Giá trị hôn nhân

Một phần của tài liệu Thông điệp về gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam (Thời gian khảo sát từ tháng 1.2013 đến 6 (Trang 43)

7. Kết cấu luận văn:

2.1 Giá trị hôn nhân

Các nhà nghiên cứu Schwartz và Bilsky cho rằng: giá trị là những niềm tin, khái niệm về những hành vi mong muốn đạt được vượt qua các tình huống cụ thể, nó hướng dẫn, nó định hướng các đánh giá và lựa chọn về các hành vi hoặc sự kiện và theo một mức độ quan trọng nhất định. Trong khi đó Rokeach định nghĩa giá trị là niềm tin lâu dài về một cách ứng xử mà cá nhân và xã hội sử dụng thường xuyên hơn các cách ứng xử khác. [47, tr21]

Các nghiên cứu về giá trị thường quan tâm đến những điểm tương đồng và khác biệt về nội dung và cấu trúc các giá trị ; sự biến đổi của những giá trị đó thích ứng như thế nào trước những biến đổi kinh tế, văn hóa và xã hội.

Giá trị về gia đình là một phần trong hệ giá trị chung của toàn xã hội. Các thảo luận về giá trị gia đình quan tâm chủ yếu đến một số khía cạnh về cuộc sống gia đình và cấu trúc gia đình, bao gồm : các mối quan hệ trong gia đình, hôn nhân và ly hôn, các gia đình cha mẹ đơn thân,… Ngày nay, có thể nói những giá trị cơ bản về hôn nhân gia đình Việt Nam vẫn được đảm bảo và bền vững. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều biến đổi. Điều này thể hiện ở những chỉ báo quan niệm về ý nghĩa của hôn nhân, về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, các giá trị tinh thần như môn đăng hộ đối, tình cảm vợ chồng, sự tôn trọng lẫn nhau, trách nhiệm, lòng chung thủy… ; các giá trị về vật chất như ổn định kinh tế, vai trò của sự tham gia lao động xã hội của phụ nữ trong việc hình thành hôn nhân…

Kết quả phân tích các giá trị hôn nhân được đăng tải trong thư gửi đến cũng như phần thư trả lời của chuyên mục cho thấy ba giá trị được đề cập nhiều đó là giá trị tinh thần, giá trị vật chất và tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời.

Kết quả biểu 2.1 cho thấy giá trị tinh thần chiếm tỷ lệ nhiều nhất rồi mới đến giá trị vật chất và tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời.

54.7 24.4 14.9 0 10 20 30 40 50 60

Giá trị tinh thần Giá trị vật chất Tiêu chuẩn chọn bạn đời

Biểu 2.1.Giá trị hôn nhân được đề cập (%)

Biểu 2.1. Giá trị hôn nhân được đề cập (%)

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong hôn nhân, thông điệp về giá trị tinh thần được đề cập nhiều hơn. Giá trị tinh thần tập trung vào quan hệ vợ chồng và con cái. Mối quan hệ vợ chồng đề cập đến các khía cạnh Tình yêu vợ chồng ; Tình cảm vợ chồng; Vợ chồng tôn trọng nhau; Gia đình hòa thuận; Môn đăng hộ đối; Tôn trọng hai họ (không đề cao môn đăng)…Giá trị con cái đề cập đến vấn đề Nhiều con; ít con; Không nhất thiết có con đẻ, con nuôi; Có con trai, con gái (có nếp, có tẻ); Nhất thiết phải có con trai; Không quan trọng con trai/gái, miễn con cái khoẻ mạnh….

Trong số những bài có nội dung về giá trị tinh thần được đề cập thì tình cảm vợ chồng được quan tâm với tỷ lệ cao nhất (biểu 2.2), nhiều giá trị hôn nhân được coi trọng trước đây như giàu có, gia đình đông con, con trai nối dõi… được đề cập ít hơn trên chuyên mục, điều này cho thấy, có thể các giá trị được coi trọng trước đây đang dần thay đổi.

