Quan niệm vốn của ngưòi dân ở đây gồm có: Vốn tự có, vốn đi vay, tiền hàng tồn, nợ chưa thanh toán, đầu tư cho cơ sở vật chất...Trong nghiên cứu, chúng tôi quan tâm đến vốn lưu động trong kinh doanh. Căn cứ khảo sát thực tế và mức sống của các hộ gia đình ở Ninh Hiệp, có thể chia mức vốn này ra thành 4 tầng như sau:
+ Tầng 1: Vốn < 5 triệu đồng/hộ - được coi là hộ nghèo. Những hộ này thường mua một số ít dược liệu về sơ chế, rồi bán lại tại địa phương ở mỗi phiên chợ sáng. Thêm nữa, các hộ gia đình này tham gia làm thuê cho các hộ khác như bốc dỡ hàng hóa, chế biến...Tiền công lao động trung bình là
15.000-20.000 đồng/ngày.
+ Tầng 2: Vốn 5 - 5 0 triệu đồng/hộ. Những hộ này thường mua hàng từ các địa phương lân cận, từ tư thương hoặc trực tiếp từ người thu hái. Các thành viên trong gia đình tự chế biến, giao hàng tận nơi cho khách thường bằng xe máy.
+ Tầng 3: Vốn 50 -100 triệu đồng/hộ. Thường 2 hoặc 3 hộ thuế chung xe ô tô, nhập hàng từ Trung Quốc, biên giới Lạng Sơn và từ các tỉnh trong nước. Quy mô buôn bán lớn hơn: có chế biến, có thuê nhân công, có kho bãi chứa hàng hóa...Nguồn bán cũng đa dạng hơn: Bệnh viện, công ty, phòng chẩn trị đông y, các tỉnh...
+ Tầng 4: Vốn >100 triệu đồng/hộ. Có ô tô riêng trực tiếp đi lấy hàng từ các tỉnh, từ Trung Quốc, có kho chứa thuốc riêng, thuê nhân công với số lượng lớn, thường giao dịch bán hàng với các công ty, bệnh viện với số lượng thuốc rất lớn.
Bảng 3.3 Phân bố vốn lưu động của các hộ gia đình. Chỉ tiêu Tần số (n=84) Tỷ lệ (%) Tầng 1 15 17,9 Tầng 2 24 28,6 Tầng 3 34 41,4 Tầng 4 11 13,1 13,1% 17,9% H Tầng 1 0 Tầng 2 M Tầng 3 El Tầng 4
Hình 3.5 Biểu diễn phân bố vốn lưu động của các hộ gia đình.
* Nhận xét:
Số vốn của các hộ gia đình chênh lệch khá lớn, theo kết quả phỏng vấn thì hộ có vốn lớn nhất là 250 triệu đồng, hộ ít vốn nhất là 5 triệu đồng, trung bình là 72,3 triệu đồng/hộ. Mức phân bố nhiều nhất là ở tầng 3 (từ 50 -100 triệu đồng). Như vậy, số vốn mà người dân đầu tư vào kinh doanh thuốc YHCT ở đây không phải là quá lớn. Thời gian quay vòng vốn lại tương đối dài (đối với thuốc Bắc là khoảng 70 ngày, thuốc Nam là khoảng 90 - 100 ngày), thời gian thu hồi vốn có vẻ như lâu, song trên thực tế so với thời gian quay vòng vốn của các sản phẩm đông dược (thường là 6 tháng [7]) thì hầu hết
những hộ kinh doanh vói số lượng lớn đều có được mức thời gian quay vòng ngắn. Riêng những mặt hàng là các vị thuốc đầu vị trong đông y (như hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, độc hoạt...) thì thời gian quay vòng vốn lại tương đối ngắn ( 2 - 3 tuần cho mỗi đợt hàng). Tuy nhiên cũng có lúc thời gian quay vòng vốn của một số vị thuốc lại tăng đột biến khi có những hộ gia đình tổ chức gom hàng đầu cơ chờ thu lọi lớn.