Các mối quan hệ trong gia đình

Một phần của tài liệu Thông điệp về gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam (Thời gian khảo sát từ tháng 1.2013 đến 6 (Trang 75)

7. Kết cấu luận văn:

2.4 Các mối quan hệ trong gia đình

Theo những chuyên gia tư vấn về gia đình và người phụ trách chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam, thì việc duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa vợ chồng, bố mẹ con cái, anh chị em trong gia đình sẽ là điều kiện căn bản nhất, là nền tảng cố kết tinh thần để xây dựng gia đình Việt Nam tốt đẹp hơn trong tương lai.

Mối quan hệ trong gia đình được đề cập trong các lá thư được lựa chọn đăng tải trên chuyên mục rất đa dạng và phong phú từ các mối quan hệ giữa ông bà – cháu ; mối quan hệ họ hàng ; mối quan hệ anh chị em bên chồng bên vợ ; các mối quan hệ bạn bè của đôi bên ; mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ; mối quan hệ giữa vợ - chồng…

Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở biểu 2.7 cho thấy, mối quan hệ vợ chồng được đề cập với tỷ lệ cao nhất trong những nội dung đề cập đến các mối quan hệ trong gia đình (67,7%). Trong xã hội hiện đại, hôn nhân về cơ bản là sự liên kết giữa hai cá nhân trên cơ sở tình yêu và sự nương tựa lẫn nhau, vì thế quan hệ giữa vợ và chồng là mối quan hệ cốt lõi, là trung tâm của các mối quan hệ trong gia đình.

67.7 57.3 2.4 4.9 6.1 61.7 54.5 1.9 3.9 5.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Quan hệ vợ chồng Cha mẹ - con cái Ông bà - cháu Họ hàng Quan hệ khác Mối quan hệ gia đình được đề cập n=154 - 164 (%)

Độc giả Tư vấn

Biểu 2.7. Mối quan hệ gia đình được đề cập

Những mối quan hệ vợ chồng dường như đều có nội dung tương tự nhau : đề cập đến người làm ra kinh tế, sự lệ thuộc về kinh tế, quyền quyết định các vấn đề trong gia đình, sở hữu tài sản giữa vợ và chồng, bạo lực trong quan hệ vợ chồng, mâu thuẫn, ngoại tình, xung đột, ly thân và ly hôn…

“Tôi sinh đứa con thứ hai nên chồng bảo nghỉ việc. Tôi ở nhà chăm con. Ba năm trở lại đây chồng tôi được bổ nhiệm làm giám đốc, cuộc sống khấm khá lên nhiều. Cũng từ đây mọi thứ bắt đầu thay đổi. Anh ấy đi suốt ngày suốt đêm và về nhà trong tình trạng say xỉn, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, bực mình, phạt đòn các con, mọi việc nhà để mình tôi gánh vác. Một hôm tôi phát hiện anh ấy hay gửi cho bố mẹ và các em của anh ấy những khoản tiền lớn mà không trao đổi với tôi, tôi hỏi thì nhận được câu trả lời ráo hoảnh: Tôi không cần phải hỏi ý kiến cô. Tôi cảm thấy mình như một người thừa, tôi đang phân vân có nên tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa không khi mối quan hệ vợ chồng bị mất bình đẳng nghiêm trọng ”(Đừng

biến mình thành người phụ thuộc, Tâm sự số 76 ngày 26/06/2013).

“ Em sẽ rất hạnh phúc nếu anh ấy không có thói trăng hoa. Em đã tha thứ

nhiều lần nhưng lần này thì em thật sự suy sụp khi phát hiện tin nhắn của chồng với bồ nhí. Em không thể chịu được nữa, dứt khoát đòi ly hôn nhưng anh ta đã khóc quỳ xuống van xin em và chăm sóc em chu đáo. Em nghĩ đến hai đứa con của mình thì không nỡ làm căng nhưng trong lòng hận anh ta vô cùng. Em không biết nên làm thế nào?”(Có phải chỉ là thói trăng hoa, mục Thư tâm sự số 138 ngày 18/11/2013).

