1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020

151 760 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về Bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững đến nay nhiều Tỉnh, Thành phố dưới các góc độ khác nhau đã xây dựng quy hoạch Bảo vệ môi t

Trang 1

BÁO CÁO

Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 – 2010, tầm

nhìn 2020

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 4

1 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 4

1.1.1 Vị trí địa lý 4

1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo 4

1.1.3 Đặc điểm địa chất và tài nguyên khoáng sản 6

1.1.4 Khí hậu 9

1.1.5 Tài nguyên đất 11

1.1.6 Thuỷ văn và tài nguyên nước mặt 11

1.1.7 Tài nguyên nước ngầm 14

1.1.8 Tài nguyên sinh vật 16

1 2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 23

1.2.1 Dân số, dân tộc và lao động 23

1.2.2 Kinh tế 24

1.2.3 Giao thông 27

1.2.4 Du lịch 28

1.2.5 Giáo dục – Đào tạo 29

1.2.6 Y tế 29

1.2.7 Đầu tư xây dựng cơ bản 30

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG, XU THẾ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ 31

2 1 MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ 31

2.1.1 Phát triển dân số, xây dựng đô thị 31

2.1.2 Chất lượng không khí ở đô thị 31

2.1.3 Hiện trạng cấp thoát nước tại đô thị 33

2.1.4 Ô nhiễm chất thải rắn 36

2 2 MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP 38

Trang 3

2.2.1 Chất lượng môi trường không khí 38

2.2.2 Chất lượng nước thải 39

2.2.3 Rác thải công nghiệp 41

2 3 MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 41

2.3.1 Môi trường đất 41

2.3.2 Chất lượng nước mặt 50

2.3.3 Ô nhiễm ở các làng nghề vùng nông thôn 54

2.3.4 Nước sạch sinh hoạt 54

2.3.5 Vệ sinh môi trường nông thôn 55

2 4 MÔI TRƯỜNG BIỂN VEN BỜ 56

2.4.1 Hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản 56

2.4.2 Hoạt động xây dựng và khai thác khoáng sản 57

2.4.3 Khai thác và phát triển du lịch 57

2 5 TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG 58

2.5.1 Lũ lụt 58

2.5.2 Hạn hán 61

2.5.3 Xói lở bờ sông - bờ biển 62

2.5.4 Tai biến trượt lở 64

2.5.5 Tai biến cát bay, cát chảy 65

2.5.6 Tai biến nứt, sụt đất 66

2.5.7 Các sự cố môi trường khác 67

2.6.1 Cơ sở phân loại 68

2.6.2 Phân loại chất lượng các yếu tố môi trường 68

2.6.3 Kết quả tỉnh toán chỉ số chất lượng môi trường 69

2 7 DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG 70

2.7.1 Diễn biến môi trường đô thị 70

2.7.2 Diễn biến môi trường công nghiệp 72

2.7.3 Diễn biến môi trường nông thôn 72

2.7.4 Diễn biến môi trường ven biển 73

Trang 4

CHƯƠNG 3 PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG PHÙ HỢP VỚI QUY

HOẠCH PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ 75

3 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG 75

3 2 CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC VÙNG 77

3.2.1 Chức năng môi trường vùng núi và gò đồi 77

3.2.2 Chức năng môi trường vùng đồng bằng 93

3.2.3 Chức năng môi trường vùng ven biển và hải đảo 101

3.2.4 Chức năng môi trường vùng đô thị 107

3.2.5 Về lĩnh vực y tế 113

3.2.6 Hiện trạng môi trường ở thị xã Đông Hà 113

3 3 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TỔNG THỂ TỈNH QUẢNG TRỊ 115

3.3.1 Nguyên tắc thành lập 115

3.3.2 Các nội dung thể hiện (Hình 3.1) 115

3.3.3 Ngôn ngữ thể hiện 116

CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỔNG THỂ TỈNH QUẢNG TRỊ 118

4 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 118

4.1.2 Nội dung của quy hoạch môi trường 120

4.1.3 Các phương pháp và công cụ trợ giúp xây dựng quy hoạch môi trường 120 4 2 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỔNG THỂ TỈNH QUẢNG TRỊ 121

4.2.1 Nguyên tắc xây dựng bản đồ 121

4.2.2 Nguyên tắc chú giải bản đồ 121

4.2.3 Phân vùng bảo vệ môi trường 121

4.2.4 Mô tả các vùng bảo vệ môi trường 122

CHƯƠNG 5 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2010 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 127

5 1 QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 127

Trang 5

5 2 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG

TRỊ ĐẾN NĂM 2010 TẦM NHÌN 2020 127

5 3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 132

5 4 CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN 135

5.4.1 Bảo vệ môi trường nông thôn 135

5.4.2. Bảo vệ môi trường đô thị, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 135

5.4.3 Bảo vệ môi trường biển ven bờ 135

5.4.4 Giáo dục đào tạo và quản lý môi trường 135

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138

TÀI LIỆU THAM KHẢO 140

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Một số hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3 13

Bảng 1.2 Thành phần loài động vật ở Quảng Trị 21

Bảng 1.3 Các loài động vật quý hiếm ở Khu Bảo tồn Đa Krông năm 2003 21

Bảng 1.4 Thành phần loài thú linh trưởng ở Quảng Trị 21

Bảng 1.5 Các loài thú móng guốc ngón chẵn ở Quảng Trị 22

Bảng 1.6 Các khu công nghiệp, thương mại tỉnh Quảng Trị 27

Bảng 1.7 Hiện trạng phân bố giao thông tỉnh Quảng Trị 27

Bảng 2.1 Hàm lượng một số chất gây ô nhiễm môi trường không khí 33

Bảng 2.2 Chất lượng nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt tại các khu đô thị 34

Bảng 2.3 Chất lượng nước sinh hoạt 35

Bảng 2.4 Khối lượng rác thải đô thị tỉnh Quảng Trị 37

Bảng 2.5 Kết quả đo chất lượng không khí tại một số nhà máy, xí nghiệp 39

Bảng 2.6 Chất lượng nước thải của một số cơ sở sản xuất tỉnh Quảng Trị 40

Bảng 2.7 Chất lượng nước thải công nghiệp (5/2006) 40

Bảng 2.8 Quỹ đất, hiện trạng sử dụng đất của t?nh Quảng Trị 42

Bảng 2.9 Diện tích đất bị thoái hóa - xói mòn (đơn vị: ha) 46

Bảng 2.10 Kết quả phân tích đất ở Quảng Trị 47

Bảng 2.11 Số cửa hàng và điểm kinh doanh thuốc BVTV 47

Bảng 2.12 Lượng thuốc BVTV cung ứng trên địa bàn Quảng Trị 48

Bảng 2.13 Kết quả phân tích dư lượng TBVTV trong đất(6/2006) 49

Bảng 2.14 Chất lượng nước mặt của tỉnh Quảng Trị (năm 2002) 50

Bảng 2.15 Kết quả phân tích nước mặt tháng 5/2006 51

Bảng 2.16 Kết quả phân tích dư lượng TBVTV trong nước tỉnh Quảng Trị 6/2006 52 Bảng 2.17 Hàm lượng các chất nhiễm trong nước thải của các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản Quảng Trị 53

Bảng 2.18 Kết quả phân tích nước ngầm tháng 5/2006 55

Trang 7

Bảng 2.19 Hàm lượng phóng xạ tại một số điểm khai thác TiTan 57

Bảng 2.20 Đặc trưng trận lũ lớn nhất các năm 1997 – 2001 trên các sông chính ở Quảng Trị 58

Bảng 2.21 Tần số và tần suất gió tây khô nóng 61

Bảng 2.22 Thống kê diện tích bồi, lở ở Quảng Trị 64

Bảng 2.23 Chỉ số chất lượng môi trường các khu vực tỉnh Quảng Trị 69

Bảng 3.1 : Một số loài thú ăn thịt ở Quảng Trị 83

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng trị 5

Hình 1.2 Bản đồ địa mạo tỉnh Quảng Trị 5

Hình 1.3 Bản đồ địa chất – khoáng sản tỉnh Quảng Trị 7

Hình 1.4 Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Quảng Trị 10

Hình 1.5 Bản đồ thuỷ văn tỉnh Quảng Trị 12

Hình 1.6 Bản đồ thảm thực vật tỉnh Quảng Trị 17

Hình 1.7 Bản đồ công nghiệp tỉnh Quảng Trị 26

Hình 2.1 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng trị 44

Hình 2.2 Bản đồ tai biến thiên nhiên tỉnh Quảng Trị 60

Hình 3.1 Bản đồ phân vùng chức năng môi trường tỉnh Quảng Trị 117

Hình 4.1 Bản đồ quy hoạch môi trường tổng thể tỉnh Quảng Trị 123

Trang 8

GTVT Giao thông vận tải

KHCNMT Khoa học Công nghệ và Môi trường

KHQLMT Kế hoạch quản lý môi trường

QCCT Quản canh cải tiến

TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

Trang 9

MỞ ĐẦU

Ngày nay vấn đề môi trường đã mang tính toàn cầu và phát triển bền vững là chiến lược môi trường chung của toàn thế giới Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển với sự tham gia của 179 nước, tổ chức tại Rio de Janeiro - Braxin năm 1992 đã thông qua tuyên bố về Môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21 Năm 2002 Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới tại Jonhannesburg Nam Phi một lần nữa khẳng định lại chiến lược phát triển bền vững và nhấn mạnh 3 trụ cột chính là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Trên quan điểm đó cho đến nay Việt Nam đã là một trong

