Chính sách thương mại của Mỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 46 - 47)

III. Một số vấn đề cần chú ý khi xuất khẩu hàng dệt may

2.1.Chính sách thương mại của Mỹ

2. Một số lư uý chung khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ

2.1.Chính sách thương mại của Mỹ

Đối với Mỹ, Việt Nam là một trong những nước thuộc khối cộng sản cũ, từng là kẻ thù đối đầu trực tiếp trong chiến tranh Việt Nam. Do đó, Mỹ đã tiến hành cấm vận Việt Nam trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và hợp tác trên thế giới, các nước coi trọng phát triển kinh tế. Chính sách của Mỹ với Việt Nam cũng đã phải thay đổi. Mặt khác, Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, thuộc khu vực kinh tế phát triển năng động Châu Á - Thái Bình Dương. Ngày nay, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu kinh tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định, sức mua trên thị trường ngày càng tăng.

Trong quá trình bình thường hoá quan hệ, Mỹ luôn gắn vấn đề quan hệ thương mại với vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam - MIA (Missing In Action) và vấn đề nhạy cảm khác mà Mỹ coi là “tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam”.

Với việc thông qua Hiệp định thương mại, Mỹ đã đi đúng hướng trong chính sách thương mại toàn cầu nói chung và chính sách thương mại với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng, cũng như xu hướng hoà bình và hợp tác hiện nay, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước. Thông qua Hiệp định thương mại cũng nhằm để hàng hoá Mỹ dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam bởi nhờ đó mà hàng hoá Mỹ xuất khẩu và đầu tư của Mỹ sẽ thuận lợi hơn về vấn đề thủ tục, đặc biệt lĩnh vực đầu tư của Mỹ ở Việt Nam được mở rộng.

Kể từ ngày 28/11/2001, sau khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt - Mỹ thì Việt Nam bắt đầu thuộc nhóm 2 (là những nước đã có

hiệp định thương mại với Mỹ nhưng chưa là thành viên của WTO), cũng giống như Trung Quốc trước ngày 11/11/2001.

Khác với chính sách nhập khẩu dành cho các nước thuộc nhóm 3 (các nước thuộc thành viên WTO), để được hưởng quy chế MFN của Mỹ thì các nước như Việt Nam hay Trung Quốc trước khi gia nhập WTO phải được Mỹ cho bãi miễn tạm thời đạo luật Jackson-Vanick. Tuy nhiên, trong tình hình quan hệ song phương trên đà tiến triển thì việc bãi miễn tạm thời áp đạo luật này là khá thuận lợi, nhưng dù sao thì được hưởng quy chế MFN của Mỹ vẫn là điều chưa hoàn toàn chắc chắn, vì vậy chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp cũng vẫn cần phải lưu tâm xem xét cẩn thận những chính sách thương mại Mỹ đã, đang và sẽ áp dụng đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 46 - 47)