Tuy nhiên, vấn đề gia đình cần được tiếp cận và nghiên cứu một cách khoa học, nhằm giúp các nhà truyền thông nhìn nhận, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác truyền thông v
Trang 1M 8u ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN ÁNH NGUYỆT
THÔNG ĐIỆP VỀ GIA ĐÌNH
QUA CHUYÊN MỤC THƯ TÂM SỰ TRÊN BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM
(Thời gian khảo sát: Từ tháng 1/2013 đến 6/2014)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN ÁNH NGUYỆT
THÔNG ĐIỆP VỀ GIA ĐÌNH QUA CHUYÊN MỤC THƯ TÂM SỰ TRÊN BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM
(Thời gian khảo sát: Từ tháng 1/2013 đến 6/2014)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Quỳnh Nam
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự trên báo
Phụ nữ Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Mai Quỳnh Nam Các tài liệu sử dụng tham khảo, trích dẫn trong Luận văn đều đảm bảo rõ nguồn, trung thực Các kết quả nghiên cứu được công bố trong Luận văn là hoàn toàn chính xác, không trùng lặp bất kỳ công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2015
Tác giả
NGUYỄN ÁNH NGUYỆT
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Mai Quỳnh Nam – người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các thầy cô giảng dạy bộ môn đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho em trong suốt những năm học vừa qua và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này
Xin cảm ơn các anh, chị tại các cơ quan: Báo Phụ nữ Việt Nam, Khoa Xã hội học – Học viện Báo chí tuyên truyền, Học viện Phụ Nữ Việt Nam… đã giúp
đỡ em về tư liệu nghiên cứu đề tài
Xin được cảm ơn những người thân yêu là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và đồng hành cùng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2015
Tác giả
NGUYỄN ÁNH NGUYỆT
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 11
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 11
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 12
6 Ý nghĩa của đề tài 16
7 Kết cấu luận văn : 17
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 18
1.1 Các khái niệm về Truyền thông, báo chí 18
1.1.1 Truyền thông 18
1.1.2 Truyền thông đại chúng 18
1.1.3 Thông điệp truyền thông 19
1.1.4 Báo chí 19
1.1.5 Báo in 19
1.2 Các khái niệm về gia đình và các chức năng của gia đình 19
1.2.1 Gia đình 19
1.2.2 Chức năng gia đình và xu hướng biến đổi các chức năng gia đình Việt Nam hiện nay 20
1.2.3 Cấu trúc gia đình 21
1.2.4 Quan hệ gia đình 22
1.2.5 Giá trị và chuẩn mực 22
1.3 Vai trò của báo chí trong xây dựng gia đình 22
1.4 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu 24
Trang 61.4.1 Báo chí truyền thông 24
1.4.2 Xã hội học Truyền thông đại chúng 28
1.4.3 Xã hội học gia đình 30
1.5 Thông tin cơ bản về báo, chuyên mục và mẫu nghiên cứu 31
1.5.1 Thông tin cơ bản về chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam 31
1.5.2 Thông tin cơ bản về mẫu nghiên cứu 31
Tiểu kết chương 1 33
CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG GIA ĐÌNH TRÊN CHUYÊN MỤC THƯ TÂM SỰ - BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM 34
2.1 Giá trị hôn nhân 34
2.2 Các chức năng gia đình 45
2.3 Cấu trúc gia đình 58
2.4 Các mối quan hệ trong gia đình 66
2.5 Các yếu tố tác động đến gia đình 71
Tiểu kết chương 2 77
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHUYÊN MỤC THƯ TÂM SỰ - BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG TRUYỀN THÔNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH 78
3.1 Phát huy hiệu quả tư vấn của chuyên mục đối với thông điệp về gia đình qua thư độc giả 78
3.1.1 Thông điệp đề cập đến giá trị hôn nhân 78
3.1.2 Thông điệp đề cập đến các chức năng gia đình 80
3.1.3 Thông điệp đề cập đến cấu trúc gia đình 81
3.1.4 Thông điệp đề cập đến các mối quan hệ trong gia đình 81
3.1.5 Thông điệp đề cập đến tác động xã hội đối với gia đình 82
3.2 Về vấn đề tổ chức thông tin trên chuyên mục Thư tâm sự 83
Trang 73.2.1 Các yếu tố cần tính đến khi đăng tải thư tâm sự 83 3.2.2 Đảm bảo quy trình tư vấn trên báo chí trong chuyên mục 95 3.3 Nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức đối với phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của chuyên mục Thư tâm sự 98
Tiểu kết chương 3 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 8DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1 Giá trị hôn nhân được đề cập (%) 35
Biểu 2.2 Giá trị tinh thần trong hôn nhân được đề cập (%) 35
Biểu 2.2a Trình tự nội dung thư trả lời được đề cập (%) 44
Biểu 2.3 Chức năng gia đình được đề cập (%) 46
Biểu 2.3a Đánh giá về sự chia sẻ, động viên, an ủi với người gửi thư (%) 50
Biểu 2.3b Đánh giá của người phân tích về những phân tích, giải thích, làm rõ câu chuyện của Thanh Tâm trong từng thư trả lời (%) 51
Biểu 2.3c Đánh giá của người phân tích về số lượng giải pháp Thanh Tâm đưa ra cụ thể khi trả lời thư tâm sự (%) 56
Biểu 2.4 Số lượng thành viên trong gia đình (%) 58
Biểu 2.5 Thành phần gia đình được đề cập (%) 59
Biểu 2.6.Thành phần gia đình hạt nhân lần 1 được đề cập (%) 60
Biểu 2.7 Mối quan hệ gia đình được đề cập 66
Biểu 2.8 Các yếu tố tác động đến gia đình được đề cập (%) 72
Biểu 2.9 Các yếu tố khác (cụ thể) tác động đến gia đình được đề cập (%) 73
Biểu 2.10 Vấn đề hôn nhân - gia đình được đề cập (%) 75
Biểu 3.1 Nơi cư trú của người gửi thư 84
Biểu 3.2 Phạm vi câu chuyện đề cập 85
Biểu 3.3 Nghề nghiệp của người gửi thư 86
Biểu 3.4 Giới tính của người gửi thư 87
Biểu 3.5 Tình trạng hôn nhân của người gửi thư 88
Biểu 3.6 Nội dung của tiêu đề thư tâm sự 90
Biểu 3.7: Từ ngữ tư vấn sử dụng khi trả lời thư (%) 96
Biểu 3.8: Đánh giá về phân tích, giải thích, làm rõ câu chuyện (%) 97
Biểu 3.9: Đánh giá về số lượng giải pháp cụ thể (%) 98
Trang 9DANH MỤC ẢNH
Hình 2.1 Sống cùng “ một nửa ” có “ H ” Thư tâm sự Số 77 ra ngày 27/6/2014 37
Hình 2.2 Con trai yêu người lầm lỡ Thư tâm sự Số 75 ra ngày 23/6/2014 39
Hình 2.3 Khủng hoảng đầu hôn nhân Thư tâm sự Số 62 ra ngày 23/5/2014 40
Hình 2.4 Không hề ân hận Thư tâm sự Số 71 ra ngày 13/6/2014 40
Hình 2.5 Bỏ người yêu vì bố mẹ Thư tâm sự Số 32 ra ngày 15/3/2013 43
Hình 2.6 Chăm con quên chồng Thư tâm sự Số 73 ngày 18/6/2014 47
Hình 2.7 Sinh con một bề Thư tâm sự Số 49 ngày 24/4/2013 52
Hình 2.8 Vết cứa vào tim Số 17 ngày 2/4/2014 54
Hình 2.9 Bỗng nhiên bị đòi con Số 15 ngày 3/2/2014 57
Trang 10PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quá trình phát triển xã hội Việt Nam trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, của nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đã dẫn đến những biến đổi sâu sắc ở các
thiết chế, các tổ chức xã hội, trong đó có gia đình Một mặt, quá trình này mang đến
cho gia đình Việt Nam những giá trị mới như: sự biến đổi về bình đẳng giới, quyền trẻ em,… Mặt khác, quá trình này cũng làm biến đổi những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam đã hình thành trong lịch sử như tinh thần trách nhiệm, đức hy sinh, lòng hiếu thảo, tôn ti trật tự trong gia đình, sự chung thủy trong quan
hệ, sự quý trọng và tình cảm thiêng liêng của con cháu đối với ông bà, tổ tiên…
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa VIII) đã đặt vấn đề gia đình
ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển về mọi mặt của đất nước Vấn đề đặt ra là phải sống lành mạnh ở các đơn vị cơ sở, đầu tiên là gia đình, giữ gìn và phát huy những đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa và xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội.[33, tr.13] Chính vì lẽ đó, chủ đề về hôn nhân gia đình trong những năm gần đây được đăng tải rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là vai trò trung tâm của báo chí khi đưa thông tin về chủ đề này
Báo Phụ nữ Việt Nam được đặc trưng bởi dấu hiệu giới, nghĩa là tờ báo này hướng tới giới nữ trong phạm vi quốc gia Song, chiều cạnh giới cũng cho phép tờ báo Phụ nữ Việt Nam có sự ảnh hưởng rộng không chỉ ở giới nữ Báo Phụ nữ Việt Nam có nhiệm vụ cung cấp các thông điệp để khẳng định vai trò của nữ giới trong đời sống xã hội liên quan đến các vấn đề cơ bản như: Các quan hệ xã hội trong nữ quyền, vai trò của phụ nữ trong cấu trúc xã hội và có một nội dung cơ bản là vai trò của phụ nữ đối với gia đình Chủ đề gia đình trở thành mối quan tâm luôn được
những người làm báo Phụ nữ Việt Nam coi trọng, trong đó chuyên mục Thư tâm sự
là một biểu hiện cụ thể
Tác giả nhận thức rằng, ngay cả trong trường hợp thư gửi đến tòa soạn được chính những người trong tòa soạn viết ra thì trong chừng mực nào đó nó
Trang 11vẫn phản ánh tình trạng thực tế của gia đình Việt Nam hiện nay Như vậy, những bức thư ấy cũng xuất phát từ thực tế đời sống
