Đây cũng là một trở lực quan trọng của phát triển và hội nhập, nên rất cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể phòng chống suy dinh dưỡng cho các vùng khó khăn, tập trung ưu tiên cho những
Trang 1Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ
em luôn là vấn đề quan tâm ở mỗi quốc gia
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của TS Jennifer Bryce - Trường ĐH Johns Hopkin Blooberg
- Mỹ được công bố ngày 17/1/2008 trên loạt ấn phẩm về suy dinh dưỡng "The Lancet" - Tạp chí Y học quốc tế hàng đầu thế giới: "Tỷ
lệ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất ở trẻ em Việt Nam xếp vào loại cao nhất thế giới" "90% trẻ suy dinh dưỡng thấp còi trên thế giới tập trung ở 36 nước nghèo, trong đó có Việt Nam" [2]
Năm 2013, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam là 25,9%; giảm so với năm 2012 là 0,8% tuy nhiên vẫn
ở mức cao so với các nước trong khu vực [5] Tình trạng này có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng trong cả nước, đặc biệt ở những khu vực miền núi, những khu vực
vùng sâu vùng xa
Đây cũng là một trở lực quan trọng của phát triển và hội nhập, nên rất cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể phòng chống suy dinh dưỡng cho các vùng khó khăn, tập trung ưu tiên cho những vùng có
tỷ lệ suy dinh dưỡng cao
Sơn La là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, có tỷ lệ suy dinh dưỡng khá cao so với cả nước Theo báo cáo thống kê của Viện dinh dưỡng, năm 2012 tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnh Sơn La là 34,4% (cả nước là 26,7%) Tình hình suy dinh dưỡng này ở tỉnh Hòa Bình có xu hướng giảm qua các năm nhưng chưa thực
sự bền vững, từ năm 2012 đến năm
2013, tỷ lệ này tăng lên 0,3% (xem biểu đồ 1)
Suy dinh dưỡng
là tình trạng cơ
thể thiếu protein,
năng lượng và
các vi chất dinh
dưỡng [4]
Suy dinh dưỡng
thể thấp còi là
tình trạng trẻ
chậm phát triển
về chiều cao, có
chiều cao theo
tuổi chỉ đạt dưới
90% so với chiều
cao chuẩn, phản
ánh tình trạng
suy dinh dưỡng
mãn tính kéo dài
[4]
Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi
SUY DINH DƯỠNG THỂ THẤP CÒI Ở TRẺ
EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI SƠN LA VÀ NGUY CƠ
THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Biểu đồ 1: Tình hình suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Sơn La và cả nước (2008 -
2013) [5, 6]
BẢN THÔNG TIN KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
Một số khái
niệm
Trang 2Ảnh hưởng
của suy dinh
dưỡng thể
thấp còi ở trẻ
em dưới 5 tuổi
P a g e 2
Về giáo dục
Về y tế
Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng [4]
Giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng cho trẻ
Khi lớn lên trẻ có xu hướng mắc các bệnh mãn tính không lây như cao huyết áp, tiểu đường,…[1]
Một đứa trẻ sinh ra bị nhẹ cân thường cũng thấp hơn khi trưởng thành so với trẻ sinh ra không bị nhẹ cân [1]
Có xu hướng bắt đầu đi học muộn hơn, bỏ học
và khả năng học tập kém hơn do tổn thương não bộ và chậm phát triển trí lực trong những năm đầu đời
Nghỉ học nhiều dẫn đến tăng nguy cơ lưu ban
ít nhất một lớp lên 16% [1]
Yếu tố chính trị, hỗ trợ, cơ cấu Trình độ học vấn thấp
Hậu quả
Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân gián tiếp
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi
Khẩu phần ăn không đủ
Bệnh tật
Chất lượng dịch vụ y tế
Quá trình chăm sóc bà
mẹ và trẻ em
Không đủ lương thực, thực phẩm
Nhân lực, nguồn lực, kinh tế, yếu tố hỗ trợ
Tiềm năng kinh tế xã
hội
Nguyên nhân cơ bản
Nguyên nhân
Trang 3Suy dinh dưỡng thể thấp còi gây nhiều thiệt hại
về kinh tế
Trẻ tăng trưởng kém có thể dẫn tới khả năng lao động kém và thu nhập thấp [1]
Ngân hàng thế giới (WB) đã ước tính suy dinh dưỡng thấp còi ở nước ta làm giảm 5% GDP mỗi năm [3]
Nghiên cứu chỉ ra rằng chiều cao cứ tăng 1% thì mức lương sẽ tăng 2,4% Suy dinh dưỡng tồn tại suốt cuộc đời có thể làm giảm đến 10% thu nhập về sau của trẻ [1]
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực, giống nòi => Kìm hãm sự phát triển kinh tế
Về kinh tế
P a g e 3
Sở y tế tỉnh phối hợp với Sở văn hóa thông tin tỉnh Hòa Bình phổ biến kiến thức dinh dưỡng và cách chăm sóc bà mẹ và trẻ
em cho người dân Sử dụng đa dạng hóa các hình thức truyền thông và dùng ngôn ngữ, hình ảnh phù hợp với văn hóa từng dân tộc
Cán bộ y tế địa phương hướng dẫn người chăm sóc trẻ biết tận dụng nguồn thực phẩm tại chỗ có giá trị dinh dưỡng để cải thiện chất lượng bữa ăn bổ sung cho trẻ, đảm bảo mỗi bữa ăn của trẻ đều có đầy đủ 4 nhóm thức ăn
2 Cải thiện chất lương cuộc sống của người dân
Ủy ban nhân dân phối hợp cùng các cơ quan ban ngành có liên quan đề ra các biện pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa xã hội cho người dân, đặc biệt là phụ nữ
3 Mở rộng nguồn nhân lực y tế thôn bản
Sở y tế tăng cường đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực y tế thôn bản
Tỉnh
Hòa
Bình
cần làm
gì để
giải
quyết
vấn đề
này?
BẢN THÔNG TIN KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với tác giả:
Đào Thị Lan Phương
Nguyễn Thị Hân
Trần Minh Nguyệt
Lê Thị Giang
Địa chỉ: Trường Đại học Y tế Công Cộng - 138B Giảng Võ
- Ba Đình - Hà Nội
SĐT: 01653092916
Email: phuongkoy93@gmail.com
Tài liệu tham khảo
[5] Viện dinh dưỡng, “Số liệu thống kê tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em năm 2012”
[6] Viện dinh dưỡng, “Số liệu thống kê tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em năm 2013”
[1] Chuyên đề Alive & Thrive, (2012),“Nguyên nhân
và hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi: Cơ hội cải thiện sức khỏe và phát triển kinh tế”
[2] Hoài Vũ, (2009), “Con suy dinh dưỡng – Trách nhiệm của cha mẹ”
[3] Tạp chí Y học thực hành, “Suy dinh dưỡng thể thấp còi”
[4] Trần Thị Lan, (2013), “Hiệu quả của bổ sung đa
vi chất và tẩy giun ở trẻ 12 – 36 tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi, dân tộc Vân Kiều và Pakoh huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị.”