Kiến của các nhà kinh tế khác cho vấn đề lạm phát của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp (Trang 92 - 97)

Nghị quyết số 11/NQ-CP đã được Chính phủ ban hành về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới hiện đang diễn biến phức tạp, lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm có xu hướng tiếp tục tăng cao. Trong nước, thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống. Một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế giá thị trường buộc phải điều chỉnh tăng. Mặt khác, chúng ta phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khoá để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua. Trong bối cảnh đó, không ít những chuyên gia kinh tế đã đóng góp những ý kiến nhằm giúp Việt Nam đối phó với lạm phát. Sau đây là một số ý kiến.

4.2.1 Giải pháp cho lạm phát Việt Nam đã đi đúng hướng

 Trong hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 vừa được tổ chức từ ngày 3/5 đến ngày 6/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á Haruhiko Kuroda cho biết: “việc chính phủ Việt Nam đưa ra gói chính sách gồm 6 giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tôi cho rằng rất phù hợp. Việc Ngân hàng nhà nước Việt Nam thắt chặt chính sách tiền tệ, rõ ràng đã phát huy tác dụng trong việc giám sát chặt chẽ chỉ số lạm phát, cán cân thanh toán, đảm bảo nền kinh tế phát

triển cân đối và bền vững hơn. Tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô”.

 Cùng quan điểm, Ngân hàng HSBC cũng rất lạc quan khi cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ nhanh chóng có những bước chuyển biến tốt sau hàng loạt những biện pháp giảm giá đồng nội tệ, tăng lãi suất cho vay liên ngân hàng, hạ thấp mục tiêu tăng trưởng tín dụng và cắt giảm chi tiêu công của Chính phủ. Đại sứ Anh tại Việt Nam Antony Stokers trong một cuộc họp báo mới đây, cũng nhấn mạnh Việt Nam đang có bước đi chính xác, phù hợp khi mà có sự phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Bởi nếu chính sách tài khóa hướng vào mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng thì chính sách tiền tệ sẽ hướng vào mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế và ổn định tiền tệ

 Chuyên gia độc lập Huỳnh Thế Du trong buổi giao lưu trực tuyến ngày 6/5/2011 do Vneconomy tổ chức đã đưa ra 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát hiện nay của Việt Nam. Thứ nhất là do đầu tư công quá mức (chiếm 35-40% GDP) nhưng không đem lại hiệu quả, dẫn đến lãng phí đồng vốn và tình trạng tham nhũng. Thứ hai, các khoản cho vay theo quan hệ (từ các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân lớn) trở nên ngày càng phổ biến, lại đem rủi ro đến cho nền kinh tế chứ không hề góp phần tạo ra giá trị gia tăng. Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng chính tạo nên động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thì khó tiếp cận với vốn, phải thu hẹp sản xuất và không thể tạo hàng hóa cung ứng cho thị trường. Thứ ba, chính sách ổn định tỉ giá trong giai đoạn lạm phát cao đã làm cho hàng hóa Việt Nam giảm sức cạnh tranh trên trường thế giới, cộng với việc định giá cao đồng tiền khiến cho tình trạng nhập siêu trở nên vô cùng căng thẳng. Qua những nguyên nhân ông Huỳnh Thế Du đưa ra, rõ ràng ta thấy ông rất đồng tình với chính phủ trong các biện

pháp thắt chặt chính sách tài khóa, cắt giảm đầu tư công; thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kiềm chế nhập siêu.

 TS Lê Đạt Chí Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đồng ý rằng việc tăng giá điện, than, xăng dầu không phải là yếu tố mạnh ảnh hưởng lạm phát. Theo ông, tác động lạm phát của Việt Nam năm 2011 là nhập khẩu lạm phát. Nguyên nhân là kim ngạch nhập siêu quá lớn, mà trong đó các yếu tố về hàng hóa nguyên liệu cơ bản trên thế giới đều tăng giá trong năm nay. Qua đây, ông ủng hộ giải pháp “ban hành và thực hiện quy định về điều tiết cân đối cung - cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu, gắn sản xuất trong nước với điều hành xuất nhập khẩu” của chính phủ. Nhóm ngành thứ hai tác động mạnh mẽ đến lạm phát chính là lương thực - thực phẩm, bởi vì cơ cấu chi tiêu cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, người dân dành phần lớn chi tiêu cho nhóm lương thực - thực phẩm. Cho nên việc Chính phủ chỉ đạo điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm hiệu quả, ổn định giá lương thực trong nước, bảo đảm an ninh lương là biện pháp cấp thiết cần thực hiện để kìm hãm tác động từ giá lương thực của thế giới.

 Ngài Micheal Bear, Thị trưởng Khu Tài chính London (Anh) trong chuyến viếng thăm Việt Nam ngày 23/03/2011 vừa qua đã nói rằng: “Các giải pháp xử lý lạm phát và tăng trưởng hiện nay của Việt Nam đang đúng hướng. Giải pháp mang tính tổng thể nhất là tăng trưởng cần mang tính ổn định, việc tăng trưởng cao trong những năm vừa qua rất tốt, nhưng nó lại dễ trở thành tiền đề cho lạm phát. Chúng tôi cũng có trao đổi với ngài Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là, ưu tiên sự tăng trưởng ổn định để lãi suất ngân hàng thực dương, tức là cao hơn lạm phát, và mọi người có thể mong muốn gửi tiền vào ngân hàng để đầu tư hơn là giữ tiền mặt hay vàng. Một khi chính sách ổn định, người dân có lòng tin khi đầu tư thì sẽ huy động được vốn.”