Báo chí đã phản ánh, đưa tin về tình trạng gia đình Việt Nam một cách phong phú, đa chiều Tuy nhiên, vấn đề gia đình cần được tiếp cận và nghiên cứu một cách khoa học, nhằm giúp các nhà truyền thông nhìn nhận, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác truyền thông về vấn đề gia đình, đồng thời giúp công chúng có cái nhìn sâu sắc hơn, rõ nét hơn về nội dung thông điệp gia đình trên báo chí, bởi lẽ công chúng đều tiếp nhận thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng và chịu ảnh hưởng của các thông điệp đến việc hình thành nhận thức, thái độ, hành vi của họ
Trong lịch sử nghiên cứu truyền thông, đối với bất cứ mô hình truyền thông nào (Lasswell, Claude Shannon, Weaver, David Berlo hay Charles Osgoog…) thì
“thông điệp” là một yếu tố quan trọng Nguồn tin có thể lựa chọn các thông tin khác nhau để đạt được những thông điệp mà nó mong muốn
Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học truyền thông đại chúng, theo
sơ đồ của Judith Lazar [39], nội dung nghiên cứu về thông điệp là một trong những nội dung quan trọng Hơn nữa, nhiệm vụ của phương pháp phân tích thông điệp báo chí là cần thể hiện quan hệ của thông điệp với thực tế ngoài thông điệp đã sản sinh
ra thông điệp [30]
Luận văn với đề tài “Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự
trên báo Phụ nữ Việt Nam cũng tập trung vào hướng nghiên cứu này Qua đó,
nghiên cứu mong muốn phản ánh tình trạng gia đình được đăng tải qua chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam trong thời gian mà bản luận văn này xác định để phân tích, từ đó mong muốn đưa ra các đề xuất để chuyên mục Thư tâm sự cung cấp thông điệp phản ánh chân thực về tình trạng gia đình, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng gia đình thành một tổ ấm để ấp ủ
và nuôi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người công dân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 122 Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1 Lịch sử nghiên cứu ngoài nước
Thuật ngữ truyền thông đại chúng lần đầu tiên được dùng trong Lời nói đầu của Hiến chương Liên hiệp quốc về Văn hóa Khoa học và Giáo dục (UNESCO), năm 1946 Sau đó, thuật ngữ này ngày càng trở nên thông dụng trong cả đời sống thường nhật và trong khoa học Ngày nay truyền thông đại chúng đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội như: báo chí học, xã hội học, tâm lý học, lịch sử học… Dưới góc độ xã hội học, truyền thông đại chúng được nghiên cứu như một quá trình xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng được khảo sát và phân tích như một thiết chế xã hội [27]
Lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng trải qua bốn giai đoạn:
Ở giai đoạn đầu, các nhà Xã hội học ở thời kỳ này cho rằng những thông điệp của các phương tiện truyền thông đại chúng được „chích” vào công chúng như chích một mũi thuốc, đây được gọi là mô hình “mũi kim tiêm” trong truyền thông đại chúng Điều này dẫn tới hậu quả là hình thành nên một thứ “xã hội đại chúng” trong đó các cá nhân sống rời rạc nhau, không còn mối quan hệ thân thích, đáng tin cậy của cộng đồng cũ nữa Và vì thế, chỗ dựa mới nhất của họ là các phương tiện truyền thông đại chúng Và chính xã hội đại chúng đã sản sinh ra những cá nhân không còn khả năng đề kháng trước sức thuyết phục của truyền thông đại chúng
Giai đoạn phát triển thứ hai của quá trình nghiên cứu về truyền thông đại chúng là từ năm 1940 tới đầu những năm 1960 của thế kỷ 20 Nếu như giai đoạn trước, người ta nói đến truyền thông đại chúng như một mũi “chích” vào công chúng hay có tác động trực tiếp, thì giai đoạn này nhà nghiên cứu đã bắt đầu nói tới những tác động gián tiếp, thông qua nhiều bước trung gian Ngoài ra, những quan điểm đánh giá bi quan về vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng ở giai đoạn này cũng đã hạn chế nhiều
Khi đi phân tích ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, các nhà xã hội học như: Lazarsfed, Bernard Berelson và Hazel Gaude, Robert Merton… đã chú ý nhấn mạnh đến vai trò của các nhóm xã hội (bạn bè, gia đình, hàng xóm,…) hay được gọi
Trang 13là “opinion leaders” với ý nghĩa rằng: các thông điệp của các phương tiện truyền thông đại chúng thường được lọc qua những kênh đó rồi mới đi tới cá nhân
Ở giai đoạn ba, từ đầu những năm 1960 đến cuối thế kỷ 20, ngoài việc nghiên cứu công chúng và tác động của truyền thông đại chúng, các nhà chuyên môn còn nghiên cứu về nội dung các thông điệp của truyền thông đại chúng, về quá trình truyền thông đại chúng, quá trình sản xuất các phương tiện truyền thông, nghiên cứu về đặc điểm của các nhà truyền thông và hoạt động của họ Tiêu biểu có trường phái “Cultural studies” và lý thuyết không gian công cộng của Jurgen Habermans
Trong giai đoạn này, một số nhà nghiên cứu đã hướng sự quan tâm vào nghiên cứu hiệu quả của truyền thông đại chúng qua từng tác động riêng rẽ của nó Một trong những chỉ báo quan trọng cho thấy hiệu quả của truyền thông đại chúng
mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra đó là việc công chúng nhớ được nội dung thông điệp
Giai đoạn bốn, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin những năm cuối thế
kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã đem đến cho truyền thông đại chúng những khái niệm
mới “truyền thông đa phương tiện” với việc ra đời loại hình truyền thông mới là báo
điện tử, tích hợp trong nó đầy đủ những kỹ thuật của các phương tiện truyền thông đại chúng trước đây Và chính giai đoạn này cũng chứng minh tính đa chiều trong tương tác giữa truyền thông đại chúng và công chúng
Trong công trình “Viết phỏng theo quyển Lacsience de la com – munication
của Judith Lajan, Que sais, je, Paris 1992”, tác giả đã chỉ rõ trong khoảng những
năm 1930-1950 nổi lên bốn nhà nghiên cứu, ngày nay được xem là những vị sáng
lập ra truyền thông giao tiếp: Kaz-arsfeld, Lewin, Hovland, Lasswell Các học giả
này đều hoạt động ở Mỹ Điều đó cho thấy khoa học truyền thông giao tiếp gắn liền với những biến đổi quan trọng về kinh tế xã hội và nhu cầu thúc đẩy cách mạng khoa học kỹ thuật mà nước Mỹ đã có ảnh hưởng lớn trong hai cuộc đại chiến thế giới [52, tr.40]
Vào giai đoạn sau đó, năm 1962, trong công trình Tinh thần thời đại, Edgar Morin đã coi văn hóa đại chúng như một phạm trù xã hội học và nhận định rằng nền văn hóa này tạo nên một hệ thống đặc biệt ở chỗ, nó được sản sinh ra theo những
Trang 14chuẩn mực của quy trình sản xuất công nghiệp và được các media phổ biến đến những đám dân cư khổng lồ Edgar Morin cũng đã có công ở việc xác định các thời
kỳ trong lịch sử hiện đại của văn hóa đại chúng
Trong khoảng thập niên 70 - 80 “Nghiên cứu tác động của truyền thông đối với xã hội không chỉ bó hẹp trong những nghiên cứu thực nghiệm mà còn xuất hiện nghiên cứu phê phán, nghiên cứu diễn giải” Các học giả quan tâm nhiều hơn đến mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng đối với tri thức… cũng như ảnh hưởng của bạo lực và tình dục trên truyền thông tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ Các nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng rõ nét của truyền thông dẫn đến bệnh nghiền ti vi Điều đó có thể dẫn đến sự “tha hóa” về niềm tin hoặc thói quen văn hóa từ các thông điệp xuất hiện trên truyền hình (Bryant & Thompson 2002) [18, tr.39-52]
Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước đến thập niên đầu của thế kỷ 21, giới nghiên cứu tiến hành nhiều nghiên cứu lịch đại nhất về mạng internet nói chung và tin tức trên internet nói riêng Một nghiên cứu lớn của Viện Báo chí và con người PEW (Mỹ) tiến hành dự án nghiên cứu Internet và cuộc sống người Mỹ đã đưa ra những báo cáo về công chúng Internet ở Mỹ, chỉ ra khả năng tiếp cận, sử dụng và mức độ hài lòng của họ đối với tin tức trên mạng Internet Nghiên cứu mới nhất (2006) của PEW chỉ ra những đặc điểm sau: Lượng người sử dụng mạng Internet liên tục tăng với tốc độ đáng ngạc nhiên Tốc độ phát triển của việc sử dụng thông tin trên mạng Internet tỉ lệ thuận với số người dân có đường chuyền băng thông rộng Tỉ lệ những người có đường chuyền tốc độ cao ở nhà tiêu thụ tin tức trên mạng Internet cao hơn những người sử dụng đường truyền dial-up 40% số người có đường truyền băng thông rộng coi tin tức trên mạng Internet là nguồn tin quan trọng Việc sử dụng mạng Internet nói chung tỉ lệ nghịch với độ tuổi của công chúng
Mỹ Công chúng sẵn lòng đăng ký đọc tin nhưng không sẵn lòng trả tiền [9, tr.19]
Có thể thấy, các phương tiện truyền thông đại chúng với tư cách là một thiết chế xã hội cần được nghiên cứu nhiều hơn, để thấy rõ ý nghĩa của nó đối với đời