“ Những ngày tháng sau đó thật đen tối đối với cuộc đời em. Anh bắt đầu

dùng bạo lực, chỉ cần anh nói dù đúng dù sai mà em cãi lại là anh sẵn sàng đánh. Có lần đi ngoài đường, chúng em cãi nhau, anh tát em hai cái trời giáng rồi bỏ em ở đó đi về. Sống với anh mới một năm, em bị anh đánh nhiều đến nỗi không còn nhớ nổi ” (Đừng chờ đợi điều kỳ diệu tự nhiên xảy ra, mục Thư tâm sự số 43 ngày 09/04/2014).

Cùng với những chia sẻ về quan hệ vợ chồng trong nội dung các thư tâm sự được đăng tải, thì nội dung về mối quan hệ cha mẹ và con cái cũng được đề cập với tỷ lệ cao trong các thư tâm sự được đăng tải, chiếm trên mức trung bình (57,3%). Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được đề cập không chỉ là mối quan hệ giữa cha mẹ và con đẻ, mà chủ yếu là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trưởng thành, mối quan hệ với nhà chồng, nhà vợ, mối quan hệ giữa con chung con riêng, vấn đề làm mẹ đơn thân và quan điểm của cha mẹ… Những điều này được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong các thư tâm sự được đăng tải như : Nghị lực chiến đấu; Thách

cưới lạ đời; Bên kia trườn dốc; Hai con dê qua cầu; Bỏ người yêu vì bố mẹ; Trót dại hỗn hào; Quên đi tủi hờn quá khứ; Đừng níu kéo kẻ bội bạc; Chồng "chung chiêng", say nắng; Cùng vợ chưa cưới vượt qua thử thách; Cho nhau một mái ấm; Trước khi nghĩ đến ly hôn; Đừng bắt đầu một cuộc chia ly; Có nên "liều" trong hôn nhân?; Chỉ yêu chứ không muốn cưới; Hoãn lấy vợ cho con; Chỗ dựa tuổi già; Lời đề nghị cần cân nhắc; Thử thách tình yêu; Liều thuốc tiên; Anh trai yêu em gái nuôi; Có nên gặp lại bố; Dù thế nào cũng hạnh phúc; Thoát ra không phải để mắc kẹt; Bồng bột tuổi trẻ; Đừng biến mình thành người phụ thuộc…

Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Một trong những biến đổi về chức năng của gia đình thường được đề cập trong các nghiên cứu là biến đổi trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Trước đây, mối quan hệ này được xem như mối quan hệ một chiều, cha mẹ luôn đúng. Quan niệm này đã thay đổi, từ mối quan hệ một chiều sang mối quan hệ hai chiều, thay vì cha mẹ luôn đúng thì con cái cũng được tạo điều kiện và thừa nhận quyền có tiếng nói với cha mẹ, quyền được lắng nghe và ngược lại, nhiều cha mẹ không chỉ lắng nghe con cái mà bản thân cha mẹ cũng học hỏi được từ con cái. Sự biến đổi là một quá trình mà cả cha mẹ và con cái đều cần có thời gian, nhận thức được sự thay đổi và được tạo một môi trường thuận lợi để sự biến đổi này được thực hành và chấp nhận. Do đó, trên thực tế mối quan hệ này dần trở nên khá phức tạp. Nhiều người làm cha mẹ cho rằng con cái bây giờ không ngoan ngoãn, lễ phép và biết vâng lời cha mẹ và những người lớn tuổi. Nhiều bậc cha mẹ vẫn can thiệp (một cách thô bạo) vào các quyết định tự quyết của con cái ngay cả khi con cái trưởng thành như can thiệp vào quyền kết hôn vì cho rằng không hợp tuổi; sức ép về việc sinh con của con cái và sức ép về việc sinh con trai, bất hòa trong cách giáo dục con – cháu, đối với vị thành niên thì cảm thấy bị ức chế vì bị bố mẹ kiểm soát và can thiệp quá mức vào đời sống cá nhân của mình.

