đề tài về Công tác quản lý hộ tịch ở Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý hộ tịch được coi là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt độngquản lý dân cư Hiện nay, vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý về
hộ tịch đã và đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với sự phát triển củanền hành chính quốc gia Bởi chế độ quản lý hộ tịch không chỉ phản ánhtrình độ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia trong từnggiai đoạn lịch sử mà còn phản ánh mức độ nhất định truyền thống, tập quántrong tổ chức đời sống xã hội về quản lý dân cư ở mỗi quốc gia
Thực tiễn quản lý hộ tịch ở nước ta gần 60 năm qua cho thấy nhữngyếu tố trì trệ, bất cập của hệ thống pháp luật về quản lý hộ tịch Mặc dù hoạtđộng quản lý hộ tịch có nhiều phát triển trong hơn nửa thế kỷ, và đã cónhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây nhưng việc quản lýđầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin hộ tịch vẫn là vấn đề khó khăn đốivới các cơ quan quản lý
Do đó, để giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý hộ tịchthì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống phápluật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý hộ tịch trong giaiđoạn trước mắt và lâu dài
Là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Bắc Giangđang ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình Với dân số1.563.468 người (theo tổng điều tra dân số tháng 4/2009), gồm 27 dân tộcanh em: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Cao Lan, Sán Chỉ, Dao…; với các đơn vịhành chính bao gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện: Hiệp Hoà, YênDũng, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, LạngGiang Bắc Giang có thể coi là địa bàn gặp nhiều khó khăn trong công tácquản lý hộ tịch Khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh của vùng, trongnhững năm gần đây, công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh về cơ bản
Trang 2đã đạt được những thành quả đáng khích lệ Tuy nhiên, trong quá trình triểnkhai nhiệm vụ còn bộc lộ không ít những yếu kém, hạn chế cần khắc phục.
Nhận thấy sự cần thiết của công tác quản lý hộ tịch và yêu cầu kháchquan của việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hộ tịch trên địabàn xã, và để phục vụ tốt hơn cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viênchuyên ngành quản lý xã hội tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhómsinh viên lớp Quản lý xã hội Khóa 26 quyết định chọn nội dung quản lý hộ
tịch ở xã làm đề tài nghiên cứu với tên gọi: “Công tác quản lý hộ tịch ở Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay”
2 Tình hình nghiên cứu
Có thể khẳng định rằng quản lý hộ tịch là hoạt động khó khăn và phứctạp đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực chuyênmôn và cần thiết hơn đó là sự thông thạo về đặc điểm dân cư, tập quán,truyền thống, văn hóa, trình độ phát triển của địa phương Có như vậy nhàquản lý mới có thể áp dụng một cách linh hoạt pháp luật của nhà nước, từ đóđưa ra các quyết định quản lý phù hợp, mang lại hiệu quả cao
Vấn đề quản lý hộ tịch không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhàlãnh đạo mà còn là vấn đề quan tâm của cả những nhà khoa học và các nhàquản lý Một số công trình khoa học tiêu biểu về quản lý hộ tịch đã đượccông bố trong thời gian qua như:
- Cuốn sách “Từ quản lý đinh đến quản lý hộ tịch” của tác giả PhạmTrọng Cường - H: Tư pháp, 2007 ;
- “Về quản lý hộ tịch” Sách tham khảo / Phạm Trọng Cường - H:Chính trị Quốc gia, 2004;
- “Hướng dẫn đăng ký và quản lý hộ tịch” / B.soạn: Nguyễn QuốcCường, Lương Thị Lanh, Trần Thị Thu Hằng - H: Tư pháp, 2006;
- “Quy định mới về đăng ký và quản lý hộ tịch” - H: Chính trị Quốcgia, 2006;
Trang 3- “151 Câu Trả Lời Về Hộ Tịch, Hộ Khẩu, Chứng Minh Nhân Dân VàCông Chứng, Chứng Thực” / L.G: Trần Huyền Nga – H: NXB Thành phố
Hồ Chí Minh, 2005;
- “Hướng dẫn nghiệp vụ Đăng Ký và Quản Lý Hộ Tịch” - H: NXB
Tư Pháp, 2006;
- “Nghiệp vụ đăng ký hộ tịch” – H: NXB Tư Pháp, 2007
Ngoài ra còn có các bài viết, tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn vềquản lý hộ tịch trên những địa bàn cụ thể như: Tài liệu học tập về công tácquản lý hộ tịch, hộ khẩu - Yên Bái: Ty công an Yên Bái, 1973; Tài liệuhướng dẫn thi hành điều lệ đăng ký quản lý hộ tịch, hộ khẩu - Hải Hưng: Tycông an Hải Hưng, 1976; Bên cạnh đó phải kể đến những tài liệu, báo cáođược gửi lên từ cấp cơ sở mang tính chất định kỳ
Là một tỉnh đầy tiềm năng ở miền núi và trung du phía Bắc, công tácquản lý hộ tịch ở Bắc Giang đang ngày càng phát triển theo hướng hiện đại
và mang lại hiệu quả tích cực Thông qua báo cáo của các cơ quan quản lýcông tác này chúng ta đã có cái nhìn tổng quát hơn, toàn diện hơn về quản lý
hộ tịch trên toàn tỉnh nói chung và trên các địa bàn xã nói riêng Đạt đượchiệu quả cao ở cơ sở sẽ là tiền đề quan trọng cho hoạt động quản lý dân cưmang tầm quy mô, hiện đại của toàn tỉnh
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý hộ tịch ở Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ khi Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27.12.2005 của Chính Phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch ra đời và có hiệu
lực thi hành vào ngày 01.01.2006 đến hết năm 2008
- Không gian nghiên cứu: Khảo sát tại 14 xã trên địa bàn tỉnh BắcGiang, đó là các xã: Đa Mai (thành phố Bắc Giang); Tân Mỹ (huyện YênDũng); Lương Phong (huyện Hiệp Hòa); Tam Hiệp, Phồn Xương (Yên
Trang 4Thế); Lan Giới, Cao Thượng, Cao Xá, Ngọc Thiện (huyện Tân Yên); XươngLâm, Đại Lâm (huyện Lạng Giang); Việt Tiến, Tự Lại (huyện Việt Yên);Chu Điện (huyện Lục Nam).
