Đ m b o kh năng thanh toán ả năng nhận bảo hiểm ả năng nhận bảo hiểm ả năng nhận bảo hiểm Trong trường hợp rủi ro mang tính chất thảm họa, chẳng hạn như một trậnthiên tai gây tổn thất ch
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: Phan Đình Thi
Mã sinh viên: 1111110384 Lớp : Anh 6 – Khối 2 KT Khóa: 50
Người hướng dẫn khoa học: ThS Hoàng Thị Đoan Trang
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Trang 2BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
0 LỜI MỞ ĐẦU 1
1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÁI BẢO HIỂM HÀNG HÓA 4
1.1 Khái niệm tái bảo hiểm hàng hóa 4
1.1.1 Khái quát chung về tái bảo hiểm 4
1.1.2 Tái bảo hiểm hàng hóa 6
1.2 Vai trò của tái bảo hiểm hàng hóa 7
1.2.1 Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm 7
1.2.2 Đối với người được bảo hiểm 8
1.2.3 Đối với nền kinh tế quốc dân 8
1.3 Đặc điểm của tái bảo hiểm hàng hóa 9
1.4 Các hình thức tái bảo hiểm hàng hóa 11
1.4.1 Tái bảo hiểm tạm thời 11
1.4.2 Tái bảo hiểm cố định 13
1.4.3 Tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc 15
1.5 Các phương pháp tái bảo hiểm hàng hóa 16
1.5.1 Phương pháp tái bảo hiểm tỉ lệ 16
1.5.2 Phương pháp tái bảo hiểm phi tỷ lệ 21
2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM 26
2.1 Thực trạng hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 26
Trang 3hàng hóa 26 2.1.2 Qui trình tái bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam 32 2.1.3 Các thành phần tham gia thị trường tái bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam 35 2.1.4 Đặc điểm của thị trường tái bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn 2010 – 2014 51 2.1.5 Kết quả hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam giai đoạn
2010 – 2014 53
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 56
2.2.1 Thành tựu đạt được 56 2.2.2 Hạn chế 57
BẢO HIỂM HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 60 3.1 Triển vọng phát triển thị trường tái bảo hiểm hàng hóa trong thời gian tới 60
3.1.1 Những điều kiện kinh tế - xã hội 60 3.1.2 Một số nhận định về thị trường tái bảo hiểm hàng hóa trong thời gian tới 61
3.2 Định hướng phát triển thị trường tái bảo hiểm hàng hóa Việt Nam trong năm năm tới 64 3.3 Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam 66
3.3.1 Giải pháp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm – tái bảo hiểm 66 3.3.2 Một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước 69
Trang 44 KẾT LUẬN 75
5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
6 PHỤ LỤC
Trang 5AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN
ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc giaĐông Nam Á)
GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
PVI Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
PVI Re Tổng công ty Tái bảo hiểm PVI
VINARE Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam
Trang 6Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiệp vụ tái bảo hiểm 5
Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiệp vụ đồng bảo hiểm 5
Bảng 1.1: Ví dụ về phương pháp tái bảo hiểm theo số thành 17
Bảng 1.2: Ví dụ về phương pháp tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi 21
Bảng 1.3: Ví dụ về phân bổ số tiền bảo hiểm - Tái bảo hiểm kết hợp 25
Bảng 1.4: Ví dụ về phân bổ số tiền bồi thường - Tái bảo hiểm kết hợp 25
Bảng 2.1: Danh mục các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam 37
Bảng 2.2: Chuyển phí nhượng tái bảo hiểm hàng hóa tại Bảo Việt 40
Bảng 2.3: Chi phí bồi thường nhận tái bảo hiểm của Bảo Việt qua các năm 41
Bảng 2.4: Tình hình tái bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tại Bảo Minh 44
Bảng 2.5: Hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tại VINARE 47
Bảng 2.6: Các công ty môi giới bảo hiểm - tái bảo hiểm ở Việt Nam 50
Bảng 2.7: Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm qua các năm 52
Bảng 2.8: Doanh thu phí bảo hiểm và chi bồi thường bảo hiểm qua các năm 54
Bảng 2.9: Phí tái bảo hiểm hàng hóa vận chuyển qua các năm 55
Bảng 2.10: Số liệu bồi thường bảo hiểm hàng hóa vận chuyển qua các năm 55
Bảng 2.11: Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo khu vực vận tải 58
Biểu đồ 2.1: Tình hình nhượng tái bảo hiểm tại Bảo Việt 39
Biểu đồ 2.2: Thu phí nhận tái bảo hiểm tại Bảo Việt 39
Biểu đồ 2.3: Phí nhận tái bảo hiểm của Bảo Việt trong năm 2012 40
Biểu đồ 2.4: Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của Bảo Việt 41
Biểu đồ 2.5: Hoạt động nhượng tái bảo hiểm tại Bảo Minh 43
Biểu đồ 2.6: Hoạt động nhận tái bảo hiểm tại Bảo Minh 43
Biểu đồ 2.7: Hoạt động nhận tái bảo hiểm tại VINARE 45
Biểu đồ 2.8: Hoạt động nhượng tái bảo hiểm tại VINARE 46
Biểu đồ 2.9: Tỉ trọng tái bảo hiểm tại VINARE 47
Biểu đồ 2.10: Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm qua các năm 51
Trang 81 LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động bảo hiểm trên thế giới đã ra đời từ nhiều thế kỉ trước đây nhằmgiúp các doanh nghiệp đối phó với những rủi ro do tai nạn hay sự cố bất ngờ trongquá trình kinh doanh Tuy nhiên, một khi những rủi ro này xảy ra với những thiệthại lớn, có thể vượt quá khả năng tài chính của các công ty bảo hiểm, sẽ gây ranhiều khó khăn thậm chí đưa công ty tới tình trạng phá sản Vì vậy, tái bảo hiểmxuất hiện như một nghiệp vụ bảo hiểm cho người bảo hiểm, nhằm đảm bảo kinhdoanh cho các công ty bảo hiểm cũng như gián tiếp bảo vệ lợi ích của người thamgia bảo hiểm Ngày nay, tái bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh sôi độngtrên toàn thế giới
Tại Việt Nam, với đà tăng trưởng khả quan của nền kinh tế trong thời gianqua cộng với sự linh hoạt của các công ty bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, thịtrường tái bảo hiểm đã có những bước tiến đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực tái bảohiểm hàng hóa Tái bảo hiểm hàng hóa, bao gồm tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhậpkhẩu và tái bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa, là một nghiệp vụ quan trọng,không chỉ mang lại lợi ích cho các bên tham gia mà còn cho cả toàn bộ nền kinh tế
Là một lĩnh vực đầy tiềm năng, tuy nhiên hiện nay, hoạt động kinh doanh này vẫnchưa phát triển một cách tương xứng với quy mô thị trường Hơn nữa, trong nhữngnăm qua, nhằm đảm bảo điều kiện hội nhập với thế giới, Việt Nam đã tiến hành bỏquy định pháp lý về tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc và điều này có tác động đáng kể đếnhoạt động kinh doanh tái bảo hiểm trong nước Nhận thức được tầm quan trọng củaviệc phát triển hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa cũng như những đặc điểm mới mẻ
trong giai đoạn hiện nay, em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt
động tái bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tái bảo hiểm và tái bảo hiểmhàng hóa
Trang 9- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa ở ViệtNam trong những năm gần đây
- Trên cơ sở dự báo về xu hướng phát triển của thị trường và định hướngphát triển hoạt động tái bảo hiểm của Nhà nước, đưa ra những đề xuất nhằm đẩymạnh hiệu quả hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa thời gian tới
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểmtrong lĩnh vực hàng hóa của các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm trên thịtrường Việt Nam
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung, khóa luận tập trung nghiên cứu các lý luận cơ bản về tái bảohiểm hàng hóa cũng như thực trạng hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa của các doanhnghiệp trên thị trường
- Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu là thị trường Việt Nam
- Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu là từ năm 2010 đến năm 2014 và cácgiải pháp đề xuất cho 5 năm tới
