Báo chí truyền thông

Một phần của tài liệu Thông điệp về gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam (Thời gian khảo sát từ tháng 1.2013 đến 6 (Trang 33)

7. Kết cấu luận văn:

1.4.1 Báo chí truyền thông

Lý thuyết báo chí học được đề xuất dựa trên cơ sở của quá trình truyền thông. Báo chí được tạo nên bằng sự phát triển của các phương tiện mà mở đầu là các phương tiện in ấn và hiện nay là các phương tiện điện tử. Như vậy, về kênh truyền đã có những thay đổi căn bản. Nhưng những yếu tố cơ bản của lý thuyết báo chí học vẫn dựa trên hệ thống tri thức đã được xác định từ lý thuyết truyền thông.

Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bao gồm các yếu tố: Nguồn tin, thông điệp, kênh truyền thông, người nhận, hiệu quả, phản hồi và nhiễu.

“Trong quá trình này, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau. Về mặt thời gian, nguồn phát thực hiện hành vi khởi phát quá trình truyền thông trước”. [3, tr.16]

Theo Nguyễn Văn Dững, bản chất xã hội của truyền thông là quá trình giao tiếp xã hội, quá trình liên kết xã hội và quá trình can thiệp xã hội [5,Tr.120]. Nói cách khác , đó là quá trình biện chứng. Con người sau khi được truyền thông xã hội hóa có thể trở nên văn minh hơn khi con người, xã hội càng phát triển thì nhu cầu, năng lực và khả năng đáp ứng của truyền thông càng cao.

Trong xã hội loài người, truyền thông là một điều kiện tiên quyết để hình thành nên một cộng đồng hay một xã hội. Đời sống xã hội thực chất đó là quá trình trao đổi thông tin. Con người có thể sống được với nhau, giao tiếp được với nhau trước hết là nhờ vào hành vi truyền và nhận thông tin giữa người này với người khác để giữ liên lạc với nhau. Nói chuyện, đối đáp, tranh luận, tâm sự, đọc sách báo, xem phim, nghe nhạc… đều là những hành vi nằm trong một quá trình truyền thông. Truyền thông do đó là một dạng căn bản của hành vi con người trong xã hội. Truyền thông là quá trình can thiệp xã hội vì mục đích của truyền thông là nhằm thay đổi hành vi. Quá trình này nhằm gia tăng sự tương đồng và giảm dần sự khác biệt trong nhận thức của các nhóm hay giữa các nhóm công chúng truyền thông và chủ thể truyền thông. Bởi vì xét cho cùng, những xung đột trong hành vi chủ yếu bắt nguồn từ sự khác biệt về nhận thức và lợi ích [5, Tr.116]. Do đó, muốn thay đổi hành vi và gia tăng sự tương đồng trong nhận thức của công chúng, quá trình truyền thông thường trải qua các giai đoạn khác nhau với những mục đích cụ thể khác nhau như cung cấp thông tin, kiến thức, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm… Để tạo ra quá trình truyền thông hai chiều thì phải có điều kiện cần ( nguồn, thông điệp, kênh chuyển tải thông điệp và người tiếp nhận ) và điều kiện đủ ( các rào cản, dòng phản hồi…).

Quá trình truyền thông là sự truyền đi của các thông điệp ( ý nghĩa, thông tin, tư tưởng, ý tưởng, ý kiến, kiến thức…) từ một người hay một nhóm người đến người khác hay một nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc các tín hiệu khác. Chính vì vậy, truyền thông liên quan đến việc làm thế nào để liên kết các yếu tố như người nhận, người gửi, cách mã hóa và cách giải mã, các kênh và các phương tiện truyền thông nhằm đảm bảo cho tính chính xác và hiệu quả của quá trình truyền thông.

Để thực hiện quá trình truyền thông, nhà truyền thông phải trải qua một quy trình truyền thông trọn vẹn gồm 5 bước: 1) Nghiên cứu ban đầu về công chúng – nhóm đối tượng 2) Thiết kế thông điệp 3) Lựa chọn kênh truyền thông và chuẩn bị tài liệu 4) Thực hiện chiến dịch truyền thông 5) Nghiên cứu phần đánh giá phản hồi.

Chu trình truyền thông hiệu quả diễn ra trong một vòng tròn kép kín, trong đó một thông tin phát ra luôn luôn có một phản ứng nào đó về phía người nhận. Do đó, người nhận tin sẽ có một thông điệp phản hồi lại cho người thông tin ban đầu. Lúc này người nhận tin trở thành người phát tin – điều này làm cho quá trình truyền thông trở thành chu trình khép kín.

