1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luật bảo hiểm hàng hải Anh và thực trạng áp dụng trong các hợp đồng hàng hải tại Việt Nam

17 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 133,5 KB

Nội dung

Tiếp theo là đạo luật về bảo hiểm hàng hải năm 1788, thừa nhận tất cả hợp đồng bảo hiểm phải để trống, điều này bị coi là vô hiệu trong quy định của Luật sửa đổi năm 1795, yêu cầu tất cả

Trang 1

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

Trang

- Chương 1: Giới thiệu chung về Luật bảo hiểm hàng hải Anh-MIA

1906

3

1.1 Lịch sử ra đời của Luật bảo hiểm hàng hải Anh-MIA 1906 3 1.2 Ý nghĩa của sự ra đời của Luật bảo hiểm hàng hải Anh-MIA

1906

4

- Chương 2: Phân tích các quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải

2.1 Khái niệm và nội dung các cam kết trong hợp đồng bảo hiểm hàng

hải

5

- Chương 3: Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các quy định về hợp

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay thị trường hàng hải Việt Nam đang rất phát triển, từng bước hội nhập sâu rộng vào thị trường hàng hải quốc tế, nhưng việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải luôn tiềm ẩn những tranh chấp và những rủi ro khó

Trang 2

lường Trong khi đó, Luật bảo hiểm hàng hải Anh (MIA) năm 1906 luôn được coi

là chuẩn mực cho việc giải quyết các tranh chấp trong bảo hiểm hàng hải và trọng việc xây dựng các Luật bảo hiểm hàng hải của các nước trên thế giới

Do đó, việc nghiên cứu MIA, đặc biệt là các quy định liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo MIA 1906, là rất cần thiết trong quá trình hội nhập và gia nhập WTO của Việt Nam, tạo thuận lợi trong quá trình thông thương vì kênh vận chuyển hàng hải quốc tế vẫn là kênh chủ yếu trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong khi Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 cũng còn nhiều bất cập

Xuất phát từ thực tiễn trên và trên cơ sở kiến thức được học về bảo hiểm hàng hải, nhóm chúng tôi mạnh dạn quyết định lựa chọn đề tài: “Lu t b o hi mật bảo hiểm ảo hiểm ểm hàng h i Anh và th c tr ng áp d ng trong các h p đ ng hàng h i t i ảo hiểm ực trạng áp dụng trong các hợp đồng hàng hải tại ạng áp dụng trong các hợp đồng hàng hải tại ụng trong các hợp đồng hàng hải tại ợp đồng hàng hải tại ồng hàng hải tại ảo hiểm ạng áp dụng trong các hợp đồng hàng hải tại

Vi t Nam ệt Nam ” làm bài tiểu luận môn Bảo hiểm trong kinh doanh.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia làm 3 chương với kết cấu như sau:

- Chương 1: Giới thiệu chung về Luật bảo hiểm hàng hải Anh-MIA 1906.

- Chương 2: Phân tích các quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải theo MIA 1906.

- Chương 3: Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải theo MIA 1906.

Nhóm chúng tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo Tiến sỹ Trần Sỹ Lâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài tiểu luận này

Chương 1 Giới thiệu chung về Luật bảo hiểm hàng hải Anh - MIA 1906

1.1 Lịch sử ra đời của Luật bảo hiểm hàng hải Anh - MIA 1906

Trang 3

Ngành thương mại hàng hải được coi là một trong những phương thức vận tải đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tạo sự thông thương hàng hóa giữa các châu lục Nhưng tương ứng với mức lợi nhuận mang lại là mức độ và số lượng rủi ro phải ứng phó, dẫn đến sự ra đời của bảo hiểm hàng hải

Những hình thức sơ khai của ngành bảo hiểm bắt đầu từ khá sớm, khoảng thế

kỷ thứ 5 trước Công nguyên, với hình thức “cho vay mạo hiểm” để kinh doanh Đến thế kỷ XIV, các hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên đã xuất hiện Ý Đến thế kỷ

