Giải pháp dài hạn

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp (Trang 102 - 105)

Xét trong dài hạn, để ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát hiệu quả, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, Việt Nam nên tập trung vào một số vấn đề sau: • Thứ nhất, tạo và củng cố lòng tin của đa số bộ phận dân chúng đối với sự ổn định

của nền kinh tế, và sự hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô. Để thực hiện được điều này, chính phủ cần minh bạch hơn nữa trong việc đề ra và thực hiện các chính sách kinh tế. Phát triển các kênh thông tin nhất quán, thống nhất giữa các bộ, ngành và các cấp quản lí nhà nước. Cần tránh tình trạng thay đổi chính sách đột ngột, khác nhau giữa thông báo của cơ quan chính phủ và hành động thực tế. Rộng hơn, cần tạo sự phối hợp hài hòa, nhịp nhàng, đồng bộ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và công tác điều hành quản lí đất nước ở các cấp từ trung ương đến địa phương nhằm tránh lãng phí đầu tư, tham những gây nên kém hiệu quả trong chính sách và mất niềm tin trong dân chúng. Chỉ khi niềm tin của người dân đối với chính phủ cao, tâm lí ổn định thì các chính sách can thiệp vĩ mô của chính phủ mới có tác dụng nhanh và hiệu quả cao trong các trường hợp khẩn cấp.

Thứ hai, chính phủ nên xem xét tái cấu trúc lại nền kinh tế. Tránh đầu tư dàn trải, tập trung phát triển các nhóm ngành và khu vực có thế mạnh, tận dụng được nguồn lực sẵn có, nhanh chóng tạo ra sản phẩm cho xã hội như khu vực nông nghiệp nơi tập trung ¾ lực lượng lao động. Tăng cường vốn đầu tư cho khu vực tư nhân, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của khu vực này, làm năng động hơn nền kinh tế. Cần có chính sách thúc đẩy, tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi trong dân chúng, đưa vào sản xuất, tạo ra của cải cho xã hội một cách hiệu quả nhất. Tập trung vốn vào các khu vực trọng điểm, phát triển thành đầu tàu kéo cả nền kinh tế. Phát triển nền sản xuất nhất là nông nghiệp, lương thực thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước, bình ổn giá cả và tâm lí tiêu dùng,

Thứ ba, tăng tốc độ giải ngân dòng vốn FDI. Về cơ bản, đây là nguồn vốn quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên việc thu hút thiếu kiểm soát, giải ngân chậm, chậm tạo ra các sản phẩm hàng hóa dịch vụ cho xã hội, có thể sẽ

tạo nên tăng cung tiền và gây nên áp lực lớn cho lạm phát của nền kinh tế. Kiểm soát kĩ dòng vốn FDI, có định hướng rõ ràng và chính sách linh hoạt về lĩnh vực và thời điểm cần vốn FDI sẽ giúp nền kinh tế vừa đảm bảo tốc độ phát triển vừa tránh nguy cơ tạo áp lực lạm phát.

Thứ tư, ngân hàng trung ương nên chú việc đảm bảo sự ổn định của tỷ giá. Các chính sách điều chỉnh tỷ giá của Ngân Hàng Trung Ương như bán tiền đồng, thu mua đôla cần được phối hợp với các chính sách điều tiết lượng cung tiền đồng như dự trữ bắt buộc, phát hành hay mua trái phiếu chính phủ. Sự phối hợp nhịp nhàng này sẽ giúp bình ổn tỷ giá, đồng thời không gây ra sức ép lạm phát.

• Cuối cùng, Chính phủ nên thường xuyên nghiên cứu và đánh giá các tác động kinh tế thế giới đến kinh tế Việt Nam, sớm nhận ra các dấu hiệu và xu hướng kinh tế vĩ mô để có chính sách chủ động. Cần đảm bảo sự ổn định của kinh tế vĩ mô song song mục tiêu tăng trưởng, tránh tình trạng phát triển quá nóng, thiếu bền vững.