29.9 15.4 7 7.5 2 0 5 10 15 20 25 30 35

Tình cảm vợ chồng Tình yêu vợ chồng Vợ chồng tôn trọng nhau Gia đình hòa thuận Môn đăng hậu đối

Biểu 2.2. Giá trị tinh thần trong hôn nhân được đề cập (%)

Trước đây, giá trị hôn nhân là môn đăng hộ đối, kết hôn theo sự sắp đặt của bố mẹ, thì giờ đây, giá trị tình cảm, cách cư xử, sự tôn trọng lẫn nhau, sự ổn định về kinh tế chiếm tỷ lệ cao. Ngày nay, những cuộc hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu hay hôn nhân do kết quả của tình yêu là kiểu hôn nhân phổ biến. Hôn nhân dựa trên tình yêu bao giờ cũng là những cuộc hôn nhân nhằm thỏa mãn tình cảm của hai người yêu nhau. Khát vọng chung sống là lý do quan trọng nhất dẫn đến sự kết hôn của hai người yêu nhau. Để được chung sống, họ sẵn sàng đương đầu vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống, đôi khi còn là sự trả giá :

“ …Con và anh ấy đến với nhau tự nhiên, yêu nhau chân thành, chứ có toan tính, suy nghĩ gì đâu. Nhưng đến với anh ấy mà khiến cho người đã cưu mang mình không hài lòng và đau khổ, con thật mang tội vong ơn phải không cô. Anh ấy nói con đừng lo, để từ từ sẽ nghĩ cách thuyết phục mẹ…. ” (Anh trai yêu em gái nuôi, mục Thư tâm sự, số 47 ngày 19/04/2013)

Câu chuyện trong Ảnh 2.1 cho thấy, Thư tâm sự đã làm rất tốt chức năng định hướng giá trị tinh thần, tình yêu đích thực là nền tảng vững chắc cho một gia đình. Khi có tình yêu đích thực thì gia đình sẽ trở thành điểm tựa, nâng đỡ, chia sẻ và nương tựa vào nhau trong cuộc sống đối với mỗi thành viên gia đình, đặc biệt là vợ - chồng. Với những băn khoăn, lo lắng của một người khi biết người mà mình sẽ gắn bó bị nhiễm HIV và gặp khó khăn cho những quyết định hôn nhân lâu dài, tư vấn Thanh Tâm đã nhấn mạnh tình yêu đích thực từ hai phía “ …Cô ấy thà chấp

nhận nói ra để bị chia tay còn hơn là im lặng tận hưởng tình yêu và hủy hoại tương lai của em. Còn em, dám bất chấp tất cả để quay lại với một người nhiễm H, đấy là vì tình yêu của bọn em đủ lớn… ” (Sống cùng “ một nửa ” có “ H ”; Thư tâm sự, số

Ảnh 2.1. Sống cùng “ một nửa ” có “ H ”. Thư tâm sự. Số 77 ra ngày 27/6/2014 Bên cạnh việc nhấn mạnh giá trị tinh thần trong gia đình, Thanh Tâm cũng đã chỉ ra những yếu tố cần thiết để tình yêu – giá trị tinh thần cũng cần được nuôi dưỡng một cách khoa học, đó chính là định hướng thông tin về việc tăng cường hiểu biết và kỹ năng sống cần thiết cho cặp đôi trong trường hợp này “ Nhưng các em

chuẩn bị chưa tốt cho sự dũng cảm và thành thực này. Chị chưa thấy các em cùng tìm hiểu thông tin về căn bệnh… chưa thấy các em có kế hoạch chữa trị và chuẩn bị cuộc sống chung thế nào. Sống với người nhiễm “ H ” không đơn giản nhưng nếu được hướng dẫn từ các bác sĩ, các em sẽ có tình yêu, cuộc sống chung thoải mái, nhẹ nhõm, an toàn. Nhất là chăm sóc sức khỏe cho bạn gái em tốt hơn, tìm được những công việc phù hợp để cô ấy thấy cuộc sống thực sự có ý nghĩa… ” (Sống

cùng “ một nửa ” có “ H ”; Thư tâm sự, số 77 ra ngày 27/6/2014).

Phân tích một số tình huống từ những lá thư gửi và thông qua nội dung thư trả lời trên chuyên mục Thư tâm sự cho thấy, báo Phụ nữ Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng định hướng - văn hoá - giáo dục. Trách nhiệm của báo chí - cơ quan truyền thông đại chúng có khả năng tác động mạnh mẽ, tính lan toả và tương tác cao

- chính là ở chỗ vun trồng, trân trọng và chuyển tải rộng rãi tới công chúng những giá trị văn hoá lành mạnh, nhất là nền tảng văn hóa tốt đẹp của gia đình. Gián tiếp thông qua những câu chuyện từ những trường hợp cụ thể về hôn nhân – gia đình, báo Phụ nữ Việt Nam đã góp phần cổ vũ cho lối sống văn minh, cho nỗ lực vươn lên, cho trách nhiệm và đạo lý với cộng đồng xã hội.