XV, các văn bản pháp luật về bảo hiểm đầu tiên đã xuất hiện ở Tây Ban Nha Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI - XVII, cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu vào nhiêu lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Mở đường cho sự phát triển này là Luật bảo hiểm năm 1601 của Anh thời Nữ hoàng Elisabeth Sau đó là Chiếu dụ

1681 của Pháp do Vua Louis XIV ban hành, đó là những đạo luật mở đường cho lĩnh vực bảo hiểm hảng hải

Văn bản pháp luật đầu tiên trong hệ thống pháp luật về bảo hiểm hàng hải của Anh thể hiện sự cần thiết phải điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải là Luật bảo hiểm hàng hải năm 1745 Luật này đã phá vỡ những thói quen lạc hậu trước đó và pháp điển hóa một số tập quán, án lệ thành luật Tiếp theo

là đạo luật về bảo hiểm hàng hải năm 1788, thừa nhận tất cả hợp đồng bảo hiểm phải để trống, điều này bị coi là vô hiệu trong quy định của Luật sửa đổi năm 1795, yêu cầu tất cả các hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải bằng văn bản và được đóng dấu Năm 1894, Dự thảo Luật bảo hiểm hàng hải được đưa ra thảo luận tại Nghị viện Anh, là nền tảng sau này cho sự ra đời của Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906

Ngày 21.12.1906, Luật bảo hiểm hàng hải Anh (Marine Insurance Act-MIA 1906) được thông qua và ban hành chủ yếu dựa trên phán quyết của tòa án trong vòng 200 năm trước đó, có hiệu lực từ 01/01/1907 và cho đến ngày nay vẫn được

áp dụng một cách rộng rãi MIA 1906 bao gồm 93 điều, chia làm 14 phần, với các nội dung cơ bản sau: Lợi ích bảo hiểm; Giá trị bảo hiểm; Việc khai báo và lời khai; Hợp đồng bảo hiểm, Bảo hiểm trùng, Các bảo đảm, Hành trình, Việc chuyển

Trang 4

nhượng hợp đồng bảo hiểm; Tổn thất và sự từ bỏ; Hạn mức bồi thường; Quyền của người bảo hiểm đối với việc thanh toán; Bảo hiểm tương hỗ, Phần bổ sung

1.2 Ý nghĩa của sự ra đời Luật bảo hiểm hàng hải Anh-MIA 1906

Luật bảo hiểm hàng hải Anh - MIA 1906 ra đời đã trở thành biện pháp hữu hiệu để điều chỉnh các quan hệ pháp lý phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải,

nó giúp cho việc tập hợp các án lệ thành hệ thống các quy định, tạo cho các quy phạm của bảo hiểm hàng hải được áp dụng mang tính hệ thống, dễ dàng giải quyết các tranh chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên

MIA đã thể hiện đầy đủ và có hệ thống các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hải hiện đại như: nguyên tắc trung thực tuyệt đối, nguyên tắc có lợi ích thực

sự, nguyên tẳc bồi thường, nguyên tắc thế quyền Các điều khoản trong MIA cũng

đã đưa ra các định nghĩa, khái niệm cơ bản, những nguyên tắc cụ thể áp dụng trong bảo hiểm hàng hải và làm cơ sở cho việc ban hành các văn bản pháp luật sau đó, giúp cho hệ thống pháp luật về hàng hải nói chung và hệ thống pháp luật bảo hiểm hàng hải nói riêng được hoàn chỉnh

Các án lệ đã được đúc kết thể hiện trong các Điều khoản của MIA, kết tinh những kinh nghiệm và sự sáng tạo trong giải quyết các tranh chấp từ hơn một thế

kỷ trước Điều này đã tạo cho MIA có thể tồn tại và trở thành Luật mẫu cho nhiều nước học tập, cũng như thông lệ quốc tế về bảo hiểm hàng hải cho việc thiết lập hợp đồng bảo hiểm, giải quyết tranh chấp của các bên trong thương mại quốc tế về lĩnh vực này

