Các ngân hàng trung ương chống lạm phát bằng cách nào?

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp (Trang 77 - 79)

Ngày 28/04, các ngân hàng trung ương Brazil, Chile và Thái Lan bày tỏ lo ngại rằng giá tiêu cùng cao có thể cắt giảm đà tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này nhấn mạnh đến những khó khăn mà các thị trường mới nổi đang phải chống chọi để ngăn chặn đà tăng vọt của lạm phát.

Các biện pháp chính sách khác nhau được Thái Lan, Hàn Quốc, Chile và Brazil áp dụng từ trước đến nay đều đem lại các kết quả giống nhau: lạm phát tiếp tục leo thang trong một thời gian dài vào có nguy cơ vượt mức trần của các nhà làm chính sách.

Brazil và Chile kiên trì với liều thuốc nâng lãi suất

Các nhà làm chính sách Brazil đã cảnh báo về việc thắt chặt chi phí vay mượn trong một thời gian dài với lạm phát hàng năm nhiều khả năng chạm hoặc vượt chỉ tiêu hiện tại cho tới quý 4/2011.

Tuần trước, các quan chức Ngân hàng Trung ương Brazil bất đồng quan điểm về việc nâng lãi suất Selic từ 11.75% lên 12% với tỷ lệ phiếu thuận rất thấp là 12%. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng biên bản của cuộc họp ngày 20/04, vừa được công bố vào ngày thứ Năm, đã thể hiện một lập trường dứt khoát hơn. Lạm phát tại Brazil đã tăng tốc lên tới 6.44% vào giữa tháng 4, sát mức trần 6.5% của Chính phủ bất chấp động thái nâng lãi suất tổng cộng 1% của ngân

hàng trung ương nước này và một số biện pháp khác nhằm hạn chế tín dụng. Trong khi đó, lạm phát tại Chile đã phá vỡ phạm vi mục tiêu 3% trong năm nay. Do đó, trong biên bản cuộc họp chính sách tháng 4 được công bố vào hôm qua, Ngân hàng Trung ương Chile cho biết các nhà làm chính sách vẫn còn cơ hội nâng lãi suất cho vay.

Lạm phát tại Chile đã trở về bình thường sau các động thái nâng lãi suất mạnh tay gần đây nhằm hạ thấp kỳ vọng lạm phát dù nước này vẫn cần phải tiến hành thêm một số biện pháp khác.

Kể từ tháng 6 năm ngoái đến nay, Chile đã nâng lãi suất cơ bản thêm tổng cộng 4% lên 4.5% nhằm xoa dịu áp lực giá cả mà nguyên nhân là do đà leo thang của giá cả hàng hóa và đà tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu.

Thái Lan và Hàn Quốc đa dạng hóa các biện pháp ghìm cương lạm phát

Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) cho biết dù lạm phát cơ bản (trừ giá năng lượng và thực phẩm) có thể vượt trần của ngân hàng này trong nửa cuối năm nay. BOT là một trong những ngân hàng trung ương nâng lãi suất mạnh nhất tại châu Á. Kể từ tháng 7/2010 đến nay, BOT đã nâng lãi suất tổng cộng 6 lần và theo dự đoán lần thứ 7 sẽ diễn ra vào tháng 6 tới.

Yếu tố khiến lạm phát trở thành một vấn đề đặt biệt nan giải là đa số áp lực đều đến từ bên ngoài dưới dạng giá dầu và thực phẩm ngày càng cao.

Chính sách tiền tệ nào cũng có những giới hạn nhất định trong việc hạ nhiệt lạm phát nhập khẩu. Đà tăng lãi suất của Thái Lan sẽ không thể bình ổn tình hình tại Libya, một trong những chất xúc tác lớn nhất đối với đà tăng gần đây của giá dầu.

Nhà kinh tế Frederico Gil Sander của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định trong một báo cáo được công bố hôm thứ Tư: “Vì nguồn gốc của phần lớn đà tăng giá đều từ bên ngoài nên liều thuốc chính để chữa bệnh lạm phát - tăng lãi suất - có thể không hiệu quả trong việc làm chậm đà tăng giá.

đồng won tăng giá mạnh nhằm đẩy lùi áp lực lạm phát. Tại cuộc họp tháng 4, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã giữ nguyên lãi suất.

Tuy nhiên, phương án trên có thể gây ra một vấn đề đau đầu khác. Đồng won mạnh khiến hoạt động vay mượn nước ngoài với kỳ hạn ngắn gia tăng mạnh. Hôm thứ Năm, Hàn Quốc cảnh báo nước này có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn dòng vốn nóng.

Số liệu được BOK công bố vào sáng nay cho thấy các khoản vay mượn nước ngoài với kỳ hạn ngắn, mà đối tượng chính là các ngân hàng, tăng ròng 6.72 tỷ USD trong tháng 3, đánh dấu tháng gia tăng thứ 3 liên tiếp và là đà tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2008.

Người tiêu dùng vẫn còn nghi ngờ về khả năng thành công của các nhà làm chính sách trong việc hạ thấp lạm phát. Báo cáo công bố ngày thứ Ba cho thấy người Hàn Quốc kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục đứng ở nửa trên trong phạm vi mục tiêu của BOK trong vòng một năm tới.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương công bố ngày hôm qua rằng các ngân hàng trung ương châu Á đã thắt chặt chính sách quá chậm và cần phải hành động nhanh hơn để tránh tăng trưởng quá nóng.

Phạm Thị Phước (Theo Reuters)

Nguồn: www.vietstock.vn/Cac-ngan-hang-trung-uong-chong-lam-phat-bang- cach-nao/6165503.epi

Thứ Sáu, 29/04/2011 | 17:50

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp (Trang 77 - 79)