113 nước xây dựng Chương trình nghị sự 21 của nước mình Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2003

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển của mọi quốc gia, mọi địa phương và mọi ban ngành Trong thập

kỷ qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, con người đã và đang tác động mạnh mẽ vào thiên nhiên, khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái, đang dần dần làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy giảm chất lượng môi trường sống của chính mình

Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về Bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững đến nay nhiều Tỉnh, Thành phố dưới các góc độ khác nhau đã xây dựng quy hoạch Bảo vệ môi trường như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Xây dựng Chiến lược Bảo vệ môi trường cấp tỉnh như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đồng Nai… Nhìn chung 64 Tỉnh, Thành ở nước ta đã và đang hoàn thành các chương trình hành động ngày càng cụ thể hơn để Bảo vệ môi trường ở cấp địa phương

Quảng Trị là một tỉnh Bắc Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp Thừa Thiên - Huế, phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp nước CHDCNDL Dân

số 620998 người, mật độ dân số 132 người/ km2 Tỉnh Quảng Trị có 8 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hoá, Đakrông và huyện đảo Cồn Cỏ và 2 thị xã: Đông Hà, Quảng Trị Tỉnh lỵ là thị xã Đông Hà Các dân tộc chính sinh sống ở Quảng Trị là dân tộc Kinh, Vân Kiều, Pa Cô Lợi thế của Quảng Trị trong phát triển kinh tế có bờ biển, 2 cảng biển và cảng sông, có sân bay

Trang 10

đang chuẩn bị xây dựng lại, có đường sắt Bắc –Nam, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh Đặc biệt đường 9 nối với đường Liên Á qua cửa khẩu Lao Bảo, (còn 3 cửa khẩu Bản Cheng, Tà Rùng, La Hay) sẽ tạo điều kiện cho Quảng Trị là nơi giao lưu hàng hoá qua các tuyến đường bộ quan trọng này

Quảng Trị có nhiều công trình kiến trúc lịch sử, văn hoá được bảo tồn như: Thành

cổ Quảng Trị, văn hoá Chăm, Quảng Trị là ranh giới chia cắt 2 miền Nam - Bắc,

là chiến trường ác liệt trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ đã để lại một hệ thống di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thế giới như: đôi bờ Hiền Lương, thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vĩnh Mốc, hệ thống đường Trường Sơn,

Để hội nhập với cả nước, trong khu vực và trên thế giới, đồng thời để tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, tỉnh Quảng Trị đã hoạch định một chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 Trong đó xác định một số khu công nghiệp như: Thương mại dịch vụ Lao Bảo, công nghiệp Cửa Việt, nam Đông Hà, và đề xuất thực thi một số dự án lớn như: xây dựng nhà máy phân bón NPK, thuỷ lợi - thuỷ điện Rào Quán, nhà máy chế biến thuỷ sản

Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh,

Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh đề xuất dự án: “Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020” Dự án do Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Quảng Trị chủ trì, với sự tham gia của Trung tâm Phát triển Công nghệ

và Điều tra tài nguyên, thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Mục tiêu của dự án: “Xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn đến năm 2020 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo

vệ môi trường, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị”, với những nội dung chủ yếu của dự án

Tập thể tác giả đã tiến hành thu thập các nguồn tài liệu của địa phương và của Trung ương liên quan đến nội dung của dự án Mặt khác đã tiến hành điều tra khảo sát tại các vùng miền núi gò đồi, đồng bằng, đô thị, vùng ven biển và hải đảo (đảo Cồn Cỏ) Phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả thu được trong quá trình thực thi dự án, xây dựng bản đồ và viết báo cáo tổng kết Báo cáo tổng kết có cấu trúc như sau:

Mở đầu

Chương 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Chương 2: Hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường tỉnh Quảng Trị

Chương 3: Phân vùng chức năng môi trường phù hợp với quy hoạch phát triển tỉnh Quảng Trị

Trang 11

Chương 4: Xây dựng bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể tỉnh Quảng Trị

Chương 5: Xây dựng chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 tầm nhìn 2020

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Trong quá trình thực thi dự án, tập thể tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tích cực của các cơ quan ban ngành tỉnh Quảng Trị, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng môi trường , sự góp ý quý báu của các chuyên gia Trung tâm Phát triển Công nghệ

và Điều tra Tài nguyên và tập thể tác giả nhân dịp này xin có lời cảm ơn chân thành

Trang 12

CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

1 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1 Vị trí địa lý

Quảng trị là một tỉnh phía Bắc Trung Bộ, nằm trong khoảng tọa độ địa lý 16018' - 17010' độ vĩ Bắc, 106024' - 107024' độ kinh Đông Và được giới hạn bởi: Tỉnh Quảng Bình ở phía Bắc, tỉnh Thừa Thiên Huế ở phía Nam, biển Đông ở phía Đông

và tỉnh Xavanakhet - nước CHDCND Lào ở phía Tây (Hình 1.1)

Tỉnh Quảng Trị có 75 km đường biển, diện tích tự nhiên 4745,77km2 ; với 118 xã,

20 phường, thị trấn ở 10 đơn vị hành chính bao gồm 8 huyện và 2 thị xã, thị xã Đông Hà là thị xã tỉnh lỵ Dân số toàn tỉnh: 620998 người, mật độ dân số 132 người/ km2 tính đến cuối năm 2004

1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Với nền địa hình phân hoá theo dọc kinh tuyến có độ cao giảm dần từ Tây sang Đông và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam đã hình thành những vùng kinh tế

xã hội đặc trưng tương đối khác biệt: Vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng ven biển (Hình 1.2)

1.1.2.1 Vùng địa hình đồi núi

Phân bố chủ yếu ở phía Tây và chiếm gần 78% lãnh thổ toàn tỉnh Sự phân hoá địa hình ở vùng đồi núi tạo thành 2 tiểu vùng:

Tiểu vùng địa hình vùng núi Trường Sơn: Phân bố tập trung theo dãy Trường Sơn

thuộc huyện Hướng Hoá và Tây-Tây Nam huyện Đakrông Địa hình chung của tiểu vùng là độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các sông suối, các khe và thung lũng nhỏ hẹp

Tiểu vùng địa hình gò đồi, núi thấp (tiểu vùng Trung du): Chiếm diện tích lớn và

trải dài từ Bắc xuống Nam, nằm kẹp giữa vùng địa hình đồi cao và dải đồng bằng ven biển Địa hình này bao gồm các đồi bát úp (của phiến thạch, phiến sa thạch) và các dải đồi thoải (của vùng đất bazan và phù sa cổ) có độ cao từ 20 - 700 m, độ dốc biến động từ 8 - 300

Trang 13

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng trị Hình 1.2 Bản đồ địa mạo tỉnh Quảng Trị

Trang 14

1.1.2.2 Vùng đồng bằng ven biển và đảo

Địa hình vùng đồng bằng ven biển được chia thành:

Địa hình đồng bằng phù sa: Dạng này phân bố ở ven sông, nằm kẹp giữa vùng đồi

gò phía Tây và vùng cồn cát ven biển Các cánh đồng nhỏ hẹp và thường có độ cao thấp không đều, được tạo thành do quá trình bồi đắp phù sa của các hệ thống sông

và các dải đất dốc tụ được khai phá cải tạo từ lâu đời

Địa hình cồn cát và trảng cát: Các cồn cát của vùng thường tạo thành dải nằm song

song với bờ biển, độ cao tuyệt đối từ 4 - 20 m

1.1.3 Đặc điểm địa chất và tài nguyên khoáng sản

1.1.3.1 Đặc điểm địa chất

+ Vùng núi và gò đồi

Theo tài liệu địa chất, tại vùng núi và gò đồi Tỉnh Quảng Trị có các đã cổ có tuổi từ Proterozoi đến Đệ tứ; thuộc hệ tầng Núi Vú và hệ tầng Tiên An ở khu vực Hướng Hoá Đối với các đã biến chất cao có các đá thuộc hệ tầng A Vương Các đá thuộc

hệ tầng Long Đại, Đại Giang, Rảo Chan, Tân Lâm, Bản Giàng, Mục Bài, Minh Lệ

và Hệ tầng Cát Đằng, Có thể nói các đá ở vùng núi và gò đồi có tuổi từ cổ đến trẻ: gồm các đá trầm tích lục nguyên, đá biến chất, đá macma

