IV. Nhóm giải pháp vi mô về phía ngành may mặc và
3. Thúc đẩy sự phát triển thương mại thông qua Internet
Ngày nay thương mại điện tử đóng một vai trò rất quan trọng trong các hoạt động mua bán, trao đổi, giao dịch trên phạm vi toàn cầu. Nhận thức rõ tiềm năng to lớn của ngành “thương mại không giấy tờ”, với tư cách là một đòn bẩy quan trọng nhất đối với nền kinh tế quốc dân, chính phủ Mỹ đang cố gắng thiết lập một môi trường kinh doanh sao cho thương mại điện tử có thể tăng trưởng nhanh nhất trên phạm vi toàn cầu. Bằng việc tận dụng các công nghệ mới để làm tăng khả năng kinh doanh, hiện nay Mỹ đang tích cực khai thác Internet và tham gia vào thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá cũng như dịch vụ ra thị trường thế giới. Vì vậy, muốn hợp tác với Mỹ một cách nhanh chóng và có hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam không còn con đường nào khác là phải tiếp cận từng bước một cách hợp lý, tạo một môi trường kinh doanh thực sự, hình thành thương mại điện tử ở Việt Nam để hội nhập với thương mại điện tử thế giới.
Sau đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam:
- Phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet: phát triển Internet trước hết là phát triển các nhà cung cấp dịch vụ gia tăng cho Internet. Từ đó, các doanh nghiệp này sẽ tìm kiếm khách hàng, không ngừng mở rộng nội dung khai thác Internet. Bằng cách đó, số lượng thuê bao của Internet phát triển ngày một nhanh.
- Đưa các báo chí, trung tâm thông tin, tra cứu lên mạng: bằng cách này, các doanh nghiệp biết dùng Internet để tra cứu thông tin, tìm bạn hàng quảng cáo thông tin về mình.
- Đẩy mạnh kinh doanh thông tin thương mại qua Internet: cần sớm đưa dịch vụ cung cấp thông tin lên mạng để lôi kéo các doanh nghiệp tham gia kết nối mạng. Nội dung thông tin phải nhanh, nhạy, chính xác và bao trùm cả nước. Các nội dung thông tin về giá cả, thị trường thế giới cần được cập nhật và đưa vào đáp ứng với nhu cầu thế giới.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước tích cực tham gia nối mạng Internet để cung cấp các thông tin về chế độ chính sách, luật pháp từ đó tạo ra thói quen nhu cầu dùng Internet trong đời thường.
4. Nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp của Mỹ và nâng cao khả năng đàm phán.
4.1 Nghiên cứu và nắm vững hệ thống pháp luật Mỹ.
Việc nghiên cứu những quy định liên quan đến xuất nhập khẩu trong Luật kinh doanh của Mỹ, cung cách làm ăn và tác phong của người Mỹ v.v.. giúp doanh nghiệp Việt Nam tính toán, cân nhắc và có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác kinh doanh với công ty Mỹ đến mức nào để đạt hiệu quả cao nhất, rủi ro thấp nhất.
Để vào được thị trường Mỹ, các doanh nghiệp không những phải nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh
tranh về chất lượng cũng như giá cả, mà còn phải thông thạo hệ thống pháp luật của Mỹ, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu cũng như thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ. Như đã nói ở trên, hệ thống pháp luật của Mỹ rất phức tạp, rắc rối và chặt chẽ. Ngoài những quy định về thuế quan và hải quan khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cần quan tâm tới Luật về trách nhiệm sản phẩm, Luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng...
Thị trường Mỹ là thị trường có sức mua lớn song yêu cầu cao về chất lượng đặc biệt đối với hàng dệt may, thị trường Mỹ có nhiều đòi hỏi về chất lượng. Ngoài việc đây là nhân tố cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ phải chịu các chế tài của Luật trách nhiệm sản phẩm nếu có vi phạm về chất lượng. Theo luật này, nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm đối với người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá sản xuất và bán trên thị trường Mỹ. Đây là những quy định để bảo vệ người tiêu dùng khỏi bị thiệt hại do hàng hoá họ đã mua.
