1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội

53 519 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã ninh hiệp huyện gia lâm thành phồ hà nội

W ' . . . . . . I |f l BỘ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HẠNH KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN XÃ NINH HIỆP - HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHổ HÀ NỘI (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 1998 - 2003). Người hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Thanh Hương Th.s Nguyễn Mạnh Tuyển Nơi thực hiện : - Xã Ninh Hiệp - huyện Gia Lâm Thành phố Hà Nội. - Bộ môn Quản Lý và Kinh Tế Dược Thời gian : 01/3 - 28/5/2003. LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới: Thạc sĩ N guyễn Thị Tha nh Hương - Bộ môn Quản lý và Kinh T ế Dược, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Thạc sĩ N guyễn M ạnh Tuyển - Bộ môn Dược học cổ truyền đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn và giúp đõ tôi trong suốt quá trình làm khoá luận tốt nghiệp. Tôi củng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Các thầy cô Bộ môn Quản lý và Kinh TếDược. UBND xã Ninh Hiệp. Các hộ gia đình hành nghề chế biến và kinh doanh thuốc Y học cổ truyền thôn 8- xã Ninh Hiệp. Cùng toàn thể các thầy cô, các cán bộ phòng ban Trường đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trường. Các anh chị em, bạn bè thân thiết đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ kính yêu, người đã nuôi dưỡng, dạy bảo và chăm lo cho tôi trong cuộc sông và học tập. Hà Nội ngày 28 tháng 05 năm 2003. Sinh viên. N guyễn Thị H ạnh. MỤC LỤC Lời cam ơn — — — Mục lục Đặt vấn đề — 1 1.1. Khái niệm Thuốc Y học cổ truyền 2 1.2. Vai trò của thuốc YHCT 2 1.3. Tình hình sử dụng YHCT ở một số nước trên thế giới 3 1.4. Nền YHCT ở Việt Nam 5 1.4.1. Nguồn gốc và những bước tiến của y dược học cổ truyền trong sự phát triển của lịch sử đất nước 5 1.4.2. Công tác kế thừa và thúc đẩy sự phát triển y dược học cổ truyền trong những năm gần đây 7 1.4.3. Các văn bản quản lý của nhà nước trong lĩnh vực hành nghề YHCT . . . . 7. . . 8 1.4.4. Sử dụng thuốc YHCT và đặc điểm thị trường thuốc YHCT ở Việt Nam 9 1.5. Đôi nét về xã Ninh Hiệp - huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội. 11 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 13 2.1. Đối tượng nghiên cứu 13 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 13 2.2. Phương pháp nghiên cứu 13 2.2.1. Xác định cỡ mẫu 13 2.2.2. Cách chọn mẫu 14 2.3. Phương pháp thu thập số liệu 14 2.3.1. Bộ câu hỏi in sẵn (Phụ lục 3) 14 2.3.2. Phỏng vấn trực tiếp và ghi chép tại chỗ 14 2.3.3. Quan sát trực tiếp 14 2.4. Phương pháp xử lý số liệu 14 2.4.1. Xử lý số liệu thô 14 2.4.2. Phương pháp tỷ trọng (Tính tỷ lệ %) 14 2.4.3. Xử lý số liệu bằng phần mềm Epi Info 6.04 14 Phần 3: Kát quả nghiên cúu 15 3.1. Đặc điểm nguồn nhân lực tham gia kinh doanh 15 3.1.1. Đặc điểm giới tính 15 3.1.2. Trình độ của người phụ trách kinh doanh 17 3.2. Đặc điểm nguồn mua 18 3.2.1. Nguồn mua 18 3.2.2. Tỷ lệ thuốc Bắc và thuốc Nam 19 3.3. Đặc điểm nguồn bán 20 3.4. Vốn - chi phí - lãi từ hoạt động kinh doanh 24 3.4.1. Vốn trong kinh doanh 24 3.4.2. Chi phí cho hoạt động kinh doanh: 26 3.4.3. Lãi