5 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên những lý luận cơ bản về kinh tế học, về bảo hiểm và tái bảo hiểm,khóa luận được tiến hành nghiên cứu theo các phương pháp duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử Số liệu thực tế thu thập thông qua các thống kê, báo cáo tổng kếtđược khảo sát bằng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp: phương pháp thống kê,phương pháp so sánh, phương pháp diễn giải, khái quát để rút ra nhận định, đánhgiá và kết luận
6 Kết cấu khóa luận
Ngoài Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danhmục bảng biểu và Phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tái bảo hiểm hàng hóa
Chương 2: Thực trạng tái bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam
Trang 10Chương 3: Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam trong những năm tới
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do hạn chế về kiến thức cũng như sự khókhăn trong việc thu thập tài liệu, khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Vìvậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô Xin chânthành cảm ơn các thầy cô giáo của khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đạihọc Ngoại thương, đặc biệt là Thạc sĩ Hoàng Thị Đoan Trang đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này
Trang 112 CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÁI BẢO HIỂM HÀNG HÓA
2.1 Khái niệm tái bảo hiểm hàng hóa
2.1.1 Khái quát chung về tái bảo hiểm
Hàng trăm năm trước, khi ngành bảo hiểm bắt đầu phát triển ở châu Âu vớinhững nghiệp vụ đầu tiên là bảo hiểm hàng hải, nhu cầu tái bảo hiểm cũng xuấthiện Vào năm 1370, hợp đồng tái bảo hiểm có tính chất pháp lý đầu tiên ra đời,được ký kết bởi một thương nhân hoạt động như một nhà tái bảo hiểm và một bên làcông ty bảo hiểm, với mục đích đảm bảo cho dịch vụ bảo hiểm hàng hóa vậnchuyển bằng đường biển từ Genoa đến bến cảng Bruges
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản, tái bảo hiểm đã trở thành mộtngành kinh doanh vô cùng sôi động trên toàn thế giới, bắt đầu với sự ra đời của cáccông ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp như Cologne (Kolnishe Ruck AG – Italia1852), SwissRe (Thụy Sĩ – 1863), Munich (Muchenes Ruck.AG – Đức 1880),…Tại Việt Nam, Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia được thành lập vào năm 1994 vàchính thức đi vào hoạt động vào ngày 1/1/1995, đánh dấu một cột mốc quan trọngtrong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm Theo Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm – BộTài chính (2015), tham gia vào thị trường tái bảo hiểm Việt Nam có tới 30 doanhnghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 2 công ty tái bảo hiểm và 12 công ty môi giới
Có nhiều khái niệm khác nhau về tái bảo hiểm Theo tác giả Hoàng Văn
Châu (2006, tr.188),“Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử
dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận bảo hiểm với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho người bảo hiểm đó một phần phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm”
Như vậy, có thể nói, tái bảo hiểm là sự bảo hiểm cho những rủi ro mà ngườibảo hiểm phải gánh chịu
Được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm luôn gắn liền vớinghiệp vụ bảo hiểm gốc Công ty bảo hiểm gốc ký hợp đồng với người tham gia và
Trang 12Chuyển rủi ro
Người tham gia bảo hiểm
Người bảo hiểm
Tái bảo hiểm
Tái bảo hiểm
Chuyển rủi ro
Người tham gia bảo hiểm
Công ty
bảo hiểm A bảo hiểm BCông ty bảo hiểm CCông ty
sau đó chuyển giao rủi ro cho các công ty nhận tái bảo hiểm Khi xảy ra tổn thất,công ty bảo hiểm gốc phải bồi thường cho người được bảo hiểm, sau đó đòi lại công
ty nhận tái bảo hiểm Như vậy, người được bảo hiểm không có quan hệ trực tiếp vớicông ty tái bảo hiểm
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Cùng có mục đích là san sẻ rủi ro cho người bảo hiểm, tuy nhiên nghiệp vụtái bảo hiểm khác với nghiệp vụ đồng bảo hiểm Trong nghiệp vụ đồng bảo hiểm,người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm từ ít nhất hai công ty bảo hiểm trở lên, khi
có tổn thất xảy ra, tất cả công ty này đều trực tiếp bồi thường cho người tham giabảo hiểm theo tỷ lệ mà họ đã nhận
Ng uồn: Tác giả tự tổng hợp
Công ty bảo hiểm sử dụng tái bảo hiểm như một phương pháp giúp chuyểnmột phần rủi ro trong các hợp đồng bảo hiểm sang cho bên thứ ba là công ty tái bảohiểm, do đó làm tăng khả năng nhận bảo hiểm, giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo
ổn định về mặt tài chính cho công ty, đặc biệt đối với các hợp đồng có giá trị bảo
Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiệp vụ tái bảo hiểm
Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiệp vụ đồng bảo hiểm
Trang 13hiểm quá lớn nhưng khả năng tài chính công ty lại có hạn, hoặc các tổn thất xảy raquá thường xuyên.
Một số khái niệm:
Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng giữa công ty bảo hiểm gốc và công ty tái
bảo hiểm về việc nhượng và nhận tái một rủi ro được bảo hiểm
Công ty bảo hiểm gốc là công ty đứng ra nhận hợp đồng bảo hiểm và sẽ
nhượng một phần hợp đồng đó cho công ty bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm khác Công
ty bảo hiểm gốc phải trả phí tái bảo hiểm cho các công ty tái bảo hiểm
Công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp là công ty không khai thác các dịch vụ
bảo hiểm gốc mà chỉ nhận bảo hiểm lại rủi ro đã được bảo hiểm của các công ty bảohiểm
Công ty môi giới tái bảo hiểm là công ty đứng ra làm trung gian giữa một
bên là công ty bảo hiểm gốc và một bên là công ty nhận tái bảo hiểm
Nhượng tái bảo hiểm, hay còn gọi là tái bảo hiểm đi, là việc một công ty bảo
hiểm gốc phân tán rủi ro cho các công ty bảo hiểm
Nhận tái bảo hiểm, hay còn gọi là tái bảo hiểm nhận, là việc một công ty tái
bảo hiểm nhận bảo hiểm cho những rủi ro trong hợp đồng bảo hiểm mà công ty bảohiểm gốc chuyển giao cho
2.1.2 Tái bảo hiểm hàng hóa
Tái bảo hiểm hàng hóa là nghiệp vụ tái bảo hiểm đối với các hợp đồng bảohiểm hàng hóa, bao gồm các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và cáchợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
Tại Việt Nam, hàng hóa vận chuyển nội địa thường có qui mô nhỏ và nguy
cơ tổn thất không cao nên các doanh nghiệp bảo hiểm gốc thường ít nhượng tái bảohiểm mặt hàng này Đối tượng chủ yếu của hợp đồng tái bảo hiểm hàng hóa thường
là các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, với qui mô lớn, rủi ro cao vàkhó lường trước Thông thường, hàng hóa xuất nhập khẩu được các công ty bảohiểm mang đi tái bảo hiểm thường được vận chuyển bằng đường biển vì đây làphương thức vận chuyển chính, có khối lượng hàng hóa lưu chuyển rất lớn, tuy
Trang 14nhiên lại thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro, nguy cơ tổn thất cao Ở nước
ta, các doanh nghiệp bảo hiểm thường phân loại tái bảo hiểm hàng hóa nằm trongnghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hải
2.2 Vai trò của tái bảo hiểm hàng hóa
2.2.1 Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm
2.2.1.1 Tăng kh năng nh n b o hi m ả năng nhận bảo hiểm ận bảo hiểm ả năng nhận bảo hiểm ểm
Nếu như không có hoạt động tái bảo hiểm, các công ty bảo hiểm gốc muốngia tăng khả năng nhận bảo hiểm của mình sẽ phải gia tăng thêm nguồn vốn, là mộtđiều không hề dễ dàng và nhanh chóng, đặc biệt đối với các công ty bảo hiểm mớithành lập, hoặc các công ty hiện có số vốn đang hạn chế Tuy nhiên, nhờ nghiệp vụnhượng tái bảo hiểm, các công ty này có thể tăng khả năng ký kết hợp đồng bảohiểm của mình mà không nhất thiết phải huy động thêm vốn Khi thực hiện nhượngtái, mức ký kết sẽ lớn hơn rất nhiều, bao gồm mức giữ lại (tối đa bằng với khả năng
ký kết khi chưa thực hiện hợp đồng tái bảo hiểm) và khả năng cung cấp bởi ngườinhận tái bảo hiểm
2.2.1.2 Đ m b o kh năng thanh toán ả năng nhận bảo hiểm ả năng nhận bảo hiểm ả năng nhận bảo hiểm
Trong trường hợp rủi ro mang tính chất thảm họa, chẳng hạn như một trậnthiên tai gây tổn thất cho hàng loạt hợp đồng của công ty trong cùng lúc, thiệt hại là