sống xã hội Bên cạnh đó, trong nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng,
hướng nghiên cứu nội dung của thông điệp là một hướng nghiên cứu cơ bản, bởi
Trang 15việc nghiên cứu này sẽ cho thấy động cơ, mục đích của nhà truyền thông đối với các sự kiện xã hội được phản ánh trong báo chí để trình bày với công luận [30]
Vì vậy, cùng với những hướng nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng gồm: công chúng truyền thông, các nhà truyền thông, ảnh hưởng xã hội thì hướng nghiên cứu thông điệp truyền thông có vị trí quan trọng, nhưng chưa có nhiều công trình theo hướng này
2.2 Lịch sử nghiên cứu trong nước
Việc nghiên cứu truyền thông đại chúng ở nước ta trước hết diễn ra ở các viện nghiên cứu báo chí – truyền thông và một số cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội
và nhân văn
Nhiều nghiên cứu về lịch sử báo chí – truyền thông trong nước đã được tiến
hành, tiêu biểu như những công trình của các tác giả Huỳnh Văn Tòng, Lịch sử báo
chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1945; Trần Ngọc Tăng, Vai trò của Truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, 2001; Đỗ
Xuân Hà, Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb ĐHQG Hà Nội, 1997; Hội Nhà Báo Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Báo chí Cách Mạng, Nxb CTQG, 2004; Lê Thanh Bình, Quản lý và Phát triển Báo chí-Xuất bản, Nxb CTQG, 2004…
Một số giáo trình cung cấp các tri thức về lý luận báo chí như Cơ sở lý luận
báo chí – Đặc tính và phong cách (Hà Minh Đức), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (Đinh Hường – Dương Xuân Sơn – Trần Quang), Truyền thông đại chúng
(Tạ Ngọc Tấn), nhóm sách về thể loại báo chí như Thể loại báo chí thông tấn (Đinh Hường), Thể loại báo chí chính luận nghệ thuật (Dương Xuân Sơn), Thể loại báo
chí chính luận (Trần Quang), Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn (Khoa Báo
chí – ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn)…
Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí - truyền thông của nhóm tác giả Đinh
Hường – Dương Xuân Sơn – Trần Quang được biên soạn in lần đầu năm 1991, năm
1995 được Nxb Văn hóa – Thông tin cho ra mắt bạn đọc Nội dung của giáo trình
đề cập đến những vấn đề có tính phương pháp luận, các khái niệm, phạm trù, đặc trưng, chức năng, nguyên tắc, hiệu quả, tính sáng tạo của lao động báo chí, làm
Trang 16cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực báo chí – truyền thông
Cuốn Ngôn ngữ báo chí của Vũ Quang Hào đưa ra một cách tiếp cận có hệ
thống ngôn ngữ Việt với tư cách là ngôn ngữ của truyền thông đại chúng ở Việt Nam Đây là giáo trình bổ ích và cần thiết cho người đọc về những vấn đề chung của ngôn ngữ truyền thông cũng như những điểm đặc thù của ngôn ngữ truyền thông Việt Nam
Công trình nghiên cứu Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến
nay) của tác giả Dương Xuân Sơn đã khẳng định những đóng góp của báo chí Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đồng thời tập trung nghiên cứu về vai trò của báo chí được thể hiện trên các vấn đề: Vai trò của đội ngũ nhà báo; Báo chí với lĩnh vực đổi mới kinh tế; Báo chí với công cuộc phòng, chống tham nhũng; Báo chí với vấn đề Nông nghiệp nông thôn; Kinh tế báo chí; Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình; Tìm ra những hạn chế, khiếm khuyết để báo chí phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo
Gần đây, công trình Báo chí các nước ASEAN của Đặng Thị Thu Hương đã
cho thấy quá trình hình thành và phát triển của báo chí tại các nước ở khu vực này
và chỉ rõ hệ thống báo chí ở các nước Asean hiện nay
Các ấn phẩm về Báo chí học của các tác giả kể trên cho thấy những vấn đề cơ bản về lý luận báo chí, kiến thức nghiệp vụ của hoạt động báo chí, vai trò của báo chí trong đời sống xã hội và báo chí trong đời sống quốc tế, khu vực
Riêng về góc tiếp cận xã hội học truyền thông đại chúng, bài viết Một số vấn
đề về nghiên cứu truyền thông đại chúng của Vũ Trà My, đăng trong cuốn Báo chí
những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6, đã đưa ra một nhận định xác đáng về tình hình nghiên cứu truyền thông đại chúng ở Việt Nam: “Ở Việt Nam, nghiên cứu truyền thông đại chúng đã và đang phát triển Tuy nhiên tầm quan trọng của lĩnh vực này còn chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo và hệ thống Cho đến nay, những đóng góp đáng ghi nhận nhất trong hoạt động này ở Việt Nam lại chủ yếu là thành quả của các nhà xã hội học, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện xã hội học” [25]
Trang 17Ở Việt Nam, nghiên cứu dưới góc độ Xã hội học Truyền thông đại chúng là hướng nghiên cứu đã được sự quan tâm của giới chuyên môn
Thời gian đầu, nghiên cứu Xã hội học Truyền thông đại chúng chủ yếu tập trung vào nghiên cứu truyền thông đại chúng trong hoạt động truyền thông nói chung về một chủ đề nào đó, chẳng hạn nghiên cứu truyền thông về dân số, 1993, nghiên cứu truyền thông phòng chống AIDS, 1996… Giai đoạn sau này, nghiên cứu
xã hội học truyền thông đại chúng ở Việt Nam mới tập trung đi vào hướng nghiên cứu về lý luận và thực nghiệm, trong nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu nghiên cứu
về công chúng, về nội dung thông điệp, hiệu quả của truyền thông
Những đóng góp về cơ sở lý luận cho những nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng ở Việt Nam, có thể kể đến những bài viết của Mai Quỳnh Nam
như: “Truyền thông đại chúng và Dư luận xã hội”, Tạp chí Xã hội học số 1, 1996;
“Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình”, Tạp chí Xã hội học số 4, 2000; “Đặc
điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng”, Tạp chí Xã hội học số 2, năm 2000…
Những bài viết trên tập trung vào các vấn đề cơ bản của truyền thông đại chúng, những quan điểm, lý thuyết của các nhà xã hội học trên thế giới về truyền thông đại chúng, đồng thời chỉ ra các hướng nghiên cứu cơ bản của Xã hội học truyền thông đại chúng ở Việt Nam
Cùng với những nghiên cứu của Mai Quỳnh Nam, Trần Hữu Quang đã có
đóng góp quan trọng về xã hội học truyền thông đại chúng bằng công trình “Xã hội
học báo chí”, năm 2006 Trong tác phẩm này, tác giả tập trung làm rõ những khái
niệm cơ bản của truyền thông đại chúng và đưa ra những đặc điểm về hoạt động của tòa soạn, của nghề làm báo, những đặc trưng nghề nghiệp riêng của nhóm phóng viên, nhà báo ở nước ngoài và Việt Nam Bên cạnh đó, cuốn sách còn đi sâu vào những hướng nghiên cứu cơ bản của xã hội học truyền thông đại chúng: xã hội học
về công chúng, xã hội học về nội dung truyền thông Hơn hết, ấn phẩm đã phác họa được một số lý thuyết tiếp cận trong xã hội học truyền thông đại chúng làm cơ sở cho những nghiên cứu truyền thông đại chúng sau này
Có thể thấy, những nghiên cứu Xã hội học truyền thông đại chúng ở Việt Nam bước đầu được dựa trên sự kế thừa những thành tựu có được từ các nghiên cứu
Trang 18trên thế giới Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy những nghiên cứu thực nghiệm của xã hội học truyền thông đại chúng ở nước ta chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về thông điệp của truyền thông đại chúng Trong đó có thể kể đến các nghiên cứu:
Đề tài “Khảo sát các kênh truyền thông hiện có và tác động của chúng đối
với phụ nữ, trẻ em Việt Nam”, 1999, được thực hiện bởi sự phối hợp nghiên cứu của
Viện Xã hội học và UNICEF, do Mai Quỳnh Nam là chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu tập trung vào nhóm công chúng phụ nữ, trẻ em nhằm phân tích tác động của các kênh truyền thông đối với phụ nữ và trẻ em thông qua các thông điệp được đưa trên các kênh truyền thông hiện có
Nghiên cứu của Khoa học xã hội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về
“Định kiến giới trong các sản phẩm truyền thông trên các phương tiện truyền thông
đại chúng hiện nay”, 2011, được tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh và cộng sự tiến
hành nghiên cứu đã đi tìm kiếm và phân tích các vấn đề giới, định kiến giới, khuôn mẫu giới trong thông điệp truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng qua hình ảnh minh họa và ngôn từ được sử dụng
Bên cạnh những đề tài nghiên cứu, còn có những bài viết trên các tạp chí khoa học, liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu về nội dung thông điệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng:
Bài viết của Nguyễn Hồng Thái về “Một số vấn đề về quan hệ gia đình qua
báo chí” đăng trên Tạp chí Xã hội học số 4, năm 2000, đã trình bày những vấn đề
về phụ nữ - hôn nhân và gia đình ở Việt Nam mà báo chí đề cập đến trong thời gian gần đây, qua đó thấy được phần nào thực trạng, xu hướng biến đổi, các chiều cạnh tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội tới các quan hệ hôn nhân gia đình
