Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

MỤC LỤC

Khái quát về tỉnh Bắc Giang

Tỡm hiểu cụng tỏc quản lý hộ tịch ở xó trờn địa bàn tỉnh Bắc Giang chính là tìm hiểu công việc hàng ngày của cán bộ tư pháp - hộ tịch xã, thấy được những ưu cũng như khuyết điểm, và đề xuất một số phương hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hộ tịch ở xã không chỉ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mà trên phạm vi cả nước. Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ tác động mạnh tới toàn bộ tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp, đặc biệt là tư pháp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là tư pháp cấp. Có thể thấy, hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cùng sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các huyện cùng phòng Tư pháp đã thường xuyên tổ chức các hội nghị, báo cáo tổng kết về kết quả công tác hộ tịch, thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch..mà mới nhất là năm 2008 vừa qua.

Thông qua các báo cáo, hội nghị, các cơ quan quản lý hộ tịch trờn địa bàn tỉnh Bắc Giang sẽ thấy rừ thự trạng, ưu và khuyết điểm, rút ra kinh nghiệm, phát huy mặt tích cực, hạn chế yếu kém và có phương hướng chỉ đạo công tác quản lý hộ tịch ở các địa phương mà chủ yếu là địa bàn các xã cho phù hợp với pháp luật và phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Có thể kể đến ở đây những điạ phương tiêu biểu như xã Cao Xá thuộc huyện Tân Yên, xã Chu Điện – Lục Nam hay xã Tam Hiệp huyện Yên Thế..Hơn nữa, công tác chỉ đạo và điều hành của các cơ quan quản lý, của chính quyền địa phương còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, nhiều nơi chưa xác định được một cỏch rừ ràng, cụ thể về thẩm quyền quản lý cụng tỏc hộ tịch là của Ủy ban nhân dân hay của ngành Tư pháp, thực trạng trên đang dần được khắc phục, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa nhiều. Nhiều sự kiện nhân thân của người dân bị mất, bị thất lạc do chiến tranh, do khâu lưu trữ không hiệu quả của các cơ quan quản lý hộ tịch ở xã hoặc ở các cấp cao hơn, ở các xã miền núi, xã vùng cao như Đại Lâm, Lương Phong - Hiệp Hòa, Chu Điện - Lục Nam..nơi thường hay xảy ra thiên tai, lũ, dẫn tới tình trạng thất lạc sự kiện nhân thân, đòi hỏi cần có sự bảo quản, lưu giữ cẩn thận hơn nữa, phòng tránh những trường hợp thất lạc giấy tờ đáng tiếc xảy ra.

Xét thấy, trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập, mở cửa như hiện nay Việt Nam cần học tập công nghệ tiên tiến của các quốc gia đi trước để đưa công nghệ quản lý xuống các địa phương như các xã thuộc tỉnh Bắc Giang chẳng hạn, để có thẻ nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch ở các địa phương nói riêng và trên lãnh thổ quốc gia nói chung. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay, ta thấy tiêu biểu là huyện Yên Thế với 21 xã, tổng số cán bộ tư pháp hộ tịch là 21 mà có đến 12 cán bộ chưa qua đào tạo về trình độ chuyên môn và 03 cán bộ chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ tư pháp.

Bảng số liệu trên cho thấy: nếu như số trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn của xã Đại Lâm năm 2007 là 08 thì đến năm 2008 số khai sinh quá hạn chỉ là 06
Bảng số liệu trên cho thấy: nếu như số trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn của xã Đại Lâm năm 2007 là 08 thì đến năm 2008 số khai sinh quá hạn chỉ là 06