Có thể hiểu sâu hơn về chu trình này qua mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon.

Trong đó: S (Source Sender) : Nguồn phát, chủ thể truyền thông M (Message) : Thông điệp, nội dung truyền thông C (Channel) : Kênh truyền thông

R (Receiver) : Người nhận thông điệp (đối tượng) E (Effect) : Hiệu quả truyền thông

N (Noise) : Nhiễu (yếu tố tạo sai số trong thông tin) F (Feedback) : Phản hồi (yếu tố tác động trở lại giúp cho

truyền thông đạt hiệu quả cao).

Theo Nguyễn Văn Dững, trong một chu trình truyền thông, mỗi thông điệp truyền thông được phát trên kênh truyền tải đến người tiếp nhận là một quá trình chuyển từ thông tin tiềm năng sang thông tin hiện thực. Và công chúng không chỉ là

S M C R E

N

người tiếp nhận thông tin báo chí mà những đánh giá, nhận xét của họ về hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng đã tạo nên mối liên hệ ngược, nghĩa là ý kiến của công chúng về những thông tin mà họ tiếp nhận được từ hệ thống này cũng tác động trở lại của các phương tiện truyền thông đại chúng.

Trong một chu trình truyền thông có hiệu quả, người gửi phải truyền đạt thông tin đến công chúng mục tiêu và định rõ xem mình muốn đạt được những phản hồi nào từ phía công chúng. Họ phải mã hóa thông điệp của mình theo cách tính đến quá trình giải mã thông điệp thông thường của tầng lớp công chúng mục tiêu. Người gửi – nhà truyền thông phải lựa chọn những phương tiện truyền thông thích hợp và phải thiết kế những kênh thông tin phản hồi để có thể biết phản ứng của người nhận đối với thông điệp đó. Điều này đòi hỏi nhà truyền thông phải am hiểu về hành vi tiếp nhận như đặc điểm, thói quen, cách thức tiếp nhận của công chúng để đảm bảo tính hiệu quả của truyền thông.

Theo Mai Quỳnh Nam, trong một chu trình truyền thông thì phản hồi (Feedback) là yếu tố quan trọng nhất của quá trình truyền thông [32, Tr.19-26]. Một hoạt động truyền thông nếu không có phản hồi, nghĩa là các thông tin phát ra không tạo nên sự quan tâm của công chúng. Hoặc có thể, đó chỉ là thông tin một chiều và mang tính áp đặt của nhà truyền thông. Vì vậy thang đo phản hồi là một chỉ báo căn bản cho thấy hiệu quả hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với công chúng báo chí.

Như vậy, truyền thông là một khái niệm rộng, phản ánh quá trình trao đổi, tương tác thông tin của con người trong xã hội, là sợi dây liên kết xã hội, là động lực kích thích sự phát triển xã hội, và là công cụ can thiệp hữu hiệu nhất vào đời sống chính trị của các giai cấp, các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để phân tích thông điệp về tình trạng gia đình và các tác động đối với gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam.

Từ lý thuyết truyền thông, người ta đã chỉ rõ đối tượng tác động của truyền thông đại chúng là công chúng xã hội. Điều này có nghĩa là truyền thông tác động

đến ý thức của công chúng xã hội, ý thức quần chúng. Việc phân tích ý thức quần chúng trong hệ thống tri thức về truyền thông phản ánh sự tương tác của các yếu tố: thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức lịch sử văn hóa và dư luận xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là truyền thông đại chúng tác động đến hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có thiết chế xã hội gia đình.

Nghiên cứu về khoa học báo chí quan tâm đến việc hình thành nên các sản phẩm truyền thông. Sản phẩm truyền thông là kết quả tổng hợp của các quá trình xã hội bao gồm: thiết chế xã hội truyền thông, thông điệp báo chí, kênh truyền, đối tượng tiếp nhận và hiệu quả đạt được.

Với đề tài luận văn: “Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự

trên báo Phụ nữ Việt Nam” xem xét các yếu tố của nội dung thông điệp về gia đình

ở các khía cạnh: cách tổ chức thông tin, các chủ đề, cách miêu tả, hình ảnh, ngôn ngữ sử dụng,.. qua đó thấy được chân dung đối tượng của gia đình,tình trạng gia đình, các tác động xã hội đối với gia đình Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Thông điệp về gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam (Thời gian khảo sát từ tháng 1.2013 đến 6 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)