vô cùng lớn và rõ ràng là các công ty bảo hiểm tự mình khó có khả năng bồi thườngcho toàn bộ các hợp đồng, do đó có thể phải đối mặt với tình trạng thua lỗ, phá sản.Khi đó, hoạt động tái bảo hiểm sẽ giúp công ty đảm bảo chi trả, nhờ thế giúp công
ty ổn định tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh
2.2.1.3 Tăng đ chính xác trong vi c xác đ nh, tính toán r i ro ộ chính xác trong việc xác định, tính toán rủi ro ệc xác định, tính toán rủi ro ịnh, tính toán rủi ro ủi ro
Nhờ sự tư vấn nghiệp vụ từ những nhà nhận tái bảo hiểm, công ty bảo hiểmgốc có thể xác định chính xác hơn tính bất thường, đột biến của rủi ro được bảohiểm ban đầu, giảm khả năng sai lệch giữa dự đoán và thực tế
Trang 152.2.1.4 Gia tăng ngu n thu ồn thu
Cùng với phí bảo hiểm nhận được tương ứng với mức bảo hiểm giữ lại, công
ty bảo hiểm gốc còn có thể nhận được một khoản tiền hoa hồng từ các công ty nhậntái cho các dịch vụ mà mình khai thác
2.2.2 Đối với người được bảo hiểm
2.2.2.1 Đ m b o kh năng đ ả năng nhận bảo hiểm ả năng nhận bảo hiểm ả năng nhận bảo hiểm ược thanh toán c thanh toán
Đối với người được bảo hiểm, tổn thất mất mát sẽ được đảm bảo bồi thườngđầy đủ, cho dù là khi số tiền tổn thất quá lớn, công ty bảo hiểm tự mình không cókhả năng chi trả
2.2.2.2 H n ch phí b o hi m ạn chế phí bảo hiểm ế phí bảo hiểm ả năng nhận bảo hiểm ểm
Thông thường, khi dịch vụ nhận bảo hiểm có nguy cơ xảy ra rủi ro cao haygiá trị bảo hiểm rất lớn, các công ty bảo hiểm sẽ có xu hướng tăng rất cao phí bảohiểm Tuy nhiên, tái bảo hiểm sẽ giúp hạn chế sự gia tăng này thông qua việc rủi rocủa nhà bảo hiểm gốc được san sẻ với người nhận tái bảo hiểm
2.2.3 Đối với nền kinh tế quốc dân
2.2.3.1 Duy trì s n đ nh và thúc đ y phát tri n kinh t ự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế ịnh, tính toán rủi ro ẩy phát triển kinh tế ểm ế phí bảo hiểm
Rủi ro đã được chuyển nhượng một phần cho các doanh nghiệp tái bảo hiểmlàm tăng khả năng nhận bảo hiểm của các công ty bảo hiểm gốc Thị trường bảohiểm phát triển sẽ là một sự đảm bảo về mặt tài chính cho các doanh nghiệp trongnước Các doanh nghiệp này, đặc biệt là các công ty xuất nhập khẩu, sẽ an tâm hơn
và không còn phải lo lắng về việc tìm đến các công ty nước ngoài có tiềm lực tàichính vững vàng để mua bảo hiểm Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu nhưdoanh nghiệp gặp những biến cố rủi ro, có thể dẫn đến thua lỗ, phá sản thì sẽ nhậnđược sự bù đắp kịp thời từ phía bảo hiểm Do đó, có thể nói, tái bảo hiểm đã có tácđộng gián tiếp, đảm bảo tính ổn định cho nền kinh tế
Hơn nữa, có được một sự đảm bảo chắc chắn hơn về việc bù đắp cho nhữngtổn thất có thể xảy đến trong quá trình kinh doanh sẽ kích thích các doanh nghiệp
Trang 16mở rộng qui mô sản xuất, tìm kiếm thị trường mới, nâng cao chất lượng cũng như
đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ
2.2.3.2 Góp ph n n đ nh ngu n thu ngo i t ần ổn định nguồn thu ngoại tệ ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế ịnh, tính toán rủi ro ồn thu ạn chế phí bảo hiểm ệc xác định, tính toán rủi ro
Gia tăng khả năng các doanh nghiệp mua bảo hiểm từ các công ty trong nướcthay vì tìm đến các công ty bảo hiểm lớn nước ngoài sẽ làm hạn chế việc chuyểnngoại tệ ra khỏi quốc gia Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với Việt Nam nói riêng
và các nước đang phát triển nói chung, nơi mà thị trường bảo hiểm còn chưa pháttriển mạnh, các công ty quốc nội chưa thực sự có tiềm lực tài chính vững mạnh nhưcác công ty quốc tế khác
Ngoài ra, sự phát triển của tái bảo hiểm còn gián tiếp giúp tăng nguồn thungoại tệ cho quốc gia thông qua việc gia tăng khả năng bán bảo hiểm cho các cánhân, công ty nước ngoài từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước
2.2.3.3 Phân tán r i ro mang tính ch t th m h a ủi ro ất thảm họa ả năng nhận bảo hiểm ọa
Hoạt động tái bảo hiểm diễn ra giữa nhiều tổ chức tái bảo hiểm của nhiềunước Vì vậy, một thiệt hại có tính thảm họa ở một nước, qua tái bảo hiểm sẽ được
bù đắp từ những khoản tiền bồi thường mang tính quốc tế Tổn thất được phân tántrên một phạm vi rộng, việc gánh chịu trở nên dễ dàng hơn
2.3 Đặc điểm của tái bảo hiểm hàng hóa
Tương tự như các nghiệp vụ tái bảo hiểm khác, tái bảo hiểm hàng hóa cónhững đặc điểm sau đây:
- Tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm gốc và do đóluôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc Do đó, hợp đồng tái bảo hiểm và hợpđồng bảo hiểm phải tồn tại song song Nếu không có hợp đồng bảo hiểm gốc, khôngthể có hợp đồng tái bảo hiểm
- Hợp đồng tái bảo hiểm không phải là một phần của hợp đồng được ký kếtgiữa người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm gốc Hợp đồng tái bảo hiểm chỉ làmột hợp đồng giữa công ty bảo hiểm gốc và công ty tái bảo hiểm Trên thực tế,phần lớn người được bảo hiểm không biết về hợp đồng tái bảo hiểm đang tồn tại.Trong trường hợp công ty nhận tái bảo hiểm bị phá sản thì công ty nhượng tái vẫn
Trang 17phải có trách nhiệm đối với toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên đơn bảo hiểm Tuynhiên, nếu công ty nhượng tái bị phá sản thì người trong hợp đồng bảo hiểm gốckhông có quyền khiếu nại đối với công ty nhận tái bảo hiểm.
- Hợp đồng tái bảo hiểm cũng mang đầy đủ tính chất như một hợp đồng bảohiểm
- Mọi nguyên tắc pháp lý áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm cũng đều được ápdụng tương tự cho hợp đồng tái bảo hiểm giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và công
ty nhận tái bảo hiểm:
+ Bảo hiểm một rủi ro chứ không phải bảo hiểm một sự chắc chắn
(fortuity not certainty): Công ty nhận tái chỉ nhận bảo hiểm cho một rủi ro xảy ra
bất ngờ, ngẫu nhiên ngoài ý muốn chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra,đương nhiên xảy ra, cũng như chỉ bồi thường những thiệt hại cho những rủi ro mấtmát gây ra chứ không phải bồi thường cho những thiệt hại chắc chắn xảy ra, đương
nhiên xảy ra.
+ Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith): Công ty
nhượng tái phải cung cấp đầy đủ mọi thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểmcho công ty nhận tái biết, trong trường hợp xảy ra rủi ro thì phải thông báo và tínhtoán tổn thất một cách trung thực Ngược lại, công ty nhận tái cũng phải trung thựctrong việc đưa ra những thống kê tổn thất để tính đúng phí bảo hiểm, đồng thời phảicông khai tuyên bố những điều kiện, thể lệ, nguyên tắc và giá cả bảo hiểm
+ Nguyên tắc bồi thường (indemnity):Khi có tổn thất xảy ra, công ty
nhượng tái được toàn quyền hành động trong việc giải quyết khiếu nại, trừ khi cóqui định khác trong hợp đồng tái bảo hiểm Kết quả này sẽ được công ty nhận táichấp thuận Tuy nhiên, khi công ty nhượng tái muốn đòi bồi thường từ công ty nhậntái thì phải chứng minh được tổn thất rơi vào phạm vi hợp đồng tái bảo hiểm
+ Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest): Công ty bảo hiểm
gốc muốn được tái bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm Đối tượng của tái bảo hiểmchính là các hợp đồng bảo hiểm nên thông thường, nguyên tắc lợi ích bảo hiểm sẽđược đảm bảo
Trang 18+ Nguyên tắc thế quyền (subrogation): Công ty tái bảo hiểm, sau khi
bồi thường cho công ty bảo hiểm gốc, có quyền thay mặt công ty bảo hiểm gốc đểđòi người thứ ba có trách nhiệm, bồi thường cho mình
- Người tham gia thị trường tái bảo hiểm là các công ty bảo hiểm chuyênnghiệp, bao gồm: các công ty bảo hiểm gốc, công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp, vàcác trung gian bảo hiểm
- Phí tái bảo hiểm chịu ảnh hưởng của các yếu tố:
+ Xác suất rủi ro biểu hiện qua tỉ lệ phí bảo hiểm của nghiệp vụ;+ Số lượng đối tượng đã bảo hiểm và có thể bảo hiểm được tối đa;+ Khả năng thanh toán và quyết định kinh doanh cụ thể của công tybảo hiểm
2.4 Các hình thức tái bảo hiểm hàng hóa
2.4.1 Tái bảo hiểm tạm thời
2.4.1.1 Khái ni m ệc xác định, tính toán rủi ro
Tái bảo hiểm tạm thời hay còn được gọi là Tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn (Facultative Reinsurance), là hình thức tái bảo hiểm mà theo đó, công ty bảo hiểm
gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểmmột cách riêng lẻ
Công ty nhượng thông báo tái cho công ty tái bảo hiểm một dịch vụ mà họcần tái bảo hiểm dưới một hình thức đề nghị, trong đó ghi rõ các đặc điểm chính củarủi ro được tái bảo hiểm như: Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm, tính chất củarủi ro được bảo hiểm, ngày bắt đầu và ngày chấm dứt, số tiền bảo hiểm, phí bảohiểm, phần giữ lại của công ty nhượng, thủ tục và phí tái bảo hiểm,…
Sau khi nhận được đề nghị, bên tái bảo hiểm có quyền lựa chọn nhận toàn bộhoặc một phần tỷ lệ nào đó hoặc một số tiền cố định trên cơ sở rủi ro đề nghị Chỉkhi được thông báo chấp nhận, dịch vụ tái bảo hiểm này mới có hiệu lực và tự độngchấm dứt khi đến ngày hết hạn nếu không có bổ sung gì thêm
Trang 192.4.1.2 Tính ch t ất thảm họa
a u đi m Ưu điểm ểm
- Tăng khả năng nhận bảo hiểm
Hình thức tái bảo hiểm tạm thời cho phép các công ty bảo hiểm nhỏ, với
kinh nghiệm cũng như nguồn lực tài chính hạn chế, có thể cạnh tranh để nhậnnhững nghiệp vụ lớn nằm ngoài khả năng của mình Các công ty này có thể tậndụng chuyên môn, kinh nghiệm cũng như khả năng vốn của các công ty tái bảohiểm quốc tế để thực hiện hợp đồng Ngoài ra, hình thức này còn cho phép công tybảo hiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoài phạm vi khai thác thông thường củamình, thường là tuân theo các yêu cầu đặc biệt của khách hàng
- Chủ động lựa chọn rủi ro
Các công ty bảo hiểm gốc do có toàn quyền quyết định trong việc lựa chọndịch vụ cần tái bảo hiểm và tỉ lệ tái bảo hiểm nên có thể chủ động giữ lại phần rủi rođược đánh giá là tốt, có thể duy trì được sự cân đối kim ngạch bảo hiểm của mình
và loại bỏ những rủi ro đặc biệt lớn hoặc nguy hiểm Hơn nữa, một nhóm các công
ty bảo hiểm gốc có quan hệ thân thiết có thể trao đổi các rủi ro được đánh giá là tốt
để tiến hành phân tán rủi ro Ở chiều ngược lại, công ty tái bảo hiểm cũng có quyềnnhận hoặc từ chối tái bảo hiểm, hoặc chỉ nhận tái bảo hiểm với tỉ lệ mà họ cho làthích hợp
b Nh ược thanh toán c đi m ểm
- Tốn kém thời gian và chi phí
Công ty bảo hiểm gốc phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời trước khi nhận một
dịch vụ, khiến cho việc quyết định nhận bảo hiểm bị chậm trễ Khoảng trễ này làmgiảm khả năng cạnh tranh của công ty, khiến công ty có thể mất khách hàng vào tayđối thủ cạnh tranh, cũng như gây ra ấn tượng không tốt với khách hàng Quá trìnhđàm phán, soạn thảo cũng như thanh toán phải lặp đi lặp lại cho từng hợp đồngriêng biệt làm tăng chi phí dịch vụ, và vì thế lợi nhuận thu được có thể bị giảm sút
- Nguy cơ lộ bí mật kinh doanh
Trang 20Khi tiến hành tái bảo hiểm cho từng dịch vụ, công ty bảo hiểm gốc phải tiết
lộ những thông tin về dịch vụ đó, do đó bí mật kinh doanh cũng như các thông tin,tin tức khác có thể bị rò rỉ, để lộ cho các đối thủ cạnh tranh
2.4.2 Tái bảo hiểm cố định
2.4.2.1 Khái ni m ệc xác định, tính toán rủi ro
Tái bảo hiểm cố định hay gọi là tái bảo hiểm bắt buộc (Obligatory reinsurance), là hình thức tái bảo hiểm mà theo đó công ty nhượng phải cho nhà tái
bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã qui định trong hợpđồng; ngược lại, công ty nhận tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn
bộ rủi ro đó
2.4.2.2 Tính ch t ất thảm họa
Nghiệp vụ tái bảo hiểm cố định đã làm giảm bớt những khó khăn về mặt thờigian cũng như chi phí của hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời cho nên ngày càng được
sử dụng phổ biến hơn Hình thức này có những ưu và nhược điểm như sau:
a u đi m Ưu điểm ểm
- Công ty bảo hiểm gốc nhanh chóng nhận bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm
gốc
Công ty bảo hiểm gốc không cần phải tham khảo ý kiến của nhà tái bảo hiểm
mà có quyền tự do chấp nhận giá phí bảo hiểm cho những rủi ro do người được bảohiểm yêu cầu, do đó rút ngắn đáng kể thời gian tiếp nhận yêu cầu dịch vụ từ phíakhách hàng
- Các bên tham gia hoạt động tái bảo hiểm ràng buộc với nhau chặt chẽ và
mật thiết hơn
Trong mọi quyết định, công ty nhượng tái phải quan tâm đến quyền lợi của
cả chính mình lẫn của bên tái bảo hiểm Họ có thể đơn phương thanh toán các tổnthất có liên quan đến những rủi ro được bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi chung củacông ty bảo hiểm gốc và công ty tái bảo hiểm
Trang 21Công ty tái bảo hiểm, ngược lại, phải chấp nhận chia sẻ may rủi với công tynhượng và sẽ chấp nhận thanh toán những tổn thất thuộc phạm vi thỏa thuận Tuynhiên, họ sẽ không bị ràng buộc bởi những sơ suất của công ty nhượng tái ảnhhưởng đến quyền lợi của họ.
- Công ty tái bảo hiểm có điều kiện thu được số phí lớn nhất
So với hình thức tái bảo hiểm tạm thời, công ty tái bảo hiểm có thể thu được
số phí bảo hiểm lớn hơn nhiều, đồng thời thực hiện tốt vai trò kinh tế của mìnhtrong việc đẩy mạnh những tiến bộ kỹ thuật của ngành bảo hiểm bằng việc chấpthuận những rủi ro và các dạng bảo hiểm mới
- Tiết kiệm thời gian và chi phí
Hợp đồng có tính tự động tái ký, công ty nhượng tái và công ty nhận táikhông cần phải xem xét riêng từng rủi ro riêng biệt, do đó có thể tiết kiệm đượcnhiều thời gian, chi phí và công sức cho qui trình ký kết hợp đồng
b Nh ược thanh toán c đi m ểm
- Thiếu tính linh động trong hợp đồng tái bảo hiểm
Do hình thức này mang tính cố định trong khoảng thời gian ghi trong hợpđồng nên công ty bảo hiểm gốc sẽ gặp khó khăn nếu như muốn thay đổi một số điềukhoản cho phù hợp với thực tế kinh doanh
- Giảm khả năng giữ lại của công ty nhượng tái
Do công ty bảo hiểm gốc phải nhượng tái một tỉ lệ nhất định tất cả rủi ro màhai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng tái bảo hiểm, nên có thể công ty nhượng tái cóthể sẽ phải tái đi cả những rủi ro mà họ có đủ khả năng giữ lại, và vì thế không thểtối đa hóa doanh thu bảo hiểm
- Tăng rủi ro cho công ty nhận tái bảo hiểm
Ở chiều ngược lại, công ty nhận tái bảo hiểm cũng phải chấp nhận tất cả cácdịch vụ nằm trong hợp đồng tái, do đó khó có thể kiểm soát được mức độ tốt xấucủa rủi ro mà mình nhận tái
Trang 222.4.3 Tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc
2.4.3.1 Khái ni m ệc xác định, tính toán rủi ro
Tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc (Facultative – obligatory reinsurance) hay
còn gọi là đảm bảo để ngỏ, là hình thức bảo hiểm mà công ty nhượng bảo hiểm
không bắt buộc phải nhượng tất cả rủi ro bảo hiểm đã nhận; ngược lại, nhà tái bảohiểm buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng chuyển giao, với điềukiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản hợp đồng tái bảohiểm mà hai bên đã thỏa thuận
Đây là hình thức kết hợp giữa tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn và tái bảo hiểm bắtbuộc, thường được các công ty nhượng tái sử dụng mỗi khi rủi ro cần tái bảo hiểmtrong một ngành kinh tế lớn đến một mức độ nào đó
2.4.3.2 Tính ch t ất thảm họa
a u đi m Ưu điểm ểm
- Công ty bảo hiểm gốc chủ động trong nhượng tái bảo hiểm
Bởi vì công ty bảo hiểm gốc không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch
vụ mà mình nhận bảo hiểm nên họ có thể lựa chọn dịch vụ để nhượng tái Công tycũng có thể lựa chọn chào tái một phần chứ không nhất thiết là toàn bộ phần tráchnhiệm vượt quá khả năng giữ lại của mình cho một hay nhiều công ty nhận tái thíchhợp Trong nhiều trường hợp, công ty nhượng tái có thể giữ lại những phần rủi rođược đánh giá là tốt hơn và nhượng phần rủi ro kém an toàn hơn
- Người nhận tái bảo hiểm có thể thu được nguồn phí tái bảo hiểm lớn
So với hình thức tái bảo hiểm tạm thời, công ty nhận tái trong trường hợphợp đồng được ký theo hình thức tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc sẽ nhận đượcnguồn phí bảo hiểm lớn hơn và có phần cân bằng hơn
b Nh ược thanh toán c đi m ểm
- Có thể gây tốn kém cho bên nhượng tái
Trong trường hợp có nhiều đơn vị rủi ro cần đem tái bảo hiểm, chi phí hành
chính cho qui trình này có thể gây ra nhiều tốn kém cho các công ty nhượng tái