Bài viết của Mai Quỳnh Nam trong cuốn sách Báo chí: Những vấn đề lý luận
và thực tiễn, tập 5, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, “Thông điệp về trẻ em trên báo
hình, báo in”, là một phần kết quả nghiên cứu phân tích quốc tế về “Hình ảnh trẻ
em trên báo chí” do Trung tâm truyền thông ASIAN (AMIC) phối hợp với Viện Xã
hội học thực hiện năm 1999 Nghiên cứu này tiến hành quan sát các thông điệp về trẻ em được thông báo trong tháng 10 năm 1999 về 10 tờ báo in và trên 2 đài truyền hình Tác giả bài viết chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu: nội dung thông điệp về cả: số
Trang 19lượng tờ báo có bài liên quan đến trẻ em, về vị trí, về thể loại, về trang mục; cách đưa tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên truyền hình và báo in; vấn đề trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên báo hình, báo in
Ngoài các công trình nghiên cứu, các bài viết, còn có những khóa luận sinh viên, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về truyền thông đại chúng với nội dung nghiên cứu là thông điệp truyền thông:
Khóa luận Báo chí học của Vũ Thị Thu Hà về “ Xây dựng thông điệp quảng
cáo sữa trên truyền hình (khảo sát từ năm 2005 đến nay) ”, “ Thông điệp về trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên Báo chí ” của Đinh Thị Thu Trang, Nguyễn
Thương Huyền với đề tài “ Vấn đề giới trong các thông điệp quảng cáo ở Việt Nam ”…
Luận văn thạc sĩ Xã hội học của học viên Nguyễn Lan Hương, năm 1995 về
“Các dạng mâu thuẫn gia đình và hậu quả của sự ly hôn tìm hiểu được qua mục Tâm tình với chị Thanh Tâm trên báo Phụ nữ Việt Nam” Qua việc phân tích các
bức thư gửi đến mục Tâm tình với chị Thanh Tâm trên báo Phụ nữ Việt Nam, tác giả đã có được kết luận về nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng được đăng tải trên mục này bao gồm: do kinh tế, do không chung thủy, quan điểm sống, mâu thuẫn gia đình, vô sinh và không có con trai Cũng qua việc phân tích này, tác giả luận văn chỉ ra những hậu quả của sự ly hôn đến chính bản thân người ly hôn và con cái là như nhau
Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm của xã hội học truyền thông đại chúng ở nước ta đã hướng đến sự gắn kết với các lĩnh vực của đời sống xã hội ở Việt Nam được thể hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng Tuy nhiên, đa phần những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực trạng về vấn đề
xã hội qua thông điệp được đưa trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mà chưa chỉ ra được tính tiêu cực của truyền thông đại chúng đối với nhận thức của công chúng
Việc quan sát và tìm hiểu về những nghiên cứu liên quan đến truyền thông đại chúng trên thế giới và Việt Nam cho thấy những nghiên cứu truyền thông là không thể thiếu trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay Truyền thông đại chúng có phạm vi tác động lớn đến mọi thành viên của các nhóm xã hội, từ trẻ em đến người cao tuổi Do đó, việc chuyển tải thông điệp cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng cần được
Trang 20xem xét cẩn trọng nhằm định hướng hành vi, định hướng dư luận xã hội, góp phần hạn chế những hành vi lệch chuẩn trong xã hội Để làm được điều này, một trong những khâu rất quan trọng là phải nghiên cứu thông điệp truyền thông
Do đó, luận văn “Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự trên
báo Phụ Nữ Việt Nam” sẽ góp phần củng cố thêm về mặt lý luận và thực tiễn cho
những nghiên cứu truyền thông đại chúng trong việc truyền tải thông điệp về tình trạng gia đình trên báo Phụ nữ Việt Nam trong thời gian được quan sát gần đây, đồng thời đưa ra những đề xuất đối với báo Phụ nữ Việt Nam - nơi đã tổ chức chuyên mục này trong hơn 60 năm qua, dù có thay đổi ít nhiều về cách thể hiện – nhằm cải tiến chuyên mục này, song chuyên mục Thư tâm sự đã góp phần không nhỏ trong việc tạo lập gia đình thành tổ ấm, ấp ủ và nuôi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam trong bối cảnh biến đổi xã
hội hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Phân tích nội dung các thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm
sự trên báo Phụ nữ Việt Nam
Phân tích các tác động xã hội ảnh hưởng đến tình trạng gia đình được nội dung của thông điệp đề cập
Đưa ra các đề xuất với Báo Phụ nữ Việt Nam để có những thông điệp phản ánh chân thực về tình trạng gia đình và đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động truyền thông về hôn nhân gia đình
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số khái niệm và lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu này
Phân tích tình trạng gia đình được thể hiện trong nội dung thông điệp qua chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam
Đưa ra các đề xuất với báo Phụ nữ Việt Nam, nhằm tăng cường hiệu quả
xã hội của chuyên mục này, hướng đến việc xây dựng gia đình bền vững
4 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam
Trang 214.2 Khách thể nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về nội dung thông điệp gia đình được đăng tải qua chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam Vì vậy, khách thể nghiên cứu của luận văn là thông điệp về gia đình trên chuyên mục này
5.1.1 Lý luận Mác xít, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng
Hồ Chí Minh về báo chí truyền thông
Lý luận về hình thái ý thức của chủ nghĩa Mác chỉ rõ báo chí có vai trò quan trọng tạo nên trạng thái tinh thần của đời sống xã hội thông qua sự tác động của hệ
thống này đối với quần chúng Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác viết: “Lý
luận có thể trở thành sức mạnh vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng” Tư
tưởng này của Mác được thể hiện trong các công trình kinh điển như Hệ tư tưởng
Đức; Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước; Dư luận xã hội
ở Anh; Phê phán cương lĩnh Gôta Nền tảng tư tưởng đó được coi là cơ sở lý luận
dựa trên nguyên lý Mác xít để phân tích vai trò tổ chức quần chúng của báo chí, nhằm thực hiện các định hướng xã hội
V.L Lê Nin đã từng cho rằng báo chí có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và thúc đẩy dư luận theo chiều hướng tích cực, để thực hiện các mục đích tổ chức và quản lý xã hội
Đảng ta luôn coi trọng vai trò của báo chí Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Phát triển đi đôi với quản lý
tốt hệ thống thông tin đại chúng, báo chí, xuất bản làm tốt chức năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận
Trang 22thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái, coi trọng nâng niu tính chân
thật, tính giáo dục và tính chiến đấu thông tin” [7, tr 116]
Hồ Chí Minh cũng đã từng khuyên cán bộ báo chí tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 08/09/1962 rằng: “Cán bộ báo chí cũng là báo chí cách mạng Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ…” Bác cũng nhấn mạnh vai trò của nhà báo là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng Người cũng luôn nhắc nhở các nhà báo phải biết: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế nào? Và phải viết sao cho dễ hiểu, đơn giản, thiết thực [24]
Từ những luận điểm chung của các nhà Mác xít, Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy vai trò hoạt động báo chí trong đời sống xã hội là rất lớn Đồng thời cũng chỉ rõ cơ chế tác động của báo chí, nội dung thông điệp của báo chí cần hướng tới và hiệu quả xã hội mà báo chí cần đạt được Những chỉ dẫn
đó được coi là cơ sở lý luận cần phải xác định trong cách tiếp cận và cả trong phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1.2 Lý luận báo chí truyền thông
Lý luận Báo chí học chỉ ra rằng, truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bao gồm các yếu tố: Nguồn tin, thông điệp, kênh truyền
thông, người nhận, hiệu quả, phản hồi và nhiễu
“Trong quá trình này, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau Về mặt thời gian, nguồn phát thực hiện hành
vi khởi phát quá trình truyền thông trước” [3, tr.16]
Hướng tiếp cận lý luận báo chí truyền thông có ưu điểm nổi bật ở chỗ, cho thấy các thông điệp báo chí được sản xuất như thế nào, hình thành ra sao, các tác động xã hội đối với các thông điệp, những vấn đề này bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực Điển hình cho tính hai mặt của vấn đề này là hiện tượng thương mại hóa trong hoạt động báo chí hiện nay cả từ phía tòa soạn lẫn nhà báo Vì vậy sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung thông điệp được truyền tải đến công chúng