4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu
Đề tài tập trung đánh giá thực trạng công tác quản lý hộ tịch ở xã trênđịa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua, phân tích nguyên nhân củanhững ưu điểm cũng như những hạn chế của công tác đó, đồng thời đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hộ tịch ở BắcGiang nói riêng và trên địa bàn các tỉnh, thành phố của cả nước nói chung
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm rõ nội dung của đề tài, thực hiện được mục tiêu đã đặt ra,nhiệm vụ mà đề tài phải làm được đó là:
- Tìm hiểu và phân tích lịch sử dân cư qua các thời kỳ ở Việt Nam, tìmkiếm thông tin về Bắc Giang và những quan điểm chỉ đạo của Đảng, chủtrương, chính sách của nhà nước, của tỉnh về công tác quản lý hộ tịch ở cơ sở
- Thu thập, xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu về thực trạng quản lý
hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay, đánh giá ưu, khuyết điểmcủa công tác này
- Phân tích các nguyên nhân thực trạng trên, đồng thời đề xuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý hộ tịch ở xãtrên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng cũng như trên cả nước nói chung
5 Cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận
Trang 5+ Nguồn tin từ mạng Internet;
+ Thông tin từ báo cáo định kỳ của Uỷ ban nhân dân các xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang…
6 Kết cấu nội dung đề tài
A Phần mở đầu
B Phần nội dung
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý hộ tịch
Chương 2: Thực trạng quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang hiện nay
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch ở xã
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay
C Phần kết luận
Trang 6B NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ HỘ TỊCH1.1 Khái niệm hộ tịch
1.1.1 Khía cạnh ngôn ngữ
Các từ điển Hán - Việt của nhiều tác giả khác nhau đã giải nghĩa từ
“hộ tịch” như sau:
- “Hộ tịch: Quyển sổ của Chính phủ biên chép số người, chức vụ và
tịch quán của từng người” (Đào Duy Anh: Giản yếu Hán – Việt, quyển
thượng, Nxb Đà Nẵng, 1998, tr.9);
- “Hộ tịch: Sổ biên dân số có ghi rõ họ, quê quán và chức vụ của từng
người” (Nguyễn Văn Khôn: Hán – Việt từ điển, Nhà sách Khai Trí, Sài
Gòn, 1960, tr.404);
- “Hộ tịch: Sổ biên nhận một số địa phương hoặc cả toàn quốc, trong
đó ghi rõ tên họ, quê quán và chức nghiệp của từng người” (Hoàng Trúc
Lâm: Hán – Việt tân từ điển, Tân Sanh ấn quán, Sài Gòn, 1974, tr.296);
- “Hộ tịch: Sổ sách ghi chép tên, họ, nghề nghiệp dân cư ngụ trong xã
phường” (Bửu Kế: Từ điển Hán – Việt từ nguyên, Nxb Thuận Hóa,
TPHCM, 1999, tr 814);
- “Hộ tịch: Quyển sổ ghi chép tên tuổi, quê quán nghề nghiệp của mọi
người trong một địa phương” (Nguyễn Lân chủ biên: Từ điển từ và ngữ Hán – Việt, Nxb TPHCM, 1989, tr.321);
Bên cạnh những cách giải nghĩa nói trên, một số từ điển lại giải nghĩa
từ “hộ tịch” ở những khía cạnh khác hẳn Dưới đây là một số ví dụ:
- “Hộ tịch: Sổ của cơ quan dân chính đăng ký cư dân trong địa
phương mình theo từng hộ” (Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, in lần
thứ năm, Nxb Đà Nẵng, 1998, tr.442);
Trang 7- “Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản
lý của pháp luật” (Nguyễn Như Ý chủ biên: Đại từ điển tiếng Việt, Nxb.
Văn hóa- Thông tin, 1998, tr.835);
- “Hộ tịch: Quyền cư trú, được chính quyền công nhận của một ngườitại nơi mình ở thường xuyên, của những người thường trú thuộc cùng một
hộ, do chính quyền cấp cho từng hộ để xuất trình khi cần” (Nguyễn Văn
Đạm: Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội, 1999, tr.385);
Như vậy nghĩa của từ “hộ tịch” xét về góc độ ngôn ngữ còn nhiềucách hiểu khác nhau, thậm chí có cuốn từ điển giải nghĩa còn thể hiện sựnhầm lẫn cơ bản giữa hai khái niệm “hộ tịch” và “hộ khẩu” Điều này phảnánh một thực tế là sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này trong nhận thức xãhội là khá phổ biến
1.1.2 Về khía cạnh pháp lý
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính
Phủ 10.10.1998 về đăng ký hộ tịch thì “Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết”.
Cùng với khái niệm “hộ tịch ” được nêu trên đây, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP còn nêu lên khái niệm “đăng ký hộ tịch” như sau:
“Đăng ký hộ tịch là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Xác nhận sự kiện sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận con nuôi;
Căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác nhận cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc các sự kiện khác do pháp luật quy định”
Trang 8Trước khi có Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, Bộ luật dân sự 1995 cũng
đã đưa ra định nghĩa về đăng ký hộ tịch tại Điều 54 như sau: “ Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi họ, tên, quốc tịch, xác định dân tộc, cải chính hộ tịch và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch” So sánh quy định này với quy định của Điều 1 Nghị định số
83/1998/NĐ-CP có thể thấy Nghị định số 83/1998/NĐ-CP đã sử dụng phươngpháp mô tả để phản ánh đầy đủ toàn diện khái niệm “đăng ký hộ tịch”
Hành vi xác nhận các sự kiện sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giámhộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày tháng, năm sinh; xácđịnh lại dân tộc; đăng ký quá hạn các việc sinh, tử, đăng ký lại các việc sinh,
tử, kết hôn, nuôi con nuôi Đối với các sự kiện hộ tịch nêu trên, cơ quanđăng ký hộ tịch xác nhận bằng cách đăng ký vào sổ hộ tịch dành cho từngloại việc, đồng thời cấp cho đương sự giấy chứng nhận về việc đó (giấy khaisinh, giấy chứng nhận kết hôn…) Hành vi xác nhận của cơ quan đăng ký hộtịch đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký Chỉ saukhi được đăng ký, các sự kiện đó mới làm căn cứ phát sinh, thay đổi hoặcchấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân
Hành vi ghi vào sổ hộ tịch các việc về ly hôn; xác định cha, mẹ con;thay đổi quốc tịch; mất tích; mất năng lực hành vi dân sự; hạn chế năng lựchành vi dân sự; hủy hôn trái pháp luật; hạn chế quyền của cha, mẹ đối vớicon chưa thành niên…khác với hành vi xác nhận đối với các loại sự kiện hộtịch này, cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ đơn thuần căn cứ vào quyết định bằngvăn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ví dụ: bản án hoặc quyết địnhcủa Tòa án công nhận sự thuận tình ly hôn, quyết định của Tòa án tuyên bốchết đối với một người …), ghi chú việc đó vào sổ hộ tịch Điểm phân biệt
cơ bản giữa hành vi này với nhóm hành vi thứ nhất là nó không làm phátsinh hiệu lực pháp lý Bởi vì bản thân các quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đã đem lại hiệu lực pháp lý cho các sự kiện đó
Trang 9Ví dụ: Một bản án xử ly hôn của Tòa án, bản thân nó đã có hiệu lực pháp lý sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án chứ không phải chờ đến khi được ghi chú vào sổ hộ tịch mới có hiệu lực pháp lý.
