Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 27)

I. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ. trường Mỹ.

1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu:

Trước khi Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, do những hạn chế trong quan hệ kinh tế đối ngoại, sản phẩm dệt may Việt Nam không có chỗ đứng trên thị trường này. Năm 1994, ngay sau khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố xoá bỏ lệnh cấm vận, nhiều thương nhân Mỹ đã trực tiếp hoặc gián tiếp đến với ngành may mặc Việt Nam. Đã có những thương nhân đề nghị công ty may Việt Tiến gửi báo giá và có thể họ sẽ đặt hàng 50.000 sản phẩm áo sơ mi. Một số công ty Mỹ đặt vấn đề với công ty may Phương Đông sẽ bao tiêu một phân xưởng trong 5 năm và trị giá gia công có thể đạt 1 triệu USD/năm. Công ty Fashion Gamex (Hong Kong) đầu tư 100% vốn ở Việt Nam đã xuất 100.000 sản phẩm sơ mi, cravat cho công ty Lollyttogs LMT- Mỹ.

Trong khi chuẩn bị thâm nhập vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang tích cực đầu tư tăng quy mô, mở rộng sản xuất và thực hiện các đơn đặt hàng thử của Mỹ. Công ty dệt Thắng Lợi cũng đề ra chủ trương mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ vì nhận thấy thị trường này có khả năng tiêu thụ các mặt hàng chăn, drap, gối, bộ trải nôi baby, quần áo trẻ em. Do chuẩn bị tốt việc thăm dò, tiếp cận và tìm hiểu thị trường nên đầu năm 2000, bộ phận thiết kế mẫu đã cho sản xuất một số mẫu vải như cotton in hoa cao cấp, vải polin, CVC. Do đáp ứng được yêu cầu cao về chất lượng nên tính đến tháng 7/2000, công ty dệt Thắng Lợi đã xuất khẩu được 636.000 USD. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu thông qua khách hàng Đức để đưa vào thị trường Mỹ 70.000 bộ trải nôi baby trị giá 800.000 USD. Tất nhiên, việc xuất khẩu những lô hàng này được tiến hành trong điều kiện chưa

được hưởng biểu thuế ưu đãi nên hiệu quả còn khiêm tốn, nhưng cũng có thể khăng định rằng chất lượng của sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Để có cái nhìn tổng quan về kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ, chúng ta xem xét bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ (1994-2000)

Đơn vị tính: triệu USD

Mặt hàng 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Hàng dệt 0.11 1.78 3.59 5.33 5.05 7.51 9.07 Hàng may 2.46 15.09 20.01 20.6 21.35 27.2 40.5 Tổng kim ngạch XK 2.57 16.87 23.6 25.93 26.4 34.71 49.57

(Nguồn:Bộ Thương mại Mỹ)

Năm 1994- năm đầu tiên xoá bỏ lệnh cấm vận, kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ còn rất nhỏ bé, chỉ đạt 2,57 triệu USD. Điều nay cũng dễ hiểu bởi sản phẩm dệt may Việt Nam chưa tạo được thói quen cho người tiêu dùng Mỹ. Việt Nam chỉ được biết đến như một đất nước nhỏ bé, lạc hậu và nghèo nàn ở Châu Á hay một ký ức về chiến tranh đau thương. Nhưng chỉ sau một năm, ngành dệt may Việt Nam đã gặt hái được những tiến bộ rõ rệt với kim ngạch xuất khẩu lên tới 16,87 triệu USD đạt tốc độ tăng trưởng thật bất ngờ 530%. Con số này đã thể hiện được những cố gắng vượt bậc trong việc tìm hiểu thị trường cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam. Năm 1999, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đạt gần 34,71 triệu USD, tăng hơn 31% so với năm 1998. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 49,57 triệu USD, tăng 42,8% so với năm 1999. Như vậy, lượng xuất khẩu của Việt Nam tuy còn chưa chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ nhưng

hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đứng hàng thứ năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung vào thị trường này, sau cà phê, giày dép, hải sản, dầu thô. Nhìn chung, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ còn thấp nhưng với tốc độ tăng trưởng khá cao như vậy cũng báo một tín hiệu đáng mừng.