KẾT LUẬN

Lạm phát là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi, và là một bài toán khá nan giải với nền kinh tế Việt Nam mà Chính phủ và các cơ quan chức năng phải đối phó. Trong những năm vừa qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế, nổi bật lên là một tốc trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên vẫn còn đó những bất cập trong những chính sách tiền tệ và tài khoá mà nhà nước đã và đang thực hiện, đặc biệt là sự lãng phí trong đầu tư công. Sự thiếu hoàn chỉnh trong những chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam kết hợp với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã đẩy tình trạng lạm phát của Việt Nam vào mức đáng báo động.Trước tình hình cấp bách đó, Nhà nước cần có những biện pháp tức thời nhằm giảm tốc độ hiện tại bằng những biện pháp như thắt chặt tiền tệ và nâng cao hiệu quả đầu tư công, cũng như có những bước đi dài hạn nhằm giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách ổn định hơn. Xây dựng một nền kinh tế phát triển ổn định và có năng lực nội tại chính là cách mà Việt Nam có thể phòng ngừa được những rủi ro, giảm thiểu được những tổn thất gây ra bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới.

Nhóm thực hiện mong rằng đề tài đã đem lại cái nhìn tổng quan về tình hình lạm phát của Việt Nam. Hi vọng với những ý kiến đánh giá của những chuyên gia kinh tế cũng như đóng góp của nhóm, chúng ta sẽ tìm ra những giải pháp đúng đắn trong việc đối phó với lạm phát hiện nay.

Mặc dù đã cố gắng vận dụng nhưng do khả năng nghiên cứu, và kiến thức còn hạn hẹp nên chắc chắn đề tài của nhóm sẽ không tránh khỏi nhưng khuyết điểm. Vì vậy, nhóm rất mong sẽ nhận được ý kiến góp ý của thầy cô và các bạn để nhóm có thể hoàn thành tốt đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Micheal Parkin (1994), “Macroeconomics, Second Edition”, Addison- Wesley Publishing Company, Inc, USA

2. David Begg, Stanley Fisher and Rudiger Dornbush, “Economics, Eight Edition”, pubished by McGraw Hill Education

3. TS. Phạm Đỗ Chí, Trung tâm tri thức doanh nghiệp quốc tế (2011), “Từ lạm phát đến kích cầu”, NXB Thanh Niên

4. Nguyễn Lư (2009), Chiến tranh lạm phát, NXB Lao động.

5. Paul A. Samuelson và William D.Nordhaus (1/2011), “Kinh tế học”, NXB Tài Chính, dịch giả: Vũ Cương – Đinh Xuân Hà – Nguyễn Xuân Uyên – Trần Đình Toàn.

6. Khoa Kinh tế phát triển, trường ĐH Kinh tế TPHCM (2009), Giáo trình kinh tế vĩ mô

7. Vương Thị Thảo Bình (2008), "Phân tích tác động của giá xăng dầu thế giới đến giá cả và tỷ giá hối đoái ở Việt Nam" , Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 71, tr. 21-24.

8. Phan Thị Hồng Hải (2005), Lạm phát trong các nước chuyển đổi kinh tế và vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

9. Lê Quốc Lý (2008), "Bội chi ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với lạm phát ở Việt Nam hiện nay", (Nguồn từ: Tạp chí ngân hàng số 10/2008)).

10. http://baodientu.chinhphu.vn/

11. http://www.tapchitaichinh.vn/

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên, 2004, 2005,2006. 13. Hoàng Đình Tuấn (2006), "Quá trình ngẫu nhiên phục hồi trung bình và

ứng dụng trong phân tích động thái giá cả", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số đặc san tháng 10, tr. 34-37.

14. Vũ Quang Việt (2004), "Lạm phát ở Việt Nam", Thời báo Kinh tế Sài gòn, 713, tr. 42-43.

15. Lê Danh Vinh (2006), "Ngành thương mại: nhìn lại hai mươi năm đổi mới", Tạp chí Cộng sản, số 98-2006 ( h t t p : / / 2 0 3 . 1 6 2 . 0 . 1 9 : 8 0 8 0 /

show_content.pl?topic=3&ID=3474).

16. Website Tổng cục thống kê Việt Nam (gso.gov.vn)

17. Nguyễn Trung Hòa (2008), Lạm phát trong tiến trình hội nhập kinh tế ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp (Trang 102 - 105)