Vùng núi và gò đồi Tỉnh Quảng trị nằm trong đới Trường Sơn Bắc với cấu trúc dạng tuyến tây bắc- đông nam Các thành tạo trầm tích, macma cấu tạo nên một phức nếp lồi mà trực của chúng gần trùng với đường phân thuỷ cảu dải Trường Sơn Các đứt gãy trong vùng khá đa dạng về quy mộ, độ sâu và hướng Nhìn từ góc độ vai trò kiến tạo của các hệ thống đứt gãy có thể chia ra hai cấp:

+ Cấp phân chia khối như: đứt gãy Đakrông – Pok, đới đứt gãy này là ranh giới giữa địa khối Indosini và địa khối Bắc Trung Bộ, đứt gãy hoạt động theo cơ chết trượt bằng phải

+ Các đứt gãy phân chia các khối kiến trúc gồm: đứt gãy Rào Nậy, Đakrong

- Huế, đứt gãy Khe Giữa – Vĩnh Linh có những biểu hiện hoạt động tích cực trong hiện đại như có dị thường radon, thuỷ ngân như Bến Quảng – Sa Lung, có dị thường địa nhiệt ở Hồ Xá Ngoài ra còn biểu hiện nứt đất ở dọc đới đứt gãy

Đối với các hoạt động kiến tạo thẳng đứng gặp nhiều ở miền nâng và ép nén mạnh ở Trường Sơn với biện độ nâng kiến tạo và địa động lực hiện đại đạt 2500m Trục nâng chạy dọc theo biên giới Việt – Lào Do nâng mạnh nên quá trình sườn và xâm thực sâu diễn ra mạnh mẽ

Trang 15

Hình 1.3 Bản đồ địa chất – khoáng sản tỉnh Quảng Trị

Trang 16

+ Vùng đồng bằng ven biển Trên dải đồng bằng ven biển Quảng phân bố các trầm tích bở rời, gắn kết yếu của các thành tạo trầm tích Đệ tứ Vùng này có tiềm năng về khoáng sản sa khoáng

1.1.3.2 Tài nguyên khoáng sản

+ Vùng núi và gò đồi

Chủ yếu là khoáng sản nội sinh, trong đới A Vương (Hướng Hoá, Đa Krông) cho đến nay mới chỉ phát hiện được các dấu hiệu chỉ thị cho việc tìm kiếm quặng urani, đất hiếm, các vành phân tán uraninit, monazit, xenotim và các khác thường phóng

xạ trong phạm vi khối xâm nhập Làng Xoa thuộc phức hệ Trà Bồng Trong đới Long Đại (chiếm hầu hết diện tích tỉnh) đã phát hiện được quặng gốc chì - kẽm ở

An Mã, antimon ở Tân Lâm, thạch anh tinh thể ở Thượng Phước, quặng pyrit ở Rào Quán và Rào Thanh Ngoài quặng gốc còn phát hiện các sa khoáng, vành phân tán các nguyên tố Zn, Pb, Cu, Mo có ý nghĩa tìm kiếm Từ những tài liệu thực tế, có thể khoanh các khu vực đáng chú ý sau:

Vùng An Mã - Động Giao có diện tích 350km2, tập trung các vành phân tán nguyên

tố Pb, Zn, Cu và các vành phân tán khoáng vật cinabar Các vành phân tán phân bố

ở phía nam mỏ An Mã, vì vậy có thể hy vọng phát hiện được các thân quặng chì - kẽm kiểu An Mã

Vùng Vít Thu Lu - Động Vàng với diện tích khoảng 350km2 có các vành phân tán vàng phân bố khá tập trung Hàm lượng vàng trong các mẫu đãi lấy ở suối, sườn đạt

từ 1 đến 20 hạt/10dm3 đất đá Ngoài vàng còn có pyrit, zircon, monazit với hàm lượng thấp Vùng có triển vọng phát hiện các sa khoáng vàng trong trầm tích bở rời

Đệ tứ ở những nơi có điều kiện địa mạo thuận lợi Mặt khác, dựa trên các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm nêu trên, có thể sẽ phát hiện các thân quặng vàng gốc

Đá vôi dùng làm nguyên liệu xi măng có trong mặt cắt của hệ tầng Cò Bai và Bắc Sơn, rất có triển vọng

+ Vùng đồng bằng và ven biển

Chủ yếu là khoáng sản ngoại sinh như: than bùn trong trầm tích Đệ tứ tuổi Holocen

có thể dùng làm chất đốt hoặc làm phân bón Cát thủy tinh nằm trong trầm tích Pleistocen muộn và Holocen, diện phân bố rộng và có quy mô lớn Ven biển Quảng Trị có tiềm năng về sa khoáng zircon, ilmenit, titan Sét dùng làm nguyên liệu chịu lửa có nguồn gốc phong hóa từ granitoid phức hệ Trường Sơn, đã được địa phương

sử dụng Sét gạch ngói rất phong phú và có trữ lượng lớn Sét thành tạo do tái trầm tích trên các sườn có độ dốc thuận lợi hoặc ở các thung lũng, có một điểm nguồn

Trang 17

gốc phong hóa từ đá phiến sét

1.1.4 Khí hậu

Khí hậu Quảng Trị (Hình 1.4) mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các đặc điểm về địa hình, khí hậu Quảng Trị có diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp

1.1.4.2 Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình năm 85%, phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô nóng kéo dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70 - 80% và đạt cực tiểu vào tháng 7 xuống 65 - 70% Độ ẩm tăng nhanh khi bước vào mùa mưa và duy trì ở mức cao, với độ ẩm trung bình từ 85 - 90%

1.1.4.3 Chế độ mưa

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước kéo dài đến tháng 2 năm sau, đạt cực đại vào tháng 10, 11, chiếm 70% lượng mưa năm Từ tháng 3 đến tháng 7 lượng mưa ít nhất, tổng lượng mưa trong thời kỳ này chỉ chiếm dưới 30% lượng mưa năm Tổng lượng mưa bình quân năm từ 2.300 - 2.700 mm ở vùng núi và 1.800-2.000 mm ở vùng đồng bằng Tháng 10 có lượng mưa cao nhất thường đạt trên 600 mm/tháng Mưa tiểu mãn thường xảy ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 5, lũ sớm xảy ra cuối tháng 8 đầu tháng 9

1.1.4.4 Chế độ gió

Quảng Trị là một trong những vùng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính: Gió mùa Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 với tần suất xuất hiện từ 50 đến 60% và gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, với tần suất xuất hiện từ 40 - 50%

1.1.4.5 Bão

Hàng năm mùa bão thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 11 Do vị trí địa lý tiếp giáp với biển, bão thường xuất hiện với cường độ lớn, kèm theo triều cường nên khả năng gây thiệt hại do bão đối với sự phát triển nông lâm nghiệp và đời sống nhân dân thường rất lớn

Trang 18

Hình 1.4 Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Quảng Trị

Trang 19

1.1.5 Tài nguyên đất

Tỉnh Quảng Trị có 11 nhóm đất (Major soil grouping), 32 đơn vị đất (soil units) và

54 đơn vị phụ (soil subunits) Do đặc điểm phát sinh và sử dụng khá đa dạng nên cần hết sức lưu ý trong quá trình bố trí hệ thống sản xuất lâm - nông nghiệp và quy hoạch sử dụng đất của Tỉnh Các nhóm đất chính như sau:

Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển: Bao gồm: Bãi cát ven sông, ven biển (Cb):

150 ha , Cồn cát trắng (Cc): 21.731ha, Cồn cát vàng (Cv): 3.582 ha, Đất cát biển (C): 9.267 ha (Hình 1.4)

+ Đất mặn: Diện tích 1.430 ha

+ Đất phèn: Đất phèn ít và trung bình - mặn ít (Sj): Diện tích 418 ha

+ Nhóm đất phù sa (P): Diện tích 40.492 ha

+ Đất lầy và đất than bùn: Diện tích 405 ha

+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ: Diện tích 1.404 ha

+ Đất đen trên bazan (R): Diện tích 79 ha

+ Đất đỏ vàng: Diện tích 357.191 ha

+ Đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 10.871ha

+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Diện tích 1.902 ha

+ Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Diện tích 4018 ha

1.1.6 Thuỷ văn và tài nguyên nước mặt

Quảng Trị có mật độ lưới sông trung bình 2 km/km2, có 3 hệ thống sông chính: Thạch Hãn, Ô Lâu và Bến Hải Ngoài ra còn có một số sông suối có lưu vực nhỏ nằm ở sườn Tây Trường Sơn thuộc lưu vực của hệ thống sông Mê Kông

Các sông có nhiều phụ lưu và chi lưu, phân bố chủ yếu phần thượng nguồn rồi hợp lưu chảy uốn khúc trong nội địa và theo hướng đông đổ ra biển qua các cửa sông Tổng diện tích lưu vực của các hệ thống sông khoảng 4.610km2

Một số hệ thống sông chính và chế độ thuỷ văn:

Hệ thống sông Bến Hải (có các nhánh Rào Thành, Sa Lung, Cánh Hòm) có tổng chiều dài 59 km, diện tích lưu vực 809 km2 được hình thành do 2 sông chính là sông Bến Hải và phụ lưu sông Bến Xe cùng nhiều sông suối nhỏ khác trong lưu vực hợp thành, bắt nguồn từ dãy Động Châu cao trên 1.200 m và đổ ra biển qua Cửa

Trang 20

Hình 1.5 Bản đồ thuỷ văn tỉnh Quảng Trị

Trang 21

Hệ thống sông Thạch Hãn (phần thượng lưu là sông Đakrông, sông Rào quán) có các nhánh sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, sông Nhùng, sông ái Tử, Cánh Hòm, ).Tổng chiều dài 150 km, lưu vực sông 2.660 km2 (chiếm 56% diện tích đất

tự nhiên toàn tỉnh)

Sông Ô Lâu (còn được gọi là sông Mỹ Chánh), chảy qua phá Tam Giang về cửa Thuận An, dài khoảng 65 km và bao quát một diện tích lưu vực 230 km2 (chỉ tính phần trên đất Quảng Trị)

Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị có khoảng 45 hồ chứa lớn nhỏ với dung tích từ 1 đến hơn

10 triệu m3 , trong đó có 18 hồ có dung tích trên 1triệu m3 Tổng lượng trữ tại các

hồ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vào khoảng 180 triệu m3, đảm bảo diện tích tưới là hơn 10 nghìn ha

Bảng 1.1 Một số hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3

(huyện)

Diện tích (km2)

Dung tích (triệu m3)

12 Triệu Thượng II Triệu Phong 2,5 2,0

Trang 22

1.1.7 Tài nguyên nước ngầm

1.1.7.1 Nước lỗ hổng

Ở Quảng Trị tồn tại trong các trầm tích bở rời Đệ tứ được phát hiện trong các lưu vực sông, trong đồng bằng và các cồn cát ven biển Độ dốc thuỷ lực của các tầng chứa nước nhìn chung rất nhỏ (0,008 - 0,012) Độ sâu mực nước ở trung tâm các lưu vực thường chỉ vào khoảng 1,0 - 2,0m Trên các cồn cát và các cánh đồng trước núi, nón phóng vật thì mực nước ngầm nằm sâu hơn (2,0 - 5,0m) Các tầng chứa nước là lỗ hổng ở Quảng Trị có bề dày khá lớn (10 - 30 m) đôi chỗ đạt được 35m Thành phần trầm tích hạt thô (cát, cuội, sạn) chiếm ưu thế hơn trầm tích hạt mịn (bột sét) trên mặt cắt Vì vậy, phần lớn các tầng chứa nước lỗ hổng có độ giàu nước trung bình khá Các kết quả quan trắc nước dưới đất trong các tầng chứa nước lỗ hổng cho thấy động thái của nước dưới đất ở đây thuộc động thái biến thiên theo mùa với sự dao động mực nước tuần tự chậm chạp, không phụ thuộc quá nhiều vào

sự dao động của lượng mưa và dòng chảy mặt

Căn cứ khả năng chứa nước của các trầm tích, các tầng chứa nước lỗ hổng ở Quảng Trị được xếp vào 3 nhóm:

Các tầng chứa nước có năng suất cao (tầng giàu nước): Thuộc về nhóm này là các

trầm tích Holocen thượng (Q23) nguồn gốc sông - biển - gió phân bố dọc bờ biển từ Vĩnh Linh đến Quảng Trị, thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt vừa đến hạt thô, mài mòn và chọn lọc tốt (bề dày trung bình 15m)

Các tầng chứa nước có năng suất trung bình (tầng chứa nước trung bình): Thuộc

nhóm này là các trầm tích sông biển (amQ13), phân bố ở Vĩnh Chấp và Diên Sanh (Hải Lăng), thành phần chủ yếu là sét và cát thạch anh hạt nhỏ lẫn ít cuội sỏi, tầng dày 30 - 35 m Căn cứ đặc điểm thạch học, diện phân bố và bề dày trầm tích, có thể tạm xếp chúng vào nhóm tầng chứa nước trung bình

Các tầng chứa nước có năng suất thấp, không thể khai thác liên tục (tầng nghèo nước): Thuộc về nhóm này là các thể địa chất dQ11-3 và adQ12-3, phân bố rải rác ở ven rìa các đồng bằng Thuỷ Niên, Vĩnh Chấp, Mỹ Hòa, Bi Tử (riêng thể adQ12-3, chỉ thấy một diện nhỏ (4km2) ở Mỹ Xuyên - cực nam của tỉnh), thành phần trầm tích gồm cát, cát pha, sét lẫn nhiều mảnh vụn đá gốc

1.1.7.2 Nước khe nứt:

Nước khe nứt và khe nứt karst ở Quảng Trị tồn tại trên một diện tích rất rộng, chiếm tới 4/5 tổng diện tích của tỉnh, nằm trong đới nứt nẻ phong hoá và các đới phá huỷ kiến tạo trong các địa tầng có tuổi từ Proterozoi đến Neogen Thành phần bao gồm các trầm tích lục nguyên trầm tích carbonat, các đá biến chất, các đá phun trào

Trang 23

Theo tính thấm và độ giàu nước, các tầng chứa nước khe nứt được chia thành 2 nhóm:

Các tầng chứa nước có năng suất cao (tầng giàu nước): Thuộc về nhóm này là các

thể địa chất Kmg, J1hn, J2hc Về chất lượng, nước thuộc loại nhạt, tổng khoáng hoá

từ 0,16 đến 0,76 g/l Loại hình hoá học chủ yếu là bicarbonat - natri, canxi, bicarbonat canxi Nước sạch có thể sử dụng trong ăn uống sinh hoạt nhưng cần lưu

ý xử lý hàm lượng Ca++ trước khi dùng Đây là tầng giàu nước nhưng diện phân bố hẹp nên việc bố trí khai thác nước có thể hạn chế

Các tầng chứa nước có năng suất thấp không thể khai thác liên tục (tầng nghèo nước): Thuộc về nhóm này có thể địa chất: Q2, N2 - Q C-P bs, C1lk, D2tl P2cl,

D1tl, S2 - D1dg, 03-S1ld, 2 - Q1av Về chất lượng, nước thuộc loại nhạt, tổng

khoáng hoá từ 0,05 đến 0,33 g/l, loại hình hoá học chủ yếu là Bicarbonat - natri và Bicarbonat clorua - natri, canxi Nước sạch đảm bảo các tiêu chuẩn để sử dụng trong cấp nước đô thị và trong nông nghiệp Về động thái của nước dưới đất, mực nước ngầm dao động theo mùa với biên độ lớn 2,1 đến 3,4m Theo kết quả tính toán

về trữ lượng nước ngầm tỉnh Quảng Trị cho thấy:

Tổng trữ lượng tĩnh 1.656.800.000 m3

Tổng trữ lượng động thiên nhiên 1.094.690 m3/người

Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng 1.112.750 m3/người

Dự báo triển vọng khai thác nước dưới đất

Căn cứ giá trị tiềm năng nước dưới đất ở Quảng Trị thì thấy rất khả năng khai thác nước dưới đất ở đây là không lớn Việc khai thác nước dưới đất bằng các công trình thu nước tập trung chỉ có thể thực hiện chủ yếu trong các trầm tích bở rời tuổi Holocen thượng (Q2) và Pleistocen hạ - trung (amQ12-3) ở vùng Gio Linh hoặc trong các trầm tích Carbon (D2-3cb) Tuy nhiên, trong các trầm tích Carbonat việc khai thác bị hạn chế bởi diện phân bố của chúng khá hạn hẹp Trong các tầng chứa nước khác chỉ có thể khai thác qui mô vừa và nhỏ bằng các công trình thu nước đơn lẻ và biệt lập với nhau

Dựa vào đặc điểm và khả năng chứa nước, ở từng vùng trong tỉnh có thể dự báo triển vọng khai thác nước dưới đất như sau:

Vùng đồng bằng ven biển: Dọc theo các dải cát tại Cửa Tùng đến Tân An có thể

khai thác nước dưới đất bằng các công trình nằm ngang hay giếng tia Tổng lưu lượng khai thác có thể đạt tới 10.000 m3/ngày ở Gio Linh, kết quả thăm dò cho thấy

có thể khai thác với lưu lượng không đổi là 15.000 m3/ngày (bằng lưu lượng khai thác cấp B, 20% trữ lượng khai thác cấp C) Vùng thị xã Đông Hà và thị trấn Quảng Trị có thể thiết kế các công trình khai thác nước dưới đất với công suất tổng cộng đạt tới 19.000m3/ngày Vùng phía tây thị xã Đông Hà cũng có thể khai thác đạt tới

Trang 24

lưu lượng 2.800m3/ngày

Miền đồi núi phía tây, tây nam (chiếm đa số diện tích của tỉnh): ở Cam Lộ có thể

khai thác tập trung trong phạm vi tầng chứa nước Trầm tích Carbonat (D2-3cb) với lưu lượng không đổi khoảng 1.500m3/ngày Ngoài ra trên nhiều vùng xuất hiện các trầm tích Carbonat tương tự vùng Cam Lộ (như vùng núi DaBan, vùng phía tây Động Sa Riêng) cũng có thể khai thác với năng suất tương tự

