2.Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu lý luận và thực tiễn về công tác xã hội hoá giáo dục, nhằm tìm ra những giải pháp để thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, góp phần nâng cao chất lượ
Trang 1PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1 Lí do chọn đề tài
Xã hội hoá công tác giáo dục được coi như một phương châm, một phương thức, cách làm giáo dục Hàng loạt các công trình khoa học, các báo cáo tham luận, tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn đã giúp mọi người có cách nhìn đúng đắn hơn về công tác xã hội hoá giáo dục
Song trong hoạt động thực tiễn còn có nhiều quan điểm đánh giá việc thực hiện công tác xã hội hoá công tác giáo dục khác nhau, thậm trí trái ngược nhau Chính vì vậy, một trong những đòi hỏi bức xúc của các nhà quản lý giáo dục là cần có những tiêu trí cơ bản trong việc đánh giá công tác này để đối chiếu, so sánh và quan trọng hơn là định hướng đúng vào hoạt động thực tiễn Xã hội hoá giáo dục mầm non là một bộ phận của xã hội hoá công tác giáo dục, được vận dụng vào đặc thù của giáo dục mầm non Xã hội hoá giáo dục phải xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục mầm non, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và ngược lại từ phía xã hội đối với phát triển giáo dục mầm non
Từ vị trí và đối tượng của mình, giáo dục mầm non có số lượng học sinh ngoài công lập đông nhất và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân Tuy nhiên, trên thực tế giáo dục mầm non vẫn còn nhiều mặt hạn chế Hiện nay giáo dục mầm non đang đứng trước những thử thách lớn Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển giáo dục mầm non và ngân sách đầu tư của nhà nước cho giáo dục mầm non còn hạn chế Kinh phí đầu tư của nhà nước mới có thể cho 1/3 số nhà trẻ,mẫu giáo hiện có, mà tổng số trẻ ra lớp mới chỉ chiếm 70% số trẻ trong độ tuổi mầm non Đó là chưa kể
số đầu tư chỉ là tối thiểu và để tập trung chính là để chi lương cơ bản cho giáo viên Dù vậy mặt bằng lương của giáo viên mầm non vẫn ở mức quá thấp, nhưng trách nhiệm, thời gian, công sức lại quá nặng nề.Mặt khác, đó cũng là mâu thuẫn giữa một mặt là yêu cầu của phổ cập giáo dục tiểu học đòi hỏi phát triển với quy mô rộng lớn của lớp mẫu giáo 5 tuổi, đảm bảo cho 100% trẻ 5 tuổi được chuẩn bị vào tiểu học với một mặt là không có đủ điều kiện để phát triển, mà khó khăn trước hết là đội ngũ giáo viên và cơ sở, vật chất
Từ những vấn đề đang đặt ra cho giáo dục mầm non, phương hướng phát triển của giáo dục mầm non trong giai đoạn tới là phải thực hiện thông qua hình thức tổ chức các nhà trẻ, mẫu giáo, đồng thời qua việc tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ trong xã hội Do vậy giáo dục mầm non càng cần phải tiến hành xã hội hoá công tác giáo dục
Đứng trước tình hình thực tế hiện nay trường Mầm non Hoa Sen đang gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất Trình độ của giáo viên đồng đều Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu, bên cạnh đó nhận thức của nhân dân về giáo dục mầm non còn thấp
Trang 2Trước những thử thách rất khó khăn này tôi thấy chủ trương huy động xã hội hoá giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cần thiết và cần làm ngay Vì nó góp phần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, của nhân dân
về tầm quan trọng và vai trò của giáo dục mầm non, thu hút các nguồn lực để phát triển giáo dục mầm non Trên cơ sở xã hội hoá giáo dục, tạo nguồn cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, tạo môi trường học tập tốt cho các cháu, đảm bảo mọi điều kiện phát của ngành giáo dục mầm non Xuất phát từ lý luận và thực
tiễn trên tôi chọn đề tài “ Công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non Hoa Sen, Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai” để nghiên cứu.