Những yêu cầu đối với hoạt động quản lý hộ tịch trong giai đoạn mới

Ví dụ: Trước khi Bộ Tư pháp ban hành đề án số 278/TP-HT về thực hiện “Tổng đăng kí khai sinh” trong cả nước, tại một số tỉnh, thành phố, Sở tư pháp đã chủ động tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh triển khai việc rà soát những trẻ em chưa được đăng kí khai sinh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch tại địa phương. Việc đăng kí hộ tịch phải thực hiện đúng thẩm quyền, đúng thủ tục và trình tự do pháp luật quy định, bảo đảm cho mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký kịp thời, thống kê đầy đủ và chính xác; Các yêu cầu của người dân về cải chính, bổ sung hộ tịch, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch,..cần phải được giải quyết kịp thời, đúng luật; Việc quản lý và sử dụng các loại sổ hộ tịch, các biểu mẫu hộ tịch phải theo đúng cách thức quy định. Thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch cho thấy, việc ban hành các quy phạm về thủ tục về đăng kí hộ tịch luôn đặt trong sự giằng co giữa những mâu thuẫn khác nhau: mâu thuẫn giữa yêu cầu phục vụ hoạt động quản lý với yêu cầu phục vụ quyền lợi của người dân; mâu thuẫn giữa thói quen coi đăng kí hộ tịch là nghĩa vụ của người dân với sự đổi mới tư duy coi việc quản lý và tổ chức đăng kí hộ tịch trước hết là trách nhiệm của cơ quan nhà nước.

Nếu nghiêng về yêu cầu phục vụ hoạt động quản lý, thì các thủ tục đăng kí hộ tịch sẽ được qui định chặt chẽ bằng các qui định” cứng”, hạn chế tớnh linh hoạt trong ỏp dụng phỏp luật (biểu hiện rừ nhất của lối tư duy này là việc đặt ra các qui định yêu cầu người dân khi đăng kí hộ tịch phải xuất trình nhiều loại giấy tờ khác nhau). Ngược lại, nếu nghiêng về yêu cầu phục vụ người dân thì thủ tục đăng kí hộ tịch phải được thiết kế một cách đơn giản tối đa, phải quy định theo hướng “mở”, cho phép áp dụng pháp luật một cách linh hoạt, phù hợp với các đặc điểm dân cư và trình độ phát triển xã hội không đồng đều ở nước ta hiện nay. Thủ tục đăng kí hộ tịch cần giải quyết một cách hài hoà mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công dân, trong đó, với yêu cầu cải cách hành chính và xây dựng một nền hành chính phục vụ, thì yêu cầu phục vụ người dân đăng kí hộ tịch thuận tiện phải được ưu tiên hàng đầu khi thiết kế các quy phạm thủ tục.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay

Tuy nhiên đối với đội ngũ cán bộ ở vùng sâu xa, miền núi, cần có những quy định khác về tiêu chuẩn chẳng hạn như hạ bớt các tiêu chuẩn về trình độ văn hoá và chuyên môn ở mức phù hợp nhưng phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để sau một thời gian họ có thể đáp ứng những yêu cầu của nghạch công chức. Chính ở vào vị trí “cầu nối” này nên hiệu quả hoạt động quản lý hộ tịch của cấp huyện có tác động rất quan trọng trên nhiều khía cạnh tới hiệu quả quản lý hộ tịch trên địa bàn toàn tỉnh cũng như đối với từng địa bàn cấp xã thuộc phạm vi quản hạt của huyện, đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, địa bàn rộng, việc đi lại khó khăn. Để giúp cán bộ tư pháp cấp xã có đủ khả năng đảm đương tốt công việc, việc Phòng Tư pháp thường xuyên tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với công tác quản lý hộ tịch ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ nhất, hiệu quả sử dụng các loại chứng thư này bị hạn chế do sự cô lập thông tin về từng sự kiện hộ tịch riêng lẻ, trong khi đó, mục đích quan trọng mà quản lý hộ tịch hướng tới là xâu chuỗi và phản ánh đầy đủ các sự kiện hộ tịch của một người theo thứ tự thời gian từ khi sinh ra đến khi chết. Tăng cường tính chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của cơ quan đăng kí hộ tịch, người có thẩm quyền đăng kí hộ tịch tạo điều kiện để các chủ thể này có thể linh hoạt vận dụng giải quyết các trường hợp phát sinh trong thực tiễn quản lý hộ tịch theo nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong tiến trình thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ta hiện nay, người dân có quyền đòi hỏi và Nhà nước có trách nhiệm phải tổ chức phục vụ việc đăng kí hộ tịch của người dân một cách thuận tiện, nhanh chóng theo mô hình của một loại dịch vụ công thiết yếu.