1.1.3 Phân biệt giữa “quản lý hộ tịch” và “quản lý hộ khẩu”
Việc làm rõ các dấu hiệu phân biệt giữa quản lý hộ tịch và quản lý hộkhẩu là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực Thực tế cho thấy, hiện nay sựnhầm lẫn giữa khái niệm “hộ tịch” và “hộ khẩu”, cũng như sự nhầm lẫn vềhoạt động quản lý hộ tịch và hoạt động quản lý hộ khẩu trong nhận thức xãhội còn khá phổ biến
Ví dụ: Trong đời sống hàng ngày, khi phải giải quyết các việc về hộ tịch, người dân ở các thành phố, thị xã thường gọi cán bộ tư pháp có nhiệm vụ giải quyết là “Công an hộ tịch”.
Điều này cho thấy căn nguyên từ chính mô hình quản lý hộ tịch, hộkhẩu của nước ta trong suốt một thời gian dài trước năm 1987, khi cả hoạtđộng quản lý hộ tịch và hộ khẩu đều do ngành Nội vụ (nay là ngành Côngan) thực hiện
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 51/CP ngày 10.5.1997 của
Chính phủ về quản lý hộ khẩu thì “Đăng ký và quản lý hộ khẩu là biện pháp hành chính của Nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân ” Như
vậy hoạt động quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu đều nằm trong phạm trùquản lý dân cư Tuy nhiên hai khái niệm này được phân biệt ở hai điểm cơbản sau:
Về đối tượng quản lý, đối tượng quản lý hộ khẩu chỉ là đặc điểm về
nơi cư trú của cá nhân, trong khi đối tượng của quản lý hộ tịch bao gồm tổngthể rất nhiều đặc điểm nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết:ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi sinh; quê quán; quan hệ giađình; quan hệ hôn nhân…Xét về tính chất có thể thấy quản lý hộ tịch quantâm tới các yếu tố nhân thân có tính bền vững của cá nhân, những yếu tố nàychỉ có thể được thay đổi trong những trường hợp đặc biệt, theo một thủ tục
Trang 10pháp lý chặt chẽ Trong khi đó, yếu tố về nơi cư trú của cá nhân – đối tượngquản lý hộ khẩu - là yếu tố cá nhân có tính chất “động”, dễ bị thay đổi.
Xét về phương diện bảo vệ quyền nhân thân thì quản lý hộ khẩu chỉ là
biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú hợp pháp của cá nhân, còn quản lý hộ tịch
là phương tiện để bảo vệ rất nhiều quyền nhân thân cơ bản của công dân
Đơn vị “hộ” được dùng làm đơn vị quản lý dân cư của cả quản lý hộtịch và quản lý hộ khẩu, nhưng trong quản lý hộ tịch mối quan hệ giữa cácthành viên trong hộ chỉ có thể là mối quan hệ gia đình hình thành trên cơ sởhôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng; còn trong quản lý hộ khẩu, cácthành viên trong một đơn vị “hộ” không nhất thiết phải có quan đó mà chỉcần ở chung một nhà cũng có thể đăng ký theo một đơn vị hộ khẩu
Ví dụ: Điều 5 Nghị định 51/CP về quản lý hộ khẩu quy định: “Những người đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội sống độc thân tại nhà ở tập thể của cơ quan thì đăng ký nhân khẩu tập thể”.
Hoặc một đơn vị hộ khẩu tập thể quân nhân hoặc hộ khẩu tập thểcông an nhân dân bao gồm những người cùng công tác trong một đơn vị
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì quản lý hộ tịch là hoạtđộng chuyên môn của ngành Tư pháp, còn quản lý hộ khẩu là hoạt độngchuyên môn của ngành Công an Điểm phân biệt này chỉ đúng với pháp luậtthực định của Việt Nam hiện nay, còn trước năm 1987 ngành Nội vụ (Công
an hiện nay) thống nhất quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu Mô hình nàyvẫn được duy trì trong hoạt động quản lý dân cư của một số nước trong khuvực như Trung Quốc, Đài Loan
Mặc dù có sự phân biệt khá rõ ràng như trên, nhưng trong thực tếcuộc sống của mỗi cá nhân, các vấn đề về hộ tịch và hộ khẩu có mối quan hệhết sức mật thiết Trong đó hoạt động đăng ký hộ tịch luôn là cơ sở, căn cứlàm phát sinh hoạt động đăng ký hộ khẩu Có thể xem xét một số vấn đề cụthể sau đây:
Trang 11Ví dụ 1: Trẻ em khi sinh ra chỉ có thể được đăng ký tên vào sổ hộ khẩu gia đình sau khi đã được cha mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh;
Ví dụ 2: Sau khi đã kết hôn, người vợ muốn chuyển hộ khẩu về nơi cư trú của chồng thì một trong những giấy tờ cần có làm căn cứ thực hiện việc chuyển hộ khẩu là giấy chứng nhận kết hôn;
Ví dụ 3: Để xóa tên một người đã chết trong sổ hộ khẩu gia đình, chủ thể quản lý hộ khẩu phải căn cứ vào Giấy chứng tử của chính quyền cấp xã;
Ví dụ 4: Muốn thay đổi, sửa chữa các dữ liệu về ngày, tháng, năm, sinh, họ, tên, chữ đệm của một công dân trong Sổ hộ khẩu, cơ quan quản lý
hộ khẩu phải căn cứ vào Quyết định thay đổi, cải chính hộ tịch do cơ quan
hộ tịch có thẩm quyền cấp cho người đó.
