Giải pháp ngắn hạn

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp (Trang 99 - 102)

Trong ngắn hạn, để nhanh chóng kiềm chế lạm phát, Chính phủ cần thực hiện ngay một số điều chỉnh nhằm giúp cho nghị quyết 11 nhanh chóng đi vào thực tế và phát huy hiệu quả:

- Thứ nhất, nhanh chóng phân tích và đánh giá tác động của mỗi ngành đối với nền kinh tế và mối quan hệ giữa các ngành. Từ đó có cái nhìn tổng thể, để xác định cụ thể đâu là các ngành nên tập trung đầu tư, đâu là những nhóm ngành không tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội cần được cắt bớt và hạn chế tín dụng. Vẫn tiếp tục có chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuộc các lĩnh vực trọng yếu để kích thích sản xuất, thúc đẩy tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Mặt khác, cần rà soát lại hoạt động tín dụng của các ngân hàng, xử lí nghiêm túc các hình thức huy động quá cao vượt mức cho phép và các hình thức khuyến mại, lách luật.

- Thứ hai, khơi thông dòng đôla và vàng trong dân thông qua một chính sách kiểm soát hợp lí. Cần đảm bảo nhu cầu của người nhân dân, để tạo được sự an tâm của người dân khi bán vàng hoặc đôla. Có thể cấp “chứng chỉ” vàng hoặc đola cho những cá nhân và tổ chức gửi hoặc bán vàng và đôla, chứng nhận số vàng hoặc đôla hiện đang nắm giữ, đảm bảo sẽ được mua lại khi có nhu cầu.

- Thứ ba, cần nghiên cứu, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá dự án, các lĩnh vực cần cắt giảm. Chính phủ trực tiếp thực hiện đánh giá các dự án từng địa phương một cách tập trung, thay vì giao về tự mỗi địa phương xem xét. Thực hiện kiên quyết việc cắt giảm. Đưa chỉ tiêu cắt giảm về cho từng địa phương, tuy nhiên lưu y tùy theo mỗi địa phương, tùy theo vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế đất nước có mức cắt giảm đầu tư phù hợp. Tập trung vốn vào các dự án, vào các vùng có tiềm năng hiệu quả cao nhất. Song song đó, thành lập một hội đồng gồm các nhà khoa học độc lập để kiểm tra lại hồ sơ các dự án cần xem xét, đảm bảo việc đánh giá được thực hiện khách quan. Để tăng tính minh bạch và lấy phản hồi từ nhân dân , Chính phủ nên thiết lập kênh thông tin chính thức, đăng tải thông tin rõ ràng về các dự án hiện đang thực hiện, tiến độ, hiệu quả dự kiến và các đánh giá về tiếp tục duy trì hay cắt giảm để mọi người dân và các nhà khoa học có thể xem xét, gửi kiến nghị khi có sai sót. - Thứ tư, Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuộc các ngành trọng yếu về chi phí do tăng giá xăng, điện theo lộ trình giảm dần nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước từng bước thích nghi và điều chỉnh, tránh cú sốc về chi phí một cách đột ngột dẫn đến phá sản hoặc cắt giảm sản xuất.

- Thứ năm, kiểm soát chặt chẽ giá cả một số mặt hàng có tác động lớn đến CPI, các mặt hàng thiết yếu đối với đời sống của người dân như lương thực thực phẩm. Đối với một số mặt hàng chịu tác động lớn của tâm lí như lương thực thực phẩm, các mặt hàng nhu yếu phẩm, Chính phủ có thể đặt một mức tỷ lệ tăng giá (biên độ tăng giá) cố định cho mỗi tháng, chống lại tình trạng đầu cơ, tăng giá và nhằm ổn định tâm lí người tiêu dùng.

Kỳ gốc năm 2009 Tháng 4 năm 2010 2011 so với 4 tháng đầu năm 2010 CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG 127,61 117,51 113,95

I, Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 136,50 124,44 119,11

1- Lương thực 137,39 122,74 117,39

2- Thực phẩm 137,22 126,61 120,69

3- Ăn uống ngoài gia đình 133,27 119,52 115,94

II, Đồ uống và thuốc lá 121,00 111,50 110,61

III, May mặc, mũ nón, giầy dép 118,60 111,31 109,79

IV, Nhà ở và vật liệu xây dựng (*) 138,12 119,04 116,40

V, Thiết bị và đồ dùng gia đình 112,74 108,37 107,26

VI, Thuốc và dịch vụ y tế 107,26 105,25 104,53

VII, Giao thông 131,57 115,98 108,16

VIII, Bưu chính viễn thông 90,09 95,59 95,14

IX, Giáo dục 130,20 124,54 123,70

X, Văn hoá, giải trí và du lịch 111,70 107,16 106,06

XI, Hàng hoá và dịch vụ khác 123,26 110,92 110,21

(*) Nhóm này bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (Thống kê chỉ số giá tiêu dùng cả nước 04/2011 – Nguồn Tổng cục thống kê)

Căn cứ vào số liệu trên có thể nhận thấy những mặt hàng có mức tăng giá hơn 10% trong tháng 4 năm 2011 so với năm 2010 là “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống”, “Đồ uống và thuốc lá”, “Nhà ở và vật liệu xây dựng”, và “Giáo dục”.

Ở đây cần tập trung quan tâm là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm và điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng bởi vì sự tăng giá của những mặt hàng này thường dẫn đến sự gia tăng giá hàng loạt trong nền kinh tế. Chính vì thế Chính phủ cần có những sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ những mặt hàng này, đặc biệt là đối với những mặt hàng mang tính độc quyền cao như điện, nước và xăng dầu.

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w