Xã hội học Truyền thông đại chúng

Một phần của tài liệu Thông điệp về gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam (Thời gian khảo sát từ tháng 1.2013 đến 6 (Trang 37)

7. Kết cấu luận văn:

1.4.2 Xã hội học Truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng được nghiên cứu dưới góc độ Xã hội học như một

quá trình xã hội. Trong đó, quá trình xã hội diễn ra với những tác động của truyền

thông đại chúng bằng sự liên kết các yếu tố: nguồn tin, thông điệp và người nhận. Những yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Người mở đầu cho môn khoa học nghiên cứu tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với công chúng là M.Weber. Năm 1910, ông đã luận chứng về mặt phương pháp luận cho sự cần thiết của môn Xã hội học báo chí và đưa ra phạm vi các vấn đề nghiên cứu đó là hướng vào các tập đoàn, các tầng lớp xã hội khác nhau, phân tích các yêu cầu xã hội đối với nhà báo, coi trọng phương pháp phân tích trên báo chí và phân tích hiệu quả báo chí đối với việc xây dựng con người.

Lập luận của M.Weber chỉ rõ tác động của báo chí trong việc hình thành ý thức quần chúng và vạch ra mối liên hệ của các nhân tố này với hành động xã hội của các cá nhân, các tầng lớp xã hội. [27]

Các hướng nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng là : Nghiên cứu công chúng

Nghiên cứu thiết chế và tổ chức truyền thông Phân tích thông điệp truyền thông

Phân tích hiệu quã xã hội của truyền thông đại chúng.

Trong hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng thì hướng phân tích tác động của truyền thông đại chúng đối với dư luận xã hội có vai trò hết sức quan trọng. Các tác động của khoa học công nghệ và công nghệ điện tử đã dẫn đến những chuyển biến căn bản ở những vấn đề lý luận về truyền thông đại chúng. Người ta thấy rằng truyền thông đại chúng đang tạo nên một không gian mở rộng yếu tố công cộng của hệ thống phương tiện này. Đặc biệt là với sự xuất hiện của internet. Các đặc điểm của công chúng truyền thông đại chúng diễn ra theo hai chiều : đại chúng hóa và phi đại chúng hóa, các yếu tố tạo nên những nhóm xã hội lớn ở khái niệm công chúng cũng có những chuyển biến so với hệ thống lý luận trước đây khi nhìn nhận rừng công chúng của truyền thông đại chúng bao gồm những cá nhân tách biệt. Lập luận của Max Weber đề xuất hướng nghiên cứu phân tích thông điệp báo chí, đây là một hướng nghiên cứu rất cơ bản của xã hội học truyền thông đại chúng vì thông điệp báo chí là yếu tố mà thiết chế báo chí truyền đến cho công chúng theo các kênh với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật. Hướng nghiên cứu này đã làm phong phú thêm trong sự trưởng thành của hệ thống lý luận xã hội học truyền thông đại chúng và cho đến giai đoạn thứ 4 trong sự phát triển với tác động cả hệ thống internet đã tạo nên sự thu hút đặc biệt đối với các nhà nghiên cứu.

Vì sao xã hội học truyền thông đại chúng cần phải nghiên cứu, phân tích nội dung thông điệp? Câu trả lời là: Việc phân tích thông điệp chỉ ra được quan hệ của thông điệp với thực tế ngoài thông điệp đã sản sinh ra thông điệp. Việc nghiên cứu còn cho thấy động cơ, mục đích của nhà truyền thông đối với các sự kiện xã hội được phản ánh trong báo chí để trình bày với công luận. Do đó, các nghiên cứu tập trung theo hướng này là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Thông điệp về gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam (Thời gian khảo sát từ tháng 1.2013 đến 6 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)