Trang 23- Bất lợi cho công ty nhận tái bảo hiểm
Nhà tái bảo hiểm có thể gặp bất lợi khi họ phải chấp thuận tất cả những rủi ro
do công ty bảo hiểm gốc nhượng lại Tuy những rủi ro này phải phù hợp với nộidung và điều khoản đã qui ước, nhưng bên nhượng tái vẫn có thể lợi dụng quyềnlựa chọn của mình để đưa những rủi ro dễ xảy ra tổn thất lớn vào hợp đồng nhượngtái và giữ lại những rủi ro có độ an toàn cao hơn Điều này sẽ gây ra tổn thất lớn chonhà tái bảo hiểm, do đó bên nhận tái bảo hiểm cần phải nắm được ý đồ của các công
ty nhượng, xem xét kỹ các rủi ro được công ty nhượng đem đi tái bảo hiểm và theodõi diễn biến của hợp đồng đã ký kết
2.5 Các phương pháp tái bảo hiểm hàng hóa
2.5.1 Phương pháp tái bảo hiểm tỉ lệ
2.5.1.1 Khái ni m ệc xác định, tính toán rủi ro
Tái bảo hiểm theo tỉ lệ (Proportional reinsurance) hay còn gọi là tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm, là phương thức tái bảo hiểm mà trong đó trách nhiệm
của công ty nhượng tái bảo hiểm đối với đơn vị rủi ro được bảo hiểm phân bố theo
tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền được bảo hiểm
Khi thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm bằng phương thức này, trách nhiệm củabên nhượng tái và bên tái bảo hiểm được tính theo tỷ lệ tham gia tương ứng Phí và
số tiền bảo hiểm bồi thường cũng sẽ được chia sẻ giữa hai bên theo tỷ lệ số tiền bảohiểm tham gia
2.5.1.2 Phân lo i ạn chế phí bảo hiểm
a Tái b o hi m s thành ả năng nhận bảo hiểm ểm ố thành Tái bảo hiểm số thành (Quota share) hay còn được gọi là tái bảo hiểm phân ngạch, là phương thức mà theo đó, công ty nhượng giữ lại cho mình một tỷ lệ nhất
định so với số tiền bảo hiểm, phần còn lại tái đi
Tỷ lệ này (thường là dạng %) được thỏa thuận trước và ấn định đối với tất cảcác dịch vụ mà công ty nhượng khai thác được Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểmcũng được phân bổ giữa bên nhượng và bên nhận tái bảo hiểm theo tỉ lệ này
Trang 24Chỉ có duy nhất một số tiền được quy định, đó là hạn mức trách nhiệm nhận
bảo hiểm, là số tiền được bảo hiểm tối đa dùng làm hạn mức áp dụng cho hợp đồng
tái bảo hiểm Tất cả các đơn vị rủi ro được bảo hiểm có giá trị không vượt quá hạnmức này không cần phải tính riêng biệt cho từng đơn vị rủi ro
Ví dụ, một công ty bảo hiểm gốc nhượng tái bảo hiểm cho 3 đơn vị rủi ro (1),(2),(3) theo tỉ lệ 30% giữ lại và 70% tái đi, với hạn mức tối đa là 600.000 USD cho 2 nhà tái bảo hiểm A (20%), B (50%) như sau:
Bảng 1.1: Ví dụ về phương pháp tái bảo hiểm theo số thành
Đ n v : USD ơn vị: USD ịnh, tính toán rủi ro
Rủi
ro bảo hiểm Số tiền giữ lại Mức
Mức nhượng tái
Mức dư Tái bảo hiểm A Tái bảo hiểm B
(1) 500.000 150.000 100.000 250.000
-(2) 1.000.000 180.000 120.000 300.000 400.000
(3) 700.000 180.000 120.000 300.000 100.000
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Mức dư 400.000 USD của rủi ro (2) và 100.000 USD của rủi ro (1) có thể
do công ty gốc đảm nhận hoặc tái đi theo hình thức khác.
Nếu như trong hình thức tái bảo hiểm tạm thời, công ty nhượng bảo hiểmphải cung cấp thông tin về từng rủi ro riêng biệt thì trong thỏa thuận hợp đồng táibảo hiểm theo phương pháp tái bảo hiểm số thành, bên nhượng tái bảo hiểm chỉphải thông báo cho bên nhận tái bảo hiểm thông tin và chi tiết về hợp đồng bảohiểm gốc, trên cơ sở tổng thể đối với toàn bộ dịch vụ được bảo hiểm trong hợp đồng
cố định Những thông tin và chi tiết về rủi ro được tóm tắt và thông báo cho bên táibảo hiểm trong bản chào tái bảo hiểm một hợp đồng cố định
Trong bảo hiểm vận chuyển hàng hóa, tái bảo hiểm số thành thường được sửdụng kết hợp với phương pháp tái bảo hiểm mức dôi
Trang 25+ Phân tán đều tổn thất do bên nhượng tái tham gia vào mọi rủi ro,giảm sự bất lợi cho bên nhận tái bảo hiểm, đảm bảo cân đối thu chi cho cả hai bêntham gia;
+ Công ty tái bảo hiểm sẽ thu được tỷ lệ tái bảo hiểm cao hơn
- Áp dụng:
+ Khi muốn đơn giản hóa công việc theo dõi;
+ Khi thực hiện các nghiệp vụ có số tiền bảo hiểm lớn và tương đốiđồng nhất;
+ Công ty nhượng tái chưa có kinh nghiệm hoặc thiếu tư liệu để thống
kê, phân tích đối với một nghiệp vụ mới nên cần tới sự chia sẻ rủi ro cùng các nhàtái bảo hiểm có kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ cao;
+ Công ty nhượng tái có ý định thu xếp tái bảo hiểm dưới hình thứctrao đổi dịch vụ lẫn nhau giữa các công ty bảo hiểm, hoặc giữa tập đoàn bảo hiểmlớn và công ty con;
+ Trong các hợp đồng về rủi ro thiên tai, các công ty nhượng tái muốn
sử dụng nghiệp vụ này để giảm nhẹ nguy cơ tổn thất lớn;
+ Các nghiệp vụ mà phạm vi tác động và qui mô tổn thất không chắcchắn
b Ph ươn vị: USD ng pháp tái b o hi m m c dôi ả năng nhận bảo hiểm ểm ức dôi Tái bảo hiểm mức dôi (Surplus insurance) là cách thức tái bảo hiểm một tỷ lệ
cố định của mọi tổn thất, theo đó công ty bảo hiểm gốc quyết định mỗi rủi ro công
ty giữ lại là bao nhiêu
Trang 26Công ty bảo hiểm gốc thường sẽ phải tính toán khả năng tổn thất tối đa cóthể xảy ra thông qua việc xem xét tất cả các nguy cơ có liên quan đến rủi ro Sau đó,công ty sẽ chỉ đem tái bảo hiểm những đơn vị rủi ro có giá trị vượt quá khả năng giữlại đã ấn định Mức tái bảo hiểm chỉ là phần chênh lệch giữa giá trị rủi ro đó và mứcgiữ lại của công ty bảo hiểm gốc.
Mức độ chuyển tái bảo hiểm trong một hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi được
thể hiện bởi số lần (lines), mỗi lần tương đương với mức giữ lại của công ty bảo
hiểm gốc Tái bảo hiểm có thể chia thành nhiều lần, tuy nhiên, công ty nhượng táihoàn toàn chủ động quyết định công ty sẽ tái đi bao nhiêu lần mà không bắt buộcphải sử dụng hết số lần đã đặt Khi đó, mức độ chuyển tái bảo hiểm hợp đồng táibảo hiểm mức dôi sẽ là một bội số giữ lại của công ty nhượng
Trong thực tế có nhiều rủi ro có giá trị bảo hiểm lớn, vượt quá khả năng tiếpnhận của hợp đồng tái bảo hiểm sẵn có nên công ty nhượng phải tự gánh chịu thêmngoài mức giữ lại Để khắc phục tình huống này, công ty nhượng có thể thu xếp cáchợp đồng tái bảo hiểm mức dôi thứ hai, thứ ba hoặc sử dụng hình thức tái bảo hiểmtuỳ ý lựa chọn cho riêng rủi ro đó Nguyên tắc chung để ứng dụng các hợp đồng táibảo hiểm mức dôi thứ hai, thứ ba… là trước tiên khối lượng rủi ro vượt quá mứcgiữ lại của công ty nhượng sẽ được đưa vào hợp đồng mức dôi thứ nhất Hợp đồngmức dôi thứ hai chỉ tiếp nhận một phần của phần dư này sau khi hợp đồng tái bảohiểm mức dôi thứ nhất đã tận dụng hết khả năng của nó cho tới hạn mức tối đa quyđịnh trong trường hợp mức dôi thứ hai và sau đó là tuần tự các mức dôi tiếp theo
+ Hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi còn có thể giúp công ty bảo hiểmgốc giữ lại được lợi nhuận lớn hơn do có thể giữ lại phần lớn tỷ lệ rủi ro tốt;
Trang 27+ Công ty nhận tái bảo hiểm có thể sẽ phải trả cho công ty bảo hiểmgốc mức hoa hồng thấp hơn.
ty nhận tái rất lớn so với công ty nhượng;
+ Không khống chế được chi phí bồi thường tổn thất, đặc biệt trongtrường hợp tổn thất chủ yếu rơi vào những rủi ro có số tiền bảo hiểm thấp;
- Áp dụng:
Hợp đồng mức dôi được các công ty bảo hiểm gốc sử dụng một cách phổbiến hơn để bảo vệ các nghiệp vụ chính của mình, hơn là sử dụng hợp đồng sốthành và thường áp dụng khi khối lượng dịch vụ bao gồm những rủi ro có giá trị bảohiểm chênh lệch lớn
c Tái b o hi m k t h p s thành – m c dôi ả năng nhận bảo hiểm ểm ế phí bảo hiểm ợc thanh toán ố thành ức dôi
Phương pháp kết hợp này có thể phát huy ưu điểm của mỗi loại cũng nhưhạn chế những nhược điểm của mỗi phương pháp số thành hoặc mức dôi
Thông thường, người ta thường tái bảo hiểm số thành trước, tái hợp đồngmức dôi là hợp đồng bổ sung cho cùng công ty nhận tái bảo hiểm
Ví dụ về một hợp đồng tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi như sau:
- Số thành: Hạn mức trách nhiệm là 1.000.000 USD, giữ lại 30%, tái đi 70%;
- Mức dôi: Hạn mức trách nhiệm là 10 lines;
- Có 3 đơn vị rủi ro: (1), (2), (3) với số tiền bảo hiểm thể hiện như trong bảng.