Mỹ là nước thể chế hoá chặt chẽ quyền lợi của người tiêu dùng. Theo Luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng, có hai loại bảo hành : bảo hành rõ ràng và bảo hành ngầm. Bảo hành rõ ràng được hiểu khi trên hàng hoá có ghi mẫu mã, quy cách, thành phần... tức là bên bán đã cam kết bảo đảm. Bảo hành ngầm là sự đảm bảo hàng hoá đã phù hợp với mục đích sử dụng của người mua mặc dù đôi khi mục đích sử dụng đó không giống với mục đích ban đầu của nhà sản xuất. Như vậy, bên cạnh việc tìm kiếm lợi nhuận, các doanh nghiệp phải lường trước khả năng bị kiện bởi “Thượng đế của mình”. Theo kinh nghiệm của các nhà xuất khẩu thành công trên thị trường Mỹ thì việc mua bảo hiểm về thương mại đối với hàng hoá tại các công ty bảo hiểm có tiếng là việc làm khôn ngoan nhất để hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Để hạn chế sai lầm do ít hiểu biết về luật các doanh nghiệp nên tìm đến luật sư trong mỗi thương vụ. Ngoài ra, doanh nghiệp nên cộng tác với văn phòng tư vấn
hoặc luật sư tại Mỹ để có thông tin về những thay đổi thủ tục hải quan - một trong những thủ tục phức tạp nhất.
4.2. Nâng cao kỹ năng đàm phán với doanh nhân Mỹ
Đặc điểm nổi bật trong cách đàm phán với người Mỹ là đi thẳng vào vấn đề, bỏ qua những lời lẽ rườm rà. Ngoài lý do muốn tiết kiệm thời giạn, coi thời gian là tiền bạc (Time is money), người Mỹ còn muốn nhanh chóng định đoạt thương vụ. Nếu thấy không có khả năng buôn bán với đối tác họ chấm dứt ngay và dành thời gian để tiếp xúc, thương lượng với người khác.
Thương nhân Mỹ thường có biện pháp giảm bớt rủi ro trong kinh doanh bằng cách soạn sẵn những hợp đồng, trong đó khéo léo đưa ra những điều khoản về số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng, đồng thời có những chi tiết mang tính thủ đoạn pháp lý để có thể thắng kiện khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, khi đàm phán hợp đồng nếu thấy bất ổn bạn nên yêu cầu điều chỉnh cho tới khi cảm thấy hợp lý hãy ký. Mặc dù tập quán buôn bán ở Mỹ có thể có nhiều điểm không đồng nhất với cách thức thông thường, những nhà thương lượng giàu kinh nghiệm vẫn yêu cầu người Mỹ sửa đổi các điều khoản cam kết cho hợp lý và thuận lợi cho mình, dựa vào Incoterm mới nhất. Vì vậy, khi đàm phán với thương nhân Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đặc biệt lưu ý những điểm sau:
- Các doanh nghiệp đều có bộ phận thu thập thông tin và hàng hoá của họ được quảng cáo mạnh mẽ. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị chu đáo, đầy đủ mọi thông tin và kèm theo sản phẩm tốt của hãng mình khi đàm phán. Đừng quên danh thiếp, ảnh của doanh nghiệp và của những người lãnh đạo doanh nghiệp, quyển danh mục mặt hàng dịch sang tiếng Anh. Biểu giá bằng USD, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (nếu được tổ chức giám định nước ngoài cấp càng tốt). Trong khi thương lượng phải đưa ra những vấn đề cụ thể, những con số rõ ràng, đừng để cho họ hiểu sai sẽ không có cơ hội lần thứ hai.
