la sw

dụng hợp lý, phát triển tiềm năng của một nguồn nước và hạn chế tác hại do nước gây ra để phục vụ tổng hợp cho

nhêu mục đích

- Nguyên tắc khai thác, sử dụng tài nguyên nước:

+ Khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước; + Đảm bảo sử dụng công bằng nguồn nước;

+ Ưu tiên sử dụng tài nguyên nứơc cho những nhu cầu thiết yếu

- Chủ thể sử dụng tài nguyên nước (hộ gia đình, cá nhân, tổ chức) khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải

có giấy phép, trừ các trường hợp không phải xin cấp giấy phép (Điều 24 Luật Tài nguyên nước)

- Quyén, nghĩa vụ của chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên nước:

Trang 37

+ Đối với chủ thể đầu tư vào các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước có quyền sở hữu đối với công

trình đã đầu tư; có quyền chuyền nhượng, để thừa kế đối với công trình họ đã dau tu dé khai thác, sử dụng Ban thân

người được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước có quyền chuyển nhượng quyền khai thác, sử dụng; + Có quyền bán sản phẩm mà họ đã đầu tư, khai thác (đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thì có quyền thu thủy lợi phí —- trả cho việc sử dụng công trình mà tổ chức, cá nhân đã đầu tư - chỉ áp dụng cho

nước sử dụng vào mục đích nông nghiệp);

+ Có nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, phòng chống bão lụt,

4.5 Phòng chống lũ lụt và các tác hại khác do nước gây ra

- Phòng chống lũ, lụt là những biện pháp được thiết kế nhằm làm cho lũ, lụt khi xảy ra không đưa đến thiệt hại hoặc ít nhất cũng hạn chế được thiệt hại đó

Các biện pháp phòng chống lũ, lụt được dưa trên điều kiện tự nhiên và trình độ kinh tế xã hội của đất nước Thông thường, người ta quy thành 2 biện pháp là biện pháp công trình (là những hành động làm thay đôi đặc tính của thiên tai như xây dựng hồ chứa nước, đê điều, ) và biện pháp phi công trình (là những biện pháp làm thay đổi tác

động của thiên tai như xây nhà ở có khả năng chống chịu lụt, trồng rừng, )

Những quy định về phòng, chống, khắc phục tác hại xấu do nước gây ra rất nhiều Các anh chị xem Chương IV Luật Tài nguyên nước; Nghị định 179; Pháp lệnh Khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi; Pháp lệnh Dé điều; Pháp lệnh

phòng, chống lụt, bão Cần chú ý các ván đề sau:

- Việc quy hoạch bồ trí dân cư, bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng ngập lũ (Khoản 1 Điều 38 Luật Tài nguyên nước): Việc quy hoạch bố trí dan cu, bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tang trong ving ngập lũ phải tuân theo quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông và phù hợp với đặc điểm lũ, lụt của từng vùng

Việc xây dựng các kho chứa lương thực, chất độc hại, chất nổ, nhiên liệu, vật tư thiết yếu và tài sản quan trọng

khác trong vùng phân lũ, chậm lũ, vùng thường bị ngập lũ phải tuân theo quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Van đề phân lũ, chậm lũ (Điều 40 Luật Tài nguyên nước): Trong tình huống khẩn cấp khi hệ thống đê bị uy hiếp nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp phân lũ, chậm lũ có liên quan đến hai tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương trở lên theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định biện pháp phân lũ, chậm lũ trong địa phương theo phương án đã được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt

- Huy động lực lượng, phương tiện cho việc phòng, chống và khắc phục hậu quả do lũ, lụt (Điều 41 Luật Tài nguyên nước): Trong tình huống khẩn cấp, Thủ tướng Chính phú, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện của bắt kỳ tổ chức, cá nhân nào đề cứu hộ người, cứu hộ công trình và tài sản bị lũ, lụt uy hiếp hoặc gây hư hại và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình

Tổ chức, cá nhân được huy động phải chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tổ chức,

cá nhân có vật tư, phương tiện được huy động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền nếu bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật

V PHAP LUAT VE TAI NGUYEN KHOANG SAN

5.1 Khái niệm về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản

Trang 38

- Khái niệm khoáng sản: khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên

khóang vật, khóang chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác Khóang vật, khóang chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản (khoản I Điều 3 Luật Khoáng sản)