4.2.2 Các giải pháp của Chính Phủ vẫn hàm chứa bất ổn.

 Cũng trong buổi giao lưu trực tuyến của Vneconomy, ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương lại có ý kiến không đồng tình với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ. Về nguyên tắc, khi tiền tăng nhiều hơn mức tăng của hàng hóa dẫn đến lạm phát thì cần phải thắt chặt tiền tệ để giảm lượng tiền trong nền kinh tế là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, việc thắt chặt tiền tệ cần phải đảm bảo rằng những đối tượng tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế (ở đất nước chúng ta chính là những doanh nghiệp vừa và nhỏ) phải ít bị ảnh hưởng nhất. Với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, nếu nguồn vốn bị giới hạn thì những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Họ phải thu hẹp quy mô, sản xuất cầm cự qua ngày và không tạo đủ hàng hóa cung ứng cho thị trường. Điều này dẫn đến mất cân đối tiền hàng trở nên ngày càng trầm trọng hơn. Và thứ hai nữa, liệu rằng việc chi tiêu công có cắt giảm và tuân theo những kỉ luật nghiêm ngặt của chính phủ hay không? Hay là tiền thu về từ nền kinh tế lại đổ ra cho khu vực chi tiêu ngân sách, cho các dự án đầu tư không hiệu quả và tham nhũng? Trên thực tế là Ngân hàng nhà nước không thể nói không với yêu cầu từ phía Chính Phủ. Do đó, nếu Chính Phủ không quản lí được chính những chi tiêu ngân sách của đất nước thì việc thắt chặt tiền tệ sẽ trở nên vô nghĩa, thậm chí là gây tác dụng ngược.

 Ông Benedict Bingham - Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF tại Việt Nam khuyến nghị rằng thay vì thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua việc thắt chặt thanh khoản vốn đang tạo ra những tác động mạnh trên thị trường liên ngân hàng, thì nên sử dụng chính sách lãi suất cơ bản linh hoạt hơn. Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra thông điệp rõ ràng cho các ngân hàng và thị trường ngoại hối, về định hướng chính sách tiền tệ cho thị

trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ về giá của đồng vốn thời gian tới. Điều này sẽ giúp cho Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất một cách dần dần và có thể dự báo được.

Các doanh nghiệp cũng sẽ có định hướng về tương lai xem có khả năng tiếp tục kinh doanh hay không. Cùng quan điểm với ông Nguyễn Đình Cung, IMF cũng kêu gọi một chính sách tài khoá thể hiện rõ ràng hơn khả năng cắt giảm thâm hụt. Và cuối cùng, thông điệp của IMF là sau khi thoát khỏi giai đoạn bất ổn này, nên chuyển sang các chính sách mang tính thị trường hơn để đảm bảo nền kinh tế Việt Nam phát triển trên nền tảng kinh tế thị trường.

 Cũng như IMF, để hướng kinh tế Việt Nam đến phát triển bền vững, Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá nêu rõ, lạm phát do cả hai nhóm nhân tố gây nên: nhóm nhân tố thuộc về tiền tệ và nhóm nhân tố thuộc về giá trị hàng hóa. Các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội do chính phủ ban hành vừa qua tương đối đồng bộ và đã chạm được tới 3 cái chốt, đó là giảm tốc độ bơm tiền ra, giảm bội chi ngân sách và cắt giảm bớt đầu tư công. Đây chính là 3 yếu tố cơ bản, là nguyên nhân trực tiếp gây ra lạm phát. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, đây vẫn chỉ là những giải pháp mang tính ngắn hạn, tình thế. Cả 3 cái chốt này chưa động tới việc tái cấu trúc đầu tư, tái cơ cấu nền kinh tế, tức là chưa động đến yếu tố giá trị hàng hóa, chưa động đến vấn đề cơ bản của lạm phát. Nhưng, điều đáng mừng là Thủ tướng đã đề cập đến tái cơ cấu nền kinh tế. Đây chính là giải pháp mang tính dài hạn nhằm không để lạm phát cao tái diễn.

Nguyên Bộ trưởng nhấn mạnh, kinh nghiệm cho thấy, để chống lạm phát thành công, phải có một phương án đồng bộ, đầy đủ, cụ thể được thiết kế sẵn, bao gồm từ mục đích, mức độ điều chỉnh từng yếu tố đến tính toán, dự báo trước các tác động, nhất là các tác động tiêu cực. Đặc biệt, phải có các

phương án dự phòng xử lý các hệ lụy do các biện pháp này mang lại. Phải chuẩn bị thực sự chu đáo, cũng như phải rất quyết tâm trong các biện pháp kiềm chế lạm phát. Vì vậy, truyền thông cho người dân hiểu và đồng thuận là quan trọng, nhưng quan trọng hơn, phải truyền thông nội bộ thật mạnh mẽ, để cả lãnh đạo ngành, địa phương, doanh nghiệp hiểu, có quyết tâm cao để cùng chung tay với Chính phủ kiềm chế lạm phát.

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w