Công tác xã hội hoá giáo dục hiện nay đã được quan tâm và đưa lên hàng đầu Vì có làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục thì kết quả của công tác giáo dục mới đạt hiệu quả cao Tuy xã hội hoá giáo dục đã được coi trọng và các ban ngành đã quan tâm Nhưng công tác xã hội hoá giáo dục mầm non ở trên địa bàn tôi đến nay chưa có ai nghiên cứu đề tài này Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu và tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất phù hợp với cơ sở địa bàn trường tôi đang công tác
2.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu lý luận và thực tiễn về công tác xã hội hoá giáo dục, nhằm tìm ra những giải pháp để thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, làm cho mọi người dân, các cấp, các ngành và các lực lượng xã hội nhận thức được vai trò phát triển giáo dục mầm non ở địa phương
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1.Khách thể nghiên cứu
Trường mầm non Hoa Sen,Thành Phố Lào Cai, Tỉnh Lào cai
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non Hoa Sen
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
Việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường chưa đạt kết quả cao, do công tác tuyên truyền, vận động của đội ngũ giáo viên mới còn hạn chế, giáo viên chưa sáng tạo, chưa linh hoạt, trình độ chuyên môn còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ
Vì vậy việc nghiên cứu công tác xã hội hoá giáo dục giúp cho chúng ta những kết luận để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
4.1 Nghiên cứu về quan điểm của Đảng, Nhà nước, và pháp luật có liên quan đến công tác xã hội hoá giáo dục
4.2 Tìm hiểu thực trạng của nhà trường và những giải pháp khi chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục
4.3 Một số giải pháp trong công tác xã hội hoá giáo dục của trường đã và đang thực hiện, những đề xuất, kiến nghị của nhà trường đối với các cấp, các ngành có liên quan
Trang 3Xã hội hoá giáo dục được tiến hành trong nhiều lĩnh vực hoạt động Song tôi chỉ dừng lại ở lĩnh vực công tác xã hội hoá giáo dục tại trường mầm non Hoa Sen
và nơi địa bàn tôi công tác Để từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất cho công tác này
5 Các phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, phân tích, khái quát, hệ thống hoá các tài liệu có liên quan đến đề tài
5.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1.Phương pháp quan sát
Quan sát tự nhiên để xác định thực trạng về công tác tuyên truyền, vận động xã hội hoá giáo dục của giáo viên
5.2.2 Phương pháp điều tra
Xử lý các thông tin về công tác này
5.2.3 Phương pháp đàm thoại Đàm thoại với giáo viên, phụ huynh, các
cấp, các ngành, để bổ sung biện pháp phù hợp
5.2.4.Phương pháp xử lý bằng toán thống kê Tính toán số liệu để thấy
được thực trạng của nhà trường và kết quả qua các số liệu khi thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục
5.2.5 Phương pháp tổng hợp phân tích Tổng hợp và phân tích kết quả đã
đạt được
Trang 4PHẦN B: NỘI DUNG
Nội dung nghiên cứu và một số biện pháp trong công
tác huy động xã hội hoá giáo dục
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I.Xã hội hoá giáo dục là gì?
Xã hội hoá giáo dục là “ Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”
( Trích văn kiện Đại hội Đảng – BCHTW khoá VIII )
1.Tầm quan trọng của công tác xã hội hoá giáo dục trong trường mầm non
Trẻ ở lứa tuổi mầm non bao gồm từ 3 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi Trẻ em ở giai đoạn này là một thực thể đang phát triển và hoàn thiện dần về tâm lý người
Sự phát triển của trẻ em là sự tích luỹ dần về số lượng dẫn đến sự thay đổi về chất trên các mặt: Thể chất, sức khoẻ, tâm lý và các quan hệ xã hội một cách tổng thể Quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non là một quá trình giáo dục được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, khoa học, theo những định hướng phát triển của trẻ và yêu cầu của xã hội, phục vụ cho xã hội Đây là giai đoạn đầu tiên chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của một đời người Giai đoạn đánh dấu sự phát triển từ một cá thể với những tư chất tự nhiên, năng lực tiềm năng được phát triển trở thành con người và đặt nền tảng ban đầu của con người có nhân cách ở giai đoạn này, nếu trẻ em mới sinh ra không có quá trình xã hội hoá, không có môi trường giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội thì trẻ em không thể phát triển thành con người có nhân cách