từ hoạt động kinh doanh 27 3.5. Công tác đảm bảo chất lượng thuốc 29 3.5.1. Kiểm tra chất lượng đầu vào 29 3.5.2. Chế biến thuốc YHCT 32 3.5.3. Tái chế thuốc YHCT 32 3.6. Công tác quản lý của nhà nước 34 Phần 4: ______ _ - 36 Kết luận và đề xuất _____________________________ 36 4.1. Kết luận 36 4.2. Đề xuất 37 Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 Tài liẹu tham khảo ĐẶT VẤN ĐỂ Từ khi chưa có y học hiện đại, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý giá để làm thuốc, y dược học cổ truyền là hệ thống y dược duy nhất để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân [5]. Thực tế đã chứng minh trong nhiều năm song hành vói y học hiện đại, y học cổ truyền đã đóng một vai trò không thể thiếu trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Những nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy phần đông dân chúng quan niệm rằng thuốc cổ truyền có nguồn gốc từ thiên nhiên nên việc sử dụng sẽ an toàn, không gây những phản ứng có hại nguy hiểm [13], hơn nữa thuốc cổ truyền có giá trị đặc biệt trong điều trị một số bệnh mạn tính như: bệnh đường tiêu hoá, đường hô hấp trên, đường tiết niệu, bệnh xương khớp và bệnh ngoài da Vì thế nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, thuốc cổ truyền phát triển mạnh và việc kinh doanh thuốc cổ truyền đang diễn ra sôi động, từ đó hình thành một số trung tâm buôn bán. Ninh Hiệp là một trong số ít các trung tâm buôn bán lớn, đóng vai trò cung cấp thuốc và nguyên liệu thuốc y học cổ truyền cho thị trường Hà Nội và cả nước. Tại đây, thuốc được bán buôn, bán lẻ, chủng loại nhiều, giá cả không ổn định, đối tượng kinh doanh là hộ gia đình nông nghiệp. Thị trường thuốc chủ yếu do tư thương điều tiết, việc quản lý của các ngành các cấp chưa chặt chẽ, công tác đảm bảo chất lượng gần như bị thả nổi và còn rất nhiều điều cần được biết nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã Ninh Hiệp - huyện Gia Lâm - Thành phô'Hà Nội” với mục tiêu: Mô tả thực trạng hành nghề chế biến và kinh doanh thuốc y học cổ truyền tại xã Ninh Hiệp. Phân tích một số đặc điểm từ đó đưa ra kiến nghị góp phần quản lý tốt hơn việc hành nghề chế biến và kinh doanh thuốc y học cổ truyền tại Ninh Hiệp nói riêng và trong cả nước nói chung. 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm Thuốc Y học cổ truyền. - Y học cổ truyền (YHCT) là toàn bộ kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên lý luận lòng tin, kinh nghiệm vốn có của những nền văn hoá khác nhau, dù đã được giải thích hay chưa, nhưng được sử dụng để duy trì sức khoẻ cũng như để phòng bệnh, chẩn đoán cải thiện hoặc điều tri tình trạng ốm đau về thể xác hoặc tinh thần [1]. - Thuốc y học cổ truyền: Là một vị thuốc (thuốc sống hay chín) hoặc một chế phẩm thuốc được chế từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật hay khoáng vật có tác dụng điều trị hoặc có lợi cho sức khoẻ con người [17]. 1.2. Vai trò của thuốc YHCT Tổ chức Y tế thế giới khẳng định: "Không cần phải chứng minh lợi ích của YHCT mà cần phải đề cao và khai thác rộng hơn nữa những khả năng của nó có lợi cho nhân loại, phải đánh giá và công nhận theo đúng giá trị của nó và làm hữu hiệu hơn, chắc chắn hơn và rẻ hơn để sử dụng nhiều hơn"[l 1]. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, có đến 80% dân số thế giới hưởng ứng việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu bằng YHCT. Hầu hết số này hiện đang sử dụng các thuốc từ thảo dược. Việc sử dụng YHCT ở các nước đang phát triển ngày càng tăng. Vì sao vậy? Dân số tăng, Chính phủ các nước muốn khuyến khích sử dụng các thuốc bản địa hơn là phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu và có những bước tiến mạnh mẽ nhằm phục hồi nền văn hoá truyền thống [1]. 2 1.3. Tình hình sử dụng YHCT ở một số nước trên thế giới. Nhìn chung, lịch sử phát triển nền y học của các nước đều bắt đầu từ nền YHCT của từng dân tộc. YHCT đến nay vẫn luôn tồn tại và phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở các nước nghèo, YHCT vẫn là phương pháp cổ điển cơ bản trong diều trị bệnh cho ngưòi dân. Còn ở các nước phát triển, YHCT đã trở thành phương pháp hỗ trợ tích cực trong phòng và điều trị bệnh [10]. Ở các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh đặc biệt là ở các bộ lạc, người dân từ lâu đã biết dùng cây thuốc có sẵn tại nơi sinh sống của mình để phòng và chữa bệnh thông thường cho cộng đồng [16]. Nhật Bản với lịch sử nền YHCT trên 1.400 năm, được xem là nước có tỷ lệ người sử dụng YHCT cao nhất trên thế giới hiện nay. Việc khám chữa bệnh bằng YHCT ở Nhật Bản được quản lý chặt chẽ. Các phòng khám được xây dựng một cách quy mô, có thêm trang thiết bị hiện đại. Ngoài dạng thuốc thang, còn có nhiều sản phẩm thuốc cổ truyền có chất lượng đã được tiêu chuẩn hoá và kiểm tra. Thuốc cổ truyền Nhật Bản là sự kết hợp giữa thuốc cổ truyền Trung Quốc và thuốc dân gian Nhật Bản gọi chung là Kampo. Tính từ năm 1974 đến 1989, sử dụng các loại thuốc YHCT ở Nhật Bản đã tăng 15 lần, trong khi đó các loại tân dược chỉ tăng 2,6 lần. Khoảng trên 65% bác sỹ ở Nhật Bản khẳng định họ đã sử dụng phối hợp đồng thời thuốc YHCT và thuốc hiện đại [5]. Ở Nhật Bản không có thuốc trôi nổi trên thị trường, kể cả dược liệu. Tất cả các công ty Dược liệu đều có xưởng chế biến dược liệu thành thuốc sống, thuốc chín với đầy đủ phương tiện để kiểm tra chất lượng. Chính nhờ sự quản lý tốt như vậy mà thuốc cổ truyền ở đây có chất lượng rất tốt và được người dân tin dùng. Để đảm bảo sử dụng thuốc cổ truyền an toàn, Nhật Bản có mạng lưới theo dõi phản ứng có hại từ bệnh viện, hiệu thuốc đến nhà sản xuất, thực hiện theo dõi tốt khâu hậu mại [23]. 3 Ở khu vực Đông Nam Á, các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan có truyền thống sử dụng YHCT trên toàn quốc. Từ năm 1950 đến năm 1980, YHCT của Thái Lan hầu như bị tê liệt hoàn toàn do coi trọng phát triển y học hiện đại quá mức, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Từ năm 1980, Chính phủ và ngành y tế Thái Lan đã kịp nhận ra sai lầm này và có biện pháp hữu hiệu khôi phục lại nền YHCT cũng như khẩn trương thiết lập chính sách phát triển thuốc cổ truyền trên phạm vi toàn quốc [11]. ở Mỹ có đến 40% dân số sử dụng thuốc YHCT, số tiền hàng năm sử dụng cho YHCT lên đến 2,7 tỷ đô la trong đó giá trị của các đơn thuốc YHCT là 1,6 tỷ đô la và vẫn đang tiếp tục tăng [1]. Nghiên cứu gần đây cho thấy, 70% dân số Đức nói rằng họ đã từng có lần sử dụng các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên và hầu hết người dân Đức xem thuốc thảo dược là sự lựa chọn đầu tiên khi cần điều trị những bệnh nhẹ. Đức chiếm thị phần lớn nhất với 39% thị trường thuốc thảo dược toàn Châu Âu. Tiếp theo là Pháp (29%), Italia (7%), Balan (6%), Anh (6%) [12]. Từ vài ngàn năm nay, YHCT Trung Quốc đã có những đóng góp to lớn vào sự phồn thịnh của đất nước. Với bản sắc riêng, hiệu quả điều tĩị nổi bật, các phương pháp chẩn đoán độc đáo cùng với hệ thống lý luận chặt chẽ, YHCT Trung Quốc có giá trị như một bộ phận thiết yếu trong kho tàng kiến thức y học của nhân loại. Sức sống của nó không hề bị suy giảm, mà ngày càng phát triển theo thời gian. Nước CHND Trung Hoa thành lập, YHCT Trung Quốc đã khôi phục vị trí và đạt được nhiều thành tựu: các bệnh viện, viện YHCT được xây dựng khắp các tỉnh thành, đáp ứng được nhu cầu điều trị của người dân, Trung Quốc trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới sử dụng kết hợp Đông Tây y ở mọi cấp y tế. Dược điển Trung Quốc hiện đã có 784 chuyên luận về thuốc cổ truyền. Năm 1995, Trung Quốc đã có 2.522 bệnh viện YHCT với 353.373 nhân viên y tế và 236.060 giường bệnh. Những bệnh viện này đã điều trị 200 triệu bệnh nhân ngoại trú và 3 triệu bệnh nhân nội trú 4 hàng năm. Đồng thời 95% các bệnh viện đa khoa ở Trung Quốc có khoa YHCT, hàng ngày điều trị khoảng 20% bệnh nhân ngoại trú [11]. Năm 1995, tổng giá trị các loại thuốc cổ truyền ở Trung Quốc đạt 17,57 tỷ nhân dân tệ (NDT), tăng 212,6% so với năm 1990, trong đó riêng xuất khẩu dược liệu đạt hơn 2 tỷ đô la Mỹ [5]. Đến nay, Trung Quốc sử dụng khoảng 2.500 loài thảo dược, doanh thu từ các hoạt động thuốc cổ truyền tăng gấp đôi 5 năm trước [1]. Có thể nói, nền YHCT Trung Quốc đang phát triển rất mạnh và có nhiều ảnh hưởng đến các nước trên thế giới, có quan hệ gần gũi với Nhật, Mỹ, Anh, Đức, Triều Tiên, Việt Nam Như vậy, vai trò và giá trị sử dụng của thuốc YHCT trên khắp thế giới thực tế ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Cùng theo đó là thị trường thuốc YHCT cũng ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, một thực tế tồn tại là quy định pháp lý về thuốc cổ truyền vẫn không có sự tiến triển theo một mô hình quản lý nào. Tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia và quan điểm của họ về thuốc cổ truyền cũng như là thảo dược mà có rất nhiều cách quản lý khác nhau [5]. Điều đó ảnh hưởng lớn đến thị trường thuốc cổ truyền đặc biệt là chất lượng thuốc YHCT. 1.4. Nền YHCT ở Việt Nam. 1.4.1. Nguồn gốc và những bước tiến của y dược học cổ truyền trong sự phát triển của lịch sử đất nước. Nền YHCT nước ta được bắt nguồn từ một nền y học dân gian phong phú kết hợp với lý luận YHCT Trung Quốc. Thông qua thực tiễn nhiều đời, các kinh nghiệm được đúc kết thành hệ thống y lý phong phú. Mặt khác, các lý luận triết học duy vật cổ đại (Thuyết âm dương, ngũ hành ) lại được các nhà y học cổ phương Đông vận dụng vào y học trong mọi lĩnh vực từ phòng bệnh đến chẩn trị, bào chế thuốc men, làm đa dạng thêm kho tàng lý luận của YHCT Việt Nam. 5 Từ thời Hồng Bàng tới thế kỷ III trước Công nguyên, người Việt Nam Giao Chỉ đã phát hiện những cây thuốc nam: trầu cau, ý dĩ, sắn dây, gừng, riềng, đậu khấu, quế, ích trí, sả, lá lốt, vông nem, xương bồ, đậu voi, mộc hương, hương phụ Dưới triều Ngô, Lê, Lý các dược liệu đã phát huy tác dụng, năm 1136 vua Lý Trần Tông phát bệnh điên cuồng mình mọc đầy lông dài đã được Minh Không thiền sư chữa khỏi bằng tắm nước bồ hòn [9]. Thời nhà Trần, Phạm Ngũ Lão phụ trách trồng cây thuốc ở Phả Lại để tự túc thuốc men không phụ thuộc vào thuốc Trung Quốc. Danh y Tuệ Tĩnh đã biên soạn cuốn: “Nam dược thần hiệu” gồm 499 vị thuốc và phương thuốc nam chữa bệnh. Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác đã đúc rút kinh nghiệm chữa bệnh bằng các bài thuốc cổ truyền qua bộ sách khổng lồ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”. Đất nước bị chia cắt do Trịnh - Nguyễn phân tranh, nhân dân điêu đứng, thái y viện tăng cường phòng dịch ở các địa phương, Nam dược cục thành lập đã mời các lão y về nghiên cứu thuốc Nam đứng đầu là lương y Nguyễn Hoành, ông đã biên soạn 500 vị thuốc cỏ cây ở địa phương và 130 vị về các loại cá chim thạch của đất nước. Nền YHCT bị chèn ép thòi Pháp sau khi đất nước giành độc lập đã vươn lên. Trong thư gửi cán bộ ngành y tế ngày 27/2/1955 Bác Hồ đã căn dặn: “Y học phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta và thuốc Bắc, để mở rộng phạm vi y học các cô chú cũng nên chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây” [17]. 6 [...]... thống nhất và có chất lượng 1.5 Đôi nét về xã Ninh Hiệp - huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội Xã Ninh Hiệp, tên gọi cũ là Phù Ninh thuộc huyện Đông Ngàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 1957 đổi thành xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội Nằm bên quốc lộ 1A, nối liền Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và biên giới Lạng Sơn, Ninh Hiệp là nơi thuận tiện để trung chuyển dược liệu được khai thác trong nước, dược liệu... Chí Minh, Viện quân y 108, Viện quân y 103, Viện Y học dân tộc cổ truyền, Viện YHCT quân đội Một số công ty dược phẩm các tỉnh Kiên Giang, Đà Lạt, Quảng Ninh, Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh thường xuyên nhập thuốc từ Ninh Hiệp Như v y, thuốc cổ truyền từ thị trường Ninh Hiệp chính là nguồn nguyên liệu trực tiếp cung cấp các vị thuốc được sử dụng trong công tác khám... khẩu thuốc YHCT + Quyết định 371/BYT/QĐ ng y 12/3/1996 - Quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực thuốc cổ truyền +Thông tư số 13/1999/TT-BYT ng y 6/7/1999 hướng dẫn thực hiện pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân trong lĩnh vực Y dược học cổ truyền 8 + Thông tư 20/2000/TT-BYT ng y 28/11/2000 xét cấp gi y chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền để đăng ký kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh bằng YHCT... nay, Bộ y tế đã tập hợp được gần 40.000 phương thuốc kinh nghiệm, bài thuốc, c y thuốc gia truyền của 12.513 lương y trong cả nước, 179 tác phẩm bằng chữ Hán Nôm, 150 danh y thuộc các triều đại xưa trong đó có nhiều danh y để lại trước tác Dược điển Việt Nam có tiêu chuẩn của 215 c y thuốc cổ truyền, 27 đơn vị thuốc bản địa [1] Về đào tạo, cả nước có 2 khoa y học cổ truyền thuộc Trường đại học Y Hà Nội. .. kinh doanh thuốc YHCT [1] Ngoài ra, các đơn vị như Công ty dược liệu TW 1, Công ty dược liệu TW 