Điều này được thể hiện ở trường hợp Thư tâm sự “ Con trai yêu người lầm lỡ” (xem Phụ lục ảnh 1). Nội dung lá thư gửi đến tràn ngập nỗi niềm của bà mẹ có một cậu con trai yêu người từng lầm lỡ, từng là người sa ngã… Phần trả lời của « chị Thanh Tâm ” (xem ảnh 2.2) không chỉ nhằm hóa giải những định kiến và nỗi lo lắng mà còn định hướng đến những giá trị tốt đẹp, lòng khoan dung vị tha của một người mẹ thương con.

Chỉ trong một đoạn trả lời ngắn nhưng nội dung trả lời đều rõ ràng, có tình có lý khi đề cập đến những nhân vật then chốt như bản thân người mẹ, người con trai và cô gái từng “lầm lỡ ” kia . Thư trả lời của Thanh Tâm như một thông điệp truyền thông giản dị mà gần gũi về giá trị tinh thần trong hôn nhân gia đình, giá trị cốt lõi của tình yêu thương chân thành, vị tha : “ Quan điểm về tình yêu, hạnh phúc

của con trai chị biểu hiện cách nhìn thoáng nhưng chắc chắn, mới mẻ và nhân hậu, chúng ta nên ghi nhận và ủng hộ… phải công nhận chàng trai này rất có bản lĩnh và tin ở người mình yêu, tin ở chính mình. Điều ấy cũng có nghĩa, cô gái ấy thực sự thuyết phục được cháu… ” (Con trai yêu người lầm lỡ; Thư tâm sự, số 75 ra ngày

Ảnh 2.2. Con trai yêu người lầm lỡ. Thư tâm sự. Số 75 ra ngày 23/6/2014 Bên cạnh việc cung cấp thông tin, chuyển tải quan điểm cập nhật, nhấn mạnh giá trị tinh thần đích thực trong hôn nhân gia đình, Thư tâm sự không quên gợi ý về những yếu tố giá trị tinh thần, tình yêu có điều kiện nảy nở một cách bền vững trên quan điểm hiện đại, tiến bộ, khoa học. Đó là những gợi ý như : “ Để tránh

hậu quả xấu có thể xảy ra, chị nên nhắc nhở con trai cùng với cô ấy đi khám sức khỏe, nếu không có vấn đề gì thì tốt. Trường hợp chẳng may cô ấy có mắc bệnh gì thì cũng biết để chữa trị, phòng tránh ” (Con trai yêu yêu người lầm lỡ; Thư tâm sự,

số 75 ra ngày 23/6/2014)

Giá trị vật chất được đề cập đến trong những lá thư được thể hiện ở các yếu tố: Ổn định về kinh tế ; Kinh tế gia đình giàu có: nhà đẹp, xe đẹp… ; Kinh tế đủ tiêu ; Độc lập kinh tế với bố mẹ …Kết quả phân tích cho thấy giá trị vật chất được đề cập đến trong 58/201 trường hợp, và có đến 32/58 trường hợp có nội dung về ổn định kinh tế và đây là tỷ lệ đề cập cao nhất. Tiền bạc là một vấn đề tế nhị và nhạy cảm, dù chiếm tỷ lệ thấp hơn những giá trị khác trong hôn nhân, tuy nhiên, phần lớn nội dung câu chuyện đăng tải trên Thư tâm sự đề cập đến vấn đề này đều nhận thức được đầy đủ giá trị về vật chất để đảm bảo kinh tế cho cuộc sống gia đình.

Ảnh 2.3. Khủng hoảng đầu hôn nhân. Thư tâm sự. Số 62 ra ngày 23/5/2014

Ảnh 2.4. Không hề ân hận. Thư tâm sự. Số 71 ra ngày 13/6/2014

Theo lý thuyết chức năng của xã hội học truyền thông đại chúng, việc cho đăng tải với tần suất xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng đồng nghĩa với việc truyền thông đại chúng cũng có thể góp phần xây dựng hình

ảnh cho cá nhân hay nhóm xã hội nào đó theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Trong các Thư tâm sự đề cập đến giá trị kinh tế cho thấy hình ảnh phụ nữ trong gia đình càng ngày càng trở nên độc lập và chủ động về kinh tế (xem ảnh 2.3 và 2.4). Điều này cũng được khẳng định trong kết quả điều tra về gia đình năm 2006 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện nghiên cứu Giới và Gia đình, Tổng cục Thống kê và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và cũng phản ánh thực tế xã hội đang biến đổi về quan niệm vai trò của phụ nữ và nam giới trên các mặt, trong đó có kinh tế. Tuy nhiên, theo như một số nhận định, chính yếu tố này đã tác động mạnh đến mối quan hệ vợ chồng trong gia đình.