5.1.3 Lý luận Xã hội học Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng được nghiên cứu dưới góc độ Xã hội học như một quá trình xã hội Trong đó, quá trình xã hội diễn ra với những tác động của truyền
Trang 23thông đại chúng bằng sự liên kết các yếu tố: nguồn tin, thông điệp và người nhận Những yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
Xã hội học truyền thông đại chúng đề xuất hướng nghiên cứu hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng và xem xét truyền thông đại chúng như một thiết chế xã hội Thiết chế xã hội truyền thông đại chúng đảm nhiệm chức năng cơ bản là sản xuất, phân phối thông tin cho những nhóm xã hội lớn thông qua các phương tiện kỹ thuật với vai trò là những kênh truyền
5.1.4 Lý luận xã hội học gia đình
Xã hội học quan niệm gia đình như một thiết chế xã hội để thực hiện một hệ thống chức năng trong cấu trúc xã hội tổng thể Thiết chế gia đình là một hệ thống nhỏ trong hệ thống lớn xã hội nên, một mặt nó được coi là “tế bào” của cấu trúc xã hội tổng thể, mặt khác nó cũng chịu những tác động xã hội từ cấu trúc xã hội tổng thể Trong đó có hệ thống truyền thông đại chúng Luận đề này cho thấy tính độc lập tương đối của thiết chế gia đình cũng như tính phụ thuộc của gia đình vào các hệ thống xã hội khác trong đó có hệ thống truyền thông đại chúng
- Nghiên cứu sử dụng các tài liệu có sẵn đã được nghiên cứu trước đó về báo chí và gia đình làm cơ sở cho nghiên cứu này, cũng như góp phần xây dựng bộ mã hóa định lượng và định tính
Phương pháp phân tích nội dung được sử dụng dựa trên thông điệp được truyền từ thiết chế truyền thông đại chúng Việc phân tích bằng phương pháp này căn cứ vào cách xác định các khái niệm và từ khóa được mã hóa thành bộ công cụ thể hiện các chỉ báo nghiên cứu, nhằm đưa ra những suy luận xác đáng về quá trình
xã hội mà thông điệp đề xuất
Quy trình phân tích nội dung thông điệp nhằm mục đích chuyển các đặc điểm được lựa chọn của thông điệp thành số liệu có thể xử lý bằng các phương pháp thống kê về mặt định lượng và định tính Những đơn vị phân tích cần phải được xác định bằng sự tham chiếu của hệ thống đặc điểm ngữ nghĩa và cú pháp của thông điệp Những đơn vị điển hình của phân tích nội dung thông điệp là câu chuyện được thể hiện dưới văn bản báo chí hoặc các hình thức khác Ở nghiên cứu này, chúng tôi
Trang 24đã thực hiện việc phân tích “Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt nam” (Từ tháng 1/2013 đến 6/2014) theo các bước sau:
Xác định khái niệm và từ khóa làm cơ sở cho việc phân tích
Xây dựng bảng mã các từ khóa về hệ thống chỉ báo và xác định các chỉ báo thành phần
Phương pháp phân tích thông tin: nghiên cứu sử dụng hai phầm mềm SPSS 13.0 và Nvivo 2.0 trong quá trình tổng hợp và phân tích dữ liệu.(Xem phụ lục số 1 Tr.113)
+ Đối với dữ liệu định lượng, nghiên cứu tiến hành phân tích theo trình tự: lập bảng mã định lượng, phân tích trên các bài báo được lựa chọn, tập trung mô tả
và làm rõ thông điệp về gia đình trên chuyên mục Thư tâm sự
+ Đối với dữ liệu định tính, nghiên cứu tiến hành theo trình tự: lập bảng mã cho nội dung nghiên cứu đối với các bài báo, với kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm Nghiên cứu sử dụng phần mềm Nvivo 2.0 để phân tích và rút trích thông tin cần phân tích thông qua những mã hóa theo chủ đề nghiên cứu bằng lệnh thủ thuật coder
Phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu 4 trường hợp:
- 01 Người phụ trách chuyên mục Thư tâm sự của báo Phụ nữ Việt Nam
- 02 Cán bộ nghiên cứu về Phụ nữ
- 01 Cán bộ nghiên cứu về Giới và Gia đình
5.2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam hiện nay như thế nào?
Thông điệp về gia đình biểu hiện như thế nào ở các khía cạnh cụ thể như : thông điệp về giá trị hôn nhân – gia đình; thông điệp về các chức năng gia đình; thông điệp về cấu trúc gia đình… ?
Các tác động xã hội đến tình trạng gia đình hiện nay được thể hiện ra sao qua chuyên mục Thư tâm sự ?
Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của chuyên mục Thư tâm sự - Báo Phụ nữ Việt Nam góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình bền vững, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc như thế nào ?
Trang 255.2.3 Giả thiết nghiên cứu
Những chủ đề được tư vấn trao đổi có thể ở giai đoạn tiền hôn nhân hoặc những năm đầu chung sống trong các gia đình
Chiều cạnh tâm lý – xã hội tác động mạnh hơn chiều cạnh pháp lý trong
sự trao đổi giữa những người cần tư vấn với chuyên mục Thư tâm sự
Những người cần sự tư vấn của chị Thanh Tâm phần lớn là nữ Như vậy yếu tố giới có thể chi phối nhiều đến sự tương tác giữa công chúng và báo Phụ nữ Việt Nam ở chuyên mục này
6 Ý nghĩa của đề tài
Kênh
(Báo in)
Công chúng (Độc giả báo PNVN)
Hiệu quả (Xây dựng gia đình bền vững)
Phản hồi
-Báo chí học -XHH TTĐC
- XHHGĐ
Trang 26Nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm cho lĩnh vực nghiên cứu truyền thông, đặc biệt là nghiên cứu về thông điệp trên báo chí; Có thể là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về đề tài này
Phân tích thông điệp truyền thông đại chúng là một phương pháp cơ bản trong báo chí học và xã hội học truyền thông đại chúng Nó được thực hiện trên cả hai phương diện: định lượng và định tính Vì vậy, nó cho thấy những yếu tố có thực
và cả xu hướng phát triển đối với hoạt động nhận thức tình trạng gia đình hiện nay Điều này cũng có nghĩa là phương pháp để nhận thức hiệu quả hoạt động báo chí
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu góp phần phản ánh tình trạng gia đình ở Việt Nam hiện nay và tác động xã hội đối với gia đình Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa Từ đó đề xuất để thông điệp đến với công chúng hiệu quả hơn
Việc áp dụng phương pháp phân tích thông điệp qua chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam dựa trên hệ thống lý thuyết báo chí học, xã hội học truyền thông đại chúng và xã hội học gia đình, cho thấy ý nghĩa của nghiên cứu liên ngành giữa báo chí học và xã hội học, để nhận thức tình trạng của gia đình và đề xuất phương hướng xây dựng gia đình bền vững
7 Kết cấu luận văn :
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tình trạng gia đình trên chuyên mục Thư tâm sự - Báo Phụ nữ Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát huy vai trò của chuyên mục Thư tâm sự - Báo
Phụ nữ Việt Nam trong truyền thông xây dựng gia đình
Kết luận
Trang 27CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Các khái niệm về Truyền thông, báo chí
1.1.1 Truyền thông
Thuật ngữ “truyền thông” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “communicare” nghĩa là biến nó thành thông thường, chia sẻ, truyền tải Truyền thông được mô tả như việc truyền ý nghĩ, thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một người/một nhóm người sang một người/hoặc một nhóm người khác bằng lời nói, văn bản, hình ảnh hoặc tín hiệu Về thực chất đó chính là quá trình trao đổi tương tác thông tin với nhau về các vấn đề của đời sống cá nhân, nhóm, xã hội, từ đó tăng vốn hiểu biết chung, hình thành hoặc thay đổi nhận thức thái độ chuyển đổi hành vi cá nhân, nhóm, xã hội
Theo Mai Quỳnh Nam: Truyền thông là một quá trình nên có phương thức
và mô hình truyền thông Truyền thông không phải là một hành động đơn giản mà
là một quá trình diễn ra liên tục nhằm chia sẻ thông tin, tình cảm và kỹ năng Đây là một quá trình phức tạp qua nhiều mắt, nhiều khâu Các mắt khâu chuyển đổi tương đối linh hoạt để hướng tới nhận thức và hành vi của các cá nhân và các nhóm
Theo Trần Hữu Quang: Truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người
Như vậy, truyền thông có thể hiểu là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, ý kiến, quan điểm, tình cảm giữa các cá nhân hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau
1.1.2 Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng xuất phát trước hết từ quá trình giao tiếp (communication) của con người
Mai Quỳnh Nam cho rằng: Truyền thông đại chúng là toàn bộ những phương tiện lan truyền thông tin như báo chí, truyền hình, phát thanh, internet… tới những nhóm công chúng lớn Đặc điểm của các phương tiện truyền thông đại chúng là các tin tức từ hệ thống này được chuyển đến công chúng một cách nhanh chóng, đều
Trang 28đặn và gián tiếp Nó phải hướng tới đối tượng công chúng nói chung, vừa phải quan tâm đến nhu cầu thông tin của các nhóm công chúng cụ thể Hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng luôn chịu sự tác động từ hai phía Phía thứ nhất là các thiết chế xã hội mà phương tiện đó là công cụ (như các tờ báo của các tổ chức chính trị
xã hội), phía thứ hai là công chúng
1.1.3 Thông điệp truyền thông
Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát (người mang nội dung thông tin) đến đối tượng tiếp nhận (cá nhân hoặc tập thể)
1.1.4 Báo chí
Báo chí (Journalism) theo quan điểm truyền thống, được coi là phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải những thông tin thời sự có tính định kỳ đến với đông đảo công chúng Báo chí là một bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận chiếm vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất, khuynh hướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng Do đó, trong nhiều trường hợp,
có thể dùng báo chí để chỉ truyền thông đại chúng ; và ngược lại, nói đến truyền thông đại chúng – trước hết phải nói đến báo chí
Xét theo quan điểm hệ thống của Prokhorop [6,41,42], khái niệm báo chí được hiểu
như một thiết chế, một chỉnh thể Báo chí là một tiểu hệ thống cấu thành hệ thống xã hội
nói chung Trong đó, báo chí là một bộ phận cấu thành và chịu sự chi phối của hệ thống lớn cũng như sự tác động của các tiểu hệ thống (hoặc hệ thống con), của nhiều loại quan hệ dọc và ngang, quan hệ bình đẳng và phụ thuộc
1.1.5 Báo in
Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, bằng ký hiệu chữ viết, hình ảnh
và các ngôn ngữ phi văn tự, thông tin về các sự kiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ công chúng – nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định [4]
1.2 Các khái niệm về gia đình và các chức năng của gia đình
1.2.1 Gia đình
“Gia đình là một nhóm người, có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết
thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân,
Trang 29cùng chung sống, có ngân sách chung” là định nghĩa phù hợp với gia đình Việt
Nam Định nghĩa này thể hiện được các đặc trưng của gia đình Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay [51, tr.38]
Gia đình được định nghĩa trong Luật Hôn nhân và gia đình (2014) « là tập
hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”
1.2.2 Chức năng gia đình và xu hướng biến đổi các chức năng gia đình Việt Nam hiện nay
Hai hướng tiếp cận nghiên cứu gia đình truyền thống đó là nghiên cứu gia đình như một nhóm tâm lý tình cảm đặc thù và nghiên cứu gia đình như một thiết chế xã hội Khi nghiên cứu gia đình như một thiết chế xã hội nghĩa là tập trung trả lời các câu hỏi như gia đình ra đời nhằm mục đích gì ? thực hiện chức năng gì đối với xã hội và mối quan hệ giữa thiết chế gia đình và các thiết chế xã hội khác như thế nào ? Do đó, có thể xem chức năng gia đình là một trong những khái niệm then chốt, một phạm trù quan trọng trong xã hội học gia đình
Chức năng gia đình chỉ phương thức biểu hiện hoạt động sống của gia đình gắn liền với những nhu cầu về xã hội đối với gia đình (với tư cách là thiết chế xã hội) và những nhu cầu của cá nhân đối với gia đình (với tư cách là một nhóm tâm lý
xã hội) Như vậy, chức năng của gia đình vừa phản ánh những nhu cầu của xã hội đối với thiết chế gia đình, vừa phản ánh mối quan hệ giữa gia đình và các thành viên của nó
Các chức năng cơ bản của gia đình là:
- Chức năng tái sản xuất ra con người và duy trì nòi giống(chức năng sinh đẻ)
- Chức năng kinh tế
- Chức năng xã hội hóa
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm
- Chức năng chăm sóc người già và trẻ em
Trang 30Xu hướng biến đổi các chức năng của gia đình Việt Nam hiện nay thường được xem xét trên một số chức năng như sau :
- Xu hướng gia đình đa chức năng sang gia đình đơn chức năng: xã hội càng ngày càng phát triển hướng đến phân công lao động xã hội chuyên môn hóa chức năng Do đó, nhiều chức năng của gia đình trước đây cho đến nay đã được các thiết chế xã hội khác chia sẻ như thiết chế giáo dục; thiết chế y tế…
- Xu hướng gia đình từ một đơn vị sản xuất trở thành đơn vị tiêu dùng là chủ yếu: với đặc trưng sản xuất nông nghiệp truyền thống thường thu hút tất cả các thành viên trong gia đình vào một quy trình sản xuất Tuy nhiên, ngày nay với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, công nghiệp hóa hiện đại hóa càng ngày càng mở rộng đã khiến cho phân công lao động ngày càng trở nên chuyên môn hóa chức năng Do đó, lao động tập trung các thành viên trong gia đình trong một quy trình sản xuất khép kín đã dần thay đổi, các thành viên trong gia đình tham gia vào nhiều công đoạn sản xuất khác nhau của xã hội
- Sự thay đổi về chất các chức năng của gia đình hiện đại như: thứ nhất, sự thay đổi về chất chức năng tái sản xuất ra con người Các cá nhân và gia đình ngày nay càng ngày càng chủ động trong hành vi sinh đẻ Thứ hai, có sự tách rời giữa chức năng tái sản xuất ra con người và chức năng thỏa mãn tình dục Đó là thành tựu của sự ra đời các biện pháp tránh thai hiện đại đã giúp cho các cá nhân và gia đình kiểm soát được số lượng con, khoảng cách giữa các lần sinh Theo đó, chức năng thỏa mãn và hướng đến chất lượng đời sống tình dục giữa
vợ - chồng càng ngày càng được chú ý như một tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống của vợ chồng Thứ ba, sự thay đổi trong chức năng giáo dục con cái Quan niệm “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó ” dần dần được thay đổi và thay vào
đó là tương tác hai chiều giữa cha mẹ và con cái, các thành viên trong gia đình
1.2.3 Cấu trúc gia đình
Cấu trúc gia đình là số lượng, thành phần, các mối quan hệ giữa các thành viên và thế hệ trong gia đình Trong định nghĩa này, số lượng các thành viên chỉ số
Trang 31lượng con cái và những thành viên khác cùng chung sống Thành phần gia đình bao gồm: cha, mẹ, con cái, người họ hàng khác [51; tr.40]
Khi nghiên cứu cấu trúc gia đình, người ta thường chú ý đến các mối quan hệ tiền hôn nhân, quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa các thế hệ, quan hệ giữa gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng, quan hệ thân tộc…
1.2.4 Quan hệ gia đình
Các mối quan hệ trong gia đình được đặc trưng bởi quan hệ hôn nhân và huyết thống Tuy nhiên, đây là quan niệm phổ biến, ngoài quan hệ huyết thống giữa các thành viên trong gia đình thì thực tế vẫn tồn tại các mối quan hệ trong gia đình không thuộc quan hệ huyết thống, đó là gia đình có con nuôi
1.2.5 Giá trị và chuẩn mực
Chuẩn mực được hiểu là những quy ước chung của cả cộng đồng hay một nhóm hạn hẹp, có thể công khai hoặc ngấm ngầm, song được mọi người chia sẻ về mặt hành vi [11,tr.137]
Giá trị được hiểu là những ý niệm trừu tượng xác định điều được coi là đáng giá, đáng ao ước trong phạm vi một nền văn hóa Các giá trị và chuẩn mực định hướng cho các thành viên của một nền văn hóa cách ứng xử cho phù hợp với môi trường xung quanh họ [11,tr.137]
1.3 Vai trò của báo chí trong xây dựng gia đình
Gia đình được xem là một trong các mục tiêu quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2020 Bên cạnh đó, truyền thông về gia đình cũng được xem là một giải pháp quan trọng Trong bảy đề án thực hiện chiến lược thì có tới hai đề án liên quan đến giáo dục - truyền thông Đó là đề án
số 2 “ Đề án tuyên truyền về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng đến năm 2020 ” và đề án số 3 “Đề
án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020”
Đề án Tuyên truyền về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng đến năm 2020 được phê duyệt ngày
Trang 325/9/2014 với mục tiêu (a) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tối thiểu 95% hộ gia đình và cộng đồng được tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân, gia đình, phòng chống bạo lực gia đình (chú trọng đối tượng trong độ tuổi kết hôn, đặc biệt là nam giới); về phúc lợi xã hội dành cho gia đình chính sách, gia đình nghèo và kiến thức, kỹ năng, phát triển kinh
tế gia đình, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; về chính sách dân số và
kế hoạch hóa gia đình, không phá thai vì giới tính của thai nhi; (b) 100% phóng viên phụ trách chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về xây dựng gia đình, phòng chống bạo lực gia đình tại các cơ quan báo chí có kiến thức về xây dựng gia đình, phòng chống bạo lực gia đình
Nhằm thực hiện Đề án này, các cơ quan báo chí cần thực hiện các nhiệm vụ: (1) Xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với các đối tượng : (a) Biên tập
sổ tay, tài liệu và tập huấn cho phóng viên, biên tập viên phụ trách chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về xây dựng gia đình, phòng chống bạo lực gia đình; (b) Biên tập, sản xuất, xây dựng bài viết, bản tin, phóng sự, phim ngắn về đường lối, chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, không phá thai vì giới tính của thai nhi; về phúc lợi xã hội dành cho gia đình chính sách, gia đình nghèo, kiến thức, kỹ năng, phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế ; (c) Biên tập, sản xuất, xây dựng bài viết, bản tin, phóng sự theo các chuyên đề khác nhau cho đối tượng nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn có được kiến thức cơ bản về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình;
