Cải tiến phương thức quản lý hộ tịch

Một phần của tài liệu Công tác quản lý hộ tịch ở Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 60 - 63)

BẮC GIANG HIỆN NAY

3.2.4.Cải tiến phương thức quản lý hộ tịch

Có thể nói, hệ thống giấy tờ hộ tịch hiện hành ở nước ta khá phức tạp và thể hiện rất rõ dấu ấn của mô hình hành chính quan liêu, giấy tờ. Việc sử dụng các giấy tờ riêng lẻ về từng sự kiện hộ tịch hiện đang bộc lộ rất nhiều bất cập, gây không ít khó khăn, phiền hà cho nhân dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ nhất, hiệu quả sử dụng các loại chứng thư này bị hạn chế do sự

cô lập thông tin về từng sự kiện hộ tịch riêng lẻ, trong khi đó, mục đích quan trọng mà quản lý hộ tịch hướng tới là xâu chuỗi và phản ánh đầy đủ các sự kiện hộ tịch của một người theo thứ tự thời gian từ khi sinh ra đến khi chết.

Thứ hai, các giấy tờ hộ tịch về cùng một người có mối liên hệ hết sức

mật thiết với nhau. Điều này tạo khả năng có thể thu hút kết hợp các loại giấy tờ hộ tịch với nhau và giản lược những thông tin trùng lặp.

Thứ ba, việc sử dụng quá nhiều loại giấy tờ hộ tịch riêng lẻ rất bất tiện

đối với người dân.

Thứ tư, trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay,

hiện tượng di dân diễn ra ngày càng thường xuyên và phổ biến. Việc các hộ gia đình thay đổi địa bàn cư trú trở nên phổ biến hơn. Công tác quản lý hộ tịch đối với người di dân cũng như vấn đề sử dụng giấy tờ hộ tịch của đối tượng này theo phương thức quản lý hiện nay làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.

Thứ năm, việc sử dụng giấy tờ hộ tịch như hiện nay cũng góp phần

làm khó sửa căn bệnh quan liêu, đặt niềm tin quá lớn vào giấy tờ, thủ tục khi giải quyết các vấn đề của nhân dân. Bên cạnh đó việc quản lý và sử dụng giấy tờ rời cũng đặt ra ghánh nặng về chi phí xã hội, trong khi việc in ấn, phát hành, thậm chí cả việc sử dụng giấy tờ giả mạo lại có thể thực hiện không mấy khó khăn.

Như vậy việc lập sổ hộ gia đình là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên cần khẳng định rằng sổ hộ tịch gia đình chỉ có giá trị thay thế các giấy tờ hộ tịch bản chính của các thành viên trong một hộ gia đình, việc sử dụng sổ hộ gia đình không loại trừ việc cấp bản sao (hoặc bản trích lục) giấy tờ hộ tịch để người dân sử dụng khi cần thiết.

Theo phương thức quản lý mới, sổ hộ tịch gia đình được lập theo từng đơn vị hộ gia đình hạt nhân (hai thế hệ) với toàn bộ sự kiện hộ tịch liên quan đến quan hệ vợ- chồng, cha- mẹ- con, anh- chị- em. Sổ hộ tịch gia đình sẽ có giá trị pháp lý là chứng thư gốc, trong đó tập hợp, chứa đựng toàn bộ thông tin về tình trạng hộ tịch của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Về bản chất sổ hộ tịch gia đình không chỉ đơn giản là sự thay thế cơ học toàn bộ bản chính các giấy tờ hộ tịch của một người trong một gia đình bằng một quyển sổ mà nó là phương thức quản lý hiện đại, mang lại nhiều lợi ích to lớn.

3.2.4.1. Tổ chức đăng kí lại, đăng kí quá hạn các sự kiện hộ tịch, nhằm bảo đảm quản lý hộ tịch đầy đủ của mọi công dân.

Cần phải tổ chức việc tổng rà soát, lập lại hệ thống sổ bộ hộ tịch trên toàn quốc đã được lập trước năm 1999, tức là trước thời điểm bắt đầu đăng ký hộ tịch theo hệ thống sổ sách, biểu mẫu hộ tịch mới. Đồng thời kết hợp với việc tổ chức đăng ký lại, đăng ký quá hạn các sự kiện hộ tịch, nhằm bảo đảm quản lý hộ tịch đầy đủ của mọi công dân. Đây là tiền đề để tiến tới việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về hộ tịch.

3.2.4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hộ tịch và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu thông tin hộ tịch.

Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã đề ra mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Trong xu hướng này,

cần tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng hệ thống thông tin và kho dữ liệu chuyên ngành để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời từng bước tin học hóa các quy định phục vụ nhân dân đăng ký hộ tịch được thuận tiện, nhanh chóng, chính xác theo kinh nghiệm của các nước có nền luật pháp phát triển.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý hộ tịch ở Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 60 - 63)