Sự độc lập về kinh tế và tham gia vào thị trường lao động của người vợ có thể làm tăng khả năng ly hôn. Việc người vợ dành nhiều thời gian để làm việc ngoài gia đình có thể khiến các thành viên gia đình không hài lòng. Hơn nữa, khi tham gia vào môi trường làm việc bên ngoài, người phụ nữ có nhiều cơ hội gặp gỡ những người khác. Đặc biệt, vị thế của người vợ được cải thiện do họ có nguồn lực về kinh tế từ việc làm của bản thân và gián tiếp từ nguồn kinh tế của người chồng, những mong đợi về vai trò hôn nhân theo chuẩn mực truyền thống có thể trở thành áp lực và vì thế, nó làm thay đổi cán cân quyền lực trong gia đình. [37, tr41]

Phỏng vấn sâu của tác giả cũng cho thấy điều này :

“ …mình ví dụ một dự án ở Hà Tĩnh về hỗ trợ phát triển kinh tế, và thông

qua đó để nâng cao vị thế cho phụ nữ. Một trong những chỉ báo quan trọng của dự án là tỷ lệ phụ nữ đứng tên ly hôn tăng so với trước dự án. Khi người ta đã dám đưa hẳn một chỉ báo như thế vào dự án, tức là người ta cũng tính đến việc khi vị thế của người phụ nữ tăng lên thì người ta sẽ dám mạnh dạn đứng tên ly hôn, mà đứng đơn phương luôn, không cần ông chồng chấp thuận. Rõ ràng, mối liên hệ rất là mật thiết giữa vị thế của người phụ nữ, quyền năng của họ, tiềm năng của họ, với cái nhận thức, và hành vi mà nói…có thể là tự vệ, có thể là bảo vệ quyền bình đẳng, quyền lợi chính đáng của người ta… ” [PVS số 2, N.H.A, Phó Viện trưởng Viện

Trong các yếu tố về vấn đề vật chất thì những yếu tố còn lại như : Gia đình giàu có, nhà đẹp, xe đẹp ; Kinh tế bố mẹ chồng mạnh, Kinh tế bố mẹ vợ mạnh ; Kinh tế đủ tiêu… không phải là vấn đề mà độc giả chia sẻ nhiều trên Thư tâm sự.

Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời không phải là một khía cạnh được chuyển tải nhiều trong các chia sẻ trong chuyên mục (xem biểu 2.1), các tiêu chuẩn được đề cập như tính cách; nghề nghiệp; sức khỏe; hoàn cảnh xuất thân; học vấn. Trong số ít các trường hợp có đề cập đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời thì chủ yếu quan tâm đến tính cách của đối phương hơn là các yếu tố khác. Điều này ít nhiều cũng tương đồng với kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện nghiên cứu Giới và Gia đình, Tổng cục Thống kê và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc. Kết quả điều tra này cho thấy ba tiêu chuẩn được cả người cao tuổi, trung niên, vị thành niên lựa chọn nhiều nhất là “biết cách cư xử/tư cách đạo đức tốt”, “khỏe mạnh”, “biết cách làm ăn”, còn những tiêu chuẩn như “có thu nhập ổn định”, “có trình độ học vấn”, có xu hướng được lựa chọn nhiều hơn đối với người sống ở đô thị, người có thu nhập cao và người trẻ tuổi. Tiêu chuẩn hình thức khá được nam giới và lớp trẻ lựa chọn nhiều hơn so với phụ nữ và người cao tuổi.

Ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn bạn đời là gia đình, ý kiến cha mẹ liên quan đến tuổi tác “ hợp ” nhau theo quan niệm thì vấn đề cơ bản không chỉ nằm ở các tiêu chuẩn trên mà nằm ở bản chất tính cách, tình yêu đích thực của hai người dành cho nhau. (Xem Ảnh phụ lục 2)

Ảnh 2.5. Bỏ người yêu vì bố mẹ. Thư tâm sự. Số 32 ra ngày 15/3/2013

Thư tâm sự đã hóa giải một cách nhẹ nhàngvề vấn đề quan niệm tuổi tác hay sự can thiệp của cha mẹ đối với hôn nhân đôi lứa bằng cách nhấn mạnh đến tình yêu

Một phần của tài liệu Thông điệp về gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam (Thời gian khảo sát từ tháng 1.2013 đến 6 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)