Chúng ta thường được nghe nhiều về lạm phát và người ta thường nói về các biện pháp khắc phục và chống lạm phát cao nhằm ổn định giá cả nền kinh tế.
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục hoàn toàn Những biến động phức tạp, khó lường liên tục xảy ra và là cản trở lớn trước công cuộc tái thiết nền kinh tế thế giới Giá dầu thô và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu thay đổi không ngừng theo chiều hướng đi lên, kéo theo sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng Điều nay đã dẫn đến sự gia tăng tốc độ lạm phát của các nước trên thế giới, đòi hỏi chính phủ các nước phải có những biện pháp kịp thời để giảm tác hại của lạm phát, cũng như kiềm hãm lạm phát.
Việt Nam, vốn được đánh giá là một nền kinh tế dễ tổn thương, đã không tránh khỏi những tác động tiêu cực do việc tăng giá chung trong nền kinh tế thế giới Chính sự tăng giá ấy đã đẩy tốc độ lạm phát của Việt Nam vốn đã cao, nay lại có xu hướng tăng lên nhanh chóng Có thể khẳng định rằng tình hình lạm phát ở Việt Nam đang ở một mức đáng báo động Nếu chính phủ không có những biện pháp cấp bách nhằm cải thiện tình trạng này thì sớm hay muộn Việt Nam cũng sẽ rơi vào khủng hoảng Nhận thấy tính cấp bách của tình trạng lạm phát của Việt Nam, Nhóm 1 lớp Ngoại thương 1 Khoá 34, đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng lạm phát Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp”, nhằm mục đích tìm hiểu một cách kỹ càng và chuyên sâu về nguồn gốc của tình trạng lạm phát hiện nay Bên cạnh đó nhóm đã sưu tầm những ý kiến đóng góp của những chuyên gia kinh tế hàng đầu về tình hình lạm phát của Việt Nam, và qua những tham khảo đó nhóm sẽ đưa ra giải pháp theo nhận định chủ quan nhằm kiềm chế tốc độ lạm phát hiện nay
Kết cấu của đề tài
Chương 1: Những lý thuyết về lạm phát
Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của chính phủ đối với tình hình
lạm phát của Việt Nam
Chương 3: Kinh nghiệm đối phó lạm phát từ các nước trên thế giới.
Chương 4: Tổng hợp ý kiến chuyên gia và kiến nghị của nhóm về giải pháp kiềm
chế lạm phát hiện nay
Trang 3MỤC LỤC:
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT 4
1.1 Khái niệm lạm phát 4
1.2 Đo lường lạm phát 4
1.2.1 Mức giá chung 5
1.2.2 So sánh chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số điều chỉnh DGDP 9
1.2.3 Cách tính CPI ở Việt Nam 9
1.3 Phân loại lạm phát 14
1.3.1 Thiểu phát 14
1.3.2 Lạm phát vừa phải 14
1.3.3 Lạm phát phi mã (Lạm phát cao) 14
1.3.4 Siêu lạm phát 15
1.4 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế 16
1.4.1 Hiệu ứng tích cực 16
1.4.2 Hiệu ứng tiêu cực (Tổn thất xã hội của lạm phát) 16
1.5 Nguyên nhân gây ra lạm phát 18
1.5.1 Lạm phát do chi phí đẩy 18
1.5.2 Lạm phát do cầu kéo 19
1.5.3 Lạm phát do cơ cấu 19
1.5.4 Lạm phát do nhập khẩu 20
1.5.5 Lạm phát do bội chi ngân sách 20
1.5.6 Lạm phát tiền tệ 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM 22
2.1 Giai đoạn 1986 - 1991 22
2.2 Giai đoạn 1992 - 1998 30
2.3 Giai đoạn 1999 – 2003 33
2.4 Giai đoạn 2004-2008 37
2.5 Giai đoạn 2008-2011 42
2.6 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam 48
Trang 42.6.1 Đối với môi trường kinh tế vĩ mô 48
2.6.2 Đối với các doanh nghiệp 52
2.6.3 Đối với đời sống dân cư 55
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ LẠM PHÁT TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 64
3.1 Trung Quốc 64
3.2 Ấn Độ 69
3.3 Những “con Rồng châu Á” 73
3.4 Các ngân hàng trung ương chống lạm phát bằng cách nào? 77
3.5 Kinh nghiệm kiềm chế lạm phát của thế giới: Giải pháp phải đồng bộ 80
CHƯƠNG 4: TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VÀ KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM VỀ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT HIỆN NAY 86
4.1 Giải pháp của Chính Phủ 86
4.2 Ý kiến của các nhà kinh tế khác cho vấn đề lạm phát của Việt Nam 93
4.3 Đánh giá của nhóm về các giải pháp của chính phủ: 98
4.4 Một số kiến nghị của nhóm: 100
4.4.1 Giải pháp ngắn hạn 100
4.4.2 Giải pháp dài hạn 103
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
Trang 51.1 Khái niệm lạm phát
Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục mức giá chung của nền kinh
tế trong một khoảng thời gian
Mức giá chung của nền kinh tế là giá trung bình của tất cả các hàng hoá vàdịch vụ trong nền kinh tế Do vậy, khi xảy ra lạm phát không có nghĩa là tất cả mọihàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế đều tăng giá Có thể một vài mặt hàng giảm giánhưng mặt hàng khác tăng giá đủ mạnh vẫn có thể gây nên lạm phát
Lạm phát cũng có thể hiểu là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ.Nền kinh tế có lạm phát, một đơn vị tiền tệ có thể mua ngày càng ít hàng hoá, dịch
vụ hơn Hay hiểu nôm na là khi có lạm phát chúng ta phải chi ngày càng nhiều đồngnội tệ hơn cho giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định Trái ngược với lạm phát là giảmphát
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục.Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với giá trị âm Giảm phát thường xuất hiệnkhi kinh tế suy thoái hay đình đốn
1.2 Đo lường lạm phát
Để đo lường lạm phát người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằngphần trăm thay đổi của mức giá chung
Trang 6% 100
P P
đo phổ biến của chỉ số lạm phát phụ thuộc vào mỗi nền kinh tế chọn chỉ tiêu nàotrong các chỉ tiêu dưới đây làm mức giá chung:
• Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một
cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định mộtcách xấp xỉ Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI
có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính Điều này được xem như là "sựthiên lệch" trong phạm vi CPI CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sứcmua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa kháctrong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung)
• Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "ngườitiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn Trong nhiều quốc gia công nghiệp,những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phátthông thường hay được nhắc tới Các phép đo này thường được sử dụng trong việcchuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danhđịnh) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI Đôi khi, các hợp đồnglao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danhđịnh sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn
so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra)
Trang 7• Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được khôngtính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu Nó khác với CPI là sự trợ cấpgiá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sảnxuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán Ở đây cũng có một
sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nótrong CPI Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và cókhuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay",mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quantrọng phải tính đến là các dịch vụ
• Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn(thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn Chỉ số này rất giốngvới PPI
• Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách
có lựa chọn Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng làvàng Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng vàbạc
• Chỉ số giảm phát (điều chỉnh) GDP dựa trên việc tính toán của tổng sảnphẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) vớitổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá
so sánh hay GDP thực) Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất Cácphép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cánhân Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêudùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chếlạm phát của mình
• Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI) Trong "Báo cáo chính sáchtiền tệ cho Quốc hội" sáu tháng một lần ("Báo cáo Humphrey-Hawkins") ngày 17tháng 2 năm 2000, Federal Open Market Committee (FOMC) nói rằng ủy ban này
Trang 8đã thay đổi thước đo cơ bản về lạm phát của mình từ CPI sang "chỉ số giá cả dạngchuỗi của các chi phí tiêu dùng cá nhân"
Tuy nhiên, ở Việt Nam để tính chỉ số lạm phát chúng ta thường chỉ quan tâmđến chỉ số điều chỉnh- DGDP Và chỉ số giá tiêu dùng- CPI để đo lường mức giáchung
Chỉ số giá tiêu dùng CPI thường được sử dụng hơn là chỉ số điều chỉnh GDP
Ta có công thức tính tỷ lệ lạm phát như sau:
% 100
t
CPI
CPI CPI
GDP DGDP
Ví dụ: DGDPt = 120 có nghĩa là mức giá chung năm t tăng 20% so với năm trước
1.2.1.2 Chỉ số gía tiêu dùng- CPI
Chỉ số giá tiêu dùng- CPI đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hoá vàdịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua CPI của một năm (thời kỳ) nào đóchính là tỷ số giữa giá trị (chi phí) giỏ hàng của năm đó và giá trị (chi phí) giỏ hàngcủa năm cơ sở nhân với 100
Trang 9Chỉ số giá tiêu dùng thường được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinhhoạt theo thời gian Nó phản ánh xu thế và mức độ biến động của gía bán lẻ hànghoá tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình
CPI tăng có nghĩa là mức giá trung bình tăng
CPI được tính theo công thức:
1001
0 0 1 0
n
t i t
q p
q p CPI
Trong đó:
t
CPI : Là chỉ số giá tiêu dùng năm t
n: Số hàng hoá và dịch vụ của trong giỏ hàng hoá
q : Là lượng hàng hoá của hàng hoá i trong năm cơ sở
Ví dụ: CPIt = 150 có nghĩa là so với năm gốc thì mức giá chung đã tăng lên là50%
1.2.2 So sánh chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số điều chỉnh DGDP
Cả hai đều đo lường mức giá chung của nền kinh tế Tuy nhiên, chỉ số điềuchỉnh DGDP đo lường mức giá trung bình của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuốicùng được sản xuất ra ở trong nước, còn CPI đo lường mức giá trung bình của mọihàng hoá, dịch vụ mà một mà một hộ gia đình/một người điển hình tiêu dùng CPI có được nhờ so sánh giá của một giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định ở nămtính toán so với năm cơ sở Giỏ hàng này thường được cố định trong nhiều năm.Trong khi đó DGDP có được nhờ so sánh gía của những hàng hoá và dịch vụ đượcsản xuất ra trong năm hiện hành với giá của những hàng hoá ấy trong năm cơ sở
Do vậy, nhóm hàng hoá và dịch vụ dùng để tính DGDP luôn thay đổi theo thời gian
Trang 10Nếu giá của tất cả hàng hoá và dịch vụ thay đổi với cùng một tỷ lệ thì có đẳng thức:DGDP = CPI Ngược lại DGDP # CPI Thông thường, CPI và tỷ lệ lạm phát tỷ lệthuận với giá lương thực, thực phẩm Do giỏ hàng hoá, dịch vụ của chúng ta lươngthực, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn.
CPI không phải là thước đo chi phí sinh hoạt hoàn hảo vì 3 lý do sau:
(1) CPI không tính đến sự gia tăng sức mua của đồng tiền do sự xuất hiệncủa hàng hoá mới đem lại
(2) Nó không đo lường được những thay đổi về chất lượng của hàng hoá vàdịch vụ trong giỏ hàng hóa tiêu dùng
(3) Nó không tính đến trường hợp người tiêu dùng sử dụng hàng hoá thaythế có giá rẻ hơn tương đối theo thời gian
Trong thực tế ở Việt Nam, chúng ta thường hay sử dụng chỉ số giá tiêu dùnghơn là chỉ số điều chỉnh DGDP hơn Chỉ số giá tiêu dùng thường được sử dụngnhằm điều chỉnh các biến số kinh tế để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát
1.2.3 Cách tính CPI ở Việt Nam
1.2.3.1 Cách tính CPI ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng CPI nằm trong “Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia” ban hành kèm quyết định số 305/2005/QĐ-TTG ngày 24 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ.
Trong văn bản “Giải thích hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia”ban hành kèm theoThông tư của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày
10 tháng 1 năm 2011, có chỉ rõ cách tính CPI của Việt Nam:
Về định nghĩa và mục đích:
Chỉsố giá tiêu dùng (CPI) là chỉtiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biếnđộng giá cả chung qua thời gian của một số lượng các loại hàng hoá và dịch vụ đạidiện cho tiêu dùng cuối cùng của người dân
Trang 11Chỉsố giá tiêu dùng (CPI) là một trong những chỉtiêu kinh tế vĩ mô quan trọng CPIđược sử dụng cho những mục đích chủ yếu sau đây:
- Đánh giá công tác kiểm soát lạm phát
- Sử dụng trong công tác điều hành, quản lý, nghiên cứu các chính sách tiền lương,lãi suất ngân hàng, quản lýtài chính, tiền tệ, tính toán sức mua và xây dựng kế hoạchphát triển sản xuất kinh doanh
- Chỉ số giá tiêu dùng được dùng để loại trừ yếu tố biến động (tăng/giảm) giá tiêudùng trong việc tính toán một số chỉtiêu thống kê tổng hợp theo giá so sánh Ngoài
ra chỉsố giá tiêu dùng còn đáp ứng nhu cầu nghiên cứu phân tích kinh tế của cácdoanh nghiệp, của người dân và các đối tượng dùng tin khác
Về nội dung và phương pháp tính
Nội dung
Danh mục mặt hàng, dịch vụ đại diện
Danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện gồm các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đạidiện cho tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định, được sử dụng để điềutra thu thập giá định kỳ, phục vụ tính chỉsố giá tiêu dùng
Quyền số
Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng là tỷ trọng chi tiêu cho các nhóm hàng hoá vàdịch vụ trong tổng chi tiêu của dân cư Quyền số tính chỉsố giá tiêu dùng là tỷ trọngchi tiêu của năm gốc so sánh được sử dụng cố định trong 5 năm (đồng nhất với nămcập nhật danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện)
Sau mỗi chu kỳ 5 năm, danh mục mặt hàng đại diện, quyền số lại được cập nhật chophù hợp với thị trường tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu cho đời sống hàng ngày củangười dân trong giai đoạn hiện tại
Công thức tính.
Áp dụng công thức Laspeyres tổng quát:
1000
0
0 0
P W
I
t t
Trang 12Để thuận lợi hơn trong việc giải quyết vấn đề chọn mặt hàng mới thay thế mặt hàng
cũ không còn bán trên thị trường, mặt hàng thời vụ hoặc mặt hàng thay đổi chấtlượng, Chỉsố giá tiêu dùng được tính theo công thức Laspeyres chuyển đổi - hayphương pháp so sánh với kỳ gốc ngắn hạn Công thức này hoàn toàn tương thíchvới công thức trên có dạng tổng quát như sau :
t j j
I
1
1 0
1 0
Phương pháp điều tra và tính chỉ số giá tiêu dùng
Chỉsố giá tiêu dùng của từng tỉnh, thành phố được tính bằng phương pháp bình quângia quyền giữa mức biến động giá của các nhóm mặt hàng với quyền số tương ứng.Chỉ số giá tiêu dùng của 8 vùng kinh tế được tính bằng phương pháp bình quân giaquyền giữa chỉsố giá tiêu dùng của mỗi tỉnh, thành phố trong vùng với quyền sốtương ứng
Trang 13Chỉsố giá tiêu dùng của cả nước, được tính bằng phương pháp bình quân gia quyềngiữa chỉsố giá tiêu dùng của các vùng kinh tế với quyền số tương ứng
đô la Mỹ Quyền số được tổng hợp từ hai cuộc Khảo sát mức sống dân cư năm
2008 và điều tra quyền số chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 do Tổng cục Thống kêthực hiện CPI sử dụng rổ hàng hóa và quyền số mới được tính toán và công bố từtháng 11 năm 2009
Về tính định kỳ
Chỉ số được xác định và công bố vào ngày 23 mỗi tháng
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
1.2.3.2 Sự khác nhau cơ bản giữa cách tính CPI của Việt Nam và của phần lớn các
nước trên thế giới.
Phương pháp tính CPI mà Việt Nam đang áp dụng là tính chỉ số CPI bình quân sovới tháng 12 năm trước Với phương pháp này CPI bị tác động rất lớn bởi giá cảtháng 12 Đặc biệt, với đặc thù của Việt Nam có dịp Tết Nguyên đán, tháng 12 làtháng áp Tết, nên giá cả luôn có xu hướng tăng cao Do vậy, nếu so với tháng 12hàng năm, thì tốc độ tăng của các tháng sau đó thường là thấp, nhưng khi giá cả cáctháng sau Tết hạ xuống, thì tốc độ tăng giá của các tháng sau đó lại cao
Các nước đã không dùng phương pháp tính so với tháng 12 hàng năm, bởi độ chínhxác không cao Ở hầu hết các nước trên thế giới, CPI được tính bằng CPI theo bình
Trang 14quân tháng Có nghĩa là, CPI của các tháng so với cùng kỳ năm trước rồi chia bìnhquân Với phương pháp này, tác động của việc tăng giá vào dịp Tết Nguyên đán củaViệt Nam sẽ được loại bỏ khi CPI của các tháng được so sánh với nhau (thay vì sovới tháng 12 của năm trước).
(Theo ông Trần Kim Đồng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Tổng cục Thống kê (Bộ Kếhoạch và Đầu tư)
1.3 Phân loại lạm phát
1.3.1 Thiểu phát
Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp Đây là một vấn nạntrong quản lý kinh tế vĩ mô Ở Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phátvới giảm phát
Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trởxuống thì được coi là thiểu phát Ở Việt Nam thời kỳ 2002-2003, tỷ lệ lạm phát ởmức 3-4 phần trăm một năm nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho rằng đây là thiểuphát
1.3.2 Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể đoán biết trướcđược Đối với các nước đang phát triển lạm phát ở mức một con số (lớn hơn 4%)được coi là lạm phát vừa phải Với lạm phát vừa phải là mức lạm phát bình thườngnền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trong trường hợpnày, lạm phát không phải là mối lo ngại Mọi người vẫn sẵn sang giữ tiền để thựchiện giao dịch và ký các hợp đồng dài hạn bằng đồng nội tệ
1.3.3 Lạm phát phi mã (Lạm phát cao)
Lạm phát phi mã là tình trạng tăng mức giá chung của nền kinh tế với tốc độhai hay ba chữ số một năm Lạm phát phi mã là mức lạm phát nguy hiểm Nếu nền
Trang 15kinh tế trong tình trạng lạm phát phi mã trong một thời gian dài sẽ gây ra nhữngbiến dạng kinh tế nghiêm trọng Đồng tiền bị mất giá nhanh, người ta chỉ giữ tiềnvừa đủ để thực hiện những giao dịch cần thiết cho nhu cầu hằng ngày Tích trữ hànghoá, mua bất động sản và sử dụng vàng và các đồng ngoại tệ mạnh để làm phươngtiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích luỹ tài sản trở nên an toàn vàđược ưa chuộng mức không kiểm soát được như trường hợp siêu lạm phát.
Việt Nam và các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoặch hoá tập trung sang nềnkinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thựchiện cải cách
1.3.4 Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", tỷ lệ lạm pháp đặc biệt cao, mộttình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị Không có định nghĩachính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát Một định nghĩa đơn giản làchỉ số lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên Trong cách dùng không chính thức thìthuật ngữ này được áp dụng cho chỉ số lạm phát thấp hơn nhiều
Siêu lạm phát có một số điều kiện để xảy ra như sau:
(1) Chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định
(2) Nhiều cuộc siêu lạm phát xuất hiện sau chiến tranh do sự căng thẳng củangân sách chính phủ
Trang 16cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; lãi suất, tiền công và giá cảđược gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phầntrăm.
1.4 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế
1.4.1 Hiệu ứng tích cực
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát vừa phải sẽ
có lợi cho nền kinh tế Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để miêu tả tác động tích cực củalạm phát Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu
để mua đầu vào lao động giảm đi Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mởrộng sản xuất Việc làm được tạo thêm Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm
1.4.2 Hiệu ứng tiêu cực (Tổn thất xã hội của lạm phát)
Khi lạm phát xảy ra, thông thường thu nhập thực tế giảm đi, dân cư nghèo đimột cách tương đối Cuộc sống trở nên khó khăn hơn
Tính chất của lạm phát có ảnh hưởng quan trọng đến tổn thất mà lạm phát gây
ra cho xã hội Theo tính chất của lạm phát chúng ta chia lạm phát làm hai loại làlạm phát được dự tính trước và lạm phát không được dự tính trước Với mỗi loại thìtổn thất lại khác nhau
1.4.2.1 Đối với lạm phát được dự tính trước
Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham giavào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, mọi khoản vay cũng như hợp đồng
về các biến danh nghĩa đã được điều chỉnh phù hợp với lạm phát tuy vậy nó vẫn gây
ra những tổn thất cho xã hội, đặc biệt là khi lạm phát ở mức cao
Khi giá trị đồng tiền bị giảm sút một cách nhanh chóng nhưng được dự báotrước, tiền dần mất đi chức năng là phương tiện trao đổi của mình Trong tình hình
đó, người dân cố gắng để tránh phải nắm giữ tiền Họ tiêu xài tiền ngay khi họ vừa
Trang 17nhận được, các công ty trả lương ngay khi nhận được tiền từ bán hàng, Ví dụ nhưnhững năm 1920, khi lạm phát ở Đức đạt đến mức lạm phát phi mã (trên 50% mộttháng), tiền lương được trả 2 lần mỗi ngày Mặt khác, khi dự báo được mức lạmphát sẽ tăng cao, người dân có xu hướng tìm kiếm một phương tiện thanh toán khácthay thế cho tiền (ví dụ như dùng ngoại tệ) Trong những năm 1980, khi lạm phát ởIsrael đạt đến mức 1000% một năm, Đô la Mỹ trở thành một phần quan trọng tổngcung tiền của đất nước Ngoài ra, trong giai đoạn lạm phát cao được dự báo trước,việc trao đổi hiện vật cũng trở nên nhiều hơn.
Các hoạt động bị thúc đẩy bởi lạm một mức lạm phát cao được dự báo trước
sẽ làm hao phí một lượng lớn thời gian có ích và những nguồn tài nguyên khác của
xã hội Thay bì người dân tập trung vào những hoạt động mà họ có lợi thế cạnhtranh nhằm tạo ra giá trị lớn nhất cho xã hội, họ lại có xu hướng tìm loay hoay tìmkiếm những hoạt động hoặc cách thức để tránh bị thiệt hại khi lạm phát xảy ra.Lạm phát được dự báo trước chỉ trở thành một vấn đề thực sự nghiêm trọngkhi nó xảy ra ở một tỷ lệ cao Tuy nhiên cũng nhiều ví dụ về những bài học đắt giákhi lạm phát xảy ra, đặc biệt ở Nam Mỹ như Argentina, Brazil, Bolivia hay ở Mỹtrong giai đoạn những năm 70-80, khi mức lạm phát vượt quá con số 10% năm
1.4.2.2 Đối với lạm phát không dự kiến được
Lạm phát không được dự báo trước là một vấn đề ngay cả ở mức lạm phátthấp Lạm phát không dự kiến trước làm tái phân phối lại một cái độc đoán của cảigiữa người đi vay và người cho vay, giữa chủ thuê lao động và người cho thuê laođộng Một sự tăng lên ngoài dự kiến của mức lạm phát sẽ chuyển sức mua thật sự từngười cho vay sang người đi vay, và ngược lại Sự tăng lên ngoài dự kiến của lạmphát sẽ làm giảm tiền lương thực, GDP thực và mức sử dụng lao động trong khi sựgiảm xuống ngoài dự kiến của lạm phát làm tăng tiền lương thực, GDP thực và mức
sử dụng lao động Nhìn chung, lạm phát ngoài dự kiến gây ra những biến động phứctạp trong tiền lương, GDP thực và tình hình kinh tế vĩ mô của quốc gia
Trang 181.4.2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Khi nhắc đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp người ta thường nhắcđến đường cong Phillips Nó thể hiện mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp
và tỷ lệ lạm phát Khi thất nghiệp thấp thì lạm phát gia tăng (do mức lương tăng), vàngược lại Điều đó được giải thích rằng: Thất nghiệp thấp gắn với tổng cầu cao, tạo
áp lực đẩy tiền lương và giá cả tăng lên của toàn nền kinh tế Điều đó có nghĩa là cóthể điều chỉnh lạm phát thông qua tỷ lệ thất nghiệp nhờ việc tác động trực tiếp lêntổng cầu bằng các chính sách tài chính hay tiền tệ
Mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cho thấy nềnkinh tế luôn phải đối mặt với sự hi sinh, đánh đổi giữa hai chỉ tiêu này Việc đạtđược cả hai chỉ tiêu đều thấp có thể nói là điều không tưởng Tuy nhiên có một điềuđáng lưu tâm là tình trạng “lạm phát đi kèm suy thoái” Thông thường đó là do các
cú sốc cung trực tiếp tác động lên chi phí sản xuất của hàng hoá, dịch vụ Xét cú sốccung bất lợi, chi phí tăng lên làm đẩy tổng cung dịch trái đồng nghĩa giá cả tăng vàsản lượng giảm Tình trạng này chính là lạm phát gia tăng nhưng thất nghiệp cũnggia tăng Chúng ta phải chấp nhận mức lạm phát cao hơn ở mỗi mức thất nghiệpnhư trước Khi này nền kinh tế rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” Lúc nàynếu cắt giảm tổng cầu để chống lạm phát sẽ đẩy nền kinh tế lún sâu vào lạm phát vàthất nghiệp Nhưng sử dụng biện pháp kích cầu để cắt giảm thất nghiệp thì sẽ đẩylạm phát tiếp tục tăng lên
1.5 Nguyên nhân gây ra lạm phát
Tổn thất lạm phát gây ra cho xã hội quả là điều rất khó lường trước Để cóđược biện pháp chống và hạn chế lạm phát chúng ta cần hiểu kỹ nguyên nhân gây ralạm phát Tùy theo quan điểm tiếp cận về lạm phát, ta có các nguyên nhân như sau:
Trang 191.5.2 Lạm phát do cầu kéo
Dư cầu là do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn so với năng lực sản xuất Tổng cầutăng có thể do một trong các yếu tố sau: (1) sự gia tăng đột biến trong nhu cầu tiêudùng và đầu tư, hay sự gia tăng quá mức trong trương trình chi tiêu của chính phủ;(2) do nhu cầu từ xuất khẩu, nhu cầu xuất khẩu tăng khiến hàng trong nước trở nên
“khan hiếm” từ đó đẩy mức giá trong nước tăng, mặt khác gía tăng xuất khẩu đồngnghĩa gia tăng tiền tệ trong nước (trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định) trực tiếptác động lên lạm phát
Ngoài ra lạm phát còn do cầu thay đổi Giả dụ lượng cầu về một mặt hànggiảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên Nếu thị trường cóngười cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc hay chỉ có thể tăng chứkhông giảm, thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá Trong khi đómặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá Kết quả là mức giá chung tăng lên,nghĩa là lạm phái
Trang 201.5.3 Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động.Ngành kinh doanh không hiệu quả một mặt không đủ khả năng chi trả nếu tănglương nhưng vẫn phải tăng giá để đảm bảo bù lại chi phí sản xuất gia tăng Lạmphát xảy ra
1.5.4 Lạm phát do nhập khẩu
Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu Khi giánhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyếtđịnh tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đótrong nước cũng tăng Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu độilên
1.5.5 Lạm phát do bội chi ngân sách
Chính phủ có thể sử dụng để bù đắp cho thâm hụt ngân sách nhà nước là pháthành tiền Biện pháp này trực tiếp làm tăng thêm cơ số tiền tệ, do đó tăng cung ứngtiền, đẩy tổng cầu lên cao và tăng tỷ lệ lạm phát Vì thế, khi tỷ lệ thâm hụt ngânsách nhà nước tăng cao thì tiền tệ cũng sẽ tăng nhanh và lạm phát tăng
1.5.6 Lạm phát tiền tệ
Ta hiểu cung tiền ở đây là M2
- M1: hay còn gọi là tiền hẹp, bao gồm tiền ở tất cả các dạng có thể chi tiêungay lập tức : tiền mặt và tiền ở tài khoản séc
- M2: hay còn gọi tiền rộng, bao gồm M1 nhưng công thêm tiết kiệm và tiềntrong tài khoản tiết kiệm dài hạn Khoản tiết kiệm dài hạn không thể trực tiếp tiêungay được, nhưng có thể chuyển thành tiền mặt rất dễ dàng
Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữcho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng
Trang 21trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền tronglưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát Có lẽ đây là lý do thuyết phụcnhất của hiện tượng lạm phát Giả thiết rằng cư dân giữ tiền chỉ để giao dịch muabán hàng hoá Khi đó có đồng nhất thức sau:
Y P
V
M (Số đơn vị tiền tệ trao đổi trong một năm)
Trong đó:
P: Là của một đơn vị sản lượng điển hình (mức giá chung)
Y: Mức sản lượng mà nền kinh tế tạo ra trong một năm
V: Tốc độ chu chuyển (Số lần trung bình mà một tờ giấy bạc điển hình được
sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ trong 1 năm)
M: Cung tiền
Từ đồng nhất thức đó thấy: Khi cung tiền thay đổi thì tương ứng với nó kéotheo sự thay đổi của một trong ba nhân tố Thông thường, tốc độ chu chuyển tiền tệtương đối ổn định theo thời gian Như vậy, khi lượng cung tiền gia tăng thì hoặc sảnlượng quốc gia gia tăng, hoặc là giá cả tăng Sản lượng có thể tăng nhưng luôn luôn
có giới hạn Do vậy giá tăng, lạm phát là kết quả cuối cùng Tốc độ tăng cung tiềncàng cao thì lạm phát cũng càng cao
Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá
cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại Tổng cầu trở nên cao hơntổng cung, gây ra lạm phát
Trang 23CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM
Việt Nam đã trải qua thời kỳ lạm phát cao và kéo dài với những ảnh hưởng nặng nềtrong suốt thập kỷ 80, và được coi như là hậu quả tất yếu của cơ chế quản lý kinh tếthiếu hiệu quả và tình trạng bao cấp của thời kỳ chiến tranh Tỷ lệ lạm phát tăngmạnh từ 25,2% năm 1980 lên 69,6% năm 1981, rồi 95,4% năm 1982, 49,5% năm
1983, 64,9% năm 1984 và 91,6% năm 1985 Do tốc độ tăng tiền lương thấp hơnnhiều so với tỷ lệ lạm phát nên mức sống của cán bộ công nhân viên khu vực Nhànước giảm sút; lòng tin của xã hội giảm sút Diễn biến lạm phát trong thời kì đổimới (sau 1986)
Căn cứ xu hướng của lạm phát và tốc độ tăng tưởng ta có thể chia thành các giaiđoạn sau:
Giai đoạn 1986-1991: giai đoạn lạm phát cao
Giai đoạn 1992-1998 có nền kinh tế ổn định và phát triển Chúng ta thấytrong giai đoạn này, Chính phủ đã có những thành công đáng khích lệtrong việc điều hành chính sách kinh tế: lạm phát được kiểm soát vàkinh tế tăng trưởng cao
Giai đoạn 1999-2003 là giai đoạn thiểu phát Trong giai đoạn này, nước
ta lại phải đối mặt với một tình hình mới: lạm phát quá thấp đi cùng với
đà tăng trưởng kinh tế chậm lại
Giai đoạn 2004-2008 lại có tỷ lệ lạm phát tăng cao
Giai đoạn 2008-2011: lạm phát sau khủng khoảng
2.1 Giai đoạn 1986 - 1991
2.1.1 Thực trạng giá cả - lạm phát
Năm 1985, có nhiều cải cách điều chỉnh chung về giá, lương, tiền đã
Trang 24được thực hiện Mục đích của cải cách điều chỉnh lương là loại bỏ hệthống phân phối và nâng tiền lương thay cho việc trợ giá tiêu dùng Tănglương tối thiểu để tăng năng suất lao động và bù cho giá trị của lươngthực tế giảm xuống.