Ngược lại, trong thủ tục đăng ký hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn,nuôi con nuôi…) các giấy tờ về hộ khẩu (Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhậntạm trú có thời hạn) luôn là loại giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký hộ tịch
1.2 Vị trí, vai trò của quản lý hộ tịch
Trong xã hội hiện đại, khi quyền con người được nhận thức như mộtgiá trị chung của nhân loại thì cùng với nó, hầu như tất cả các quốc gia đềunhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc quản lý hộ tịch Nếu nhưhoạt động quản lý dân cư được coi là nội dung quan trọng hàng đầu trongquản lý xã hội thì quản lý hộ tịch được coi là một khâu nằm ở vị trí trungtâm của hoạt động quản lý dân cư
Hoạt động quản lý hộ tịch là lĩnh vực thể hiện rõ nét chức năng xã hộicủa Nhà nước Thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, quản lý hộ tịch là cơ sở để Nhà nước hoạch định chính sách
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,…và tổ chức thựchiện có hiệu quả các chính sách đó Các dữ liệu hộ tịch được thống kê đầy
đủ, chính xác, được cập nhật kịp thời, thường xuyên và có hệ thống sẽ lànguồn “tài sản” hết sức quý giá hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định các chínhsách phát triển kinh tế - xã hội một cách chính xác, tiết kiệm chi phí xã hội
Trang 12Ví dụ: Trên địa bàn của một đơn vị hành chính cấp xã, khi cần triển khai các chính sách cộng đồng: bảo vệ sức khỏe nhân dân, chăm sóc y tế đối với bà mẹ và trẻ em, phổ cập giáo dục,… chính quyền thường căn cứ vào sổ đăng ký hộ tịch để xác định đối tượng và triển khai các biện pháp phù hợp với đặc điểm dân cư trong xã.
Thứ hai, hoạt động quản lý hộ tịch và đăng ký hộ tịch thể hiện tập
trung nhất, sinh động nhất sự tôn trọng của Nhà nước đối với việc thực hiệnmột số quyền nhân thân cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong hiếnpháp và Bộ luật Dân sự hiện hành
Ví dụ: Quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền đối với quốc tịch, quyền kết hôn, quyền được nuôi con nuôi
và được nhận làm con nuôi,…
Ở phương diện này, đăng ký hộ tịch chính là phương tiện để ngườidân thực hiện, hưởng thụ các quyền nhân thân đó Các dữ liệu về tình trạngnhân thân của mỗi cá nhân thể hiện trên các giấy tờ hộ tịch (giấy khai sinh,giấy chứng nhận kết hôn…) là sự khẳng định địa vị pháp lý của mỗi cánhân, thể hiên khả năng, điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật
Thứ ba, quản lý hộ tịch có vai trò to lớn đối với việc bảo đảm trật tự
xã hội Hệ thống Sổ hộ tịch có thể giúp việc truy nguyên nguồn gốc của cánhân một cách dễ dàng Sổ đăng ký hộ tịch do người có thẩm quyền lập vàlưu trữ theo thủ tục chặt chẽ là sự khẳng định chính thức về mặt Nhà nước vịtrí của một cá nhân với tư cách là thành viên của gia đình và với tư cách làchủ thể xã hội
Trong hoạt động Tư pháp, khi cần đánh giá năng lực chủ thể của một
cá nhân, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn cần đến giấy khai sinh của cánhân đó Giấy khai sinh chứa đựng những dữ liệu gốc về nhân thân của mỗi
cá nhân như ngày tháng năm sinh; nơi sinh; dân tộc; quốc tịch; họ tên cha,mẹ…do đó, khi được sử dụng với tính chất là chứng cứ, các thông tin thể
Trang 13hiện trên giấy khai sinh có thể giúp cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá nhiềuvấn đề trong các vụ án hình sự, dân sự, lao động,…
Vì ý nghĩa quan trọng như vậy nên trong sự phát triển của mỗi quốcgia, vấn đề xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch và khai thác để phục vụ chomục đích quản lý các lĩnh vực khác của đời sống xã hội luôn được quan tâm
1.3 Lịch sử quản lý dân cư của nước ta qua các thời kỳ
1.3.1 Chế độ quản lý đinh trong thời kỳ phong kiến
Ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, các gia đình chủ yếu điều hành
theo chế độ gia trưởng, do đó sự tổ chức hộ tịch là không cần thiết Tuy nhiên,việc quản lý dân cư của Nhà nước trung ương trong thời kỳ phong kiến chỉthuần túy là hoạt động quản lý đinh và sử dụng việc ghi gia phả Trải qua cáctriều đại phong kiến, ta thấy việc quản lý dân cư có sự khác nhau
Năm 939, sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương lậpnên triều đại nhà Ngô, khép lại hơn 1000 năm Bắc thuộc và mở ra thời kỳđộc lập tự chủ của dân tộc Triều đại nhà Ngô chỉ tồn tại vẻn vẹn có 15 nămvới bối cảnh lịch sử đầy rối ren, do đó trong thời kỳ này bộ máy chính quyền
và quản lý nhà nước không được chăm lo
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi hoàng đế,lập ra nhà Đinh, hình thành lên bộ máy quân chủ trung ương tập quyềntương đối vững chắc Trong bối cảnh đấy, dưới triều Ngô, Đinh và Tiền Lêchưa có quy định về quản lý đinh
Bắt đầu từ triều đại nhà Lý (1009-1225), khi nhà nước Đại Việt đượccủng cố và phát triển ổn định thì việc kiểm soát số đinh rất được coi trọng,nhằm phục vụ cho hai mục đích: củng cố sức mạnh quân sự chống giặcngoại xâm và thu thuế Tuy nhiên, việc quản lý đinh dưới triều vua Lý cònrất đơn giản Dân đinh nào đến 18 tuổi thì gọi là hoàng nam, biên vào sổ bìavàng; đến 20 tuổi thì gọi là đại nam Đến đời Lý Nhân Tông, năm Thái Ninhthứ 8 thực hiện việc kiểm soát lại số hoàng nam, chia làm 3 bậc : đại hoàngnam, hoàng nam và tiểu hoàng nam