Trách nhiệm của các công ty về số tiền bảo hiểm như sau:
Trang 28Bảng 1.2: Ví dụ về phương pháp tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi
Đ n v : USD ơn vị: USD ịnh, tính toán rủi ro
Rủi ro Số tiền bảo hiểm
Phân bổ trách nhiệm số tiền bảo hiểm Người nhượng Nhận tái bảo hiểm
2.5.2 Phương pháp tái bảo hiểm phi tỷ lệ
2.5.2.1 Khái ni m ệc xác định, tính toán rủi ro
Tái bảo hiểm phi tỷ lệ hay là tái bảo hiểm theo mức bồi thường bảo hiểm, là
phương thức tái bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng tái bảo hiểm ấn định giớihạn bồi thường bằng một số tiền mà họ có thể tự gánh chịu cho tổn thất, là hậu quảcủa từng sự cố đối với một hoặc nhiều loại bảo hiểm mà mình đảm trách, còn phầntổn thất vượt quá hạn mức giới hạn đó được chuyển cho nhà tái bảo hiểm gánh chịu
Như vậy, tái bảo hiểm chỉ dựa trên tiêu chuẩn cơ bản là mức bồi thường, chứkhông quan tâm đến việc phân chia trách nhiệm theo số tiền bảo hiểm Phí tái bảohiểm và phân bổ số tiền bồi thường không bị ràng buộc cùng tỷ lệ
Nhà tái bảo hiểm chỉ bồi thường cho phần tổn thất chênh lệch của những tổnthất vượt quá mức bồi thường của công ty nhượng cho tới một hạn mức tối đa được
thỏa thuận trước trong hợp đồng tái bảo hiểm, gọi là hạn mức trách nhiệm của nhà
tái bảo hiểm.
2.5.2.2 Phân lo i ạn chế phí bảo hiểm
Tái bảo hiểm theo mức bồi thường bao gồm hai loại cơ bản, đó là: Tái bảo
hiểm vượt mức bồi thường và Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường.
a Tái b o hi m v ả năng nhận bảo hiểm ểm ược thanh toán t m c b i th ức dôi ồn thu ường ng Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường là phương thức trong đó người nhượng tái
sẽ giữ lại mức bồi thường bằng một số tiền nhất định (gọi là mức tự bồi thường) cho
một rủi ro hay một sự cố, phần vượt quá thuộc về trách nhiệm của người nhận tái
(hạn mức trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm).
Trang 29Như vậy, khi xảy ra tổn thất phát sinh từ rủi ro, công ty nhượng bảo hiểm sẽ
có trách nhiệm thanh toán đầu tiên một số tiền cố định đã thỏa thuận trước Nếu tổnthất này vượt quá giới hạn số tiền trên thì công ty nhận tái bảo hiểm sẽ thanh toánphần tiền vượt quá mức giữ lại
Phương thức tái bảo hiểm này thường được áp dụng cho các loại nghiệp vụtái bảo hiểm hàng hóa, hoặc tái bảo hiểm hàng và tàu kết hợp, là đối tượng thườngchịu những tổn thất do thiên tai mang tính thảm họa khốc liệt
- Ưu điểm:
+ Công ty nhượng tái được quyền quyết định mức trách nhiệm tối đaphải bồi thường sau khi tính toán chi phí bảo hiểm thu được từ nghiệp vụ bảo hiểmgốc và thống kê tổn thất trong nhiều năm;
+ Đem lại cho công ty nhượng tái sự ổn định về tài chính khi nhiềuđối tượng cùng tổn thất một lúc
- Nhược điểm:
+ Phương pháp tính phí phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm, kỹ thuậtnghiệp vụ cao, gây sức ép cho công ty nhượng tái về mặt tài chính nếu như khôngtính toán chính xác;
+ Thường phải trả phí tái bảo hiểm ngay vào lúc bắt đầu hợp đồnghoặc đặt tiền cọc tương đương với số phí đó
b Tái b o hi m v ả năng nhận bảo hiểm ểm ược thanh toán ỷ lệ bồi thường ệc xác định, tính toán rủi ro ồn thu t t l b i th ường ng Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường (Stop loss) là dạng tái bảo hiểm phi tỉ lệ
mà nhà tái bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường nếu kết quả toàn bộ nghiệp vụcủa công ty nhượng tái chịu một tỷ lệ bồi thường vượt quá tỉ lệ hoặc một mức tiền
Trang 30T ỷ l ệ b ồ ithườ ng= T ổ ng s ố ti ề n b ồi thườ ng
T ổ ng s ố ph í g ố c thu đượ c
Ví dụ, trong một hợp đồng tái bảo hiểm qui định:
- Tổng phí bảo hiểm gốc thu được: 1.000.000 USD
- Trách nhiệm công ty nhượng tái: 90%;
- Trách nhiệm bên tái bảo hiểm: 60% vượt quá 90%.
Khi xảy ra tổn thất, các bên bồi thường như sau:
- Trường hợp tổng thiệt hại phải bồi thường là 600.000 USD, tỉ lệ bồi thường là 60%, trách nhiệm thuộc về công ty nhượng tái;
- Trường hợp tổng thiệt hại phải bồi thường là 1.000.000 USD, tỉ lệ bồi thường là 100%, công ty nhượng tái chịu trách nhiệm 90%, công ty nhận tái chịu trách nhiệm 10%;
- Trường hợp tổng thiệt hại phải bồi thường là 1.700.000 USD, tỉ lệ bồi thường là 170%, công ty nhượng chịu trách nhiệm 90% + 20%, công ty nhận tái chịu trách nhiệm 60%.
Hợp đồng tái bảo hiểm theo phương thức này thường được sử dụng khi việcxác định đơn vị rủi ro khó khăn, hoặc những nghiệp vụ có tính chất tổn thất bấtthường
- Ưu điểm:
Tránh sự gia tăng đột biến của tỷ lệ bồi thường trong một ngành bảo hiểmhay một dịch vụ nhất định nào đó trong khoảng thời gian qui định, bất luận donguyên nhân nào gây ra
Trang 31đồng mức dôi; nhưng khi tổn thất xảy ra, công ty nhận tái bảo hiểm vượt mức bồithường sẽ bảo vệ cho công ty nhượng hoặc công ty nhận tái bảo hiểm mức dôi.
Có thể hiểu rõ hơn phương pháp tái bảo hiểm này thông qua ví dụ sau:
Hợp đồng tái bảo hiểm kết hợp bao gồm:
- Hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi có mức giữ lại là 600.000 USD, mức dôi
ra là 6.000.000 USD.
- Hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường có giới hạn trách nhiệm là 700.000 USD vượt quá 100.000 USD.
- Hợp đồng kết hợp liên quan đến ba rủi ro: (1), (2), (3) có số tiền bảo hiểm
và tổn thất phải bồi thường được cho trong bảng.