+ Về không gian tồn tại: trên mặt đất (khoáng sản lộ thiên), trong lòng đất

+ Dạng tồn tại: tồn tại dưới dạng tích tụ tự nhiên chứ không phải tồn tại dưới dạng tích tụ nhân tạo (Ví dụ: than đá sau khi được khai thác và mang đến một nơi khác để tích trữ thì khơng cịn là khống sản nữa)

+ Tích tụ tự nhiên dưới dạng khóang vật, khóang chất: khóang vật, khóang chất được hiểu là các chất hóa học tự nhiên đồng nhất được hình thành do những quá trình hóa học, vật lý, sinh hóa, phức tạp luôn diễn ra trong tự nhiên Chúng có thể tồn tại dưới dạng hợp chất hay đơn chất và thường kết hợp thành từng nhóm với nhau đề tạo nên một lọai đá chứa một lọai quặng như thạch anh thường đi với vàng; bạc thường đi kèm với galêrit, Chính nhờ nắm được đặc tính này, các nhà địa chất dễ dàng tìm ra mỏ các lọai khoáng sản cần tìm

+ Khóang vật, khóang chất này tồn tại ở thể rắn (than sắt, than đá), thể lỏng (nước khóang, nước nóng thiên nhiên, dầu), thể khí (khí đốt) Tuy nhiên cần lưu ý đối với dầu được điều chỉnh bởi Luật Dầu khí vì xuất phát từ tầm

quan trọng đặc thù của dầu

- Khái niệm hoạt động khoáng san (khoan 4, 5, 6, 7, 8,9 Điều 3 Luật Khoáng sản): Họat động khoáng sản là họat động bao gồm rất nhiều những họat động cụ thể, họat động trước là tiền đề cho họat động sau nhằm mục đích phát hiện, khai thác, đưa khoáng sản vào sử dụng Hoạt động khoáng sản bao gồm những hoạt động sau:

+ Hoạt động điều tra cơ bản địa chất: là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ trái đất và các điều kiện, quy luật sinh khóang liên quan

+ Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản: là việc đánh giá tong quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm đò khoáng sản

+ Hoạt động khảo sát khoáng sản: đây là họat động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản

+ Hoạt động thăm dò khoáng sản: là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác

khoáng sản

+ Hoạt động khai thác khoáng sản: là họat động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản

+ Hoạt động chế biến khoáng sản: là hoạt động phân lọai, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác

5.2 Chế độ sớ hữu đối với tài nguyên khoáng sản

- Cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý Điều 1, Luật Khoáng sản quy định: “7ài nguyên khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyên kinh tế và thém lục địa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đều thuộc sở

hữu tòan dân, do nhà nước thông nhất quản lý”

Trang 39

- Việc xác định quyền sở hữu tòan dân đối với tòan bộ tài nguyên khoáng sản trên lãnh thổ Việt Nam không chi

thể hiện chủ quyền quốc gia đối với tài nguyên thuộc lãnh thổ mình mà còn tạo điều kiện thuận lợi để nhà nước có kế

họach quản lý, sử dụng khoa học, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này

- Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua họat động điều tra, khảo sát, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

- Tuy nhiên, pháp luật công nhận quyền chuyển nhượng và để thừa kế quyền hoạt động khoáng sản Khi tiến hành các họat động khoáng sản, các chủ đầu tư có sự đầu tư vốn nhất định cho hoạt động của mình Trong trường hợp

không thể tiếp tục tiến hành hoạt động trên, các chủ thể có quyền chuyền nhượng hoặc đề lại thừa kế quyền tiếp tục hoạt động khoáng sản Lưu ý, đây chỉ là quyền hoạt động khoáng sản

5.3 Chế độ quán lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản

5.3.1 Hé thống cơ quan quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung: bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp

+ Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước (Hội Đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản là cơ quan giúp Chính phủ trong việc thẩm định, xét duyệt trữ lượng khoáng sản);

+ Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương theo quy định của

Luật Khoáng sản và theo phân cấp của Chính Phủ (Điều 55 Luật Khoáng sản)

- Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo quy định Luật sửa đổi Luật Khoáng

sản và Nghị định 91/2001/NĐ-CP ngày 11 thang 11 nam 2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cầu tô chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Lưu ý: đối với dầu khí do Thủ Tướng Chính phủ trực tiếp quản lý, thông qua Văn phòng Thủ Tướng Chính phủ

và Tổng Công ty dầu khí Việt Nam (Luật Dầu khí)

5.3.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản

- Quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản /v (đoàn bộ hoạt động cúa các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm

quyên thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản, quản lý hoạt động khoáng sản Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản được quy định tại Điều 54 Luật Khoáng sản, bao gồm:

+ Hoạch định chiến lược, quy hoạch và chính sách về bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản;

+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về khoáng sản;

+ Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản; cho phép chuyển nhượng, để thừa kế quyền hoạt động

khoáng sản, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản; đăng ký các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài

nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;

+ Thâm định, phê duyệt, đánh giá các dé án, báo cáo, thiết kế mỏ trong hoạt động khoáng sản;

+ Kiểm tra, thanh tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản; + Thực hiện các chính sách đối với nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến và nơi có khoáng sản độc hại;

Trang 40

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản;

+ Tổ chức lưu trữ, bảo vệ tài liệu và bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản;

+ Đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý về khoáng sản; tuyên truyền, phố biến và hướng dẫn thi hành pháp luật

về khoáng sản;

+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản; + Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý theo thâm quyền các vi phạm pháp luật về khoáng sản

- Các nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản bao gồm hai nội dung: quản lý nguồn tài nguyên khoảng sản và

quản lý các hoạt động tác động đến nguôn tài nguyên khoáng sản Ở nội dung thứ nhất, nhà nước quản lý trữ lượng tài ngun khống sản thơng qua một bộ phận các cơ quan chuyên môn Các cơ quan này chịu trách nhiệm đánh giá

tổng quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản, trữ lượng khoáng sản hiện có và tiềm năng của nguồn tài nguyên này, từ

đó nhà nước có cơ sở đề quản lý Ở nội dung thứ hai, nhà nước sẽ quản lý mọi hoạt động tác động đến nguồn tài nguyên khoáng sản (hoạt động khoáng sản), bao gồm: hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

Tất cả các hoạt động này phải đặt dưới sự quản lý của nhà nước, các chủ thể chỉ được tiến hành các hoạt bhđộng trên khi được phép của cơ quan nhà nước có thâm quyền

Quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản phải dựa trên cơ sở chiến lược, chính sách, pháp luật và quy hoạch về

bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến

khoáng sản, trong đó đặc biệt coi trọng các khoáng sản quý hiếm, khoáng sản có giá trị xuất khẩu cao và khoáng sản

có tính nguy hại tới môi trường Chiến lược, chính sách, pháp luật và quy hoạch về bảo vệ, sử dụng tài nguyên khoáng

sản phải được đặt trong chiến lược tổng thẻ về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của đất nước, đồng thời phải có

mối quan hệ mật thiết với chiến lược, chính sách và pháp luật bảo vệ các nguồn tài nguyên khác (đất đai, nước, không

khí, hệ sinh vat, )

Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản được cụ thé hóa trong các quy định của Luật Cần chú ý gwy định về việc cấp, gia hạn, thu hôi giấy phép hoạt động khoáng sản; cho phép chuyển nhượng, để thừa kế quyên hoạt động khoáng sản, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản

Gidy phép hoạt động khoáng sản là những chứ thư pháp lý trong đó xác định những quyền và nghĩa vụ của người hoạt động khoáng sản Những quyền và nghĩa vụ này không chỉ nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản với tư cách là tư

liệu sản xuất mà còn với tư cách là một thành phần môi trường quan trọng, gop phần duy trì sự ton tai và phat trién của con người va đất nước Giấy phép hoạt động khoáng sản bao gồm:

+ Giấy phép khảo sát khoáng sản; + Giấy phép thăm dò khoáng sản; + Giấy phép khai thác khoáng sản; + Giấy phép chế biến khoáng sản; + Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

Trong đó, giấy phép khảo sát khoáng sản chỉ cấp cho các tổ chức, cá nhân có chức năng khảo sát và họ không

được chuyên cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp cho các tô chức, cá

nhân được phép thăm dò khoáng sản sau khi họ đã hoàn thành mọi nghĩa vụ được quy định trong giấy phép thăm dò

Ngày đăng: 26/11/2014, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w