Như vậy có thể nói quá trình giáo dục và phát triển trẻ em ở lứa tuổi mầm non là quá trình giáo dục mang đậm bản chất xã hội, mang tính tự nguyện, là giai
Trang 5đoạn đầu tiên và cũng là một bộ phận quan trọng của quá trình xã hội hoá cá nhân trong quá trình phát triển đời người
2.Quan điểm của Đảng và nhà nước
Xã hội hoá giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước
Quan niệm này được thể chế hoá ở điều 11 của luật giáo dục về “ Xã hội
hoá sự nghiệp giáo dục” và ở đó đã xác định rõ vai trò chủ đạo của nhà nước, vai trò tham gia của xã hội, vai trò chủ động của giáo dục, nhà trường.Sự kết hợp “ 3
yếu tố: Nhà nước – Xã hội – Giáo dục” tạo nên tác động tổng hợp cho sự phát
triển giáo dục bền vững, cho việc giải quyết các mâu thuẫn của giáo dục:
Giáo dục mầm non là bậc học hình thành xã hội hoá đa dạng, giáo dục mầm non trong chủ trương chung của giáo dục đào tạo.Mục tiêu của giáo dục đến năm
2010 là thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ từ o- 6 tuổi “ Phát triển toàn diện về thể lực, tình cảm, trí tuệ và hình thành nhân cách cho trẻ” Trên cơ sở xây dựng một đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn cũng như kỹ năng tư vấn tại gia đình để phát triển các loại hình giáo dục mầm non đa dạng và phong phú Tương ứng là một hệ thống cơ sở vật chất phù hợp hướng tới công bằng cho trẻ từ những vùng khó khăn đến thuận lợi, từ miền đồng bằng đến miềm núi đều được hưởng môi trường giáo dục như nhau Như vậy đòi hỏi chúng ta phải khai thác mọi nguồn lực của cộng đồng, của các tổ chức kinh tế tham gia vào môi trường giáo dục ở mọi thời điểm, trên mọi lĩnh vực.Sự phối hợp này có tính chất khoa học thì mới đem lại hiệu quả cao Muốn làm tốt công tác này trước tiên chúng ta phải làm cho xã hội nhận thức đúng đắn về nó, về vai trò, vị trí của ngành học mầm non.Thực hiện tốt công tác này thì chúng ta phải có trách nhiệm, có được lòng tin, làm việc có kế hoạch, có tổ chức, khoa học Công tác xã hội hoá giáo dục không chỉ tăng cường đầu tư và phát triển cơ sở vật chất mà đòi hỏi đầy đủ về chất và lượng
Có thể coi xã hội hoá công tác giáo dục là một cách làm giáo dục được xác định bởi những nội dung cơ bản sau:
Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục với nhà trường
Huy động các lực lượng tham gia vào quá trình đa dạng hoá các hình thức học tập và các hình thức GD trong nhà trường
Huy động xã hội đầu tư nguồn lực cho giáo dục
Huy động lực lượng xã hội cùng làm giáo dục mầm non, dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước.Việc chăm sóc giáo dục mầm non là nhiệm vụ chung của nhà trường, gia đình và cộng đồng Cần huy động và tạo điều kiện để gia đình, cộng đồng tham gia vào các hoạt động giáo dục mầm non Giáo dục mầm non phải đáp ứng được nhu cầu xã hội, cộng đồng
Trang 6Trường mầm non là đơn vị cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân Đặc thù của trường là: “Đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố nhân cách đầu tiên và chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp một”
4 Vai trò của giáo dục với ngành mầm non
4.1 Quan điểm về giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
Nó có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và đào tạo thế hệ trẻ,vì giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu dặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng nhân cách của con người được hình thành tương đối đầy đủ trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời
4.2 Xã hội hoá công tác giáo dục mầm non
Xã hội hoá công tác giáo dục mầm non là một bộ phận của xã hội hoá công tác giáo dục nói chung Vì vậy cần có sự nhìn nhận xem xét vấn đề xã hội hoá công tác giáo dục mầm non trong mối quan hệ khăng khít, gắn bó của xã hội hoá công tác giáo dục và những đặc thù của giáo dục mầm non
Xã hội hoá công tác giáo dục mầm non có nghĩa là: Huy động mọi nguồn lực
xã hội cùng làm giáo dục mầm non, dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước Việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là nhiệm vụ chung của các trường lớp mầm non, gia đình trẻ và cộng đồng tạo điều kiện để cộng đồng và gia đình tham gia vào các hoạt động giáo dục mầm non Giáo dục mầm non phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội, cộng đồng.Có thực hiện xã hội hoá giáo dục mầm non chúng ta mới thực hiện được mục tiêu trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài đến năm 2020:
“ Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong
độ tuổi Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình.”