MIA cũng mở ra cho các bên lựa chọn việc áp dụng MIA hoặc các quy định trong hợp đồng Nhưng cũng đồng thời có những quy định mang tính bắt buộc nếu các bên không có thỏa thuận khác

Chương 2 Phân tích các quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải theo MIA 1906

Trang 5

2.1 Khái niệm và nội dung các cam kết trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải

Các cam kết (warranties) được coi là van an toàn cho người bảo hiểm Cùng với các cam kết này và tất cả khai báo trung thực thì người bảo hiểm có thể khẳng định rủi ro này là rủi ro họ có ý định bảo hiểm Điều 33 - MIA (Bản chất của cam kết) đã nêu định nghĩa cam kết như sau: “Một cam kết và những điều khoản sau đây liên quan đến cam kết, có nghĩa là một hứa hẹn của người bảo hiểm với người được bảo hiểm, thông thường là về bảo vệ và cải tiến rủi ro” Do đó, các hợp đồng bảo hiểm hàng hải luôn được “bảo vệ và cải tiến rủi ro” bằng các cam kết cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như sự phát triển của ngành hàng hải

Một cam kết là một điều kiện phải tuân theo một cách chính xác, dù điều kiện này có cần thiết cho rủi ro này hay không Nếu không tuân theo điều kiện được quy định trong hợp đồng, người bảo hiểm được miễn trừ trách nhiệm từ ngày

vi phạm cam kết đó Tuy nhiên, điều này không có bất cứ tác động nào đến trách nhiệm mà người bảo hiểm phải gánh chịu trước ngày này

Có thể so sánh giữa khai báo và cam kết: khai báo là đúng nếu cụ thể là đúng, nghĩa là nếu khác biệt giữa khai báo và sự thật là không quan trọng, nhưng cam kết thì phải thi hành đúng từng từ

Các cam kết trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải:

* Căn cứ vào tính chất được quy định trong hợp đồng hoặc mặc nhiên được công

nhận trong luật chia ra hai loại cam kết là: cam kết minh thị và cam kết mặc nhiên.

- Cam kết minh thị (Express Warranties): Điều 35 MIA quy định: Một cam kết

minh thị có thể bằng bất kỳ hình thức từ ngữ nào mà có thể xuất phát từ mục đích của cam kết được suy luận ra Một cam kết minh thị là một cam kết được để trong hợp đồng bảo hiểm hay sát nhập vào hợp đồng bảo hiểm Một cam kết minh thị không bao gồm một cam kết mặc nhiên, trừ khi nó mâu thuẫn với cam kết mặc nhiên đó

- Cam kết mặc nhiên (Implied warranty): Các cam kết mặc nhiên không được

nêu trong hợp đồng bảo hiểm, song theo phát luật thì được hiểu là mặc nhiên ràng buộc Có hai cam kết mặc nhiên: tàu có đủ khả năng đi biển và hành trình hợp pháp

Trang 6

+ Cam kết khả năng đi biển: Khoản 4, Điều 39-MIA định nghĩa về “khả

năng đi biển của tàu là khi tàu thích nghi hợp lý về mọi mặt để có thể chịu đựng những hiểm họa thông thường của hành trình được bảo hiểm”

Trong hợp đồng bảo hiểm chuyến: tàu phải có khả năng đi biển vào lúc bắt đầu

hành trình và trong mỗi đoạn hành trình Nếu là ở trong cảng thì tàu phải thích nghi hợp lý đối với các hiểm họa trong cảng Khoản 1, Điều 39-MIA quy định: “Trong hợp đồng bảo hiểm chuyến luôn có một cam kết mặc nhiên là khi bắt đầu hành trình tàu phải có khả năng đi biển theo đúng yêu cầu của hành trình đã được bảo hiểm”