Phân bổ số tiền bảo hiểm và số tiền bồi thường tổn thất như sau:
Bảng 1.3: Ví dụ về phân bổ số tiền bảo hiểm - Tái bảo hiểm kết hợp
Đ n v : USD ơn vị: USD ịnh, tính toán rủi ro
Rủi ro Số tiền bảo hiểm Người nhượng Người nhận mức dôi
Bảng 1.4: Ví dụ về phân bổ số tiền bồi thường - Tái bảo hiểm kết hợp
Đ n v : USD ơn vị: USD ịnh, tính toán rủi ro
Người nhận vượt mức bồi thường
Người nhận mức dôi
-2 1.000.000 100.000 100.000 800.000
3 2.000.000 100.000 100.000 1.800.000
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trang 323 CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM HÀNG HÓA
TẠI VIỆT NAM
3.1 Thực trạng hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam giai đoạn
2010 – 2014
3.1.1 Một số qui định pháp lý của Việt Nam về hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa
3.1.1.1 S l ơn vị: USD ược thanh toán c v khung pháp lý tr ước khi thực hiện cam kết dỡ bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm c khi th c hi n cam k t d b t l tái b o hi m ự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế ệc xác định, tính toán rủi ro ế phí bảo hiểm ỡ bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm ỏ tỷ lệ tái bảo hiểm ỷ lệ bồi thường ệc xác định, tính toán rủi ro ả năng nhận bảo hiểm ểm
b t bu c ắt buộc ộ chính xác trong việc xác định, tính toán rủi ro
Đáp ứng yêu cầu mở rộng và đa dạng hóa thị trường bảo hiểm – tái bảohiểm, ngày 18/12/1993, nghị định 100/CP qui định việc hoạt động kinh doanh bảohiểm được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, là nềntảng pháp lý đầu tiên trong kinh doanh bảo hiểm Cho đến nay, hệ thống pháp luậtkinh doanh bảo hiểm – tái bảo hiểm dần được bổ sung, hoàn thiện hơn với thêmnhiều văn bản pháp lý được Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành, tăng cường hiệuquả năng lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Trong khoảng thời gian trước khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, điểmđáng chú ý nhất trong hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm – tái bảo hiểm đó làquy định về tỉ lệ tái bảo hiểm bắt buộc
Tại điều 6, nghị định 100/CP năm 1993 qui định: “Doanh nghiệp bảo hiểm
có thể tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác Trong trường hợp tái bảo hiểm cho các tổ chức bảo hiểm tại nước ngoài phải tái bảo hiểm một phần trách nhiệm theo hợp đồng tái bảo hiểm đó cho Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.”
Khoản 2, điều 9, Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 qui định: “Trong
trường hợp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm phải tái bảo hiểm một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm trong nước theo quy định của Chính phủ.”
Trang 33Năm 1995, mức tái bảo hiểm bắt buộc được Bộ Tài chính qui định ở điều 2,
quyết định số 1235/TC-QĐ-TCNH Về việc tái bảo hiểm bắt buộc “bằng 20% giá
trị đơn bảo hiểm gốc và theo hình thức hợp đồng số thành”
Năm 2001, Chính phủ qui định về mức tái bảo hiểm bắt buộc tại điều 22,
nghị định 42/2001/NĐ-CP như sau: “Trong trường hợp tái bảo hiểm cho các doanh
nghiệp của nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải tái bảo hiểm theo tỷ lệ 20% trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết cho Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam Việc giảm tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.”
Như vậy, trong suốt thời gian này, các doanh nghiệp bảo hiểm được phép táibảo hiểm cho các doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên phải thực hiện tái bảo hiểmbắt buộc một phần trách nhiệm theo hợp đồng cho VINARE Đổi lại, doanh nghiệp
sẽ nhận được một khoản hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc Theo phụ lục 6, ban hànhkèm theo thông tư số 71/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính: đối với hợp đồng tái bảohiểm cố định cho bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đườngsông, đường sắt và đường hàng không, tỷ lệ hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc là 20%;đối với hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời, tỷ lệ hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc bằng90% tỷ lệ hoa hồng tái bảo hiểm của cùng loại dịch vụ trên thị trường quốc tế
Việc qui định tái bảo hiểm bắt buộc của nhà nước nhằm mục đích:
- Kiểm soát tình hình tái bảo hiểm của các doanh nghiệp trong nước ra nướcngoài, thông qua đó thực hiện quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh bảohiểm – tái bảo hiểm;
- Gia tăng năng lực khai thác, ổn định kinh doanh cho các công ty bảo hiểm,tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm trong nước tham gia nhận dịch vụ mà mình
có khả năng khai thác, gia tăng mức giữ lại, hạn chế tối đa mức tái bảo hiểm ranước ngoài
Tuy nhiên, quy định về tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc cũng làm hạn chế sứccạnh tranh trên thị trường Hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc thường thấp hơn hoahồng tái bảo hiểm của các tổ chức nước ngoài, chỉ bằng khoảng 85% đến 90% nênlại càng khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm không muốn nhượng tái bắt buộc
Trang 34Mặt khác, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA)
từ năm 2001, là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từnăm 2007 và Bộ Tài chính đã là thành viên của Hiệp hội Các nhà quản lý bảo hiểmquốc tế (IAIS) cho nên hoạt động kinh doanh bảo hiểm, công tác quản lý nhà nước
về bảo hiểm cần tuân thủ các cam kết quốc tế và từng bước tiến tới các nguyên tắc,chuẩn mực quốc tế Theo cam kết khi gia nhập WTO, qui định về tỷ lệ tái bảo hiểmbắt buộc phải được dỡ bỏ sau một năm gia nhập Tức là từ năm 2008, qui định vềtái bảo hiểm bắt buộc sẽ không còn được áp dụng nữa Sự thay đổi này đã có nhữngtác động đáng kể lên hoạt động kinh doanh bảo hiểm – tái bảo hiểm của các doanhnghiệp trong nước, đặc biệt là đối với Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc giaViệt Nam
3.1.1.2 M t s qui đ nh pháp lý v ho t đ ng tái b o hi m hàng hóa t i Vi t Nam hi n ộ chính xác trong việc xác định, tính toán rủi ro ố thành ịnh, tính toán rủi ro ạn chế phí bảo hiểm ộ chính xác trong việc xác định, tính toán rủi ro ả năng nhận bảo hiểm ểm ạn chế phí bảo hiểm ệc xác định, tính toán rủi ro ệc xác định, tính toán rủi ro
nay
Bảo hiểm – tái bảo hiểm tại Việt Nam còn rất mới mẻ nếu so với lịch sửhàng trăm năm tại các nước khác trên thế giới và ngay cả trong khu vực Thị trườngbảo hiểm trong nước đang ở giai đoạn phát triển, hoàn thiện đối với cả phía doanhnghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và cả cơ quan quản lý nhà nước Thực tiễn chothấy khuôn khổ pháp luật về kinh doanh bảo hiểm vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, còntồn tại một số vấn đề cần phải chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc
tế Do đó, việc thay đổi, hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảohiểm – tái bảo hiểm là cần thiết, không chỉ đáp ứng yêu cầu khách quan của nềnkinh tế mà còn thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnhvực kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng nhu cầu hội nhập và tạo cơ sở pháp lý để tiếp tụchoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Sau 10 năm kể từ khi Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 được ban hành, tại kỳhọp thứ 8, ngày 24 tháng 11 năm 2010, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từngày 01/7/2011 Ngoài ra, hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm – tái bảo hiểmbao gồm nhiều văn bản pháp lý khác như:
Trang 35- Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
- Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinhdoanh bảo hiểm;
- Thông tư hướng dẫn số 124/2012/TT-BTC ngày 3/7/2012 do Bộ Tài chínhban hành
Hoạt động tái bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nói riêng và hoạt động tái bảohiểm, kinh doanh tái bảo hiểm nói chung ở Việt Nam phải tuân theo những qui địnhchặt chẽ từ Nhà nước, trong đó, cần chú ý những vấn đề sau:
a V nh ược thanh toán ng và nh n tái b o hi m ận bảo hiểm ả năng nhận bảo hiểm ểm
Điều 23 - Nghị định số 45/2007/NĐ-CP qui định:
“Doanh nghiệp bảo hiểm có thể chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để hưởng hoa hồng tái bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”
Điều 24 trong nghị định này cũng nêu rõ:
“Doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải đánh giá rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.”
Như vậy, để không thay đổi bản chất vai trò của doanh nghiệp bảo hiểm gốc,hợp đồng tái bảo hiểm không được phép nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đãnhận trong hợp đồng bảo hiểm gốc Công ty bảo hiểm gốc vẫn trực tiếp chịu tráchnhiệm đối với những tổn thất xảy ra do rủi ro trong hợp đồng bảo hiểm gốc, chứkhông phải là một nhà trung gian hay môi giới bảo hiểm
Trang 36Nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm,doanh nghiệp nhận tái cũng như nhượng tái phải xem xét sự phù hợp với năng lựctài chính, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh và các quy định phápluật hiện hành Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần có sự đánh giá, điều chỉnhchương trình tái bảo hiểm theo định kỳ hàng quý hay hàng năm hoặc khi có nhữngthay đổi trên thị trường.
b V vi c b qui đ nh tái b o hi m b t bu c ệc xác định, tính toán rủi ro ỏ tỷ lệ tái bảo hiểm ịnh, tính toán rủi ro ả năng nhận bảo hiểm ểm ắt buộc ộ chính xác trong việc xác định, tính toán rủi ro
Điểm đáng chú ý của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 trong lĩnh vực kinhdoanh tái bảo hiểm so với Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 là việc bỏ qui định về táibảo hiểm bắt buộc Điều 9 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 được sửa đổi, bổsung như sau:
“Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác, bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đạt hệ số tín nhiệm theo xếp hạng của công ty đánh giá tín nhiệm quốc
tế do Bộ Tài chính quy định.”
Như vậy, để vẫn có thể bảo đảm an toàn tài chính cho thị trường bảo hiểmViệt Nam khi không còn quy định tái bảo hiểm bắt buộc, Luật đã bổ sung quy địnhtrường hợp tái bảo hiểm ra nước ngoài, các doanh nghiệp, tổ chức tái bảo hiểmnước ngoài đạt hệ số tín nhiệm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
Cụ thể, theo điều 46, thông tư hướng dẫn số 124/2012/TT-BTC ngày
3/7/2012 của Bộ Tài chính, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải “đang
hoạt động hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khả năng thanh toán theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính” Trong trường
hợp doanh nghiệp nước ngoài nhận từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng
tái bảo hiểm thì “phải được xếp hạng tối thiểu BBB+ theo Standard & Poor’s hoặc
Fitch, B++ theo A.M.Best, Baa1 theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm”.