Tóm lại: Quảng Trị có tài nguyên nước ngầm phong phú với chất lượng khá tốt, trữ lượng lớn phục vụ cho sinh hoạt và cho sản xuất, đặc biệt là tầng chứa nước Pleistocen giữa-trên và tầng Neogen

1.1.8 Tài nguyên sinh vật

Quảng Trị nằm trong vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ, địa hình phức tạp, hiểm trở đã tạo nên các hệ sinh thái phong phú từ miền đồng bằng, ven biển đến các vùng

gò đồi - núi đá Các hệ sinh thái phong phú là cơ sở hình thành tính đa dạng sinh học cao ở đây

1.1.8.1 Tài nguyên thực vật

+ Các kiểu thảm thực vật trên đất địa đới

- Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi: Phân bố chủ

yếu ở tây bắc Hương Hoá, thường gặp ở độ cao từ 500 m đến 600 m và che phủ phần lớn diện tích đất rừng trong khu vực Kiểu rừng này thường có cấu trúc 3 tầng: Tầng ưu thế sinh thái chiều cao trên 20 m với tổ thành các loài Sao Hải Nam

(Hopea ainanensis), Sao Piere (H pierrei), Sâng (Pometia pierrei), Đa (Ficus callosa), Sấu (Dracomelum duperreanum), Hoàng đàn giả (Dacrydium pierrei), Trai (Garcinia fagraeoides), Nhội (Bischofia javanica) …

- Kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng á nhiệt đới núi trung bình: Phân bố

chủ yếu ở độ cao từ 700 - 1.500 m, như ở dãy núi trung bình Động Voi Mẹp, trên khối núi thuộc động A Pông ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đăkrông Kiểu rừng này ít

bị tác động, còn giữ được nhiều tính chất nguyên sinh, tán rừng chia 4 tầng Độ tán che dao động trong khoảng 0,7 - 0,8; có những chỗ đạt tới 0,9 Tổ thành thực vật

chủ yếu là các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đậu (Leguminosae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Sến (Sapotaceae)

Trang 25

Hình 1.6 Bản đồ thảm thực vật tỉnh Quảng Trị

Trang 26

- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: Kiểu quần xã thực vật này

ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đăkrông thường ít bị tác động, về căn bản vẫn còn giữ được tính nguyên sinh Các họ chiếm ưu thế trong tổ thành thực vật là họ Đậu

(Fabaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Sồi dẻ (Fagaceae),

Vạng trứng (Endospermum chinense), Màng tang (Litsea cubeba), Bời lời giấy (Litsea mollis), Hu đay (Trema orientalis), Ba soi (Macarenga spp)

- Rừng hỗn giao tre - nứa - gỗ phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt:

Kiểu này cũng có nguồn gốc gián tiếp từ kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và là hậu quả trực tiếp của quá trình rải chất độc hóa học trong chiến tranh, làm nương rẫy hoặc khai thác kiệt mà chưa phục hồi lại rừng

- Trảng cỏ cây bụi thứ sinh nhân tác: Đây cũng là hậu quả trực tiếp của quá

trình canh tác nương rẫy lâu dài và của chiến tranh Đầu tiên là lớp thảm cây gỗ bị chặt trắng và đốt lấy đất canh tác Sau nhiều lần như thế đất trở nên bị rửa trôi mạnh, tầng đất nông và xương xẩu, chỉ thích hợp với các loài cây bụi và cỏ như sim, mua

+ Các kiểu thảm thực vật trên đất phi địa đới

- Rừng trên các đụn cát: Rừng còn trên các đụn cát tương đối ổn định với thành phần thực vật thường gặp như Mại liễu (Miliusa bangoiensis), Duối ô rô (Taxatrophis illicifolia), Me rừng (Phyllanthus emblica), Dé (Breynia baudounii, B coreaceae), Bồ ngót lông (Sauropus villosus), Kim mộc (Fluggea virosa), Cò ke lông (Grewia hirsuta), Cóc kèn (Derris brevipes), Trắc biến màu (Dalbergia discolor)

Trang 27

- Trảng cây bụi thứ sinh trên các đụn cát: Đây là trạng thái thảm thực vật

cây bụi thứ sinh hình thành sau khi rừng trên các đụn cát bị khai thác làm đất canh tác và cả sau khi khai thác gỗ So với rừng thì trảng cây bụi có diện tích lớn hơn nhiều và phân bố rộng hơn với thành phần loài cây nghèo nàn hơn Trên các cồn cát sát biển, sườn phía biển luôn có gió mạnh thường gặp các loài cây bụi nhỏ, thân dai, thường có gai mọc kín

- Trảng cỏ thứ sinh: Trên các đụn cát ở Quảng Trị thường có các trảng cỏ

cao 0,1 - 0,2 m phân bố thành các mảng, thay thế trảng cây bụi và rừng bị mất đi trong quá trình khai thác Nơi kế tiếp với bãi triều thường gặp phổ biến trảng cỏ cao

rất đặc trưng, đó là quần xã Cỏ lông chông (Spinifex littoreus)

+ Các kiểu thảm thực vật trên đất nội địa đới

- Trảng cỏ chịu ngập thứ sinh và các quần xã thủy sinh ở đầm, ao, hồ: Phân

bố trên các địa hình bằng phẳng và trũng thấp ở đồng bằng hay ở các thung lũng núi tồn tại các khu vực ẩm, lầy với mức độ ngập nước khác nhau Nơi ngập nông có thể cạn một thời gian ngắn, vào mùa khô thường có các trảng cỏ cao 0,5 - 1 m với độ che phủ khoảng 70 - 80%

- Rừng ngập mặn: Do không có hệ thống đảo che bên ngoài, sóng tác động

trực tiếp vào bờ đã hạn chế sự phát triển của rừng ngập mặn ở các tỉnh Bắc Trung

Bộ nói chung và vùng Quảng Trị nói riêng Rừng chỉ phát triển ở sâu trong cửa sông và trong các vũng vịnh khuất sóng

- Trảng cỏ, trảng cây bụi trên bãi cát biển và các bãi đá ven biển: Kiểu thảm

thực vật này thường gặp ở các bãi cát ngập triều khá phổ biến ở các cung lõm của

bờ biển Do bị sóng tác động mạnh và thường xuyên trên bãi triều hầu như không

có thực vật cây gỗ định cư

Đặc điểm cơ bản của khu hệ thực vật Quảng Trị

Hệ thực vật khu vực này có ít nhất là 2.500 loài thực vật bậc cao nằm trong

944 chi, 209 họ, trong đó ngành Lá thông có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Tháp bút có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Thông đất có 8 loài, 2 chi, 2 họ; ngành Dương xỉ có khoảng

100 loài, 61 chi, 29 họ; ngành Hạt trần có 18 loài, 8 chi, 6 họ; ngành Hạt kín có khoảng 2.400 loài, 879 chi, 176 họ; Trong ngành Hạt kín thì lớp Hai lá mầm có khoảng 2000 loài, 690 chi, 145 họ và lớp Một lá mầm có 400 loài, 189 chi, 31 họ Mười họ thực vật bậc cao đa dạng loài nhất ở Quảng Trị là:

1 Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae): có 165 loài nằm trong 43 chi

2 Họ Lan (Orchidaceae): có 155 loài nằm trong 51 chi

Trang 28

3 Họ Cà phê (Rubiaceae): có 135 loài nằm trong 41 chi

4 Họ Cỏ (Poaceae): có 105 loài nằm trong 46 chi

5 Họ De (Lauraeae): có 99 loài nằm trong 15 chi

6 Họ Đậu (Fabaceae): có 81 loài nằm trong 27 chi

7 Họ Cúc (Asteraceae): có 63 loài nằm trong 31 chi

8 Họ Cói (Cyperaceae): có 57 loài nằm trong 21 chi

9 Họ Dâu tằm (Moraceae): có 55 loài nằm trong 10 chi

10 Họ Dẻ (Fagaceae): có 51 loài nằm trong 4 chi

Tổng số loài của 10 họ này là 945, chiếm tới gần 30% tổng số loài thực vật bậc cao

đã biết trong vùng Nhìn chung, hệ thực vật Quảng Trị mang những nét đặc trưng chủ yếu của khu hệ thực vật bản địa đặc hữu Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa Đồng thời khu vực này cũng đã tiếp nhận ba luồng di cư lớn: từ phía tây bắc là luồng Hymalaya qua Vân Nam xuống; từ phía nam có luồng các nhân tố Malaixia - Inđônêxia, luồng các nhân tố ấn Độ - Miến Điện từ phía tây và phía tây nam