Đối với hợp đồng bảo hiểm thời gian: không mặc nhiên phải có khả năng đi

biển trong bất cứ giai đoạn nào của hành trình, song nếu người được bảo hiểm cố ý hoặc đồng lõa đưa tàu ra biển trong tình trạng không có khả năng đi biển thì mọi tổn thất vì không có khả năng đi biển đều bị loại trừ, người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất nào (Khoản 5, Điều 39-MIA)

Đối với hợp đồng bảo hiểm bao: theo quy định tại Khoản 3, Điều 39-MIA:

hành trình được thực hiện trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, trong từng khoảng thời gian tàu “được yêu cầu phải có sự chuẩn bị và trang bị thêm để đáp ứng, sẽ có một cam kết mặc nhiên là khi bắt đầu mỗi hành trình tàu phải có khả năng đi biển về sự chuẩn bị và trang thiết bị đáp ứng hành trình”

+ Cam kết về sự hợp pháp: Cam kết mặc nhiên về sự hợp pháp là hành trình

không được vi phạm pháp luật của nước ấy Ngoài ra hành trình phải được diễn ra hợp pháp trong phạm vi kiểm soát được của người được bảo hiểm Ví dụ, khi hành trình hợp pháp thì một hành vi bất hợp pháp của thuyền trưởng không làm vô hiệu hợp đồng bảo hiểm, trừ khi người được bảo hiểm đồng lõa; hoặc: một hành trình vi phạm luật hải quan của nước này là phi pháp, song một hành trình kinh doanh vi phạm luật hải quan nước khác vẫn có thể bảo hiểm hợp pháp tại đây

Điều 41-MIA quy định cam kết về sự hợp pháp: Khi có cam kết mặc nhiên rằng hành trình được bảo hiểm là hợp pháp, cho đến khi người được bảo hiểm có thể kiểm soát được vấn đề, thì hành trình đó sẽ được tiến hành theo cách thức hợp pháp

- Không có cam kết mặc nhiên về tình trạng đi biển được của hàng hóa.

Trang 7

Điều 40-MIA quy định rằng không có cam kết mặc nhiên về tình trạng đi biển được của hàng hóa:

+ Trong một hợp đồng bảo hiểm về hàng hóa hoặc động sản khác, sẽ không

có cam kết mặc nhiên về tình trạng đi biển được của hàng hóa hay động sản đó

+ Trong một hợp đồng bảo hiểm bao đối với hàng hóa hay động sản khác, sẽ

có một cam kết mặc nhiên rằng vào thời điểm bắt đầu hành trình, tàu chở hàng không chỉ có khả năng đi biển mà nó còn có khả năng phù hợp để chở hàng hóa và động sản đó đến nơi dự tính theo như hợp đồng

Ngoài ra, MIA cũng nêu lên một số loại cam kết thường hay được sử dụng như: Cam kết trung lập (Điều 36), Cam kết mặc nhiên về quốc tịch (Điều 37), Cam kết về tình trạng an toàn (Điều 38)

Cam kết trung lập quy định tàu và hàng hóa (tùy trường hợp) phải là trung

lập vào lúc bắt đầu và trong suốt thời gian bảo hiểm, trong phạm vi người được bảo hiểm có thể kiêm soát được Đối với tàu: phải có đầy đủ tài liệu chứng minh sự trung lập đó, nếu không người bảo hiểm có quyền từ chối đơn bảo hiểm Điều 36 MIA quy định: “Những đặc tính trung lập vào thời điểm bắt đầu rủi ro, cho đến khi người được bảo hiểm có thể kiểm soát được rủi ro, đặc tính trung lập của tài sản đó vẫn tồn tại trong quá trình rủi ro”

Cam kết mặc nhiên về quốc tịch quy định: “Quốc tịch của tàu không được

chi phối bởi một cam kết mặc nhiên, hay quốc tịch đó sẽ không bị thay đổi trong quá trình xảy ra rủi ro” (Điều 37)