Trong nội dung những lá thư được đăng tải đề cập đến mối quan hệ trên tập trung vào một số yếu tố: những sai lầm trong việc dạy dỗ con cái, sự áp đặt của người làm cha mẹ, những mâu thuẫn, xung đột giữa cha mẹ và con cái, con hư không nghe lời cha mẹ, con trai nghe lời vợ, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, con cái

sai lầm lạc bước… Trong đó mâu thuẫn cao nhất giữa cha mẹ và con cái thường xảy ra ở vấn đề học tập, tình yêu, quan điểm và lối sống…

“Vợ chồng tôi chỉ có một đứa con nên yêu nó hơn vàng ngọc. Nó muốn gì

được nấy, thích gì phải đòi bằng được, không bao giờ chịu nghe lời dạy bảo của bố mẹ. Mới 16 tuổi đã yêu đương nhăng nhít, học hành chểnh mảng, bỏ học đi theo lũ bạn chơi bời lêu lổng. Vợ chồng tôi vô cùng đau khổ…18 tuổi đời học hành dang dở, con gái tôi trở thành phế nhân, chẳng ra hồn người nữa. Chị Thanh Tâm ơi ! Là một người mẹ, tôi không đành lòng nhìn đứa con mình tuyệt vọng, tôi phải làm gì giúp cháu để làm lại cuộc đời ? ” (Liều thuốc tiên. Thư tâm sự số 57 ngày

13/05/2013).

“Chúng tôi cưới nhau 7 năm mà chưa có con. Mẹ chồng tôi muốn chúng tôi

nhận một đứa con nuôi, tôi không thích chút nào. Nhưng chồng tôi thì nhất quyết theo ý mẹ. Chúng tôi tranh luận rất gay gắt và không ai chấp nhận sự thỏa hiệp ”

(Thoát khỏi sự o ép của mẹ chồng. Thư tâm sự. Số 55 ngày 08/05/2013).

“ Chị Thanh Tâm ạ, thực lòng em rất muốn trở lại học hành tử tế vì biết rằng

bố mẹ em đi tìm em, nhưng em lẩn trốn không dám gặp bố mẹ. Liệu bố mẹ có tha thứ cho em không ?Và nhà trường, và bạn bè nữa, có ai còn tin em đủ quyết tâm làm lại cuộc đời không ? Em phải làm thế nào hả chị ? ” (Bồng bột tuổi trẻ, Thư

tâm sự số 17/01/2014).

Đứng trước những vấn đề phức tạp nảy sinh trong gia đình và những biến đổi từ trong gia đình mà đôi khi các cá nhân khó nhận ra hoặc thích ứng có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống gia đình do không điều hòa được các quan hệ trong gia đình. Chuyên mục Thư tâm sự có thể là rào cản nếu không đưa tới những thông điệp cập nhật cho độc giả nhưng có thể là yếu tố thúc đẩy nếu đưa ra những thông điệp cập nhật, định hướng độc giả nhận ra, bắt kịp với sự biến đổi của gia đình trong sự biến đổi của xã hội.