Trang 14Sau khi vương triều nhà Lý khép lại, Trần Thái Tông - vị vua mở đầucủa nhà Trần đã đưa việc quản lý đinh đi vào quy củ, bắt đầu từ việc duyệtđịnh lại số dân đinh của phủ Thanh Hóa qua trướng tịch (sổ hộ khẩu) vàonăm 1228 Noi theo lệ cũ của nhà Lý, nhà Trần vẫn tiếp tục duy trì việc cácquan xã phải khai báo nhân khẩu trong xã mỗi năm một lần vào đầu xuân.Trong những năm đầu thời Trần, việc quản lý Đinh là các nội dung kê khaitrong trướng tịch đã phức tạp hơn hẳn nhà Lý với các yêu cầu sau:
Phân loại cư dân theo địa vị xã hội;
Phân loại theo độ tuổi, sức khỏe: hoàng nam, long lão (người giàyếu), bất cụ (người tàn tật);
Phân loại theo tính chất cư trú: người bản địa, dân ngụ cư (phụ tịch),dân phiêu tán từ nơi khác đến (xiêu dạt)
Trên nền tảng chế độ quản lý đinh dưới triều Trần Thái Tông, cáctriều Trần Nhân Tông, Trần Minh Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tôngtiếp tục củng cố việc tra xét nhân khẩu
Tháng 2.1400, sau khi đoạt ngôi của nhà Trần bằng việc phế TrầnThiếu Đế và đổi sang họ Hồ, Hồ Quý Ly lập nên nhà Hồ, ông ở ngôi vuamột năm thì nhường ngôi cho con trai là Hồ Hán Thương để làm TháiThượng Hoàng
Để có trăm vạn quân chống giặc phương Bắc, Hồ Quý Ly đã tổ chứclàm gộp hộ tịch trong cả nước, nhưng không theo phép cũ mà mở rộng việcbiên chép tất cả những người từ 2 tuổi trở lên, đồng thời cho yết thị khắp nơibuộc dân ngụ cư hoặc dân xiêu tán ở các nơi khác phải về nguyên quán,người nào ẩn lậu thì bị phạt Kết quả của việc áp dụng kế sách trên là sau khi
sổ hộ tịch làm xong, kiểm điểm số nhân khẩu từ 15 đến 60 tuổi được đăngtịch tăng lên gấp bội, từ đó, số quân thêm ra được nhiều
Năm 1428, sau chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi hết sức quan tâm tớiviệc chấn chỉnh hệ thống hành chính cơ sở Tháng 11.1428, Lê Thái Tổxuống chỉ truyền cho các phủ, huyện, trấn, lộ làm sổ hộ tịch, hạn đến tháng
Trang 1512 năm sau phải nộp đầy đủ Khi đến kỳ làm sổ, các quan phủ, huyện đòihọp các xã quan đem sổ hộ khẩu của xã mình lên kinh đô để đối chiếu Dướitriều Lê Thánh Tông, việc quản lý đinh có những bước phát triển về cả yếu
tố kỹ thuật và việc tổ chức thực hiện
Đến năm 1428, việc khai hộ tịch lại bổ sung thêm yêu cầu các xãtrưởng phải ghi chú rõ phẩm hàm cao thấp của các quan viên, tư cấp nhiều ít
Việc kiểm soát của nhà nước trung ương, đối với việc lập hộ tịchtrong thời kỳ này rất được chặt chẽ, quy củ Vào dịp làm sổ hộ tịch nhà vuasai các quan phụ trách đi các xã, mỗi nơi gồm một quan văn và một quan võ,một hoạn quan Những người mang mệnh vua ban khi đến các nơi, được các
xã tùy theo các cấp hạng lớn, nhỏ mà chia bổ số tiền gạo cung đốn cho cácquan lại tra xét hộ tịch trong thời gian làm việc tại địa phương đó Đời vua
Lê Thần Tông lên ngôi lần thứ 2 (1649-1662), năm 1658 định ra phép duyệtdân tuyển binh Đây là thời kỳ diễn ra cuộc giao tranh giữa chúa Trịnh vàchúa Nguyễn
Sau khi việc tuyển duyệt được thực hiện ba năm, năm 1660 vua LêThần Tông lại xuống chiếu làm hộ tịch Lần làm hộ tịch này được đánh dấubởi nhiều điểm cải cách:
Về thẩm quyền: người ở xã nào duyệt tuyển theo sổ của xã đó, người
nào ở xã khác cách xa bản quán thì cho duyệt vào sổ của xã tại nơi đang cưtrú, nếu chỗ ở gần bản quán thì phải về ứng duyệt tại bản quán
Về đối tượng quản lý: lần đầu tiên việc khai báo hộ tịch mở rộng tới
đối tượng phụ nữ Độ tuổi khai báo hộ tịch cũng hạ xuống, xã trưởng cónhiệm vụ phải kê khai đầy đủ mọi nhân khẩu trong các hộ đến 10 tuổi
Về phương thức lập sổ hộ tịch: sổ hộ tịch được lập thành sáu bản, một
bản lưu ở xã, một bản lưu ở huyện, một bản lưu ở Thừa ty, một bản lưu ở
Hồ bộ, một bản lưu ở Hộ khoa, một bản phải trình Chúa Trịnh và được lưu ởphủ Chúa
Trang 16Về việc ràng buộc trách nhiệm khai báo hộ tịch của người dân và việc lập sổ của các cơ quan có trách nhiệm: những nhân khẩu không khai
báo hộ tịch không có tên trong sổ hộ tịch mà đi kiện thì nha môn không giảiquyết Xã trưởng ẩn lậu hộ tịch mà quan huyện không xét ra thì xã trưởng vàhuyện quan đều bị trị tội
Đến đời vua Lê Huyền Tông, năm 1664 chế độ duyệt tuyển hộ tịch đãduy trì từ thời Lê Trung Hưng được thay đổi bằng phép “bình lệ” Theophương pháp này, việc khai báo hộ tịch trong mỗi xã được thực hiện một lầnnhất định Sau đó số người sinh thêm cũng không cộng vào, số người chết đicũng không trừ đi, mỗi xã luôn phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đối vớitriều đình theo số đinh đã ấn định khi khai báo hộ tịch ban đầu Phép “bìnhlệ” được áp dụng để kiểm soát dân số từ đời vua Lê Huyền Tông đến đời Lê
Đế Duy Phương, năm 1730 thì chấm dứt, việc lập sổ hộ tịch quay trở về thểthức theo phép duyệt tuyển đã định ra từ đời Lê Thần Tông năm 1658
Sau khi đại phá quân Thanh, Quang Trung Nguyễn Huệ lên ngôi vua,
để ngăn ngừa tình trạng ẩn lậu dân đinh xảy ra rất phổ biến trước đó, triềuđình đã thực hiện việc chấn chỉnh địa phương bằng cách đặt thêm một cấptrung gian giữa xã và huyện, gọi là tổng Người đứng đầu tổng là tổngtrưởng phải chịu trách nhiệm liên đới với các xã trưởng trong quán hạt củatổng mình về việc kê khai sổ đinh