Bước vào năm 2002, nhìn chung tình hình xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức không nhỏ, nhất là trong những tháng đầu năm. Theo số liệu của Bộ thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2002 đạt khoảng 7.250 triệu USD, chỉ đạt 43,7% kế hoạch năm và bằng 94,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.783 triệu USD, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tình hình đó, hàng dệt may Việt Nam lại có những bước tăng trưởng vững chắc. Hàng dệt may xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2002 đạt 990 triệu USD. Trong khi những mặt hàng chủ lực khác đang giảm sút, thì hàng dệt may tăng 3% so với cùng kỳ năm 2001. Riêng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 223 triệu USD, chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và tăng 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một kết quả đang ghi nhận

2. Cơ cấu xuất khẩu.

Trong tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ thì các sản phẩm may chiếm đa số, hàng dệt chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Tuy nhiên, tốc độ tăng kim ngạch các sản phẩm dệt trong tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may qua các năm cao hơn tốc độ tăng của các sản phẩm may điều đó đã làm cho tỷ trọng của các sản phẩm dệt ngày càng tăng, năm 1995 hàng dệt chỉ chiếm có 10,56% trong tổng kim ngạch xuất hàng dệt may sang Mỹ thì năm 1996 con số này là 15,6%, năm 2000 là 19,42%. Tỷ trọng các sản phẩm dệt tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may phản ánh một thực tế là mặc dù các sản phẩm may có những ưu thế hơn song với sự đầu tư hợp lý và không ngừng cải tiến, các sản phẩm dệt của Việt Nam ngày

càng có sức cạnh tranh hơn trên thị trường Mỹ. Tốc độ tăng trưởng cao của cả hai mặt hàng dệt và may đã góp phần làm cho tổng kim ngạch của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng cao.

Việt Nam mới xuất khẩu sang thị trường Mỹ các sản phẩm may mặc và một số sản phẩm gia dụng sản xuất từ sợi dệt như ga, drap, gối, bộ trải nôi baby. Vì đây là thị trường mới, việc tìm hiểu thông tin cũng như thâm nhập thị trường còn gặp nhiều khó khăn bên Việt Nam chỉ đưa vào Mỹ các mặt hàng truyền thống của mình. Những sản phẩm này đã được đánh giá cao tại thị trường vốn nổi tiếng bởi những đòi hỏi khắt khe về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm.

Cơ cấu sản phẩm hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tập trung vào các chủng loại sau: Mặt hàng dệt thoi như găng tay, sơ mi trẻ em...(chiếm khoảng 85% kim ngạch) và hàng dệt kim như sơmi nam, nữ, găng tay dệt kim và áo len. Đặc biệt sản phẩm găng tay Việt Nam rất có uy tín đối với người tiêu dùng Mỹ. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ tập trung vào 8 loại (Cat) hàng may mặc: 331 (găng tay), 338 (sơ mi nam dệt kim vải bông), 339 (áo choàng dệt kim), 340 (sơ mi nam dệt thoi vải bông), 435 (áo choàng nữ vải len), 635 (Áo khoác sợi tổng hợp), 638 (Áo sơ mi dệt kim), 647 (quần sợi tổng hợp). Ta có thể xem xét số liệu qua bảng sau:

Bảng 5: Một số chủng loại hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ

Đơn vị: triệu mét vuông

Cat Sản phẩm 2000 2001 9 tháng đầu

năm 2001

9 tháng đầu năm 2002

331 Găng tay 6,558 6,055 4,828 2,976

338 Sơ mi nam dệt kim vải bông 1,556 2,082 1,632 8,116

339 Áo choàng dệt kim 1,447 2,916 1,662 11,539

340 Sơ mi nam dệt thoi vải bông 9,595 7,418 5,996 7,031

435 Áo choàng nữ vải len 0,000 0,006 0,004 1,347

635 Áo khoác sợi tổng hợp 0,281 0,225 0,065 10,686

638 Áo sơ mi dệt kim 0,667 0,380 0,271 2,347 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4, ta có thể thấy được những chủng loại hàng hoá chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Mỹ đều có những bước tăng trưởng rất nhanh. Những mặt hàng trên luôn chiếm vị trí then chốt và có kim ngạch xuất khẩu cao trong cơ cấu hàng may mặc. Đây là những mặt hàng quen thuộc và là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, cũng thật đáng mừng trước những tiến bộ trong ngành dệt Việt Nam khi chúng ta bắt đầu xuất khẩu vào thị trường Mỹ các sản phẩm sợi dệt từ đay cói, lau và một số loại chỉ, tơ nguyên liệu cho dù kim ngạch xuất khẩu không đáng kể. Trong tương lai, Việt Nam dự định sẽ xuất khẩu một số sản phẩm sợi thô, sợi bông và sợi dệt kim vào Mỹ để cạnh tranh cùng với các đối thủ mạnh khác.

3. Phương thức xuất khẩu:

Do mới chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan từ quy chế quan hệ thương mại bình thường của Mỹ nên ngành dệt may Việt Nam chỉ có thể tiến hành xuất khẩu thông qua hai phương thức chủ yếu: Xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác gia công với số lượng nhỏ.

3.1. Xuất khẩu trực tiếp:

Phương thức xuất khẩu trực tiếp hay “mua đứt bán đoạn” là phương thức chiến lược của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam trong tương lai. Hiện tại do có những khó khăn trong vấn đề chứng nhận xuất sứ, hiểu biết thị trường Mỹ còn hạn chế cùng với chưa thiết lập được hệ thống phân phối nên rất ít doanh nghiệp may có thể xuất khẩu trực tiếp. Doanh thu xuất khẩu vào thị trường Mỹ theo phương thức này còn thấp, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu nói chung. Ngay trong thời gian đầu, một số công ty may có uy tín và kinh nghiệm thị trường như: Công ty may 10, Công ty may Thăng Long, Công ty dệt Thắng Lợi... đã xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ. Ban đầu họ chấp nhận bị thua lỗ, trước hết để tạo dựng lòng tin và thói quen tiêu dùng cho người Mỹ, đồng thời tạo mối quan hệ bạn hàng tốt, chuẩn bị cho tương lai sau khi Hiệp định thương mại Việt-

Mỹ được ký kết và phê chuẩn. Theo kế hoạch của ngành dệt may Việt Nam, các đơn vị sẽ cố gắng tăng dần tỷ trọng hàng bán đứt trong tổng doanh thu của các đơn vị, cố gắng đạt 60% tổng doanh thu xuất khẩu vào các năm 2004-2005.

Ưu điểm của phương thức này là các doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất và xuất khẩu. Chi phí về nguyên liệu và các phụ phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất sẽ được giảm thiêủ tối đa.

Tuy nhiên, cũng khó tránh khỏi các rủi ro bởi vì thị trường này còn quá mới mẻ đối với Việt Nam.

3.2. Gia công xuất khẩu:

Việt Nam cho đến cuối năm 2001 vừa qua mới được hưởng quy chế Quan hệ thương mại bình thường nên trong nhiều trường hợp phương thức gia công xuất khẩu thuận tiện và hợp lý hơn cả. Trong một thời gian dài, ngành dệt may Việt Nam đã làm quen và thích ứng với phương thức này khi xuất khẩu sang các thị trường thế giới.

Xuất phát từ nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng cũng như về màu sắc, thị hiếu tiêu dùng của nước nhập khẩu, Việt Nam phải nhập nguyên liệu của khách hàng rồi gia công theo các mẫu mã họ đưa ra. Những mặt hàng vào được thị trường Mỹ trong thời gian qua phần lớn do các công ty nước ngoài hiện đang gia công tại Việt Nam xuất khẩu. Thông qua hình thức này, hàng hoá Việt Nam đã mang thương hiệu nước ngoài để hưởng ưu đãi NTR.

Phương thức này đã phần nào khắc phục được những hạn chế về vốn, nguyên liệu và trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Nhưng trong tương lai cần phải xác định một hướng đi đúng để có thể tiếp cận và chinh phục thị trường Mỹ bằng chính sản phẩm của mình. Từ đó có thể nâng cao năng lực kinh doanh, tránh sự phụ thuộc vào phía đặt gia công.

II. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.

1. Những thuận lợi cơ bản cho việc phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

* Hoa Kỳ là thị trường có dung lượng lớn và yêu cầu đa dạng về kiểu cách, mẫu mã hàng dệt may. Tính chung, kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Mỹ là 1.200 tỷ USD, trong đó kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may khoảng 60 tỷ USD. Trong thời gian đầu, việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ không bị rằng buộc bởi nhập khẩu.

* Nhờ hiệu lực áp dụng Hiệp định thương mại giữa hai nước, điều kiện giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp thuận lợi hơn và thuế nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam vào Mỹ giảm xuống đáng kể tạo khả năng tăng lợi nhuận xuất khẩu hàng dệt may.

Bảng 6: Thuế suất hàng dệt may vào Mỹ

Thuế suất Mặt hàng

Thuế suất phổ thông (%)

Thuế suất MFN (%)

Sản phẩm dệt 55,1 10,3

Sản phẩm may 68,9 13,4

Nguồn: Omiko FuKaSe and Will Martin,

the effect of the S’s Grating MFN status to Việt Nam, World Bank

Bảng 7: Mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng dệt may

Tên hàng Thuế suất

phi NTR

Thuế suất NTR

Mức thuế chênh lệch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quần áo bằng vải bông 90 10 80

Găng tay bạt 25 24,1 0,9

Áo khoác từ sợi nhân tạo, không dệt kim, đan móc, loại khác

90 28,8 61,2

Áo khoác từ sợi nhân tạo, có dệt kim 72 29,3 42,7 Áo khoác sợi nhân tạo, không dệt kim, 58,5 20,5 38

đan móc, trên 36% len

Bộ quần áo có đan móc, bằng len hoặc lông động vật

54,5 16 38,5 Áo khoác đan móc trên 70 % khối

lượng là tơ tằm

45 4 41 Áo khoác đan móc dưới 70 % khối

lượng là tơ tằm

45 5,9 39,1

Nguồn: Vụ Âu Mỹ-Bộ thương mại Việt nam

Qua các số liệu trên ta có thể nhận thấy mức chênh lệch thuế là rất lớn giữa các nước có quan hệ với Mỹ và được hưởng các chế độ thuế ưu đãi với các nước chưa được hưởng chế độ ưu đãi. Với việc Hiệp định thương mại song phương với Mỹ được ký kết, Việt Nam sẽ cũng được hưởng các mức thuế suất ưu đãi hơn rất nhiều so với trước kia, đây chính là một thuận lợi vô cùng to lớn để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp của các nước khác.

* Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có khả năng tiếp cận trình độ khoa học công nghệ tiên tiến vào bậc nhất thế giới và nhận sự chuyển giao công nghệ để đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.

* Những đòi hỏi khăt khe của thị trường hàng dệt may Mỹ tạo sức ép mang tính tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may Viêt Nam đổi mới công nghệ, tổ chức và quản lý sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh. Nói chung, nếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thâm nhập và đứng vững trên thị trường hàng dệt may Mỹ là có thể thâm nhập và đứng vững trên các thị trường khu vực khác.

2. Những khó khăn khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ. trường Mỹ.

2.1. Những khó khăn từ phía bản thân các doanh nghiệp:

* Trình độ trang bị công nghệ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn thấp kém.

Để phục vụ xuất khẩu, các doanh nghiệp may mặc đã chú trọng đến đầu tư đổi mới công nghệ. Hiện nay nhiều doanh nghiệp may đã được trang bị những máy may chuyên dùng, máy vi tính để giác mẫu... Nhưng nhìn chung, trình độ công nghệ chưa cao, nhiều dây chuyền sản xuất thiếu đồng bộ, trong toàn ngành còn tới 20% số máy đã sử dụng trên 10 năm hoặc đã lạc hậu về mặt công nghệ. Trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp hết sức lạc hậu và chậm được đổi mới nên

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 27)