Tài nguyên thực vật Quảng Trị rất giàu có và đa dạng Đã thống kê được tất cả có khoảng trên 120 loài cây cho gỗ chủ yếu ở vùng này, trong đó có nhiều loài cây gỗ quý, có giá trị sử dụng cao và rất được ưu chuộng trên thị trường trong nước và

quốc tế, như Pơmu (F hodginsii), Thông nàng (P imbricatus), Đinh (M stipulata), Chò chỉ (P stellata), Táu mật (V odorata), Mun (D mun)

Hệ thực vật Quảng Trị có nhiều loài cây thuốc quí với trữ lượng lớn Đã thống kê được có khoảng trên 800 loài thực vật có thể dùng làm thuốc, trong đó có khoảng trên 200 đang được sử dụng rộng rãi trong nhân dân để chữa những bệnh thông thường Đặc biệt vùng này có một số loài cây thuốc quý, có giá trị sử dụng cao, đã

và đang được khai thác đem lại nguồn lợi đáng kể, như Linh chi (G Lucidum); Trầm hương (A Crassna), Quế (Cinnamomum spp )

Hệ thực vật vùng Quảng Trị có 51 loài thực vật quý hiếm đã được ghi trong Sách

Đỏ Việt Nam

1.1.8.2 Tài nguyên động vật

Thống kê cho thấy thành phần loài các nhóm động vật ở Quảng Trị rất phong phú,

đa dạng và chiếm tỷ lệ khá lớn (từ 47 - 100%) so với số loài đã biết ở Bắc Trường Sơn

Trang 29

Trong đó có một số loài hiếm quý như Hổ,

Báo, Gấu, Sao la, Mang lớn Cầy vằn, Voọc

43 loài

Trong đó có một số loài hiếm quý như Rùa

vàng, Rùa ba chỉ, Rùa ba vạch, Rùa trường

Đặc điểm của một số nhóm động vật ở Quảng Trị

- Nhóm thú linh trưởng (bộ Linh trưởng - Primates): đã ghi nhận được 11

loài và phân loài thú linh trưởng

Bảng 1.4 Thành phần loài thú linh trưởng ở Quảng Trị

STT Tên phổ thông Tên khoa học

1 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus

3 Khỉ vàng Macaca mulatta

Trang 30

5 Khỉ mặt đỏ M arctoides

6 Khỉ đuôi lợn M nemestrina

7 Voọc Hà Tĩnh Trachypithecus f

hatinhensis

8 Voọc đen Tr f ebenus

9 Voọc cha vá Pygathrix nemaeus

10 Vượn đen siki Hylobates concolor siki

11 Vượn đen má

hung H c Gabriellae

Thú linh trưởng có thành phần loài khá phong phú So với số loài có ở Việt Nam thì

số loài và phân loài ở Quảng Trị chiếm tỷ lệ khá lớn: số loài chiếm 71,4% (10/14 loài), số phân loài chiếm 45,8% (11/ 24)

- Nhóm thú móng guốc ngón chẵn (Bộ móng guốc ngón chẵn - Artiodactyla):

ghi nhận có 8 loài, chiếm 44,4% tổng số loài móng guốc chẵn ở Việt Nam và 72,7%

số loài có ở Bắc Trung Bộ Trong đó, có 5 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (năm 2000), đáng chú ý là hai loài: Sao la, Bò tót ở Quảng Trị cũng chỉ còn một quần thể dưới 10 cá thể ở khu vực Đồi Bò xã Ba Lòng, xã Hải Phúc Sao la là loài thú mới được phát hiện năm 1993 ở Đăkrông

Bảng 1.5 Các loài thú móng guốc ngón chẵn ở Quảng Trị STT Tên phổ thông Tên khoa học

2 Cheo Nam dương Tragulus javanicus

5 Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis

7 Sơn dương Capricornis sumatraensis

8 Sao la Pseudoryx nghetinhensis

Trang 31

1 2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

1.2.1 Dân số, dân tộc và lao động

1.2.1.1 Dân số (Error! Reference source not found.)

Tính đến hết năm 2005 dân số tỉnh Quảng Trị có 632 840 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 50,1% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,31% và có xu

thế giảm dần qua các năm (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2005)

Dân số Quảng Trị phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, tỷ

lệ dân số ở vùng nông thôn chiếm 75,61% (năm 2004) Do các đô thị ở Quảng Trị phát triển chậm tốc độ đô thị hoá chưa cao nên cơ cấu dân số giữa nông thôn và thành thị qua các năm không có sự biến đổi lớn lắm Mặt khác do chưa có các khu công nghiệp tập trung, quá trình hình thành các khu công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm mới bắt đầu nên hiện tượng di dân chưa xảy ra Các khu dân cư tập trung trong tỉnh chủ yếu là các thị xã, thị trấn

1.2.1.2 Dân tộc (Error! Reference source not found.)

Tỉnh Quảng Trị bao gồm cộng đồng các dân tộc: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô Dân tộc Kinh chiếm 91,4%, Vân Kiều 6,7%, Pa Kô 1,8%, các dân tộc khác 0,1% Trong đó đồng bào các dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi (Hướng Hoá, Đakrông) và một số xã thuộc miền núi của huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ

1.2.1.3 Lao động:

Tổng số lao động hiện có trong toàn Tỉnh là 314.771 người, trong đó lao động nữ 158.480 người chiếm tỷ lệ 50,35 % lực lượng lao động Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 80% lực lượng lao động hiện nay Lực lượng lao động trong khu vực Nhà nước trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp là 1.524 người

Lực lượng lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân phân bố không đều giữa các vùng, vùng đồng bằng chiếm khoảng 60%, vùng trung du - miền núi chiếm 31% và vùng ven biển chiếm 9% Giữa các vùng có sự chênh lệch về qui mô và chất lượng lao động, vùng đồng bằng là địa bàn có lực lượng lao động tập trung đông nhất và số lao động có trình độ thâm canh sản xuất chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là sản xuất nông sản theo hướng hàng hoá

Trang 32

1.2.2 Kinh tế

1.2.2.1 Nông nghiệp

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất đem lại kết quả, khu vực nông

- lâm - ngư nghiệp tiếp tục phát triển, ngành trồng trọt từng bước đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2005 tăng 1,2% so với năm 2004, trong đó trồng trọt tăng 1,3%, chăn nuôi tăng 1,0%, dịch vụ nông nghiệp tăng 0,3% Tổng sản phẩm ngành nông lâm nghiệp theo giá trị hiện hành là 1.444 tỷ đồng, tăng 91 tỷ so với năm 2004

Diện tích trồng trọt tăng đều qua các năm, diện tích trồng trọt toàn tỉnh năm 2001 là 87.646,2ha tăng lên 92.543,6 ha năm 2004, dự kiến năm 2005 là 96.024 ha; bình quân tăng 1,8% hằng năm Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đến năm 2004

là 49.300 ha, trong đó lúa 47.000 ha tăng 2,4% so với năm 2001; ngô: 2.613,5 ha, tăng 37,9% so với năm 2001 Sản lượng lúa tăng từ 184.800 tấn năm 2001 lên 214.300 tấn năm 2004, năng suất lúa năm 2001 đạt 39,4 tạ/ha đã tăng lên 46,6 tạ/ha năm 2004; sản lượng ngô 2.857,3 tấn năm 2001 tăng lên 5.523 tấn năm 2004 Cây công nghiệp dài ngày ở Quảng Trị có bước phát triển vững chắc và đã khẳng định được vị trí chủ lực của nó:

Cây cao su: diện tích 9.158,4 ha năm 2001 tăng lên 10.366,1 ha năm 2004; sản

lượng năm 2001 là 4510,5 tấn thì đến năm 2004 là 6425 tấn; cây cao su trồng tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ

Cây cà phê: diện tích năm 2001 3.329,4 ha tăng lên 3704,3 ha năm 2004; sản lượng

năm 2001 là 3.551 tấn tăng lên 5079,9 tấn năm 2004; hai huyện có sản lượng cà phê lớn nhất tỉnh là Đăkrong và Hướng Hoá

Cây tiêu: diện tích năm 2004 là 2484 ha, sản lượng đạt 2112,6 tấn; cây tiêu được trồng phổ biến ở Quảng Trị, huyện có sản lượng tiêu lớn nhất là Cam Lộ (922,8 tấn)

Về chăn nuôi trong những năm qua Quảng Trị đã có bước phát triển cả về số lượng

và chất lượng đàn Năm 2004 đàn lợn 242353 con, tăng 11,6% so với năm 2001; gia cầm 2,1 triệu con tăng gần 13% so với năm 2001 Giá trị sản xuất của chăn nuôi năm 2004 đạt 293,9 tỷ đồng (năm 2001: 263,9 tỷ)

1.2.2.2 Lâm nghiệp

Đến năm 2005 diện tích đất lâm nghiệp có rừng ở Quảng Trị là 181.758 ha, độ che phủ đạt 39,5%, độ che phủ rùng tăng bình quân 1%/năm Toàn tỉnh có 110.356 ha rừng tự nhiên và 71.393 ha rừng trồng các loại Giai đoạn 2001-2005 đã trồng được