Đến triều đình phong kiến nhà Nguyễn, trong chế độ quân chủ chuyênchế cực đoan của mình đã dùng mọi phương cách để tận dụng tối đa sức lựccủa người dân Vấn đề kiểm soát dân đinh được thực hiện hết sức gắt gao.Phép bình lệ vẫn được duy trì, sổ đinh được làm thành 3 bản: giáp, ất, bính.Ghi rõ họ, tên, tuổi của tất cả đinh khẩu từ 18 đến 59 tuổi Thể thức làm sổ
do Bộ hộ thống kê quy định
Qua các triều đại phong kiến, ta thấy rằng bản chất hoạt động quản lýdân cư trong thời kỳ phong kiến thuần túy chỉ là hoạt động quản lý đinh.Mặc dù các tài liệu lịch sử có sử dụng các thuật ngữ “hộ tịch”, “hộ khẩu”,…
Trang 17nhưng trong thời kỳ phong kiến, hoạt động quản lý hộ tịch với ý nghĩa làviệc quản lý các việc sinh, tử, giá thú đối với mỗi cư dân từ khi sinh ra đếnkhi chết Các triều đình phong kiến kiểm soát rất chặt chẽ, nghiêm ngặt việcchấp hành chế độ khai báo dân đinh của các đơn vị hành chính.
1.3.2 Quản lý hộ tịch thời kỳ Pháp thuộc và ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975
Thực dân Pháp sau khi thiết lập chế độ thuộc địa ở miền Nam ViệtNam và chế độ bảo hộ ở miền Bắc và miền Trung, một trong những vấn đềquan tâm hàng đầu của chính phủ bảo hộ là việc kiểm soát chặt chẽ dân cư.Cùng với việc thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật của triều Nguyễn, thựcdân Pháp đã áp dụng ở Nam kỳ chế độ quản lý hộ tịch theo mô hình củanước Pháp
Ngày 03.10.1883, Chính phủ Pháp ban hành Sắc lệnh ngày03.10.1883 được coi là nền tảng thiết lập chế độ quản lý hộ tịch ở Việt Nam.Thực chất là sự du nhập mô hình quản lý hộ tịch của dân luật Pháp Bởi vậysắc lệnh này còn được gọi là “bộ dân luật giản yếu” Sắc lệnh này được duytrì trong một thời gian dài, chỉ được sửa đổi hai lần bởi sắc lệnh ngày10.02.1893 và sắc lệnh ngày 23.7.1931
Ở miền Bắc và miền Trung, sau khi thực dân Pháp thiết lập chế độbảo hộ đối với triều đình phong kiến bù nhìn tay sai thì việc quản lý hộ tịchcũng được triển khai Tại miền Bắc, việc quản lý hộ tịch được thực hiện theoquy định từ Điều 18 đến Điều 48 “Bộ dân luật Bắc kỳ” ngày 03.3.1931 Tạimiền Trung, việc quản lý hộ tịch được thực hiện theo quy định từ Điều 18đến Điều 50 “Bộ Hoàng Việt Trung Hộ Luật” do triều đình nhà Nguyễn banhành ngày 13.7.1936
Đặc điểm nổi bật của việc quản lý hộ tịch thời kỳ Pháp thuộc là doảnh hưởng sâu sắc bởi hệ thống pháp luật Pháp nên các vấn đề về quản lý hộtịch luôn được coi là một chế định cơ bản của dân luật Chế độ quản lý hộtịch được thiết lập ở miền Nam sớm hơn ở miền Bắc và miền Trung hàng
Trang 18chục năm và được thực hiện hết sức chặt chẽ nhằm phục vụ cho mục tiêucủng cố chính quyền thuộc địa Nội dung quản lý chỉ bao gồm ba loại việc
hộ tịch cơ bản : sinh, tử, giá thú Phương thức quản lý bằng sổ bộ hộ tịch và
“chứng thư hộ tịch” được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, nhằm bảo đảmmục đích ưu tiên hàng đầu là tính chính xác của các thông tin về hộ tịch.Hiệu quả quản lý hộ tịch được đảm bảo bằng việc quy định trách nhiệmpháp lý của Hộ lại hết sức nặng nề
Quản lý hộ tịch được chính quyền thuộc địa sử dụng như một công cụquan trọng để “kiểm soát an ninh xã hội” Đây là mục đích hàng đầu củahoạt động quản lý hộ tịch ở miền Nam thời kỳ thuộc Pháp Sau khi Pháp rútkhỏi miền Nam, đế quốc Mỹ thế chân dựng nên thể chế bù nhìn thì chế độquản lý hộ tịch cũ vẫn được chính phủ ngụy quyền Sài Gòn duy trì và sửdụng Dưới chế độ thực dân mới, chính quyền Ngụy ban hành số lượng rấtlớn văn bản pháp luật quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến hộ tịch.Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng trong hai năm 1964-1965, tổng trưởng
bộ tư pháp của chính phủ ngụy quyền Sài Gòn đã ban hành 16 thông tưhướng dẫn các vấn đề về hộ tịch
Ví dụ: thông tư số 486-B/BNV/HC/12 ngày 20.1.1964 về việc lập khai sinh cho các trẻ em nông thôn chưa khai sinh hợp lệ,
1.3.3 Chế độ quản lý hộ tịch của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thờicủa Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnhđạo đã rất quan tâm đến việc xây dựng nền hành chính Ngày 10.10.1945,sau khi thảo luận thống nhất trong Chính phủ tại phiên họp ngày04.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành sắc lệnh cho phép tạmthời duy trì hiệu lực các luật lệ của chế độ cũ theo nguyên tắc các luật lệ này
chỉ có giá trị thi hành nếu “không trái với nền độc lập của nước Việt Nam và
Trang 19chính thể dân chủ cộng hòa”.(Điều 12 Sắc lệnh ngày 10.10.1945 của Chính
phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa)
Theo nguyên tắc chung đó, thể lệ đăng ký hộ tịch đã được quy địnhtrong bộ Dân luật giản yếu (áp dụng ở Nam kỳ), Hoàng Việt bộ luật (ápdụng ở Trung kỳ), Dân luật Bắc kỳ (áp dụng ở miền Bắc) vẫn tiếp tục đượcthi hành trong suốt thời gian hơn 10 năm sau đó
Sự điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch của Nhà nước ta đượcđánh dấu bằng bản Điều lệ đăng ký hộ tịch đầu tiên được ban hành kèm theoNghị định số 764/TTg ngày 8.5.1956 của Thủ tướng Chính phủ Bản điều lệnày bao gồm 34 điều quy định các vấn đề cơ bản về việc đăng ký khai sinh;đăng ký kết hôn; đăng ký khai tử; việc ghi chú và thay đổi về hộ tịch; việccông nhận và đăng ký hộ tịch đối với ngoại kiều và Việt kiều về cư trú ởtrong nước Các quy định của bản Điều lệ đăng ký hộ tịch này được thay thếtoàn bộ các thể lệ đăng ký hộ tịch của chế độ cũ vẫn được áp dụng trước đó.Việc quản lý nhà nước về hộ tịch trong thời gian này do Bộ Nội vụ và Ủyban hành chính các cấp thực hiện