- Cũng cần hiểu thêm rằng kinh doanh ở Mỹ tự do, các thương gia có thể vận dụng mọi chiến thuật, mưu mẹo để thực hiện các thương vụ và bằng sự liên minh hợp tác hoặc công ty nhỏ làm vệ tinh cho công ty lớn, người ta có khả năng làm được những cuộc kinh doanh mà số vốn cần thiết lớn hơn rất nhiều so với vốn pháp định của công ty. Khi đã tỏ ra kiên quyết và chắc chắn với ý đồ kinh doanh hay đầu tư của thương nhân Mỹ thường nói to, nói nhanh, tay làm những động tác mạnh để thuyết phục đối tác của họ. Trước sự tự giới thiệu mình một cách hùng hồn của người Mỹ, đối tác có thể bị mê hoặc bởi những lợi ích to lớn do các thương vụ đem lại, cũng có thể rơi vào cảm giác được giúp đỡ, được ban ơn. Tất nhiên đối với những nhà thương lượng sáng suốt thì tính thuyết phục cao nhất là ở tác phong giao dịch đàng hoàng, ở những tài liệu tính toán thiết kế kỹ lưỡng, hợp lý, phản ánh rõ dự tính thu lợi của mỗi bên. Người Mỹ không dại gì nhảy vào một thương vụ mà không tiên liệu trước được lợi nhuận.
-Thương lượng với người Mỹ không chỉ khó về xác định số lượng (vì cách làm ăn nhỏ không cho phép đảm bảo chắc chắn khối lượng hàng hoá lớn giao đúng hạn), mà còn khó về chất lượng. Yêu cầu về chất lượng của thị trường Mỹ khá cao và đảm bảo chất lượng không phải bằng lời hứa suông mà bằng những giấy xác nhận càng nhiều càng tốt, của các tổ chức quản lý chất lượng có tiếng tăm thế giới hoặc ít ra là các công ty lớn thuộc nước thứ ba. Thiếu loại chứng chỉ này coi như chất lượng hàng hoá không được đảm bảo và phải chịu mua mức giá thấp.
-Người Mỹ rất chính xác trong các cuộc hẹn, không xê dịch 15 phút nên vì bất cứ lý do gì mà phải chậm trễ, phải tìm mọi cách thông báo cho phía đối tác biết. Do vậy, rất cần chú ý đến điểm dự họp. Người Mỹ hay làm việc kết hợp đồng thời việc này với việc kia, nước Mỹ lại rộng lớn và nhiều thành phố trong lúc đó họ lại có hàng loạt các cuộc hẹn gặp.
-Một tập quán cần chú ý khi đàm phán với người Mỹ là nên nói bằng tiếng Anh mà tốt nhất là nói tiếng Mỹ.
5. Tận dụng triệt để những ưu đãi của Mỹ giành cho các nước đang phát triển
Một điều bất lợi đối với doanh nghiệp Việt Nam là chưa được hưởng Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Mỹ. Vì nếu được hưởng những ưu đãi này, hàng của nước ta xuất khẩu sang Mỹ chỉ bị đánh thuế suất 0% hoặc rất thấp. Tuy nhiên, trong khi chưa được hưởng GSP, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần phải tìm những kẻ hở của quy định này để vẫn có thể xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ thu ngoại tệ. Một sản phẩm được hưởng GSP phải đáp ứng được những quy định sau:
- Sản phẩm phải được sản xuất tại nước được hưởng GSP và giá trị nguyên liệu do nước đó làm ra cộng với chi phí trực tiếp gia công, chế tạo thành sản phẩm tại nước được hưởng GSP không được thấp hơn 35% giá trị sản phẩm ấy khi vào lãnh thổ Hải quan Mỹ.
- Sản phẩm được sản xuất ở hai hay trên hai nước mà những nước ấy là thành viên của một Hiệp hội kinh tế, Liên minh thuế quan, Khu mậu dịch tự do thì được coi như sản xuất tại một nước, trị giá nguyên liệu chi phí đó được gộp lại để xác định điều kiện 35% nguyên liệu trong nước để hưởng GSP.
- Khi nguyên liệu nhập khẩu vào nước được hưởng GSP và được chế biến thành một loại sản phẩm hoặc nguyên liệu khác thì vẫn được tính là trị giá gia tăng trong nước để đưa vào sản phẩm khi xét điều kiện 35% nguyên liệu trong nước để hưởng GSP.
Như vậy, từ các quy định trên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể tìm được khe hở để xâm nhập hàng hoá của mình vào thị trường Mỹ bằng cách làm gia công hàng xuất khẩu cho các nước được hưởng GSP hay xuất khẩu nguyên nhiêu vật liệu cho các nước ASEAN để thu ngoại tệ. Thực tế cho thấy, nhờ có gia công hàng dệt may, hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
khoảng 300 triệu USD, giá trị thu được từ làm hàng dệt gia công cũng chiếm 75-80% trong tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này.