2, Công ty cổ phần Dược phẩm OPC, Công ty cổ phần 26, Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco, Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà, Công ty Dược Bảo Long và nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn tích cực tham gia sản xuất các chế phẩm thuốc đông dược 9 Như v y, nhu cầu thuốc và nguyên liệu làm thuốc cổ truyền của nước... YHCT lớn vói khoảng hơn 200 hộ gia đình tham gia kinh doanh thuốc YHCT tập trung ở thôn 8 Số lượng thuốc tiêu thụ hàng năm ở đ y lên đến 2.400 - 2.500 tấh với khoảng hơn 200 vị thuốc thường xuyên được mua bán trên địa bàn xã [13] Có thể nói Ninh Hiệp là một thị trường thuốc YHCT rất lớn, đóng vai trò cung cấp thuốc và nguyên liệu làm thuốc cổ truyền cho Hà Nội và cho cả nước 12 PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG... doanh thuốc YHCT là chủ y u chiếm 88,1%\ nam giới chỉ có 11,9% Đặc biệt, trong số 84 hộ gia đình tham gia phỏng vấn có 57 hộ gia đình (chiếm 67,9%) làm nghề chế biến và kinh doanh thuốc YHCT nhờ ông cha truyền lại (gọi là gia truyền) Theo nhân dân Ninh Hiệp, nghề truyền thống của địa phương được các cụ truyền lại cho những người con gái trong gia đình Ngay từ khi còn rất trẻ, người phụ nữ nơi đ y đã... “chợ thuốc cho người dân quanh vùng buôn bán nhỏ lẻ thì rất nhiều hộ gia đình tập trung hàng hoá với số lượng lớn chế biến và bán tại nhà, cũng có khi đi giao hàng cho từng nơi mua thuốc theo đơn đặt hàng của các công ty, các bệnh viện Kết quả khảo sát nguồn bán của thị trường Ninh Hiệp như sau: 20 Bảng 3.2 Nguồn mua thuốc YHCT từ thị trường Ninh Hiệp Noi mua Tần số (n=84) Tỷ lệ(%) Bệnh viện YHCT... công nghiệp Dược và xuất khẩu [1] Tuy thế, nguồn nguyên liệu cung cấp từ trong nước ng y càng giảm sút do diện tích trồng c y thuốc, diện tích rừng bị thu hẹp, chủ y u thuốc và nguyên liệu làm thuốc YHCT được nhập từ Trung Quốc Thị trường thuốc cổ truyền đa dạng (nguồn dược liệu tự nhiên, dược liệu hoang dại, dược liệu nhập khẩu ) g y không ít khó khăn cho các cấp quản lý, đặc biệt thuốc cổ truyền nhập... các hộ gia đình tham gia chế biến và kinh doanh thuốc YHCT tại Ninh Hiệp Đ y là đối tượng phổ biến (chiếm 84,5%), và trực tiếp góp phần làm ảnh hưởng rất nhiều đến giá cả, chủng loại dược liệu trên địa bàn Ninh Hiệp Đặc biệt, nhiều người dân ở đ y trực tiếp mở qu y hàng hoặc thường xuyên cung cấp thuốc cho thị trường Lãn Ông - một phố thuốc Bắc nổi tiếng của Hà Nội + Một số hộ gia đình ở Ninh Hiệp (7,1%) . |f l BỘ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HẠNH KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN XÃ NINH HIỆP - HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHổ HÀ NỘI (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 1998 - 2003). Người. tiến hành nghiên cứu đề tài: Khảo sát thị trường thuốc y học cổ truyền xã Ninh Hiệp - huyện Gia Lâm - Thành phô&apos ;Hà Nội với mục tiêu: Mô tả thực trạng hành nghề chế biến và kinh doanh thuốc. để x y dựng lại một thị trường thuốc cổ truyền lành mạnh, thống nhất và có chất lượng. 1.5. Đôi nét về xã Ninh Hiệp - huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội. Xã Ninh Hiệp, tên gọi cũ là Phù Ninh

Ngày đăng: 17/08/2015, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w