Trang 33

27.500 ha rừng tập trung, trong đó có 19000 ha rừng phòng hộ, 8500 ha rừng sản xuất Giao khoán bảo vệ rừng bình quân 16.500 ha/ năm

1.2.2.3 Thuỷ sản

Ngành thuỷ sản của Quảng Trị trong một vài năm trở lại đây đã có bước phát triển trên nhiều lĩnh vực, từng bước khẳng định là ngành kinh tế quan trọng

Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng từ 12.500 tấn năm 2001 lên đến 16.620 tấn năm

2004 Dự kiến năm 2005 đạt 16800 - 17.000 tấn Tăng bình quân mỗi năm 7-7,2%, trong đó sản lượng khai thác biển tăng 3,8% /năm, nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh 46% /năm

Nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất và sản lượng Năm 2004, diện tích nuôi trồng toàn tỉnh 1830 ha, tăng gần 2 lần so với năm 2001; năng suất bình quân đạt 1,47 tấn/ha/năm

Chế biến thuỷ sản tiếp tục được phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh Năm 2004 giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,5 triệu USD

1.2.2.4 Công nghiệp

Tỉnh Quảng Trị hiện có 5.981 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 05 cơ sở nhà nước quản lý, 01 cơ sở trung ương quản lý, 5914 cơ sở tư nhân, có 02 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài Sản phẩm công nghiệp đa dạng chủ yếu là cao su, thuỷ sản đông lạnh, quần áo may sẵn, giấy, đồ tôn sắt, …

Hiện nay, khu công nghiệp Nam Đông Hà có một số dự án đã được đầu tư với mức vốn khá lớn như: Nhà máy gỗ ván ép MDF vốn đầu tư 450 tỷ đồng, công suất 60.000 m3/năm Nhà máy nghiền Clinker 25 vạn tấn/năm Thời gian tới hoàn thành xây dựng nhà máy xi măng 35 vạn tấn/năm tại Cam Lộ

Để đáp ứng kịp nhịp độ phát triển kinh tế, từ năm 2001 đến nay Quảng Trị đã quy hoạch và xây dựng nhiều khu công nghiệp mới hầu hết đều ở quy mô vừa và nhỏ Nhìn chung, công nghiệp ở Quảng Trị đã có những bước phát triển khá ổn định, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

Trang 34

Hình 1.7 Bản đồ công nghiệp tỉnh Quảng Trị

Trang 35

Bảng 1.6 Các khu công nghiệp, thương mại tỉnh Quảng Trị

TLập

1 Khu công nghiệp Nam Đông Hà Phường Đông Lương - Thị xã

3 Khu Thương mại tự do Lao Bảo Thị trấn Lao Bảo-Huyện Hướng

4 Cụm công nghiệp Đông Lễ Phường Đông Lễ - Thị xã Đông

5 Cụm công nghiệp phường 3 Phường 3 - Thị xã Đông Hà 2004

6 Cụm Công nghiệp - TT CN Phường I - Thị xã Quảng Trị 2003

7 Cụm tiểu thủ công nghiệp và làng

nghề Diên Sanh

Thị trấn Diên Sanh - Huyện Hải

1.2.3 Giao thông

Toàn Tỉnh hiện có khoảng 3.313 km đường ô tô, trong đó có 368 km quốc lộ và

414 km tỉnh lộ, có 132/138 xã phường có đường ô tô tới trung tâm, trong đó có 64

xã phường có đường nhựa, đường bê tông còn lại là đường đá, cấp phối và 6 xã chỉ

có đường đất Riêng 4 xã (Ba Lòng, Hải Phúc, Ba Nang, A Vao) của huyện Đakrông chưa có đường ô tô tới trung tâm (hiện đang tiến hành đầu tư xây dựng)

Bảng 1.7 Hiện trạng phân bố giao thông tỉnh Quảng Trị

(km)

Phân theo các vùng Ven biển Đ.bằng M núi

Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Trị năm 2005

Mạng lưới giao thông của Tỉnh trong những năm gần đây đã được chú trọng đầu tư

Trang 36

Minh với 2 nhánh đi qua địa phận 5 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hoá, Đakrông), có tổng độ dài 193 km chủ yếu trên địa bàn trung du - miền núi Tuy đã tích cực đầu tư phát triển nhưng hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế: Mật độ đường vùng trung du - miền núi còn quá thấp, nhiều tuyến đường chỉ lưu thông được trong mùa khô

Ngoài đường bộ, Quảng Trị còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có cảng Cửa Việt công suất thông hàng 200.000 tấn/năm (giai đoạn I) góp phần nâng cao khả năng lưu thông kinh tế - hàng hoá, đặc biệt trong lưu thông xuất nhập khẩu thuỷ

- bộ từ Cửa Việt theo quốc lộ 9 với khu thương mại Lao Bảo, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan

hệ thống hang động, có các khu du lịch sinh thái Khe Gió, Trằm Trà Lộc, khu du lịch sinh thái nghỉ mát Khe Sanh, thuỷ lợi thuỷ điện Rào Quán… Quảng Trị có hệ thống di tích chiến tranh đồ sộ, độc đáo và nổi tiếng có giá trị phục vụ du lịch cao,

có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước như: Thành Cổ Quảng Trị, Đôi bờ Hiền Lương, Địa đạo Vịnh Mốc, Hàng rào điện tử Mc Namara, Khe Sanh, Làng Vây, Sân bay Tà Cơn, Nhà đày Lao Bảo, Đường Hồ Chí Minh

huyền thoại… Ngoài ra còn có các lễ hội như: Lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc Pa Cô, Lễ hội cướp cù ở Gio Linh, Lễ hội đua thuyền ở các huyện thị, Lễ hội Kiệu La Vang… Gần đây còn xuất hiện thêm loại hình lễ hội mới - Lễ hội Cách mạng như: Lễ hội "Thống nhất non sông", Lễ hội "Thả hoa trên sông Thạch Hãn",

4 năm 1 lần tổ chức Lễ hội "Nhịp cầu xuyên Á"

Với tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, Quảng Trị ngày càng thu hút khách

du lịch từ khắp mọi vùng trong nước và quốc tế Nếu như năm 2002, các cơ sở du lịch của tỉnh đã đón 102.292 lượt khách tăng 15% so với năm 2001, thì đến năm

2003 số lượt khách đã lên tới 140.646 lượt, tăng 31,6% so với năm 2002 và đạt gần 102% so với kế hoạch đặt ra; năm 2004 số khách du lịch đến với Quảng Trị là 176.799 lượt khách Trong đó, khách quốc tế là 41.556 lượt khách, khác nội địa là 197.274 lượt khách

Bên cạnh những mặt đạt được này, thì vấn đề môi trường du lịch đã nảy sinh nhiều bức xúc, như chất thải sinh hoạt, dầu mỡ thải ra từ các tầu bè đánh cá, hạn chế

Trang 37

nguồn nước ngọt, nuôi trồng thuỷ sản phục vụ du lịch, hoạt động du lịch quá tải vào mùa hè, đặc biệt là bãi tăm Cửa Tùng do mới đang hình thành nên vấn đề môi trường ở đây chưa được quan tâm đúng mức Hiện tượng lấn bờ biển làm hàng quán vẫn còn xảy ra, chưa có hệ thống thu gom chất thải sinh hoạt đồng bộ, Đây là vấn

đề cần được quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh Quảng Trị

1.2.5 Giáo dục – Đào tạo

Hiện nay trên địa bàn có 292 trường học trong đó số trường công lập là 287 trường

và 5 trường bán công Tổng số lớp học là 4830 lớp và tổng số học sinh là 158138 Trong những năm qua sự nghiệp về giáo dục đã có nhiều tiến bộ đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đa dạng hoá được hình thức giáo dục

Đối với giáo dục môi trường thì công tác nâng cao nhân thức về môi trường đặc biệt được quan tâm Các hình thức tuyên truyền giáo dục rất phong phú như:mở các lớp tập huấn về môi trường, tham gia tuyên truyền cổ động hưởng ứng ngày môi trường thế giới,… Kết quả đạt được rất đáng khích lệ và cần phát huy

Công tác khám chữa bệnh trong những năm qua cơ bản đã đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người

Môi trường sống ngày càng được cải thiện, tình trạng ngộ độc thực phẩm đã dần dần được ngăn chặn, ý thức người dân tự chăm lo và bảo vệ sức khoẻ của mình đã được nâng lên một bước Công tác xã hội hoá y tế đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực

Trang 38

Tóm lại, những thành tích ngành Y tế đã đạt được trong những năm qua là to lớn, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế tỉnh nhà và góp phần xây dựng 1 cơ chế bình đẵng trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân

1.2.7 Đầu tư xây dựng cơ bản

Tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh năm 2004 là 1.049.740 triệu đồng (năm 2003 là 799.465 triệu đồng) Trong đó vốn đầu tư ngân sách 501.906 triệu đồng, vốn đầu tư trực tiếp từ ngước ngoài là 147.400 triệu đồng (Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2004)

Trang 39

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG, XU THẾ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG

TỈNH QUẢNG TRỊ

2 1 MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

2.1.1 Phát triển dân số, xây dựng đô thị

Với đà tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng dân số thì việc phát triển đô thị là tất yếu và cần được quan tâm đặc biệt Hiện nay Quảng Trị có 10 thi trấn và 2 thị xã vừa và nhỏ Thị xã Đông Hà là trung tâm tỉnh lỵ, các thị xã, thị trấn còn lại đều là trung tâm huyện lỵ Các Thị xã, thị trấn đều đã có quy hoạch và định hướng phát triển đến

2010 Ngoài ra, trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh đã có các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất ở Quảng Trị như :xây dựng khu công nghiệp Nam Đông Hà, xây dựng khu chế xuất Lao Bảo…các dự án này đang trong giai đoạn thi công Bên cạnh đó quá trình đầu tư xây dựng và sửa sang nhiều công trình trọng điểm như chợ Đông Hà, Cảng Cửa Việt, nâng cấp đường 9…cũng được tỉnh rất chí trọng, mang lại mặt mới cho đô thị Quảng Trị

Việc xây đô thị, các khu tập trung dân cư, các khu công nghiệp đã làm giảm quỹ đất cho nông, lâm nghiệp Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn còn hãn hữu và thiếu đồng bộ giữa các hạng mục công trình, thiếu sự thống nhất trong quản lý xây dựng giữa các hạng mục công trình, thiếu sự thống nhất trong quản lý xây dựng giữa các Ban, Ngành Bên cạnh đó chưa quan tâm và chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường Như không hoặc có biện pháp nhưng không đồng bộ xử lý chất thải rắn, nước thải trong sinh hoạt cũng như công nghiệp của các nhà máy nằm trong khu đô thị

2.1.2 Chất lượng không khí ở đô thị

Môi trường không khí ở thị các khu Đô thị có thể bị ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau do các yếu tố tự nhiên khắc nghiệt, do sự phát triển các phương tiện giao thông đường bộ, sự thiêu đốt các chất thải sinh hoạt, sự tích luỹ các chất thải công nghiệp và mật độ dân số cao…

Ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên: các đám cháy rừng tự nhiên gây ra khí C0, C02, và bụi tro Sấm chớp làm sản sinh N0  N02  HN03 Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ làm giải phóng các khí: NH3, CH4, N0x và C02 Ô nhiễm bụi do gió cuốn

từ mặt đất lên

Ô nhiễm do sinh hoạt con người: chủ yếu là từ bếp đun, sử dụng các nhiên liệu: than, đá, củi, dầu hoả và khí đốt Đun bếp than tổ ong sẽ thải ra nhiều chất khí độc

Trang 40

hại như S02, C0, C02 và bụi Nồng độ C02 tại bếp đun thường rất cao, có thể gây độc hại cho con người Ngoài ra, các khí ô nhiễm sản sinh từ các nguồn thải sinh hoạt như khí CH4, NH3 và mùi hôi thối cũng làm ô nhiễm không khí

Ô nhiễm do giao thông vận tải: các loại phương tiện giao thông có gắn động cơ đốt trong gây ra ô nhiễm bụi lơ lửng và bụi khói rất độc hại qua ống xả như: khí máy (CxHy), C02 Khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm giao thông vận tải phụ thuộc vào địa hình, cây xanh và quy hoạch kiến trúc các phố hai bên đường

Tốc độ xây dựng và sửa chữa nhà ở đô thị quá nhanh không tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường; cơ sở hạ tầng không đồng bộ nhất là TX Đông Hà, Quảng Trị,… còn nhiều đường đất xen đường nhựa dẫn tới tình trạng ô nhiễm cục bộ dọc các trục đường giao thông nội thị

Ô nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp: trong quá trình sản xuất, các chất độc hại thoát ra do bốc hơi, rò rỉ, tổn hao trên dây chuyền sản xuất, trên các phương tiện dẫn tải Nồng độ chất độc hại khá cao và tập trung trong một khoảng không gian nhỏ, thường ở dạng hỗn hợp khí và hơi độc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người lao động Mỗi ngành công nghiệp, tuỳ theo dây chuyền công nghệ, nguyên liệu sử dụng và quy mô sản xuất mà có mức độ ô nhiễm khác nhau

Ngoài ra, hoạt động sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải còn là nguyên nhân gây ra ô nhiễm tiếng ồn Tất cả những nguồn ô nhiễm kể trên đều có ảnh hưởng đến môi trường không khí ở các khu Đô thị với mức độ khác nhau Nơi tập trung các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu là ở các khu vực dân cư đông đúc, ở các trục đường giao thông chính và ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp

Theo số liệu giám sát môi trường của Sở TN&MT Quảng Trị (Bảng 2.1), nồng độ bụi ở tất cả các thị xã, thị trấn trong tỉnh dao động từ 0,36-0,55 mg/m3, đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,8 đến 2,8 lần Nồng độ các chất độc SO2, NO2, CO đều nằm trong giới hạn cho phép

Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm không khí cục bộ tại các thị trấn ở Quảng Trị

là do chất lượng mặt đường kém nhiều đoạn đường chưa được chải nhựa, nhiều phương tiện giao thông không đủ tiêu chuẩn, các đô thị ở Quảng trị đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn tới ô nhiễm bụi Đặc biệt là ở các đầu mối giao thông, ngã ba, ngã tư và dọc theo các phố lớn, chẳng hạn tình trạng không khí bị ô nhiễm bụi đoạn đường quốc lộ 1A qua các thị trấn, thị xã của vùng Cộng thêm với khí hậu khắc nghiệt mật độ cây xanh thấp (chủ yếu là mới trồng được 3 - 4 năm trở lại) nên vào mùa gió Tây khô nóng, nồng độ bụi ở các trục đường giao thông rất cao gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân vùng đô thị

Ngày đăng: 17/08/2015, 09:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Lại Huy Anh, Trần Văn Ý và nnk, 2001. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu địa hình - địa mạo và vẽ bản đồ địa mạo tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ 1:50.000” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu địa hình - địa mạo và vẽ bản đồ địa mạo tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ 1:50.000
26. Trương Quang Học, 2004. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài “Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội – môi trường vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình- Quảng Trị”, KC.08.07. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội – môi trường vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình- Quảng Trị
36. UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2003. Báo cáo tổng kết đề tài “Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và đề xuất hệ thống sử dụng lãnh thổ đồi núi tỉnh Quảng Trị cho mục đích nông, lâm nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và đề xuất hệ thống sử dụng lãnh thổ đồi núi tỉnh Quảng Trị cho mục đích nông, lâm nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững
1. Ban Khoa Giáo Trung ương và những cơ quan khác, 2001. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam Khác
2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 1998. Sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật). NXB.KHKT, Hà Nội Khác
3. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2000. Sách đỏ Việt Nam (Phần động vật). Tái bản lần 2, NXB.KHKT, Hà Nội Khác
4. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2001. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001 – 2010 (bản thảo). Nhà xuất bản thế giới Khác
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1999. Dự án quy hoạch phòng chống bão lũ và lũ quét tỉnh Quảng Trị Khác
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2003. Báo cáo tóm tắt rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông – lâm nghiệp, thuỷ lợi tỉnh Quảng Trị Khác
7. Cục Thống kê Quảng Trị, 2001. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị Khác
8. Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, 2002. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị Khác
9. Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, 2005. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị Khác
10. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, Thị uỷ Quảng Trị, 2005. Phát huy truyền thống cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; Huy động mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị, xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hoá phía Nam của tỉnh Khác
11. Đặng Huy Huỳnh, Hồ Thanh Hải và nnk, 2002. Bước đầu nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học tỉnh Quảng Binh - Quảng Trị. Báo cáo Hội thảo Đề tài Khác
12. Đặng Văn Bào, Vũ Văn Phái, Đào Đình Bắc, Nguyễn Hiệu, 2000. Nghiên cứu và cảnh báo tai biến thiên nhiên ở Trung Trung Bộ Việt Nam trên cơ sở địa mạo. Tuyển tập các công trình Hội nghị Khoa học trường ĐHKHTN, ngành Địa lý - Địa chính Khác
13. Hồ Thanh Hải và nnk, 1999. Đặc điểm khu hệ thuỷ sinh vật sông Rào Quán (Hướng Hoá, Quảng Trị) và vùng phụ cận, dự báo TĐMT khi xây dựng và sử dụng hồ Thuỷ điện Rào Quán. Tài liệu Viện ST &TNSV Khác
14. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng và nnk, 1999. Tóm tắt báo cáo khoa học tổng Khác
16. Lê Văn Thăng, 2004. Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước và không khí phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 ở thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Huế Khác
17. Ngô Đình Tuấn, 1993. Đánh giá tài nguyên nước vùng ven biển Miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình Thuận). Báo cáo đề tài KC.12.03 Khác
18. Phòng thống kê huyện Hải Lăng. Số liệu thống kê huyện Triệu Phong năm 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w