Tuy nhiên, đây cũng cũng chỉ là con đường vòng bất đắc dĩ chúng ta phải sử dụng. Mục tiêu lâu dài của chúng ta là phải đạt được quy chế GSP của Mỹ. Có như vậy, hiệu quả kinh tế mới được phản ánh thực sự, khắc phục được tình trạng “ lấy công làm lãi” như hiện nay. Bởi trên thực tế giá trị ta xuất khẩu trực tiếp hàng dệt may mới chỉ là 20-25%. Nếu được hưởng quy chế GSP của Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu chắc chắn sẽ gấp nhiều lần con số 300 triệu USD.
6. Nâng cao khả năng liên kết, liên danh, hợp tác và liên doanh trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.
Đặc điểm của các doanh nghiệp Mỹ là luôn ký các hợp đồng lớn, giao hàng nhanh và phải xuất khẩu hàng dệt may theo hình thức trực tiếp (sản xuất, xuất khẩu trực tiếp không qua trung gian) vì vậy các doanh nghiệp, các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng hoá nói chung, hàng dệt may nói riêng trong điều kiện thiếu vốn, quy mô sản xuất không đáp ứng các hợp đồng lớn, giao hàng nhanh đúng hạn... thì không còn con đườnh nào khác là phải tăng cường tính liên danh, liên kết, hợp tác,... để cùng thực hiện hợp đồng đã ký với các doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên phải đảm bảo các yêu cầu về hợp đồng và chữ tín với bạn hàng.
KẾT LUẬN.
Mỹ là một thị trường lớn, đầy hứa hẹn đối với sản phẩm dệt may của Việt Nam. Trong những năm vừa qua, cùng với nhịp độ tăng cao về tổng giá trị buôn bán của thị trường Việt nam sang Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này cũng không ngừng tăng cao, khá cả về số lượng, chất lưọng và chủng loại. Cùng với Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết, thông qua và có hiệu lực vào tháng 12/2001, hàng dệt may Việt Nam đã có thể cạnh tranh bình đẳng với sản phẩm của các cương quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ ... nhưng bên cạnh đó hàng dệt may Việt Nam vẫn đứng trước những khó khăn và thách thức rất lớn đó là Việt Nam là nước đến sau, năng lực sản xuất còn bé, nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm chưa cao, chủng loại chưa đa dạng, thua kém về vốn, công nghệ, quản lý và kinh nghiệm trên thị trường.
Đứng trước những khó khăn và thách thức đó, làm thế nào để cho hàng dệt may Việt Nam thâm nhập, đứng vững và phát triển ở thị trường Mỹ luôn là vấn đề quan tâm của các Bộ, Ngành có liên quan.
Để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có một hành trang vững chắc, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho hàng dệt may Việt Nam thâm nhập thị trường rộng lớn này, Nhà nước cần phải có những chính sách thích hợp đầu tư cho ngành dệt may, đẩy mạnh công tác xúc tiến, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước, thủ tục thuế xuất khẩu, nhập khẩu, hải quan. Đồng thời cũng cần tiếp tục cải tiến cơ chế tài chính, tín dụng và tạo điều kiện cần thiết để giúp ngành dệt may thành công thị trường Mỹ.
Bên cạnh đó, ở tầm vi mô, các doanh nghiệp cũng cần phải có những chiến lược, phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, lựa chọn sản phẩm và thị phần để tiếp cận thị trường, tìm hiểu luật pháp Mỹ cũng như phong tục tập quán, phương thức kinh doanh của Mỹ để có thể có những bước đi thích hợp.
Thị trường Mỹ là một thị trường lý tưởng xét cả về quy mô, nhu cầu hay sức mua. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này sẽ là bước đi quan trọng của ngành dệt may Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập với thế giới, đưa Việt Nam trở thành một cường quốc xuất khẩu hàng dệt may, góp phần thực hiện thành công công cuộc “Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá” đất nước.
DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO