Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp (Trang 47)

2.6.1 Đối với môi trường kinh tế vĩ mô

Triển vọng tăng trưởng xấu đi

Khi tình hình lạm phát cao đến hai chữ số khiến Chính phủ và NHTW phản ứng mạnh mẽ bằng chính sách tiền tệ. Kết quả là một chính sách tiền tệ thắt chặt được ban hành và thường bao gồm những điều như tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc hoặc tăng lãi suất cho vay. Điều này khiến các doanh nghiệp trong nước khó tiếp cận được với

nguồn vốn vay từ NHTM, không thể mở rộng quy mô sản xuất, thậm chí là phải thu hẹp sản xuất và làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng của các sản phẩm trên thị trường. Giá trị gia tăng được tạo ra cũng ít đi, ảnh hưởng đến GDP, làm tăng trưởng của đất nước sau giai đoạn lạm phát sẽ giảm đáng kể. Dưới đây là trường hợp của hai doanh nghiệp Việt Nam khốn khổ vì không thể vay được nguồn vốn từ ngân hàng đăng trên trang ATPvietnam.com ngày 20/05/2011.

• Kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều hợp đồng bị hủy do thiếu vốn, vậy nên thời gian gần đây vị giám đốc của Công ty An Thành Phát vẫn thường phải chạy đôn chạy đáo huy động các khoản tiền để trang trải cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Hết tìm tới người thân, bạn bè, anh còn tìm đến với các tờ rơi chào mời vay vốn hấp dẫn (nào là không tín chấp, an toàn, dễ dàng…) được phát ở các ngã tư đường nơi đặt đèn tín hiệu giao thông. Nhưng hỏi đến thì chỗ nào cũng lãi suất trên trời, cao gấp rưỡi, gấp đôi lãi suất ngân hàng.

• Không chỉ có vị giám đốc của An Thành Phát mà cả ông Trần Khải Thành, Giám đốc Công ty TNHH Tân Kim Thành (TP.HCM) cũng phải thốt lên cụm từ “mò kim đáy bể” khi nói về việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ đi vay vốn ưu đãi của các ngân hàng. Ông cho biết hiện doanh nghiệp của mình đang vay vốn tại Ngân hàng Á Châu. Đây là ngân hàng thương mại cổ phần nên việc vay vốn cũng không quá khó. Tuy nhiên, do lãi suất hiện quá cao nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Khi lãi suất bên ngoài tăng, bản thân các ngân hàng cũng tự động nâng lãi suất cho vay lên mà không cần hỏi ý kiến người vay, đôi khi khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Ông Thành cho biết, thủ tục và điều kiện vay vốn ở ngân hàng thương mại cổ phần tuy dễ thở hơn nhưng lại bị phía ngân hàng định giá tài sản thấp hơn. Ví dụ, thế chấp căn nhà trị giá 1 tỷ đồng nhưng ngân hàng chỉ định giá 700 triệu đồng, và số tiền được vay chỉ khoảng 50-60% số đó. Do vậy, số tiền huy động từ ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Thị trường chứng khoán ảm đạm

Lạm phát cao làm đồng tiền mất giá từng ngày. Các nhà đầu tư chứng khoán với tâm lí lo lắng, sợ hãi sẽ rút vốn về mua tài sản có giá trị ổn định để tích trữ (đặc biệt là vàng) làm cho cả thị trường chứng khoán trở nên ảm đạm. Đây là hình ảnh của chỉ số VNINDEX năm 2011 từ cuối tháng 1 đến 23/5

Hơn 5 tháng qua, thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm. 98% mã cổ phiếu rớt giá.

Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân trước hết là tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ. Chính sách này được ban hành tháng 2 và sẽ được duy trì đủ lâu để đảm

bảo kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trên thực tế, 4 tháng đầu năm, chỉ số lạm phát (CPI) của Việt Nam đã ở mức 9,64% (riêng tháng 4 lên tới 3,32%). Từ việc siết chặt tiền tệ, các nguồn vốn khan hiếm, sức cầu trên thị trường chứng khoán sẽ ngày càng suy yếu. Điều này cũng lý giải cho việc vì sao giá cổ phiếu trên thị trường được coi là khá rẻ nhưng sức cầu vẫn không xuất hiện.

Trong khi các nhà đầu tư liên tục bị thua lỗ kể từ đầu năm thì lãi suất huy động của ngân hàng đã bất ngờ vọt lên mức rất cao (19 – 20%/năm). Điều này khiến kênh gửi tiết kiệm lại trở thành kênh đầu tư sinh lời an toàn, hấp dẫn và không ít nhà đầu tư chứng khoán quay sang phương án rút tiền từ tài khoản chứng khoán sang gửi tiết kiệm. Lãi suất huy động cao đồng nghĩa với lãi suất cho vay còn cao hơn thế nữa dẫn đến các hoạt động của nền kinh tế vốn đã khó khăn nay lại gặp thêm nhiều trở ngại. Nhiều nhà đầu tư tin rằng thị trường luôn luôn tiềm ẩn khả năng giảm điểm bất cứ lúc nào. Và thật vậy, trong 3 tháng đầu năm, các nhà đầu tư mua vào đều bị lỗ, và họ quyết định đứng ngoài cuộc bảo toàn vốn để chờ thời.

Trong bài phân tích trên trang baomoi.com ngày 18 tháng 5, ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng, nỗ lực kiểm soát lạm phát của Chính phủ chưa phát huy tác dụng như mong muốn, dự báo lạm phát trong vài tháng tới vẫn sẽ rất cao. Do đó lãi suất sẽ vẫn duy trì như cũ thậm chí là có xu hướng tăng. Ngay cả khi lạm phát giảm bớt trong năm nay, thị trường chứng khoán vẫn khó có động lực để có một đợt hồi phục mạnh như đầu năm 2009. Chỉ có thể kỳ vọng vào kịch bản thị trường chứng khoán sẽ từng bước hồi phục cùng với sự hồi phục của kinh tế vĩ mô.

Đồng nội tệ mất giá.

Phản ứng mạnh mẽ của NHTW bằng tiền tệ thắt chặt đã làm các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại, không tin tưởng vào môi trường vĩ mô ở quốc gia đang đầu tư. Vì thế, họ nhanh chóng rút vốn ra khỏi thị trường Việt Nam để tránh rủi ro, bất trắc. Điều này khiến cho nguồn cung ngoại tệ trên thị trường tiền tệ giảm sút. Nếu như NHNN Việt Nam có đủ dự trữ ngoại tệ để tung ra, bình ổn giá ngoại tệ trên thị trường thì sẽ

không có sự thay đổi rõ rệt xảy ra. Nhưng tiếc là NHNN Việt Nam không có nhiều ngoại tệ đến vậy, và lẽ dĩ nhiên, giá ngoại tệ tăng vọt.

Thời điểm ngày 9.2- khi ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá đôla Mỹ từ 18.932 đồng/USD lên 20.693 đồng/USD tăng 9,3%, kéo theo giá đôla trên thị trường tự do vượt ngưỡng 22.000 đồng/USD. Lạm phát khiến chúng ta phải tăng tỉ giá, tăng tỉ giá lại làm tình trang nhập siêu căng thẳng và càng khiến lạm phát trầm trọng hơn. Vòng luẩn quẩn này khiến rất nhiều quốc gia gặp khó khăn, không chỉ Việt Nam mà còn Iran, Trung Quốc…

Nhưng với Nghị Quyết 11, bình ổn giá ngoại tệ để kiềm chế lạm phát, NHNN đã thành công trong việc giữ ổn tỉ giá từ tháng 2 đến nay. Đánh giá về diễn biến thị trường ngoại hối thời gian gần đây, PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Hiệu phó Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho rằng, bằng những quyết sách đúng và trúng, NHNN đã đưa thị trường ngoại tệ, vàng vào quy củ, giá USD đến nay đã ổn định và đi xuống. Minh chứng rõ nét là tỷ giá bình quân liên ngân hàng liên tục giảm, hiện đứng ở mức 20.673 đồng/USD. Tính chung, từ đầu tháng 5 đến nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã giảm 30 đồng/USD. Theo TS. Trần Hoàng Ngân, trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu, đặc biệt là xăng dầu trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng cao, nếu tỷ giá không ổn định, rất có thể lạm phát sẽ bùng nổ giống như thời kỳ năm 2008 (lạm phát lên đến 22%, có lúc đến 26%/năm). Hiện, kiềm chế lạm phát vẫn là mục tiêu hàng đầu của Chính phủ. Vì vậy, ổn định tỷ giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Nguồn tài liệu:

Lạm phát cao và những tác động đến đời sống kinh tế của Thạc sĩ Lê Nguyễn Hải Đăng (Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh)

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Lam-phat-cao-va-nhung-tac-dong-den-doi-song-kinh- te/45114006/124/

http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/9334/nhan-dinh-ve-thi-truong- ngoai-te,-vang.html

Thị trường chứng khoán đối mặt với 5 yếu tố bất lợi

http://www.baomoi.com/Thi-truong-chung-khoan-doi-mat-voi-5-yeu-to-bat- loi/127/6276752.epi

2.6.2 Đối với các doanh nghiệp

Suy giảm lòng tin vào triển vọng kinh doanh, nhiều doanh nghiệp cho rằng lạm phát ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của họ.

Cuộc khảo sát do Công ty Dịch vụ thông tin tài chính WVB Việt Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn tài chính Dầu khí (PVFC Invest) tiến hành từ ngày 15/12/2010 đến đầu tháng 1/2011 tại 233 doanh nghiệp thuộc 11 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của Việt Nam (hơn 75% trong số đó là các doanh nghiệp đại diện cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã rút ra kết luận kể trên.

Theo kết quả điều tra, chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý 4/2010 chỉ đạt 126 điểm, giảm 11 điểm so với quý 3/2010, mức giảm lớn nhất kể từ khi chỉ số này được tiến hành khảo sát vào quý 3/2008. Đây cũng là điểm số thấp nhất của chỉ số này kể từ quý 2/2009 đến nay.

Mặc dù GDP năm 2010 ghi dấu ấn khả quan với tăng trưởng liên tục tăng sau các quý của năm và đến quý 4/2010 ước đạt 7,34%, tuy nhiên lạm phát tăng 11,75%, lãi suất tăng cao trở lại sau điều chỉnh lãi suất cơ bản, và thị trường ngoại hối, vàng, chứng khoán chưa ổn định đã ảnh hưởng đến góc nhìn của doanh nhân về triển vọng kinh doanh trong 12 tháng tới.

Đánh giá tình hình kinh tế chung của Việt Nam hiện nay, chỉ có 48,93% số doanh nghiệp tham gia khảo sát tin rằng nền kinh tế đã tốt hơn so với 12 tháng trước; 37,35% doanh nghiệp cho rằng hiện trạng nền kinh tế không có sự thay đổi; và 13,72% doanh nghiệp cảm nhận nền kinh tế đã kém đi. So với kết quả BCI quý 3/2010, số các doanh nghiệp có quan điểm lạc quan giảm mạnh 21,3%, trong khi các doanh nghiệp có quan điểm bi quan tăng đáng kể 9,53%.

Quan điểm bi quan chung cũng ảnh hưởng đến những dự đoán về tình hình kinh tế Việt Nam 12 tháng tiếp theo của doanh nghiệp. Chỉ còn 75,97% số doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng tình hình kinh tế Việt Nam sẽ tốt hơn, giảm 8,38% so với quý 3/2010; 20,6% số doanh nghiệp giữ quan điểm nền kinh tế trong nước sẽ không thay đổi; 3,43% số doanh nghiệp dự cảm kinh tế trong nước sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu hơn.

Kết quả là kế hoạch về tuyển dụng lao động, cũng như đầu tư mở rộng đối với tài sản cố định cũng cùng theo xu thế chung, sụt giảm đáng kể ở quan điểm lạc quan nhưng tăng ở nhóm bi quan.

Niềm tin tăng trưởng doanh thu trong tương lai cũng suy giảm trong điều tra lần này. Kết quả cho thấy, chỉ còn 68,24% doanh nghiệp được hỏi tin rằng doanh thu của doanh nghiệp mình sẽ tăng trong vòng 12 tháng tới; 27,90% các doanh nghiệp cho rằng doanh thu của doanh nghiệp sẽ giữ nguyên; 3,86% các doanh nghiệp còn lại lo ngại doanh thu sẽ giảm.

Số các doanh nghiệp có quan điểm lạc quan về triển vọng doanh thu cũng đã giảm 5,81% và số các doanh nghiệp bi quan tăng 1,95% so với kết quả BCI quý 3/2010. Xu thế kém lạc quan cũng kéo dài ảnh hưởng đến niềm tin vào tăng trưởng lợi nhuận thời gian tới. Có 65,67% các doanh nghiệp được hỏi hy vọng lợi nhuận của doanh nghiệp mình sẽ tăng trong 12 tháng tới; 30,47% số doanh nghiệp cho rằng lợi nhuận sẽ giữ nguyên; 3,68% lo ngại lợi nhuận của doanh nghiệp mình sẽ giảm trong vòng 12 tháng tới.

Ghi nhận những dự cảm của doanh nghiệp đối với tác động từ tăng lãi suất cơ bản, chỉ số giá tiêu dùng năm 2010, dòng tiền trên thị trường, các yếu tố có thể giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp trong năm tiếp theo.

Kết quả cho thấy có 94,85% doanh nghiệp cho rằng việc tăng lãi suất cơ bản lên 9% sẽ có tác động tích cực trong ngắn hạn và trung hạn đối với việc kiềm chế lạm phát. Có trên 41% doanh nghiệp tin rằng dòng tiền trên thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi sự cộng hưởng của các yếu tố như thị trường vàng, chứng khoán, chính sách tiền tệ

thắt chặt và lạm phát năm 2010 vượt trên hai con số, gần 20% khẳng định biến động thị trường vàng là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất.

Đặc biệt, gần 60% doanh nghiệp cho rằng tỷ lệ lạm phát năm 2010 của Việt Nam ở ngưỡng hai con số ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định chiến lược kinh doanh của họ trong năm 2011. Bên cạnh đó, các yếu tố như đơn đặt hàng, tài chính, chi phí đầu vào cũng như nguồn nhân lực vẫn là các vấn đề mà doanh nghiệp lo lắng.

Nguồn: http://vneconomy.vn/20110111012920300p0c5/lam-phat-anh-huong- chien-luoc-kinh-doanh-2011.htm

ANH QUÂN 11/01/2011 11:58 (GMT+7)

Bên cạnh đó, với việc chỉ số giá liên tục tăng như giai đoạn vừa qua đặc biệt là vật liệu xây dựng, điện nước, giá cho thuê nhà đất sẽ khiến cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp bị đẩy lên cao, gây khó khăn cho đầu ra cũng như làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nghị quyết 11 ban hành, mặc dù đã có những dấu hiệu tích cực trong việc kiềm chế lạm phát nhưng lại đẩy những doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ vào tình thế khó khăn. Với lãi suất tăng cao, cũng như kênh phát hành trái phiếu bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ khiến cho khâu tìm kiếm vốn của doanh nghiệp khó khăn. Lãi suất cao đông nghĩa lợi nhuận của doanh nghiệp phải cao hơn chi phí sử dụng vốn, và có rất ít các doanh nghiệp có thể đạt mức lợi nhuận 20% trở lên. Việc này đồng nghĩa với các doanh nghiệp hoặc sẽ thu hẹp sản xuất hoặc sẽ đi đến bờ vực phá sản.

2.6.3 Đối với đời sống dân cư

Theo nghiên cứu tại báo cáo này, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng tác động rất khác nhau đến các nhóm hộ gia đình trong xã hội, nhưng người có thu nhập thấp chịu tác động trực tiếp và nhanh hơn người có thu nhập cao; dân vùng nông thôn chịu tác động nặng hơn thành thị; và công nhân chịu tác động lớn hơn nông dân.

Theo báo cáo, lạm phát tăng cao sẽ có tác động xấu trước hết và nặng nề đến đời sống người nghèo, người thu nhập thấp, đặc biệt là những người có nguồn thu chủ yếu từ tiền lương, tiền công, từ trợ cấp xã hội.

“Trên thực tế, số liệu thống kê cho thấy khi CPI tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mức giảm tỷ lệ hộ nghèo, làm cho tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại”, báo cáo khẳng định.

Phân tích các kịch bản chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 7-14% trong năm nay, cơ quan thực hiện báo cáo cho rằng các khả năng đều dẫn đến mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% như kế hoạch Quốc hội giao năm nay khó đạt được.

Dẫn một tính toán được thực hiện trước đó, báo cáo lưu ý rằng giá trị thực tế của chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 sẽ mất khoảng 7-8% khi CPI năm nay tăng khoảng 14% (tương đương với mức 30-40 nghìn đồng/người/tháng).

“Khi đó, số hộ thoát nghèo vượt sang ngưỡng hộ cận nghèo theo danh nghĩa, nhưng thực tế xét về bản chất các hộ này vẫn là hộ nghèo”, báo cáo nhìn nhận.

Mức ảnh hưởng lớn hơn đến nhóm dân cư này còn thể hiện ở cơ cấu và tốc độ tăng chi tiêu cho lương thực, thực phẩm trong tổng chi tiêu một tháng cao hơn các nhóm còn lại.

Với tỷ lệ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm chiếm tới gần 56% tổng thu nhập, để có lượng hàng tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống trong điều kiện giá cả tăng lên, các hộ nghèo sẽ phải cắt giảm những khoản chi tiêu khác, dẫn tới giảm phúc lợi của hộ gia

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w