Khi một độc giả là mẹ chồng chia sẻ về việc muộn con và “ kiểu sống lạ ” của vợ chồng con trai, độc giả này đi đến kết luận nguyên nhân sâu xa là “ do vợ nó cả thôi ” (Xem thêm Lỗi tại… con dâu. Thư tâm sự. Số 154 ngày 25/12/2013), Thanh Tâm đã cung cấp thông tin, định hướng thông tin tích cực đối với bậc làm

cha mẹ “ Ngày nay lớp trẻ có rất nhiều cách suy nghĩ và quan niệm về tình yêu, về

hạnh phúc mới mẻ, khác với thế hệ chúng ta ” (Lỗi tại… con dâu. Thư tâm sự. Số

154 ngày 25/12/2013) đồng thời khuyến khích cách suy nghĩ tích cực của phụ huynh “ Chị đã rất đúng, khi con người làm chủ cuộc đời mình thì có thể lựa chọn

cách sống cho mình, sống như thế nào để mình cảm nhận được đó là hạnh phúc… con cái cũng là một phần của gia đình hạnh phúc nhưng không phải là tất cả… ”

(Lỗi tại… con dâu. Thư tâm sự. Số 154 ngày 25/12/2013). Bên cạnh đó, Thanh Tâm cũng đã thể hiện thái độ thẳng thắn và cấp tiến khi phê bình nhẹ nhàng để độc giả nhận ra vấn đề của mình và cần thay đổi “ Đọc thư của chị, có thể cảm nhận được

một khoảng cách nho nhỏ giữa mẹ chồng, nàng dâu….Nếu chị không cởi bỏ được suy nghĩ “ đổ lỗi ” cho con dâu, hai mẹ con không thể chia sẻ chân thành với nhau… ” (Lỗi tại… con dâu. Thư tâm sự. Số 154 ngày 25/12/2013).

Tuy nhiên, trong quá trình trả lời thư độc giả, một số thông điệp của Thanh Tâm chưa thực sự có tác dụng cung cấp thông tin thông qua việc phân tích tình huống, để giúp các độc giả với các vị thế và vai trò tương tự có thể nhận biết và lựa chọn cách thích ứng riêng cho mình một cách hiệu quả nhất. Trường hợp thư tâm sự “ Trót dại hỗn hào ” (Số 76 ra ngày 25/6/2014) là một ví dụ. Câu chuyện cho thấy bố mẹ chồng của độc giả gửi thư thể hiện mặt tích cực là quan tâm, chia sẻ với con, thông gia… nhưng mặt không tích cực là vì quan tâm thái quá đến mức can thiệp sâu, xúc phạm con dâu mình, em gái của con dâu và thông gia…, tuy nhiên khi tư vấn thì Thanh Tâm chủ yếu nói đến lỗi của con dâu mà bỏ qua không phân tích những điểm không nên của bố mẹ chồng cô ấy.(xem thêm mục 2.3)

Trong những mối quan hệ gia đình được đề cập, thì mối quan hệ của ông bà – cháu, của họ hàng thân tộc và những quan hệ khác chiếm tỷ lệ rất thấp, từ 1,9 – 6,1%, điều này cho thấy các mối quan hệ này không phải là vấn đề mà độc giả gặp nhiều hoặc không được lựa chọn để đăng tải nhiều.

Như vậy, mối quan hệ được đề cập nhiều trong các thư tâm sự được đăng tải là mối quan hệ vợ chồng; mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái với những câu chuyện về tình huống khó khăn, mâu thuẫn, vấn đề mà các gia đình đang gặp phải cần có sự tư vấn, giúp đỡ của chuyên mục. Các mối quan hệ khác trong gia đình có

được đề cập nhưng tỷ lệ đề cập không cao bằng hai mối quan hệ đã nêu. Trong quá trình tư vấn, chuyên mục cố gắng cập nhật thông tin, chuyển đến độc giả những thông điệp gần gũi và giản dị nhất. Tuy nhiên, vẫn còn có một số thông điệp cần lưu ý thêm về tính thấu đáo, khách quan, tính định hướng thì sẽ đạt hiệu quả thông tin cao hơn trong bối cảnh xã hội đang biến đổi mạnh như hiện nay cũng như sự biến đổi mọi mặt trong gia đình.

Một phần của tài liệu Thông điệp về gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam (Thời gian khảo sát từ tháng 1.2013 đến 6 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)