Cam kết về tình trạng an toàn quy định: “Khi đối tượng bảo hiểm được cam

kết về tình trạng an toàn trong một ngày nhất định, thì điều này là đủ nếu nó an toàn trong suốt ngày đó” (Điều 38)

Cam kết không được miễn thứ kể cả khi người được bảo hiểm có sửa sai vi phạm, thì cũng không phục hồi trách nhiệm của người bảo hiểm được Tuy nhiên, MIA cũng quy định các trường hợp vi phạm các cam kết nhưng người được bảo hiểm

Trang 8

được miễn thứ vì vi phạm này xảy ra ngoài ý muốn và mang tính chất bất khả kháng Trường hợp vi phạm các cam kết được miễn thứ được quy định tại Điều 34-MIA:

- Khi có lý do thay đổi tình trạng, cam kết đó được hủy bỏ áp dụng hoàn cảnh này theo hợp đồng

- Việc thi hành cam kết là vi phạm pháp luật mới

Khi một cam kết bị vi phạm, người được bảo hiểm không thể lợi dụng biện

hộ vi phạm đã được sửa sai và cam kết đã được thực hiệm trước khi tổn thất xảy ra Một vi phạm cam kết có thể là lý do để hủy bỏ bởi người bảo hiểm

2.2 Quá trình thiết lập hợp đồng

2.2.1 Hiệu lực pháp lý giấy nhận bảo hiểm

Theo thông lệ và thực tế của thị trường bảo hiểm hàng hải Anh, người môi giới là một chuyên viên nắm vững pháp luật và thực hành về bảo hiểm hàng hải Họ

là đại lý cho người được bảo hiểm chứ không phải cho người bảo hiểm hay công ty bảo hiểm Điều này đã được quy định tại Điều 21-MIA: Một hợp đồng bảo hiểm hàng hải được kết lập khi người bảo hiểm ký giấy nhận bảo hiểm Giấy nhận bảo hiểm là ghi nhận tắt của hợp đồng Giấy chứng nhận bảo hiểm do môi giới cấp cho người được bảo hiểm (hoặc do công ty, nếu được bảo hiểm) trong khi chờ cấp đơn bảo hiểm cả giấy nhận bảo hiểm lẫn giấy chứng nhận bảo hiểm đều không có giá trị pháp lý (ngoại trừ để chứng minh khi nào hợp đồng bảo hiểm được kết lập hay là bằng chứng để sửa lại hợp đồng); nó chỉ ràng buộc trên danh dự mà thôi Người bảo hiểm không bắt buộc phải cấp phát đơn bảo hiểm khi đã có giấy nhận bảo hiểm

Điều 89 quy định: Sau khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết, giấy nhận bảo hiểm được coi như chứng cứ có giá trị trong bất kỳ vụ kiện pháp lý nào Hợp đồng bảo hiểm mới là tài liệu pháp lý thể hiện cho hợp đồng, song khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết, giấy nhận bảo hiểm sẽ trở thành chứng cứ pháp lý được sử dụng để sửa đổi một đơn bảo hiểm khi có nhầm lẫn thông thường hoặc trong các vụ kiện tranh chấp pháp lý

Trang 9

Thời điểm hợp đồng được coi là có hiệu lực (Điều 21) khi sự đề nghị của người được bảo hiểm được chấp thuận của người bảo hiểm, bất kể hợp đồng sau đó có được soạn thảo hay không, và sự đề nghị được chấp thuận có thể dưới hình thức là đơn, giấy nhận bảo hiểm hoặc các hình thức khác theo tập quán mà không cần đóng dấu

2.2.2 Hình thức của hợp đồng bảo hiểm.

Điều 22 quy định: “Hợp đồng không thể có giá trị chứng cứ nếu hợp đồng

đó không tuân theo hình thức của hợp đồng bảo hiểm hàng hải được quy định trong Luật này Tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm có thể được soạn thảo và được cấp cùng vào thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc sau đó”