(2) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: (a) Mở các chuyên mục, chuyên đề, chương trình tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật
về hôn nhân, gia đình, phòng chống bạo lực gia đình trên các kênh phát thanh, truyền hình quảng bá ở trung ương, địa phương; (b) Mở chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, quảng cáo về xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình trên các báo, tạp chí in, báo điện tử
Bên cạnh những vấn đề về gia đình, không thể không nhắc đến vấn đề bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình hiện nay Để xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc thì thu hẹp khoảng cách giới, phòng chống bạo lực gia đình là
Trang 33điều kiện cần thiết hơn bao giờ hết Do đó, luật Bình đẳng giới năm 2006 đã nhấn
mạnh “Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới là biện pháp
quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới”
Luật Phòng chống bạo lực gia đình (2007) cũng quy định về nhiệm vụ của
các cơ quan truyền thông đại chúng “Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm
thông tin kịp thời, chính xác chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình” và 1 trong 3 yêu cầu trong quá trình truyền thông về phòng chống bạo lực gia
đình là “ Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của
nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình”
Như vậy, trong luận văn này, báo chí thực hiện chức năng cung cấp thông tin, hình thành, định hướng thông tin nhằm mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc
1.4 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
1.4.1 Báo chí truyền thông
Lý thuyết báo chí học được đề xuất dựa trên cơ sở của quá trình truyền thông Báo chí được tạo nên bằng sự phát triển của các phương tiện mà mở đầu là các phương tiện in ấn và hiện nay là các phương tiện điện tử Như vậy, về kênh truyền đã có những thay đổi căn bản Nhưng những yếu tố cơ bản của lý thuyết báo chí học vẫn dựa trên hệ thống tri thức đã được xác định từ lý thuyết truyền thông Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bao gồm các yếu tố: Nguồn tin, thông điệp, kênh truyền thông, người nhận, hiệu quả,
phản hồi và nhiễu
“Trong quá trình này, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau Về mặt thời gian, nguồn phát thực hiện hành
vi khởi phát quá trình truyền thông trước” [3, tr.16]
Theo Nguyễn Văn Dững, bản chất xã hội của truyền thông là quá trình giao tiếp xã hội, quá trình liên kết xã hội và quá trình can thiệp xã hội [5,Tr.120] Nói cách khác , đó là quá trình biện chứng Con người sau khi được truyền thông xã hội hóa có thể trở nên văn minh hơn khi con người, xã hội càng phát triển thì nhu cầu, năng lực và khả năng đáp ứng của truyền thông càng cao
Trang 34Trong xã hội loài người, truyền thông là một điều kiện tiên quyết để hình thành nên một cộng đồng hay một xã hội Đời sống xã hội thực chất đó là quá trình trao đổi thông tin Con người có thể sống được với nhau, giao tiếp được với nhau trước hết là nhờ vào hành vi truyền và nhận thông tin giữa người này với người khác để giữ liên lạc với nhau Nói chuyện, đối đáp, tranh luận, tâm sự, đọc sách báo, xem phim, nghe nhạc… đều là những hành vi nằm trong một quá trình truyền thông Truyền thông do đó là một dạng căn bản của hành vi con người trong xã hội Truyền thông là quá trình can thiệp xã hội vì mục đích của truyền thông là nhằm thay đổi hành vi Quá trình này nhằm gia tăng sự tương đồng và giảm dần sự khác biệt trong nhận thức của các nhóm hay giữa các nhóm công chúng truyền thông và chủ thể truyền thông Bởi vì xét cho cùng, những xung đột trong hành vi chủ yếu bắt nguồn từ sự khác biệt về nhận thức và lợi ích [5, Tr.116] Do đó, muốn thay đổi hành vi và gia tăng sự tương đồng trong nhận thức của công chúng, quá trình truyền thông thường trải qua các giai đoạn khác nhau với những mục đích cụ thể khác nhau như cung cấp thông tin, kiến thức, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm…
Để tạo ra quá trình truyền thông hai chiều thì phải có điều kiện cần ( nguồn, thông điệp, kênh chuyển tải thông điệp và người tiếp nhận ) và điều kiện đủ ( các rào cản, dòng phản hồi…)
Quá trình truyền thông là sự truyền đi của các thông điệp ( ý nghĩa, thông tin,
tư tưởng, ý tưởng, ý kiến, kiến thức…) từ một người hay một nhóm người đến người khác hay một nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc các tín hiệu khác Chính vì vậy, truyền thông liên quan đến việc làm thế nào để liên kết các yếu tố như người nhận, người gửi, cách mã hóa và cách giải mã, các kênh và các phương tiện truyền thông nhằm đảm bảo cho tính chính xác và hiệu quả của quá trình truyền thông
Để thực hiện quá trình truyền thông, nhà truyền thông phải trải qua một quy trình truyền thông trọn vẹn gồm 5 bước: 1) Nghiên cứu ban đầu về công chúng – nhóm đối tượng 2) Thiết kế thông điệp 3) Lựa chọn kênh truyền thông và chuẩn bị tài liệu 4) Thực hiện chiến dịch truyền thông 5) Nghiên cứu phần đánh giá phản hồi
Trang 35Chu trình truyền thông hiệu quả diễn ra trong một vòng tròn kép kín, trong
đó một thông tin phát ra luôn luôn có một phản ứng nào đó về phía người nhận Do
đó, người nhận tin sẽ có một thông điệp phản hồi lại cho người thông tin ban đầu Lúc này người nhận tin trở thành người phát tin – điều này làm cho quá trình truyền thông trở thành chu trình khép kín
Có thể hiểu sâu hơn về chu trình này qua mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon
Trong đó: S (Source Sender) : Nguồn phát, chủ thể truyền thông
M (Message) : Thông điệp, nội dung truyền thông
C (Channel) : Kênh truyền thông
R (Receiver) : Người nhận thông điệp (đối tượng)
E (Effect) : Hiệu quả truyền thông
N (Noise) : Nhiễu (yếu tố tạo sai số trong thông tin)
F (Feedback) : Phản hồi (yếu tố tác động trở lại giúp cho
truyền thông đạt hiệu quả cao)
Theo Nguyễn Văn Dững, trong một chu trình truyền thông, mỗi thông điệp truyền thông được phát trên kênh truyền tải đến người tiếp nhận là một quá trình chuyển từ thông tin tiềm năng sang thông tin hiện thực Và công chúng không chỉ là
N
F
Trang 36người tiếp nhận thông tin báo chí mà những đánh giá, nhận xét của họ về hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng đã tạo nên mối liên hệ ngược, nghĩa là
ý kiến của công chúng về những thông tin mà họ tiếp nhận được từ hệ thống này cũng tác động trở lại của các phương tiện truyền thông đại chúng
Trong một chu trình truyền thông có hiệu quả, người gửi phải truyền đạt thông tin đến công chúng mục tiêu và định rõ xem mình muốn đạt được những phản hồi nào từ phía công chúng Họ phải mã hóa thông điệp của mình theo cách tính đến quá trình giải mã thông điệp thông thường của tầng lớp công chúng mục tiêu Người gửi – nhà truyền thông phải lựa chọn những phương tiện truyền thông thích hợp và phải thiết kế những kênh thông tin phản hồi để có thể biết phản ứng của người nhận đối với thông điệp đó Điều này đòi hỏi nhà truyền thông phải am hiểu về hành vi tiếp nhận như đặc điểm, thói quen, cách thức tiếp nhận của công chúng để đảm bảo tính hiệu quả của truyền thông
Theo Mai Quỳnh Nam, trong một chu trình truyền thông thì phản hồi (Feedback) là yếu tố quan trọng nhất của quá trình truyền thông [32, Tr.19-26] Một hoạt động truyền thông nếu không có phản hồi, nghĩa là các thông tin phát ra không tạo nên sự quan tâm của công chúng Hoặc có thể, đó chỉ là thông tin một chiều và mang tính áp đặt của nhà truyền thông Vì vậy thang đo phản hồi là một chỉ báo căn bản cho thấy hiệu quả hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với công chúng báo chí
Như vậy, truyền thông là một khái niệm rộng, phản ánh quá trình trao đổi, tương tác thông tin của con người trong xã hội, là sợi dây liên kết xã hội, là động lực kích thích sự phát triển xã hội, và là công cụ can thiệp hữu hiệu nhất vào đời sống chính trị của các giai cấp, các tầng lớp khác nhau trong xã hội Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để phân tích thông điệp về tình trạng gia đình và các tác động đối với gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam
Từ lý thuyết truyền thông, người ta đã chỉ rõ đối tượng tác động của truyền thông đại chúng là công chúng xã hội Điều này có nghĩa là truyền thông tác động