Bản điều lệ đăng ký hộ tịch năm 1956 thi hành được năm năm thì bịbãi bỏ và thay thế bằng bản Điều lệ đăng ký hộ tịch ngày 16.01.1961 banhành kèm theo Nghị định số 04/CP của Hội đồng Chính phủ Bản điều lệđăng ký hộ tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 01.4.1961 và hiệu lực của
nó được duy trì trong suốt gần 40 năm sau, cho đến khi bị thay thế bởi Nghịđịnh số 83/1998/NĐ-CP ngày 10.10.1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch
Từ năm 1987, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hộ tịch được chuyểngiao từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp trên cơ sởNghị định số 219/HĐBT ngày 20.11.1987 của Hội Đồng Bộ Trưởng Từthời điểm này, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức quản lý về
hộ tịch thống nhất trên cả nước, còn ngành Nội vụ (nay là Công an) tiếp tụcduy trì chức năng quản lý hộ khẩu
Trang 20Ngày 30.11.1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 184/CP quy địnhthủ tục đăng ký kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầugiữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Ngày 10.7.2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định mới thay thế Nghịđịnh số 184/CP là Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hànhmột số điều của luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nhưng thực chất làchứa đựng phần lớn các quy phạm pháp luật làm căn cứ để giải quyết cácviệc hộ tịch có yếu tố nước ngoài, bao gồm:
- Việc đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi, đăng ký nhận cha, mẹ,con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoàithường trú tại Việt Nam với nhau
- Công nhận việc kết hôn, ly hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôigiữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được tiếnhành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
Hai văn bản chủ đạo về công tác hộ tịch nêu trên, với phạm vi điềuchỉnh và tác động xã hội rộng lớn đã tạo nên những chuyển biến quan trọngtrong nền nếp và hiệu quả quản lý hộ tịch trên cả nước Nhìn từ khía cạnhquản lý vĩ mô, có thể thấy rõ tính năng động trong công tác ban hành chínhsách pháp luật về quản lý hộ tịch
Sau bảy năm thi hành Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, ngày 27.12.2005Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản
lý hộ tịch thay thế văn bản này, đồng thời Nghị định số 68/2002/NĐ-CPcũng được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày21.7.2006
Nhìn lại quá trình 70 năm phát triển của công tác quản lý hộ tịch ởnước ta có thể thấy, trong suốt thời gian hơn 30 năm (từ khi ban hành Nghịđịnh số 184/CP năm 1994) do nhiều nguyên nhân và hoàn cành lịch sử cụthể nên việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hộ tịch gần như không có
sự biến chuyển đáng kể, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đời sống xã
Trang 21hội Tuy nhiên, từ sau khi nhiệm vụ quản lý hộ tịch được chuyển giao từngành Công an sang ngành Tư pháp và hệ thống Uỷ ban nhân dân các cấp(năm 1987), và nhất là trong khoảng hơn một thập kỷ qua, pháp luật về hộtịch đã có sự vận động rất tích cực, tạo điều kiện để công tác quản lý hộ tịchngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả.
Trang 22CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỘ TỊCH Ở XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY
2.1 Khái quát về tỉnh Bắc Giang
Tên gọi “Bắc Giang” xuất hiện đầu tiên trên bản đồ hành chính vàothời nhà Lý (thế kỷ XI - XIII) Lúc đó, Bắc Giang là một trong 24 lộ (tênđơn vị hành chính) của cả nước, gần trùng với địa giới hai tỉnh Bắc Giang vàBắc Ninh ngày nay
Bắc Giang là một miền đất cổ, có truyền thống lịch sử gắn bó cùngvới cả nước trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm.Nơi đây là một trong những địa bàn gốc - quê hương sinh tụ và phát triểnđầu tiên của dân tộc Việt Nam
Sau một giai đoạn dài tách nhập, thay đổi tên gọi, tỉnh Bắc Giangchính thức được tái lập và hoạt động theo đơn vị hành chính mới từ ngày01.01.1997, với 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thị xã Bắc Giang(thành phố Bắc Giang ngày nay) và 9 huyện là: Sơn Động, Lục Ngạn, LụcNam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Hiệp Hoà
Về vị trí địa lý: Bắc Giang nằm cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía
Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 về phía Nam, cách cảng HảiPhòng hơn 100 km về phía Đông Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp tỉnh LạngSơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và ĐôngNam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.882,2 km2 với đặc điểm địa hìnhđặc trưng cho Việt Nam với ¾ diện tích là đồi, núi( trung du chiếm 10,5%,miền núi chiếm 89,5%)
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồngbằng xem kẽ Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TPBắc Giang Vùng miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục
Trang 23Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang Trong đó 1 phần cáchuyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.