MIA quy định những nội dung cần thiết, phải có trong hợp đồng bảo hiểm Nếu không tuân thủ, hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý và không thể dùng để khởi kiện được Những nội dung chủ yếu của hợp đồng (Điều 23) bao gồm: (1) Tên của người được bảo hiểm, hoặc người thay mặt người thụ hưởng; (2) Đối tượng bảo hiểm và cảc rủi ro cần bảo hiểm; (3) Chuyến hàng hoặc khoảng thời gian hoặc cả hai; (4) Khoản tiền bảo hiểm; (5) Tên của người bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải được ký bởi người bảo hiểm hoặc nhân danh người đó Chỉ cần chữ ký của người bảo hiểm, dấu của công ty cũng cần thiết, nhưng không bắt buộc Khi một hợp đồng bảo hiểm do nhiều người bảo hiểm nhận bảo hiểm, được coi là từng hợp đồng riêng rẽ với những người được bảo hiểm, trừ khi hợp đồng có quy định khác (Điều 24)

2.2.3 Việc giải thích các điều khoản trong hợp đồng

Điều 30 quy định: Theo quy định của luật này, trừ khi hợp đồng có quy định khác, các từ ngữ và diễn đạt đề cập trong hợp đồng mẫu của Luật này sẽ được hiểu trong phạm vi và theo nghĩa mà hợp đồng đó xác định Ngoài ra còn quy định hợp đồng bảo hiểm có thể theo mẫu trong phụ bản 1 của Luật này

2.2.4 Đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng

Điều 26 quy định đối tượng phải tuân theo các yêu cầu sau:

Trang 10

- Phải được biểu thị trong hợp đồng bảo hiểm một cách rõ ràng, hợp lý.

- Không cần thiết phải ghi bản chất và giới hạn quyền lợi của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm

- Khi hợp đồng biểu thị đối tượng bảo hiểm trong điều khoản chung, thì nó

sẽ hiểu để áp dụng cho những lợi ích của người được bảo hiểm chưa được nêu rõ

* Giá trị bảo hiểm trong hợp đồng: Trị giá ghi trên hợp đồng bảo hiểm như thế

trở thành một giới hạn bồi thường, và trị giá này được gọi là trị giá có thể bảo hiểm và được xác định theo Điều 16 Điều này nói về các đơn bảo hiểm mà không có thỏa thuận về trị giá quyền lợi trên đơn bảo hiểm ấy, nghĩa là các đơn bảo hiểm không trị giá

Giá trị của hàng hóa có sự xác định khác nhau, khi mà người được bảo hiểm được đặt vào cùng vị trí như trước khi có tổn thất, và đối với tàu, khi mà trị giá lúc bắt đầu bảo hiểm biểu thị trị giá thực của chủ tàu

Giá trị của đối tượng bảo hiểm: được quy định trong cam kết minh thị hoặc định giá trong hợp đồng, được xác định theo những quy định sau (Điều 16):

+ Trong bảo hiểm tàu, giá trị có thể được bảo hiểm là giá trị của tàu xác định vào thời điềm bắt đầu của tổn thất, bao gồm cả trang thiết bị, lương thực dự trữ và

đồ dự trữ cho nhân viên và thủy thủ đoàn, tiền lương ứng trước cho thủy thủ đoàn

và các khoản chi tiêu khác (nếu có) trong hành trình biển hoặc hành trình dự định theo hợp đồng, cộng cả phí bảo hiểm cho toàn bộ

+ Bảo hiểm đối với cước phí, kể cả khi cước phí được trả trước hay trả sau, giá trị có thể được bảo hiểm bao gồm tổng khoản chí về cước phí đối với rủi ra mà người được bảo hiểm gặp phải cộng thêm phí bảo hiểm

+ Bảo hiểm đối với tài sản và hàng hóa, giá trị bảo hiểm của hàng hóa là giá tài sản bảo hiểm lúc ban đầu (giá gốc) cộng với những chi phí về việc xếp hàng và những chi phí về bảo hiểm đối với toàn bộ tài sản

Ngày đăng: 17/08/2015, 16:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w