Trang 37đến ý thức của công chúng xã hội, ý thức quần chúng Việc phân tích ý thức quần chúng trong hệ thống tri thức về truyền thông phản ánh sự tương tác của các yếu tố: thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức lịch sử văn hóa và dư luận xã hội Điều đó cũng có nghĩa là truyền thông đại chúng tác động đến hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có thiết chế xã hội gia đình
Nghiên cứu về khoa học báo chí quan tâm đến việc hình thành nên các sản phẩm truyền thông Sản phẩm truyền thông là kết quả tổng hợp của các quá trình xã hội bao gồm: thiết chế xã hội truyền thông, thông điệp báo chí, kênh truyền, đối tượng tiếp nhận và hiệu quả đạt được
Với đề tài luận văn: “Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự
trên báo Phụ nữ Việt Nam” xem xét các yếu tố của nội dung thông điệp về gia đình
ở các khía cạnh: cách tổ chức thông tin, các chủ đề, cách miêu tả, hình ảnh, ngôn ngữ sử dụng, qua đó thấy được chân dung đối tượng của gia đình,tình trạng gia đình, các tác động xã hội đối với gia đình Việt Nam hiện nay
1.4.2 Xã hội học Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng được nghiên cứu dưới góc độ Xã hội học như một
quá trình xã hội Trong đó, quá trình xã hội diễn ra với những tác động của truyền
thông đại chúng bằng sự liên kết các yếu tố: nguồn tin, thông điệp và người nhận Những yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
Người mở đầu cho môn khoa học nghiên cứu tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với công chúng là M.Weber Năm 1910, ông đã luận chứng về mặt phương pháp luận cho sự cần thiết của môn Xã hội học báo chí và đưa ra phạm vi các vấn
đề nghiên cứu đó là hướng vào các tập đoàn, các tầng lớp xã hội khác nhau, phân tích các yêu cầu xã hội đối với nhà báo, coi trọng phương pháp phân tích trên báo chí và phân tích hiệu quả báo chí đối với việc xây dựng con người
Lập luận của M.Weber chỉ rõ tác động của báo chí trong việc hình thành ý thức quần chúng và vạch ra mối liên hệ của các nhân tố này với hành động xã hội của các cá nhân, các tầng lớp xã hội [27]
Trang 38Các hướng nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng là :
Nghiên cứu công chúng
Nghiên cứu thiết chế và tổ chức truyền thông
Phân tích thông điệp truyền thông
Phân tích hiệu quã xã hội của truyền thông đại chúng
Trong hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng thì hướng phân tích tác động của truyền thông đại chúng đối với dư luận xã hội có vai trò hết sức quan trọng Các tác động của khoa học công nghệ và công nghệ điện tử đã dẫn đến những chuyển biến căn bản ở những vấn đề lý luận về truyền thông đại chúng Người ta thấy rằng truyền thông đại chúng đang tạo nên một không gian mở rộng yếu tố công cộng của hệ thống phương tiện này Đặc biệt là với sự xuất hiện của internet Các đặc điểm của công chúng truyền thông đại chúng diễn ra theo hai chiều : đại chúng hóa và phi đại chúng hóa, các yếu tố tạo nên những nhóm xã hội lớn ở khái niệm công chúng cũng có những chuyển biến so với hệ thống lý luận trước đây khi nhìn nhận rừng công chúng của truyền thông đại chúng bao gồm những cá nhân tách biệt Lập luận của Max Weber đề xuất hướng nghiên cứu phân tích thông điệp báo chí, đây là một hướng nghiên cứu rất cơ bản của xã hội học truyền thông đại chúng
vì thông điệp báo chí là yếu tố mà thiết chế báo chí truyền đến cho công chúng theo các kênh với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật Hướng nghiên cứu này đã làm phong phú thêm trong sự trưởng thành của hệ thống lý luận xã hội học truyền thông đại chúng và cho đến giai đoạn thứ 4 trong sự phát triển với tác động cả hệ thống internet đã tạo nên sự thu hút đặc biệt đối với các nhà nghiên cứu
Vì sao xã hội học truyền thông đại chúng cần phải nghiên cứu, phân tích nội dung thông điệp? Câu trả lời là: Việc phân tích thông điệp chỉ ra được quan hệ của thông điệp với thực tế ngoài thông điệp đã sản sinh ra thông điệp Việc nghiên cứu còn cho thấy động cơ, mục đích của nhà truyền thông đối với các sự kiện xã hội được phản ánh trong báo chí để trình bày với công luận Do đó, các nghiên cứu tập trung theo hướng này là rất cần thiết
Trang 391.4.3 Xã hội học gia đình
Gia đình có thể được coi là một trong các khuôn mẫu tổ chức các quan hệ xã hội Và gia đình được xem xét trên rất nhiều khía cạnh đặc trưng khác nhau Có thể xem gia đình như là sự sống chung giữa một người đàn ông với một người đàn bà (hoặc chỉ có một trong hai, ở dạng gia đình khuyết) Họ thực hiện những chức năng
cơ bản của gia đình Trong đó, chức năng sinh con có vai trò hết sức quan trọng và
vì vậy, gia đình được xác định trên cả hai phương diện như là một nhóm sinh học và một nhóm xã hội
Sự phát triển của gia đình cho thấy, gia đình đã trải qua các hình thái khác nhau và chịu những tác động xã hội cũng khác nhau Lý thuyết về gia đình hiện đại nhấn mạnh đến sự tương tác trong các chức năng của gia đình và vai trò giới cũng
đã có những biến đổi căn bản Người ta nhận thấy rằng các phương tiện truyền thông đại chúng đảm nhiệm vai trò rất cơ bản trong xã hội hiện đại bằng việc cung cấp thông tin cho những nhóm công chúng lớn, những nhóm công chúng này trong
sự “ chia tách ” thành các đặc trưng nhân khẩu xã hội, cho thấy rõ tác động của truyền thông đại chúng đối với các tác động xã hội ở phạm vi gia đình là hết sức rộng lớn Truyền thông đại chúng tham gia mạnh mẽ vào quá trình xã hội hóa cá nhân của các thành viên trong gia đình trong suốt chu trình sống của đời người Đặc biệt là với nhóm tuổi thanh niên, một nhu cầu cơ bản của công chúng ở nhóm tuổi này là cần có các thông tin về giá trị hôn nhân gia đình, sự lựa chọn bạn đời, lựa chọn giá trị sinh con, định hướng nuôi dạy con, thực hiện các nhu cầu trong sự tương tác văn hóa với các hệ thống giá trị khác của xã hội Điều này cho thấy truyền thông đại chúng, tác động đến gia đình ở toàn bộ các vấn đề cơ bản : cấu trúc, chức năng và các quan hệ trong gia đình
Xã hội học quan niệm gia đình như một thiết chế xã hội để thực hiện một hệ thống chức năng trong cấu trúc xã hội tổng thể Thiết chế gia đình là một hệ thống nhỏ trong hệ thống lớn xã hội nên, một mặt nó được coi là “tế bào” của cấu trúc xã hội tổng thể, mặt khác nó cũng chịu những tác động xã hội từ cấu trúc xã hội tổng thể Trong đó có hệ thống truyền thông đại chúng Luận đề này cho thấy tính độc
Trang 40lập tương đối của thiết chế gia đình cũng như tính phụ thuộc của gia đình vào các hệ thống xã hội khác trong đó có hệ thống truyền thông đại chúng
1.5 Thông tin cơ bản về báo, chuyên mục và mẫu nghiên cứu
1.5.1 Thông tin cơ bản về chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam
Chức năng của báo chí là cung cấp thông tin về tình trạng xã hội Trong đó
có tình trạng gia đình Mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam gồm có hai phần: thư của độc giả gửi đến tòa soạn và thư của tòa soạn giải đáp về những vấn đề cần tư vấn của độc giả Sự tương tác ý kiến trong quá trình này cho thấy tình trạng và giải pháp để xây dựng gia đình Việt Nam bền vững Chúng tôi chọn các số báo Phụ nữ Việt Nam từ tháng 1/2013 đến 6/2014 để làm cơ sở cho việc phân tích thông điệp Với lượng phát hành một tuần ba số, chúng tôi tính rằng từ tháng 1/2013 đến 6/2014 có 234 số báo Trừ một số báo rơi vào các ngày lễ, chuyên mục Thư tâm sự được thay thế bằng nội dung khác Vì vậy, chỉ còn 201 số báo có nội dung này Như vậy, trong 1,5 năm có 402 văn bản để phân tích Số lượng này đảm bảo được độ lớn của dung lượng mẫu văn bản gắn với chủ đề nghiên cứu trong thời hạn 1,5 năm
1.5.2 Thông tin cơ bản về mẫu nghiên cứu
Báo Phụ nữ Việt Nam phát hành một tuần ba số vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu với nội dung phong phú đăng tải những thông tin khác nhau, nhằm phục vụ nhu cầu thông tin của độc giả trên mọi lĩnh vực như: kinh tế xã hội, giáo dục, hôn nhân gia đình, khoa học đời sống… Tuy nhiên, do giới hạn của vấn đề nghiên cứu, luận văn chỉ quan tâm tới chuyên mục Thư tâm sự Mục tiêu của chuyên mục là tư vấn và giải đáp những vấn
đề liên quan tới tình yêu, tình dục, các quan hệ hôn nhân, gia đình Những thông điệp được đăng tải trên chuyên mục mang tính định hướng, giáo dục cao, bổ sung thêm sự hiểu biết cho độc giả kiến thức về giáo dục giới tính, về tình yêu, về hôn nhân và cuộc sống gia đình
Để nghiên cứu và phân tích thông điệp về gia đình trên chuyên mục Thư tâm
sự của báo Phụ nữ Việt Nam, tác giả đã tiến hành lập bảng mã hóa dựa trên các khái niệm được xác định từ 201 lá thư gửi đến và 201 thư trả lời từ tòa soạn, thông điệp
từ các bức thư được phân tích trên cơ sở mã hóa rồi chuyển thành dữ liệu dùng cho việc phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS Các đặc điểm, chân dung độc giả gửi