Về tình hình kinh tế - xã hội: Dân số của tỉnh có 1.563.468 (theo tổng
điều tra dân số tháng 4/2009) người, với 27 dân tộc anh em, trong đó cácdân tộc thiểu số chiếm 12,9% Số người trong độ tuổi lao động là 980.000người (chiếm 62% dân số) Số lao động tham gia hoạt động kinh tế khoảng830.000 người
Đời sống dân cư: GDP bình quân đầu người vào khoảng 4,8 triệu
đồng/năm Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 30,67% Thu nhập nông dânước đạt trên 26 triệu đồng/ha đất canh tác Điện, thông tin liên lạc đã đếnhầu hết 229 xã, phường, thị trấn Hệ thông y tế, giáo dục không ngừng được
bộ tư pháp - hộ tịch xã, thấy được những ưu cũng như khuyết điểm, và đềxuất một số phương hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý hộ tịch ở xã không chỉ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mà trên phạm vi cảnước
2.2.1 Thực trạng về đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp Xã
Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, yêu cầu của công tácxây dựng pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhànước pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế đã,đang và sẽ tác động mạnh tới toàn bộ tổ chức và hoạt động của ngành Tư
Trang 24pháp, đặc biệt là tư pháp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là tư pháp cấpxã) Bởi cơ sở là nơi trực tiếp đưa các chủ trương chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước vào cuộc sống và kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chủtrương, chính sách, pháp luật đó Đối với ngành Tư pháp kết quả thực tiễnhoạt động tư pháp cơ sở của đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch không chỉ làthước đo mà còn là động lực phát triển của toàn ngành Tư pháp.
Trong cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân cấp xã hiện nay, cán bộ tưpháp hộ tịch là công chức chuyên trách có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dâncấp xã trên địa bàn thực hiện quản lý và đăng ký hộ tịch Theo quy định củapháp luật, cán bộ tư pháp ở cấp xã phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của cán bộ
tư pháp hộ tịch và có thêm các tiêu chuẩn sau:
- Có bằng trung cấp luật trở lên;
- Được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch;
- Chữ viết rõ ràng
Theo số liệu của Sở Tư pháp, tính đến ngày 29.02.2008, trên toàn tỉnhBắc Giang có 98,7% số xã, phường, thị trấn đã bố trí được công chức tưpháp hộ tịch với 240 người làm việc tại 226 xã Trong những năm qua độingũ công chức tư pháp - hộ tịch đã có bước phát triển quan trọng cả về sốlượng lẫn chất lượng Sau đây là biểu thống kê đội ngũ cán bộ tư pháp hộtịch cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay
Trang 25Biểu 1 Đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch xã trên địa bàn tỉnh
Tổng sốcông chức
tư
pháp-hộ tịch
CấpIII
CấpII
CấpI
ĐHL,CĐL
& TĐ
THL
& TĐ
ĐH,CĐ,
TC #
Chưaquađàotạo
Thành phố Bắc Giang và 4 huyện: Yên Thế, Yên Dũng, Sơn Động và
Hiệp Hoà đủ 1 cán bộ tư pháp - hộ tịch /1 xã
4 huyện sau có xã đạt trên 1 cán bộ tư pháp - hộ tịch: Tân Yên (26
cán bộ/24 xã), Lạng Giang (26 cán bộ/24 xã), Lục Ngạn (34 cán bộ/30 xã),
Lục Nam (33 cán bộ/27 xã);
Còn huyện Việt Yên không đủ số lượng công chức tư pháp – hộ tịch:
19 xã mới chỉ có 16 cán bộ công chức tư pháp - hộ tịch
Trong tổng số 240 cán bộ thì nam giới là 210, còn lại 30 cán bộ nữ;
dân tộc Kinh chiếm 212/240 cán bộ đạt tỷ lệ 88,3%, dân tộc khác 28/240
cán bộ chiếm tỷ lệ 11,7%
Trang 26Như vậy tỷ lệ cán bộ tư pháp cấp xã có trình độ văn hóa trung họcphổ thông trở lên là 96,3%, và trình độ chuyên môn từ trung học Luật trở lên
là 56,7%, cán bộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp khác trở lên đến Đạihọc Luật là 77,5%, còn lại 22,5% cán bộ chưa được đào tạo chuyên môn
Về độ tuổi:
Cán bộ có độ tuổi dưới 30 là: 43 cán bộ, chiếm tỷ lệ 17,9%; trong độtuổi từ 30 - 40 là: 71 cán bộ chiếm tỷ lệ 29,6%; từ 40 - 50 là 98 cán bộ, tỷ lệ40,8%; và trên 50 là 28 cán bộ với tỷ lệ 11,7% Như vậy cán bộ trẻ, đượcđào tạo chuyên môn hiện nay ngày càng được nâng cao
Trong tổng số 240 cán bộ tư pháp hộ tịch xã trên địa bàn tỉnh BắcGiang có 25 cán bộ hợp đồng không nằm trong biên chế của Nhà nước, con
số này chiếm tỷ lệ 10,4%
Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên một số cán bộ tư pháp hộ tịchphải kiêm nhiệm hoặc chuyển từ nhiều vị trí công tác sang Việc sử dụng cảcán bộ chưa qua lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ chưa có bằngtrung cấp nên đã ảnh hưởng tới công tác hộ tịch trên các địa bàn xã (54/240người chưa qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 22,5% tổng số cán bộ tư pháp hộ tịch)
2.2.2 Thực trạng công tác Quản lý hộ tịch ở xã (Qua khảo sát ở một số xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang)
2.2.2.1 Xã Đa Mai - Thành phố Bắc Giang (xã đồng bằng)
Biểu 2 Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Đa Mai – TP Bắc Giang
Trang 282.2.2.2 Xã Tân Mỹ - Huyện Yên Dũng (xã đồng bằng)
Biểu 3 Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Tân Mỹ - Huyện Yên Dũng
2.2.2.3 Xã Việt Tiến - Huyện Việt Yên (xã trung du)
Biểu 4 Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Việt Tiến –Huyện Việt Yên
từ năm 2006-2008