Tuy vậy, sự việc luôn có tính hai mặt Việc cải cách giá, lương, tiền tháng9-1985 đã làm cho giá cả hàng hóa biến động mạnh ảnh hưởng trực tiếpđến đời sống người dân Hoạt động tiền tệ hỗn loạn, giá trị lương thực tếgiảm sút mạnh C o n s ố lạm phát ở tốc độ phi mã, hàng hóa nội địakhan hiếm, cung không đủ cầu Do chi phí đầu vào thay đổi và lợinhuận doanh nghiệp phải được đáp ứng, các doanh nghiệp phải tăng giá
t r ê n c ơ s ở đ ã n ê u
Năm 1985, nước ta đã có cuộc phá giá lớn của đồng nội tệ Kể từ cócuộc điều chỉnh giá tiền lương trong vòng 1 năm, lạm phát đã lên đếnđỉnh điểm của nó vào năm 1986 Tốc độ lưu thông tiền tệ x u h ư ớ n gtăng nhanh vì tâm lý người ân không muốn giữ đống nội tệ Người dânlựa chọn giải pháp thời quay vòng vốn nhanh, hoặc tích trữ qua vànghoặc đô la vì tốc độ mất giá của tiền Việt Nam quá nhanh Tuy nhiên, ởViệt Nam vòng quay của đồng tiền qua ngân hàng nhà nước lại giảm
đi, vì cơ chế hoạt động của ngân hàng quá kém không đáp ứng đượcnhu cầu gửi và rút tiền của các chủ kinh doanh và dân cư
Bên cạnh đó, từ năm 1986 nhà nước đã bù giá vào lương ngay sau khităng giá Năm 1986, nước ta rơi vào tình trạng siêu lạm phát 774,7%trong khi đó tăng tửng kinh tế là 2,33%
Đến năm 1987 do thiên tai, sản lượng lương thực cuối năm giảm 3,5% vàđầu năm 1988 một số địa phương miền Bắc bị đói, giá cả lên cao, lạmphát chi phí đẩy lại tiếp diễn .Đứng trước tình hình đó, dân chúng tích trữhàng hoá , lương thực, vàng và đô la càng nhièu vì lo sợ rằng đồng ViệtNam sẽ còn mất giá tạo nên cầu giả tạo, giá cả tăng cao dẫn đến lạm phátcầu kéo, với tỉ lệ lạm phát là 223,1%, mức tăng trưởng GDP chỉ là 3,78%
Trang 25 Vì nhà nước không kiểm soát được thị trường tự do nên tiền lươngthực tế vẫn giảm mạnh Việc điều chỉnh giá diễn ra không thống nhất :giá nhà nước tăng một lần thì giá thị trường tự do tăng 1,5 lần Hànghóa lại không đủ cung cấp cho người dân theo giá nhà nước nên mọi ngườiphải mua hàng ngoài thị trường tự do với giá cao hơn.Ngoài ra, nhữngđối tượng được nhà nước hỗ trợ bù giá là số rất ít, chủ yếu là những ngườitrong khu vực nhà nước còn số đông người dân không được bù giá Các
xí nghiệp đã tìm mọi cách để dự trữ vật tư, không cần kinh doanh cũng
có lợi Dân chúng phải dự trữ nhu yếu phẩm Tình trạng khan hiếmhàng hoá, khan hiếm vốn được phóng đại, các nhu cầu giả tạo tănglên, bức trang thực của nền kinh tế bị xuyên tạc, lãi giả, lỗ thật
Mặt khác, những người gửi tiền và có tiền cho vay đều bị tước đoạt, vìmức lãi suất trong ngân hang vẫn thấp hơn tỉ lệ lạm phát
Nguồn GSO
2.1.2 Nguyên nhân
Nền kinh tế Việt Nam có nhiều sự biến đổi từ 1986 đến nay: từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa.tăng trưởng thấp đến tăng trưởng cao những năm 90, khủng khoảngrối loạn sang ổn định phát triển Ngoài ra, năm 1985 Gorbacher lên nắmquyền ở Liên Xô, cùng với sự sụp đổ Đông Âu, Việt Nam bị cắt giảmnguồn viện trở nước ngoài và 1991 bị cắt hẳn Điều đó khiến nguyên vật
Trang 26liệu đầu vào tăng giá, Việt Nam phải mua với giá cao làm cho chi phí sảnxuất tăng Lạm phát chi đẩy tăng khiến cho các doanh nghiệp sản xuấtgặp nhiều khó khăn, đặc biệt là xí nghiệp quốc doanh Và để hỗ trợ nềnsản xuất, chính phủ Việt Nam lại in thêm tiền làm tăng mức cung ứngtrong nền kinh tế dẫn đến lạm phát tiền tệ, điều đó càng làm tỉ lệ lạm pháttăng cao.
Một nguyên nhân n ữ a của lạm phát trong thời kì này là từ trongchính các thể chế ở Việt Nam như chế độ công hữu tràn lan đến cơ cấukinh tế quan liêu bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa Chính thể chế kinh
tế này đã làm cho nền kinh tế hình thành và phát triển theo hướng tăngchi phí, tách rời nhu cầu, cô lập với thị trường thế giới Do vậy, khôngthể tạo môi trường kinh doanh có hiệu quả cho các xí nghiệp các công
ty, thúc đẩy mất cân đối cung cầu, thu và chi ngân sách Chínhnhững nhân tố đó đã kích thích xu hướng phát triển không có hiệu quả,không trừng phạt các xí nghiệp làm ăn thua lỗ Đây cũng là nguyênnhân sâu xa đưa nước ta lâm vào tình trạng lạm phát phi mã
Nổi bật của thời kỳ này, còn phải nói đến sự yếu kém của hệ thống ngânhàng là một lý do quan trọng để bơm tiền vào lưu thông trong giai đoạnnày Trước năm 1988, NHNN không thể kiểm soát được lượng tiềncung ứng ở mức độ mong muốn Cấp tín dụng không dựa trên cơ sở vốn
và năng lực quản lý của người đi vay mà dựa vào mệnh lệnh của cácquan chức địa phương, trung ương và tuỳ thuộc quyết định của cácgiám đốc chi nhánh Mô hình này đã tạo ra tình trạng không chỉ NHNNmới cung ứng tiền tệ mà 45 chi nhánh cũng như là các ngân hàng pháthành Lãi suất được xác định do quyết định chủ quan chứ không phảidựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường.Hậu quả của các cơ chế này
là cung tiền không thể kiểm soát được và làm tăng lạm phát
Ngoài ra, lạm phát còn xuất phát từ trong chính các thể chế chỉ đạo sailầm của bộ máy nhà nước: cơ cấu không suất phát từ hiệu quả, chính
Trang 27sách lãi suất quá thấp so với mức trượt giá làm dân chúng khôngmuốn gửi tiết kiệm Những chính sách này trên thực tế đã làm chocác nguồn thu ngày càng cạn kiệt, ngân sách ngày càng thiếu hụt vàlạm phát gia tăng là một điều không tránh khỏi.
Nguyên nhân lạm phát do những điều kiện khách quan gây ra như chiếntranh, thiên tai năm 1987 do thiên tai, sản lượng lương thực cuối nămgiảm 3.5% và đầu năm 1988, một số địa phương miền Bắc bị đói, giá cảlên cao Giá cả ngày càng tăng dẫn đến lạm phát cầu kéo với tỉ lệ 223,1
% trong khi đó tăng trưởng GDP chỉ là 3.78%
2.1.3 Biện pháp của chính phủ
Hệ thống tài chính những năm 1980 vẫn còn kém phát triển đã đặt nền kinh tế Việt Nam vào một vị trí bắt buộc phải dùng đến công cụ "liệu pháp cú sốc" để điều chỉnh ổn định Chính sách lãi suất cao được áp dụng năm 1989 Điều đó có tác dụng tức thời trong việc giảm tiêu dùng và giảm đầu tư; mức độ biến động giá giảm mạnh, thậm chí có tháng xuống tới mức âm trong năm 1989
Năm 1988, một bước ngoặt của nền kinh tế được đánh dấu bằng việc chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường Hệ thống ngân hàng được cải tổ từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp riêng biệt Nghị định số 218/
CP của Hội đồng Bộ trưởng về việc xây dựng hệ thống ngân hàng 2 cấp ở Việt Nam, NHNN chủ động hơn trong thực hiện chính sách cung ứng tiền tệ và phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác NHNN đã ban hành qui chế dự trữ bắt buộc mới: tăng số lần tính dự trữ bắt buộc hàng tháng, loại bỏ dần tín phiếu kho bạc trong cơ cấu tiền gửi dự trữ bắt buộc và thống nhất tiền
dự trữ bắt buộc vào một tài khoản không kỳ hạn chung Điều này cho phép điều chỉnh linh hoạt hơn dự trữ của các ngân hàng thương mại tại
Trang 28NHNN, góp phần gián tiếp khống chế lãi suất thị trường và khối lượng tín dụng, giúp cho các ngân hàng thương mại sử dụng có hiệu quả hơnnguồn vốn huy động.
Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh thựchiện tốt hơn vai trò cung ứng vốn cho doanh nghiệp, đồng thời chú trọnghơn đến hiệu quả của đồng vốn với một chế độ lãi suất linh hoạt vàhợp lý hơn, ngoài ra áp dụng các công cụ huy động vốn linh hoạt (tráiphiếu, tín phiếu, tiền gửi thanh toán séc cá nhân nội và ngoại tệ) kếthợp với đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá công tác thanh toán qua ngânhàng và các loại hình dịch vụ tài chính khác
Tháng 4-1989 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 39/HĐBT về cải cáchchính sách lãi suất với các định hướng cơ bản như là lãi suất thực cầnphải dương, lãi suất cần được điều chỉnh phù hợp với sự biến động củachỉ số giá Chính sách này đã có hiệu quả ngay tức Từ năm 1989, Chínhphủ có xu hướng thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ nhằm kiềm chếlạm phát Đặc biệt, bắt đầu từ năm 1992, Chính phủ đã chấm dứt hẳnviệc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách và thay thế bằngnguồn ODA, viện trợ không hoàn lại và một số ít bằng vay dân cư trongnước thông qua phát hành trái phiếu kho bạc
Đây là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của chươngtrình ổn định trong giai đoạn này Để hạn chế thâm hụt ngân sách, vềphía chi tiêu, chính phủ dần dần tách bạch giữa tài chính Nhà nước vớitài chính doanh nghiệp; buộc các doanh nghiệp thực hiện cơ chế ngânsách "cứng" với đặc trưng là các doanh nghiệp phải thực hiện tự hoạchtoán kinh doanh; tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi trong các hoạt độngcủa mình Chính phủ giảm dần tiến tới xoá bỏ bao cấp cho các doanhnghiệp nhà nước Nhờ vậy, các khoản chi thường xuyên từ ngân sáchnhà nước và cấp bù lỗ cho các doanh nghiệp đã giảm đáng kể, song tỷ
lệ chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước vẫn tăng chậm so
Trang 29với yêu cầu Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước cũng giảm về sốlượng (từ 12.500 năm 1990 xuống còn khoảng 6.000 cuối năm 1995)
Mặt khác, Chính phủ cũng tìm cách cắt giảm qui mô của khu vực côngcộng, ước tính mỗi năm giảm biên chế 200.000 người trong giai đoạn1988-1990, và một lực lượng lớn quân nhân được giải ngũ Tuy nhiên,
do phải chi trả những khoản tiền đáng kể cho
công nhân mất việc và bộ đội giải ngũ, nên tổng chi thường xuyêntiếp tục tăng lên trong năm 1989, đạt 17,8% so với 15,1% trong năm
1988
Ngoài ra, chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cũng tăngđáng kể lên 6,7% từ 3,9% năm 1988 Kết quả là tổng chi tiêu Chínhphủ đã tăng đáng kể từ 19% năm 1988 lên 24,5% năm 1999
Cải cách thuế bước một (bắt đầu từ năm 1990) đã phát huy hiệu quả,một mặt đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước đáp ứng được cácyêu cầu chi ngân sách, mặt khác hệ thống thuế bước đầu được hợp lýhoá, trở nên đơn giản và khoa học hơn nên đã phần nào tạo cơ sở bìnhđẳng cho các doanh nghiệp phát triển và do đó có tác dụng khuyếnkhích sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lành mạnh hoáhoạt động ngân sách, và đóng góp tích cực vào quá trình chống lạmphát Tuy nhiên, chính sách còn bộc lộ nhiều hạn chế: Có nhiều mứcthuế suất và đối tượng áp dụng phức tạp gây khó khăn cho việc tổ chứcthu thuế và tạo cơ hội cho việc trốn lậu thuế; một số sắc thuế và phí định
ra chưa hợp lý Các loại thuế gián thu hướng tới quá nhiều mục tiêu pháttriển kinh tế xã hội gây ra chồng chéo, triệt tiêu lẫn nhau, làm cho các cânđối cung cầu và giá cả bị phản ánh sai lệch Thuế suất trong cùng mộtđịa bàn, cùng một lĩnh vực vẫn có sự khác biệt giữa doanh nghiệp trongnước và doanh nghiệp nước ngoài; giữa doanh nghiệp Nhà nước vàdoanh nghiệp tư nhân Điều này làm hạn chế vai trò khuyến khích củacông cụ thuế
Trang 30 Nghị định số 138/HĐBT ngày 8- 5- 1990 tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộmáy ngành Ngân hàng 2 cấp Nhưng phải đến khi “Pháp lệnh NHNN ViệtNam” và “Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tàichính” có hiệu lực từ năm 1991 mới thực sự là hành lang pháp lý đầy
đủ cho việc tách bạch hệ thống ngân hàng 2 cấp: NHNN lúc này mớithực sự trở thành ngân hàng trung ương và là cơ quan quản lý nhà nướcđối với các hoạt động ngân hàng; các tổ chức tín dụng mới bắt đầu hoạtđộng kinh doanh theo cơ chế thị trường Điều này góp phần thúc đẩytăng trưởng cao cho giai đoạn kế tiếp 1992-1998
Trong cuộc cải cách toàn diện vào năm 1989, chi tiêu chính phủ đã đượcgiảm bớt: cắt giảm hầu hết các loại trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước Trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước được dỡ bỏ Nhân côngtrong khối doanh nghiệp nhà nước giảm xuống tiêu dùng và giảm đầu tư; mức độ biến động giá giảm mạnh, thậm chí có tháng xuống tới mức
âm trong năm 1989
Cuộc cải cách nông nghiệp 1988, tự do hoá thương mại và sự hồi phục các ngành công nghiệp đã giúp nguồn thu nhân sách tăng lên đáng kể trong những năm tiếp theo
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chưa ổn định, lạm phát năm 1990-1991 lạităng cao lên 67%, nhưng cuộc cải cách toàn diện năm 1989 đã tạonền móng cho lạm phát được kiềm chế thực sự từ năm 1992 Mốinguy cơ về tỉ lệ lạm phát lên tới 3 con số đã được dỡ bỏ khi tỉ lệ lạmphát trong năm 1992 chỉ còn 17,5%
Chính phủ đã thành công khi kết hợp nhiều chính sách khác nhau để bùđắp cho những tác động tiêu cực của công cụ điều chỉnh lãi suất Vì vậykhi tỉ lệ lạm phát xuống dốc thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên Sựthành công này đã đưa VN sang trang sử mới hiệu quả và ổn đinh hơn từ1992
Trang 312.2 Giai đoạn 1992 - 1998
2.2.1 Thực trạng giá cả - lạm phát
Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn này tương đối tốt, tăng trưởngcao Tự do hoá thương mại và nguồn vốn vào trong nước đã giúptháo gỡ những vấn đề trong cán cân thanh toán và thâm hụt ngânsách Ngoài ra, nhà nước cũng áp dụng chính sách tài khoá và tiền tệcẩn trọng hơn Do những nỗ lực của Nhà nước, tình trạng thâm hụtngân sách đã được thu hẹp lại và cuối cùng tạm dừng thâm hụt kể từ
1993 Vào năm 1993, mặc dù lạm phát đã giảm xuống một chữ sốnhưng những tiến bộ vượt bậc đo không thể duy trì bằng chính sach tàikhóa và tiền tệ thận trọng Đến 1994, lạm phát dừng ở mức 14.4%
Mặc dù toàn cảnh kinh tế Việt Nam thời kì này được cải thiện nhưng vẫncòn tồn tại một số nguy cơ tiểm ẩn của lạm phát Trong khi xuất khẩuchỉ tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng chính thì nhu cầu nhập khẩuvẫn tăng Việt Nam dần dần chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thị trườngthế giới Với chính sách tài khoá và tiền tệ chặt chẽ, Nhà nước đã phảichi trả những khoản chi phí nhiều hơn
Năm 1991-1992, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 1,5% (1991:1,4%, 1992:1,5%) Bội chi NSNN trong những năm 1991-1992 là rấtthấp, thể hiện chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong thời kỳnày và đây cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần kiềm chế lạm phát.Đồng thời, Nhà nước tiến hành sử dụng nhiều nguồn lực không gây lạmphát đã phần nào hạn chế được những ảnh hưởng của tình trạng thâmhụt ngân sách lên tốc độ tăng trưởng cung tiền Tất cả các biện pháp này
đã giúp giảm lạm phát trong những năm tiếp theo Tỉ lệ lạm phát chỉ còn
có 12,7% năm 1995 Trong hai năm 1996 và 1997, lạm phát được ổnđịnh ở mức thấp (1996: 4,5%; 1997: 3,6%) Sang năm 1998, tỷ lệ lạm
Trang 32phát lại tăng lên 9,2% do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền
tệ Châu Á và chính sách phá giá đồng nội tệ của NHNN
và đổi mới cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước
Từ năm 1992, Chính phủ đã chấm dứt hẳn việc phát hành tiền để bù đắpthâm hụt ngân sách và thay thế bằng nguồn ODA, viện trợ không hoàn lại
Trang 33và một số ít bằng vay dân cư trong nước thông qua phát hành trái phiếukho bạc Giai đoạn 1996-1999 đánh dấu một bước phát triển mới của thịtrường tài chính với sự ra đời của thị trường tín phiếu và thị trường ngoạihối – công cụ hữu hiệu của NHNN trong việc điều chỉnh tỷ giá theo hướngthị trường và giảm dần giảm dần yếu tố hành chính trong việc 1997,NHNN đã điều chỉnh mức lãi suất trần đối với tất cả các loại cho vay chophù hợp với chỉ số lạm phát của năm trước cũng như với tình hình thực tếcủa nền kinh tế và điều này khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đểphát triển sản xuất kinh doanh Lãi suất của đồng nội tệ giảm khoảng 20%
và đồng ngoại tệ giảm 10% Các mức lãi suất cho vay đối với khu vựcnông thôn và khu vực được ưu đãi cũng được điều chỉnh kịp thời nhằmthúc đẩy sản xuất Lãi suất của các món nợ quá hạn cũng được điều chỉnhgiảm một cách linh hoạt để giảm bớt gánh nặng nợ cho các doanhnghiệp Trong năm 1999, NHNN liên tục thực hiện năm lần điều chỉnh lãisuất, trong đó có bốn lần điều chỉnh lãi suất cho vay bằng nội tệ Sự giảmmạnh lãi suất đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh
tế tăng khả năng vay vốn ngân hàng, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ,thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thực hiện mục tiêu kích cầu củaChính phủ.c xác định tỷ giá giao dịch trên thị trường
2.2.3 Biện pháp của chính phủ
NHNN đã bán trái phiếu , tín phiếu gần 2000 tỷ VNĐ kỳ hạn 2-3 tháng màngười mua là các ngân hàng thương mại(NHTM) đồng thời cũng để khuyếnkhích các NHTM tích cực huy động vốn NHNN hạ mức tín dụng và kiểm soátchặt chẽ hạn mức tín dụng tái cấp vốn đối với các NHTM và hạn mức củaNHTM đối với nền kinh tế
Buộc các TCTD phải thực hiện dự trữ bắt buộc mở rộng, năm 1995 quy địnhtiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền thanh toán được thống nhất vào một tài khoản,
tỉ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho tất cả các TCTD là 10% cho các loại tiền gửi
Trang 34dưới một năm, và trong cơ cấu tièn gửi bắt buộc phải có 70% gửi tại NHNNvàcác TCTD phải thường xuyên duy trì đầy đủ số tiền dự trữ bắt buộc tạiNHNN theo từng ngày, kiên quyết xử phạt đối với những TCTD không chấphành theo quy định này.
Tăng cường quản lý ngoại hối NHNN điều hành tốt việc cung ứng tiền phục vụcho mục tiêu mua bán ngoại tệ nên nhìn chung tỉ giá ngoại tệ ổn định, cầu giảtạo về ngoại tệ, vàng, một số mặt hàng khác giảm xuống làm cho nhiều mặthàng giảm xuống, lạm phát được kiểm soát
Nâng lãi suất chiết khấu làm giảm việc vay của các NHTM
Tất cả đều làm mức tăng cung tiền tệ bị hạn chế mạnh mẽvà lãi suất tăng lên,chi tiêu giảm, cầu giảm , giá cả giảm
2.3 Giai đoạn 1999 – 2003
2.3.1 Thực trạng giá cả - lạm phát
Từ năm 1992, lạm phát đã được kiểm soát ở mức thấp trên dưới 10%,tăng trương GDP ở mức cao trên dưới 8%/năm Nhưng năm 1999,nền kinh tế đột ngột chuyển sang giai đoạn thiểu phát với tỷ lệ lạmphát rất thấp, tăng trưởng chậm Lạm phát năm 1999 là 0,1% Từ xuhướng cần được chống lạm phát cao thì nền kinh tế Việt Nam lại đột
ngột chuyển sang tình trạng cần phải chống thiểu phát Sau một thời
gian dài trải qua lạm phát cao trong quá trình chuyển đổi kinh tế từ
kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường Từ năm 1992, lạmphát đã được kiểm soát ở mức thấp trên dưới 10%, tăng trương GDP
ở mức cao trên dưới 8%/năm Nhưng năm 1999, nền kinh tế đột ngộtchuyển sang giai đoạn thiểu phát với tỷ lệ lạm phát rất thấp, tăngtrưởng chậm Lạm phát năm 1999 là 0,1% Từ xu hướng cần đượcchống lạm phát cao thì nền kinh tế Việt Nam lại đột ngột chuyểnsang tình trạng cần phải chống thiểu phát
Trang 35 Năm 2000, chỉ số giá liên tục giảm trong các tháng trong năm.
Năm 2001, chỉ có 4 tháng giá tiêu dùng tăng (tháng 7, 9, 10, 12) và 8tháng còn lại có chỉ số giá giảm hoặc không tăng
Trong giai đoạn này, giá dầu thế giới mặc dù có biến động thấtthường nhưng về căn bản là tăng mạnh do ảnh hưởng của cuộc chiến
ở Trung Đông và khả năng Mỹ tấn công vào Iraq Mặt khác giá một
số hàng hóa khác như lương thực và một số nông sản như cà phê,cao su trên thị trường thế giới tăng tác động làm giá trong nướctăng theo Do giá dầu thế giới tăng cao nên ảnh hưởng đến giá cácnguyên liệu đầu vào tăng làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến tăng giáthành sản phẩm, vì vậy chỉ số giá tiêu dùng trong nước năm 2002tăng lên
Năm 2003, giá xăng thế giới vẫn tiếp tục tăng do tác động của chiếntranh Iraq và tình hình chính trị trên thế giới nên làm biến động giátrong nước tăng lên
2.3.2 Nguyên nhân
Thứ nhất, nhằm mục đích cân đối ngân sách, khi tốc độ tăng thu ngânsách không duy trì được như những năm trước, Chính phủ buộc phảigiảm chi tiêu nên góp phần gây ra tình trạng thiểu phát thời kỳ 1999-
Trang 36 Thứ hai là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và tìnhtrạng giảm lạm phát toàn cầu, đồng thời với thâm hụt NSNN do tiếp tụccắt giảm chi tiêu
Thứ ba, giá hang nông sản giảm mạnh đặc biệt là giá lương thực, cà phê,hạt tiêu, hạt điều làm giảm thu nhập người dân, ảnh hưởng sức mua hàngcông nghiệp Giá những hang hóa trên giảm không chỉ ảnh hưởng đếnchỉ số CPI mà còn ảnh hưởng đến sức mua và giá cả đầu vào hàng hóadịch vụ
Ngoài ra, kỳ vọng về lạm phát và tỷ giá danh nghĩa thấp dẫn đến lạmphát thấp cũng là nguyên nhân tác động lên tình trạng thiểu phát giaiđoạn này CSTT không có nhiều tác động đến lạm phát trong thời kỳnày vì yếu kém của nền kinh tế và sự kém phát triển của hệ thống tàichính không thể hấp thụ vốn để chuyển hóa thành các mô tơ tăngtrưởng kinh tế Do vậy, mặc dù tốc độ tăng cung tiền cao trong các năm1999-2001 nhưng nền kinh tế vẫn ở trong tình trạng thiểu phát
Tình trạng ứ đọng vốn ở các ngân hàng phản ánh người có tiền khôngmuốn đầu tư Nợ khó đòi và nợ quá hạn ở các ngân hàng khá lớn
Tỉ lệ tăng trưởng giá trị xuất khẩu giảm sút do ảnh hưởng cuộc khủngkhoảng tài chính tiền tệ Châu Á Nhìn chung, giá cả hàng hóa dịch vụ củaViệt Nam chất lượng thấp, giá thành cao nên không có điều kiện cạnhtranh với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt hàng nhập khẩu trốn thuế
2.3.3 Biện pháp của chính phủ
Biện pháp nâng cao sức mua của tầng lớp dân cư (tăng cầu):
o Để đối phó với tình trạng thiểu phát những năm 2000, Chính phủchủ trương thực hiện chính sách kích cầu để ổn định nền kinh tế.Chính sách này cùng với chính sách tín dụng linh hoạt đối với
Trang 37những công trình đầu tư lớn của chính phủ đã kéo theo sự tăng giávào năm 2002-2003.
o Chương trình giải quyết việc làm được đẩy mạnh: trong năm 2000,đào tao và thu hút khoảng 1,3 triệu người, tỉ lệ thất nghiệp thành thịgiảm xuống 6.5%, lao động ở nông thôn được sử dung nâng lên
o Tăng lương cho cán bộ công chức nhà nước
o Tăng cường chương trình phát triển hạ tầng, xóa đói giảm nghèo
o Thực hiện cấp ưu đãi cho một số người có công cách mạng
Biện pháp tăng cung hàng hóa dịch vụ, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, dịchvụ:
o Chính sách tiền tệ: Năm 2000, NHNN cắt bỏ lãi suất trần, chuyểnsang điều hành lãi suất cơ bản tạo điều kiện cung cần về vốn theo cơchế thị trường và NHTM chủ động hơn trong kinh doanh Lãi suấttiền gửi cũng giảm xuống đến mức thấp nhất NHNN nới lỏng điềukiện cho vay đối với nông thôn
o Một loạt địa phương và tỉnh thành dành một phần tiền vào việc đầu tư
dự án, chương trình trọng điểm…
Chính sách thuế:
o Đối với hàng hóa nhập khẩu, với thuế suất bằng 0% và hàng hoá xuấtkhẩu được hoàn thuế VAT đã nộp, đây thức chất là hình thức trợ giácủa nhà nước đối với hàng hoá xuất khẩu
o Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được ưu đãi thấp nhất là 25% vớicác dự án đầu tư có giá trị xuất khẩu đạt trên 30% tổng giá trị hànghóa và miễn thuế thu nhập bổ sung có giá trị hàng hóa xuất khẩu trên50% Qui định miễn thuế 2 năm đầu cho doanh nghiệp sản xuất, vậntải, xây dựng mới được thành lập và giảm 50% thuế thu nhập trong 2năm tiếp theo
Trang 38 Chính sách tài chính:
o Tập trung huy động và giải ngân vốn, đảm bảo các mức đầu tư đề ra.Trong 3 năm (1998-2000), nhà nước chú trọng đầu tư đúng mức chokhu vực doanh nghiệp trong đó bổ sung vốn lưu động trên 2000 tỷđồng cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, góp phầntháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp
Chính sách khuyến khích đầu tư: Môi trường đầu tư đã được cải thiện rấtnhiều nhờ những chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước Hoàn thiện
hệ thống pháp luật ở nước ta, trong đó có luật đầu tư nước ngoài, đã tạo điềukiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Ngoài ra việccải thiện cơ chế hành chính chồng chéo cũng góp phần tạo ra một điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp
Trang 39lương thực, thực phẩm Lạm phát đã quay trở lại với tỷ lệ 9,5% trongnăm 2004.
Năm 2005, kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển và ổn định Các chỉ tiêuchủ yếu của nền kinh tế và các lĩnh vực then chốt đạt kết quả cao hơn
so với năm trước Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,4% là tốc độ tăngtương đối cao so với tốc độ tăng những năm gần đây, do sự gia tăng khảquan của các ngành sản xuất, dịch vụ Mặt khác trong năm 2005 sảnxuất phát triển đã tạo điều kiện tăng tiêu dùng của dân cư, tăng chingân sách Nhà nước, tăng đầu tư và tăng xuất khẩu Giá tiêu dùng tuytăng cao (tăng 8,4%) nhưng ở mức xấp xỉ tốc độ tăng trưởng kinh tế.Tình hình xã hội ổn định; văn hoá, y tế, giáo dục tiếp tục phát triển
Năm 2006, tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh tăng 8,17%
so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ lạm phát năm 2006 là 6,6% và đượccoi đây là năm thành công trong việc kiềm chế lạm phát
Năm 2007, tỷ lệ lạm phát 12,63%, tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP
8,47% Nguồn cung của OPEC giảm xuống, sự suy yếu của đồngUSD, diễn biến leo thang của giá vàng, đẩy giá thế giới tăng lên mộtmức mới dẫn đến giá cả trong nước tăng lên, do vậy chỉ số giá tăng cao
Năm 2008, kinh tế-xã hội diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới vàtrong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường Giá dầu thô vàgiá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăngmạnh trong những tháng đầu năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao củahầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trênthế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớnsuy thoái, kinh tế thế giới suy giảm Giá tiêu dùng năm 2008 nhìnchung tăng khá cao và diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướnggiá tiêu dùng các năm trước Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tănglên trong quý II, quý III, nhưng các tháng quý IV liên tục giảm (so
Trang 40với tháng trước, tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12giảm 0,68%) nên giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm
2007 tăng 19,89%
2.4.2 Nguyên nhân
Một trong những nhân tố làm tăng chi phí là việc giá dầu trên thế giớităng quá cao và quá nhanh Tại thời điểm cuối năm 2007, khi giá dầutăng lên mức xấp xỉ 100 USD/thùng, thế giới đã đánh giá là quá cao
và lo lắng về những tác động tiêu cực của cuộc hoảng dầu lửa
Đến thời điểm giữa năm 2008, giá dầu đã tăng khoảng 50% lên gần
150 USD/thùng Giá dầu trên thế giới tăng quá cao và nhanh là mộttrong những nhân tố làm suy thoái kinh tế, gia tăng lạm phát trên toàncầu Đối với Việt Nam, ngoài việc chịu tác động trực tiếp từ việc giádầu trên thế giới tăng cao thì với một nền kinh tế mà hoạt động sản xuấtdựa rất lớn và nguồn đầu vào từ nhập khẩu, Việt Nam đã buộc phảinhập khẩu lạm phát từ các nước khác trên thế giới Nói cách khác là chiphí sản xuất trong nước tăng lên do giá dầu tăng và giá nhập khẩu cácloại nguyên vật liệu đầu vào của hoạt động sản xuất tăng lên
Ngoài ra, cần phải nói đến các chính sách tiền tệ Trong gần 10 năm qua,
để thực thi chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, Chính phủ đãthực thi chính sách tiền tệ nới lỏng Trong khi đó hiệu quả đầu tư củanền kinh tế thấp, điều này đã dẫn đến sự mất cân đối giữa hàng - tiền Đểgiải quyết vấn đề này từ giữa năm 2007 và đặc biệt là từ đầu năm 2008,Chính phủ đã rất mạnh tay trong việc thắt chặt tiền tệ Song cần phải cóthời gian để biện pháp này phát huy tác dụng và do chính sách tiền tệnới lỏng được thực hiện trong một thời gian dài nên cũng không thểngay lập tức giải quyết dứt điểm vấn đề này thực trên thế giới tăng cao
Do vậy, mặc dù Việt Nam vẫn đảm bảo an ninh lương thực cho hoạtđộng sản xuất và tiêu dùng trong nước, nhưng việc giá lương thực trên