5.Vai trò của công tác xã hội hoá giáo dục đối với trường mầm non
Như chúng ta đã biết công tác xã hội hoá giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác chăm sóc- giáo dục và phát triển trẻ em ở lứa tuổi mầm non, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong gia đình và xã hội yên tâm công tác, lao động sản xuất Đồng thời tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng trong giáo dục Dân chủ hoá giáo dục mầm non nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu nhất trong
điều luật giáo dục quy định theo phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động nhà trường Như vậy nó xoá bỏ được tính
khép kín của hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống giáo dục mầm non nói riêng, tạo điều kiện để mỗi người dân trong cộng đồng có cơ hội nắm được những
Trang 7thông tin khoa học giáo dục Đây là điều kiện quan trọng để người dân tham gia
ý kiến vào sự nghiệp giáo dục, đóng góp công sức, tiền của xây dựng giáo dục và
cơ hội được hưởng những quyền lợi giáo dục chính đáng
Thực hiện dân chủ hoá trong trường mầm non nhằm phát huy quyền làm chủ
và huy động tiềm năng trí tuệ của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục mầm non
6 Mối quan hệ công tác xã hội hoá giáo dục đối với giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non tác động vào việc hình thành nhân cách trong chiến lược, nguồn lực con người thông qua 3 con đường:
a Tác động của thiết chế trường lớp chính quy tập trung.
b.Tác động của sự quan tâm xã hội đến công tác giáo dục trẻ mầm non thông
qua hoạt động của hệ thống giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
và các hệ thống chính trị văn hoá
c Tác động đối với việc giáo dục của các bậc cha mẹ có con học ở mầm non.
Từ đó, cho thấy cần phải xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình
và các lực lượng xã hội Công tác chăm sóc giáo dục trẻ bao gồm nhiều mặt, nhiều yêu cầu, nội dung, cần được nhìn nhận như một chỉnh thể, nhằm tác động tổng thể vào toàn bộ nhân cách của trẻ Do vậy, nếu khoán trắng việc chăm sóc giáo dục trẻ em cho nhà trường, nhất là trong điều kiện hiện nay khi không có đủ điều kiện để thu nhận toàn bộ trẻ trong độ tuổi mầm non, thì không tránh khỏi thất bại Công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải tiến hành từ nhiều phía: Gia đình, các cơ quan chuyên môn ( giáo dục ,y tế, dinh dưỡng ) các đoàn thể xã hội: Phụ
nữ, thanh niên, uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, các hội từ thiện Phải lấy nhà trường làm hạt nhân liên kết, tập hợp các lực lượng, các tổ chức xã hội cùng nhau xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, theo cơ chế phân công hợp tác Như vậy không những cần có chính sách và biện pháp huy động toàn xã hội chăm lo đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ mà còn bảo đảm tính đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan hữu trách, hình thành những chương trình tích hợp chăm sóc và giáo dục trẻ đảm bảo hiệu quả tối ưu của các biện pháp can thiệp
Đa dạng hoá giáo dục mầm non về nội dung, chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ, về hình thức trường, lớp mầm non và các hình thức đầu tư Đa dạng hoá các loại hình trường lớp mầm non dựa trên mục tiêu đào tạo,nội dung giáo dục thống nhất dưới sự quản lý Nhà nước của bộ giáo dục đào tạo Đa dạng hoá các loại hình trưòng lớp mầm non góp phần quan trọng vào tiến trình đổi mới giáo dục- đào tạo theo hướng nâng cao khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục- đào tạo đối với nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ của nhân dân trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đa dạng hoá góp phần mở rộng cơ hội cho số đông trẻ được hưởng dịch vụ chăm sóc giáo dục trẻ với những loại hình thích hợp với từng đối tượng, từng khu
Trang 8vực, địa phương đa dạng hoá góp phần tăng thêm nguồn lực cho phát triển giáo dục - đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc- giáo dục trẻ,do
sự cạnh tranh giữa các loại hình trường trong quá trình phát triển.Vì vậy, một trong những đặc điểm của giáo dục mầm non là có nhiều loại hình, nhiều chương trình, mang tính xã hội cao.Đa dạng hoá được thể hiện ở những nội dung:
Đa dạng hoá về nội dung, chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ
Đa dạng hoá các hình thức trường, lớp mầm non
Đa dạng hoá các hình thức đầu tư cho giáo dục mầm non
Tóm lại
Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn, một tư tưởng chiến lược, một con đường để phát triển giáo dục
Xã hội hoá giáo dục mầm non là một bộ phận của xã hội hoá giáo dục Việc vận dụng vào giáo dục mầm non đã tạo ra những nét mới trong phương thức phát triển thể hiện trong bức tranh sinh động về thực tiễn mà chúng ta phải đẩy mạnh công tác này hơn nữa để góp phần phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
CHƯƠNG II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Các biện phương pháp và biện pháp thực hiện
1.1 Xây dựng kế hoạch năm học
Việc xây dựng kế hoạch cho năm học là rất cần thiết,dựa vào kế hoạch mà ta định hướng nhiệm vụ của từng tuần, từng tháng, kế hoạch xây dựng phải rõ ràng cụ thể ngay
từ đầu năm học và để kế hoạch phù hợp, sát với thực tế, không bị động trong quá trình thực hiện có sự bàn bạc nhất trí cao của lãnh đạo và tập thể giáo viên Bởi vì các hoạt động trong nhà trường không thể làm một sớm, một chiều mà phải có thời gian để thực hiện về cơ sở vật chất, về chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, về đội ngũ giáo viên phải được tiến hành trong nhiều năm, theo một trình tự nhất định Bởi vậy muốn nâng cao chất lượng toàn diện, nhà trường phải xây dựng kế hoạch tổng thể, xác định rõ từng phần việc cụ thể
1.1.1.Kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất
Cải tạo các phòng nhóm hiện có để đáp ứng vói yêu cầu về chất lượng chăm sóc giáo dục nhà trẻ và đầu tư toàn bộ trang thiết bị nhà bếp , hệ thống bếp ga, khu sơ chế
đồ dùng ăn uống cho trẻ
Cải tạo sân chơi, bãi tập cho trẻ và đầu tư các phương tiên phục vụ tốt cho các chuyên đề
Trang bị đồ dùng đò chơi ngoài trời cũng như trong lớp học và các phương tiện dạy học cho cô và trẻ
Sau khi có kế hoạch nhà trường dự trù xin kinh phí của các cấp các ngành , huy động nguốn kinh phí xã hội hoá giáo dục
1.1.2 Kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
Trang 9Để có cơ sở xây dựng kế hoạch, vào đầu năm học nhà trường đã tiến hành cân đo vào biểu đồ tăng trưởng để nắm và phân loại tình trạng sức khoẻ của trẻ
Căn cứ vào tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trường có kế hoạch dứt điểm thanh toán tình trạng suy dinh dưỡng cho từng cháu Đồng thời nhà trường phát động cán bộ giáo viên tăng gia sản xuất cải thiện thêm bữa ăn cho trẻ bằng biện pháp trồng rau xanh cho trẻ
ăn, lấy tiền rau hỗ trợ vào bữa ăn phụ cho trẻ, cho những cháu suy dinh dưỡng với mức
ăn 1.000đ / 1 cháu mặt khác nhà trường phối hợp với trung tâm y tế khám chữa bệnh định kỳ cho trẻ, cho trẻ uống vác – xin theo quy định, thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh về tình trạng sức khoẻ của trẻ để các bậc phụ huynh bồi dưỡng thêm cho trẻ
ở gia đình
Kế hoạch được triển khai tốt nên cuối năm không còn trẻ nào bị suy dinh dưỡng
1.1.3.Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên
Xuất phát từ nhận thức muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thước tiên phải trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên, trường tích cực tham mưu với các cấp tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên đi học chuẩn và trên chuẩn, các nhân viên nấu ăn cũng được đi học bồi dưỡng chuyên môn thời gian 1 tháng
Ngoài kế hoạch cho giáo viên đi học tập trung nhà trường còn có kế hoạch bồi dưỡng tại chỗ thông qua các hội thảo chuyên đề, xây dựng các tiết mẫu Để bồi dưỡng
có hiệu quả trường đã phân loại giáo viên dựa trên kết quả đạt được của những năm học trước, để có biện pháp bồi dưỡng cho phù hợp với khả năng, năng lực của từng đồng chí
1.2 Công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền là vấn đề quan trọng trong nhà trường để tuyên truyền được trước hết là chiếm được lòng tin của các cấp lãnh đạo Động viên đội ngũ giáo viên thống nhất xây dựng , kế hoạch hoá giáo dục của nhà trường Lựa chọn tình hình đặc điểm của từng bộ phận dân phố, phối kết hợp chặt chẽ tích cực của hội phụ huynh, dựa vào các hội trưởng của các Ban , Ngành để tuyên truyền vận động , tham dự các buổi hội họp , hội nghị của các cấp các ngành để tuyên truyền về công tác chăm sóc giáo dục Mầm non là vấn đề quan trọng không thể thiếu