Trang 37Những qui định này thể hiện sự không phân biệt đối xử giữa các doanhnghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tạiViệt Nam và doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong nhượng tái bảo hiểm, đảmbảo cho tự do cạnh tranh cũng như việc thực hiện các cam kết với WTO trong lĩnhvực bảo hiểm, cam kết với Hoa Kỳ theo khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt - MỹBTA Tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước khiphải cạnh tranh sòng phẳng với các công ty, tập đoàn tài chính – bảo hiểm quốc tế
có kinh nghiệm lâu đời và nguồn lực tài chính hùng hậu, tuy nhiên cũng cần phảicoi đây là một xu thế tất yếu trong phát triển ngành kinh doanh bảo hiểm Dỡ bỏquy định tái bảo hiểm bắt buộc sẽ là một cơ hội để các công ty bảo hiểm, tái bảohiểm tự hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, mở rộng phạm vihoạt động ra nước ngoài Bên cạnh đó, với tiềm năng thị trường lớn, Việt Nam cũng
sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnhvực này
c V vi c c p phép thành l p và ho t đ ng doanh nghi p tái ệc xác định, tính toán rủi ro ất thảm họa ận bảo hiểm ạn chế phí bảo hiểm ộ chính xác trong việc xác định, tính toán rủi ro ệc xác định, tính toán rủi ro
b o hi m ả năng nhận bảo hiểm ểm
Theo khoản 1, điều 43, Nghị định 123/2011/NĐ-CP, “tổ chức hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được góp vốn thành lập doanh nghiệp tái bảo hiểm” Cũng theo mục 1, khoản 4, điều 43 của nghị định này,
doanh nghiệp tái bảo hiểm phải đảm bảo mức vốn pháp định là 400 tỷ đồng chohình thức kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc tái bảo hiểm sức khỏe hoặc cảhai
Việc cho phép thành lập các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đã góp phầnlàm tăng tính cạnh tranh cho thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểmnhượng tái trong nước đồng thời nâng cao khả năng giữ lại cho thị trường quốc gia.Thị trường tái bảo hiểm trong nước trước đây chỉ có một công ty tái bảo hiểmchuyên nghiệp của Việt Nam là Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam.Tuy nhiên, thế độc chiếm thị trường của VINARE đã bị phá vỡ sau 17 năm Ngày22/9/2011, Công ty Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) chính thức ra mắt tại Hà Nội và trởthành công ty tái bảo hiểm thứ hai được cấp phép hoạt động tại Việt Nam
Trang 383.1.2 Qui trình tái bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam
3.1.2.1 Ho t đ ng nh ạn chế phí bảo hiểm ộ chính xác trong việc xác định, tính toán rủi ro ược thanh toán ng tái b o hi m ả năng nhận bảo hiểm ểm
a Theo h p đ ng tái b o hi m t m th i ợc thanh toán ồn thu ả năng nhận bảo hiểm ểm ạn chế phí bảo hiểm ờng
Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời được áp dụng đối với các dịch vụ chuyểnnhượng được ở hợp đồng cố định nhưng có số tiền bảo hiểm vượt quá mức giới hạntrách nhiệm, các dịch vụ không phù hợp với điều khoản hợp đồng tái bảo hiểm cốđịnh, các hợp đồng tái bảo hiểm được chỉ định hoặc tuân theo các thỏa thuận khác.Việc thực hiện nhượng tái bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời bao gồmcác bước:
(1) Nhận thông tin, yêu cầu tái bảo hiểm
Trong bước này, cán bộ tái bảo hiểm cần thu thập một số thông tin cần thiết:
- Bản tóm tắt điều kiện bảo hiểm: tên, địa chỉ người được bảo hiểm; số tiềnbảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; tỷ lệ phí áp dụng; phạm vi bảo hiểm; tuyến hành trình;điều kiện bảo hiểm; ;
- Thông tin về rủi ro: bản điều tra, đánh giá rủi ro của công ty hoặc của công
ty giám định chuyên nghiệp;
- Thông tin về tổn thất trong quá khứ;
- Các thông tin liên quan khác
(2) Xử lý thông tin, đưa ra phương án nhượng tái
- Cán bộ tái bảo hiểm thực hiện: kiểm tra thông tin; đánh giá, nhận xét về rủiro; đề xuất các khả năng nhượng tái (bao gồm các nhà tái bảo hiểm dự kiến, tỷ lệtham gia, tỷ lệ hoa hồng, );
- Lãnh đạo phòng tái bảo hiểm lựa chọn và phê duyệt phương án nhượng tái
(3) Chào tái tới công ty tái bảo hiểm hoặc môi giới tái bảo hiểm
- Tập hợp thông tin và chào tái tới nhà tái bảo hiểm hoặc môi giới (các đặcđiểm về đối tượng bảo hiểm, bản đánh giá rủi ro, tổn thất trong quá khứ, tỷ lệ chàotái, hoa hồng tái bảo hiểm, );
Trang 39- Theo dõi và trao đổi với bên nhận tái để đi đến kết luận cuối cùng.
(4) Xác nhận và ký kết hợp đồng (5) Thực hiện hợp đồng nhượng tái bảo hiểm (6) Lưu hồ sơ, dữ liệu chung
b Theo h p đ ng tái b o hi m c đ nh ợc thanh toán ồn thu ả năng nhận bảo hiểm ểm ố thành ịnh, tính toán rủi ro (1) Thu thập thông tin
- Doanh thu dự kiến nghiệp vụ bảo hiểm trong năm tới;
- Thống kê về rủi ro, tổn thất nghiệp vụ trong quá khứ (thường là 5 năm);
- Các thông tin về thị trường tái bảo hiểm;
- Các yêu cầu khác theo phòng nghiệp vụ bảo hiểm
(2) Xử lý thông tin
- Trả lời các câu hỏi điều tra của nhà tái bảo hiểm;
- Chuẩn bị bảng danh mục đơn bảo hiểm khai thác gần nhất theo năm nghiệp
vụ, bảng danh mục tổn thất trong quá khứ theo năm nghiệp vụ, thống kê kết quảhợp đồng cố định trong quá khứ,
(3) Lập phương án tái bảo hiểm cố định
- Xây dựng các phương án tái bảo hiểm (hình thức tái bảo hiểm, mức giữ lại,hoa hồng tái bảo hiểm, phí bảo hiểm, các điều kiện sửa đổi, );
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh, tính toán lợi nhuận dự kiến, xem xét ưu,nhược điểm
(4) Chào tái bảo hiểm
- Gửi thông tin chào tái, đàm phán với các nhà tái bảo hiểm;
(5) Xác nhận, ký kết hợp đồng (6) Thực hiện hợp đồng
Trang 40- Thanh toán tái bảo hiểm định kỳ (lập các bản kê phí tái bảo hiểm, bản kêphí điều chỉnh, bản kê đòi bồi thường, bản đòi bồi thường riêng đối với các tổn thấtlớn nếu có, );
- Lập bản thanh toán tái bảo hiểm riêng cho từng nhà tái bảo hiểm, môi giớitái bảo hiểm của hợp đồng
(7) Thống kê đánh giá hợp đồng và lưu dữ liệu chung
- Thống kê kết quả hợp đồng cố định để tính toán phí điều chỉnh hoặc hoahồng sau khi hết hạn hợp đồng tái bảo hiểm phi tỷ lệ hoặc sau chu kỳ 12 tháng củahợp đồng tỷ lệ;
- Cán bộ tái bảo hiểm có trách nhiệm thống kê, đánh giá hợp đồng trong quátrình thực hiện, lập bảng danh mục đơn bảo hiểm, danh mục tổn thất, thống kê tích
tụ rủi ro (thông thường trong 5 năm),
3.1.2.2 Ho t đ ng nh n tái b o hi m ạn chế phí bảo hiểm ộ chính xác trong việc xác định, tính toán rủi ro ận bảo hiểm ả năng nhận bảo hiểm ểm
Tương ứng với hoạt động nhượng tái, nhà tái bảo hiểm thực hiện qui trìnhnhận tái bảo hiểm như sau:
(1) Tiếp nhận thông tin bản chào tái bảo hiểm
Công ty nhận tái tiếp nhận thông tin từ nhà nhượng tái hoặc công ty môi giớitái bảo hiểm thông qua bản chào tái bảo hiểm và các văn bản kèm theo, liên quanđến hoạt động của công ty nhượng tái và rủi ro nhận tái bảo hiểm:
- Tên, địa chỉ của công ty nhượng, công ty môi giới và của người được bảohiểm;
- Đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, mức khấu trừ, phạm vi, điều kiệnbảo hiểm, tỷ lệ chào tái, hoa hồng bảo hiểm, ;
- Thông tin về rủi ro, thông tin tổn thất trong quá khứ
(2) Xử lý thông tin
- Cán bộ tái bảo hiểm đánh giá tính đầy đủ của thông tin;