Về phía nhà trường: Cán bộ giáo viên nhân viên cần cố gắng tích cực có sự thống nhất cao, tâm huyết với nghề, cần phải nâng cao tay nghề làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ Thường xuyên trao đổi các thông tin , tuyên truyền vận động phụ huynh tạo điều kiện để việc thực hiện chăm sóc dạy dỗ các cháu đạt hiệu quả cao Cần phát huy tinh thần trách nhiệm của cô giáo đối với các cháu, quan tâm gần gũi thương yêu các cháu như con của mình để phụ huynh thấy được và yên tâm công tác
*Bồi dưỡng kĩ năng tuyên truyền
Vận động phụ huynh quan tâm và tham gia một số hoạt động của nhà truờng tôi suy nghĩ cần phải bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng tuyên truyền, vì giáo viên có kĩ năng tuyên truyền thì trình bày với phụ huynh mới có sức thuyết phục cao, từ đó phụ huynh mới có thể hiểu được vấn đề để có thái độ hưởng ứng tốt.Tôi đã hướng dẫn cho giáo viên soạn thảo nội dung tuyên truyền sao cho ngắn gọn , nọi dung vấn đề phải gắn liền
Trang 10với nhu cầu của phụ huynh, ngoài ra khi tuyên truyền muốn cho phụ huynh dễ hiểu giáp viên cần có tranh ảnh phù hợp Điều quan trọng nữa là khi tuyên truyền giáo viên biết rèn luyện cho ngôn ngữ nói của mình được lưu loát , trình bày hết sức mạch lạc dễ hiểu
có như thế mới gây được tình cảm với phụ huynh giúp cho họ có hứng thú chú ý nghe giáo viên trình bày hết mọi vấn đề đã được giáo viên trình bày trước khi họp Sau phải cho phụ huynh trình bày ý kiến cần thiết có thể đi đến thảo luận, vì thế vai trò của giáo viên trong buổi sinh hoạt với phụ huynh hết sức quan trọng , giáo viên phải vững vàng quan điểm lập trường hiểu tường tận vấn đề mình cần tuyên truyền để dễ dàng giải đáp những thắc mắc khi phụ huynh có nhu cầu Giải đáp thắc mắc của phụ huynh phải hết sức tế nhị giúp phụ huynh thông suốt được vấn đề, có như thế mới tạo được lòng tin của phụ huynh, từ đó có thái độ hợp tác tốt hơn
1.3 công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Làm tốt công tác huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp, uy tín và chất lượng chăm sóc giáo dục sẽ làm cộng đồng tin tưởng, Nhất là các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các bậc phụ huynh tham gia và xây dựng phát triển giáo dục Mầm non trên phường Nhà trường có kế hoạch xây dựng chỉ đạo các chuyên đề một cách cụ thể Đối với chế độ ăn của trẻ phải đảm bảo đúng thực đơn theo mùa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 100% không để xảy ra tình trạng ngộ độc thức ăn Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh phương pháp nuôi dưỡng theo khoa học, có biện pháp phòng chống các dịch bệnh, cho trẻ ăn mặc phù hợp theo mùa, đảm bảo sức khoẻ, phòng tránh giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
Tăng cường công tác thăm lớp dự giờ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học, theo từng kỳ của năm học, đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh công bằng dân chủ, công khai trước phụ huynh để mọi người thấy được chất lượng của nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
Tổ chức tốt các hội thi của cô và của trẻ, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao do ngành và địa phương phát động
1.4 Tăng cường nâng cao nhận thức nâng cao nhận thức cho các cấp đảng uỷ chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và nhân dân trong phường về vai trò vị trí của giáo dục mầm non với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng
Tuyên truyền bằng thông tin đại chúng, nhà trường tổ chức viết bài tuyên truyền về xây dựng cảnh quan trường mầm non, về chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường Liên
hệ với UBND Thành phố, UBND phường nhờ sự giúp đỡ dành riêng thời gian truyền thanh chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trong phường 1 tuần 1 lần
Tuyên truyền bằng băng zôn, khẩu hiệu kết hợp với đoàn thanh niên, phụ nữ của phường, tuyên truyền ở khu dân cư, nội dung tuyên truyền giúp nhân dân hiểu được tầm quan trọng của việc đưa trẻ mầm non ra lớp và sự cần thiết đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, cùng chăm lo cho giáo dục mầm non, tổ chức tốt các ngày lễ ngày hội cho trẻ Đưa nội dung xã hội hoá giáo dục vào các nghị quyết hội họp của HĐND của Đảng, các ban ngành đoàn thể trong phường