Một số quy định nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 38)

III. Một số vấn đề cần chú ý khi xuất khẩu hàng dệt may

1. Một số quy định nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ

1.1. Hạn ngạch nhập khẩu:

Hạn ngạch nhập khẩu là việc kiểm soát về khối lượng hàng hoá nhập trong một thời gian nhất định. Phần lớn các hạn ngạch nhập khẩu do Cục Hải quan Mỹ (US Custom Service) quản lý. Hội đồng Hải quan kiểm soát việc nhập khẩu hàng theo quota, nhưng không có quyền cấp, thay đổi quota.

Có thể chia các hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ thành 2 loại: loại hạn ngạch tuyệt đối và loại hạn ngạch thuế suất:

-Hạn ngạch tuyệt đối : quy định số lượng một mặt hàng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Mỹ trong thời hạn của quota. Một số hạn ngạch

là áp dụng chung, còn một số thì chỉ áp dụng riêng đối với một số nước. Hàng nhập quá số lượng theo quota sẽ phải tái xuất hoặc lưu kho trong suốt thời hạn của quota.

-Hạn ngạch thuế suất: quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không có hạn chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này, nhưng số lượng nhiều hơn mức quota cho trong thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn.

Hệ thống hạn ngạch áp dụng theo Hiệp định đa sợi (MFA: Multifiber Agreement) và Hiệp định Dệt May (ATC: Agreement on Textile and Clothing) của WTO được xem là công cụ chính bảo hộ ngành dệt may Mỹ.

Hiệp định đa sợi là một hiệp định quốc tế có hiệu lực từ tháng 1 năm 1974, cho phép các nước ký kết GATT đàm phán các Hiệp định thương mại song phương áp dụng hạn chế nhập khẩu hàng dệt và may mặc. Hiệp định MFA được đàm phán căn cứ vào khoản 204 của Luật Luật Nông Nghiệp năm 1956 nhằm giúp các nước nhập khẩu hàng dệt may đương đầu với những xáo trộn từ thị trường chẳng hạn như việc tăng đột biến nhập khẩu hàng dệt trong khi vẫn cho phép các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển chia sẻ thị trường hàng dệt may quốc tế đang ngày càng mở rộng. Sau khi được gia hạn 6 lần, Hiệp định MFA hết hiệu lực vào ngày 31/12/1994 và được thay thế ngay lập tức bằng Hiệp định hàng dệt và may mặc của Vòng đàm phán Urugoay (ATC).

Theo ATC, hạn ngạch và hạn chế đối với thương mại hàng dệt và may mặc theo lịch trình sẽ phải bị xoá bỏ theo 3 giai đoạn kết thúc vào 1/1/2005. Tất cả các nước thành viên WTO đều phải tuân thủ ATC, cho dù họ có ký kết Hiệp định đa sợi trước kia hay không và chỉ có những nước thành viên WTO mới được xem xét cho được hưởng những lợi ích tự do hoá mà Hiệp định này đem lại.

Những hiệp định hàng dệt song phương thoả thuận giữa các nước nhập khẩu và xuất khẩu theo MFA vẫn có hiệu lực trong giai đoạn quá độ tới năm 2005. Hiện nay, Mỹ vẫn áp dụng hạn ngạch hàng dệt và may mặc với 47 nước, trong đó có 38

nước tham gia vào ATC. 9 nước khác không phải là thành viên của WTO và do vậy không được hưởng lợi ích của việc loại bỏ quota và hạn ngạch theo Hiệp định này. Nói cách khác, tới 1/1/2005 trong khi hầu hết các nước trên thế giới được bỏ hạn ngạch thì các nước chưa là thành viên WTO hiện nay, bao gồm cả Việt Nam, sẽ vẫn phải chịu hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may. Hàng dệt nhập khẩu từ Mexico và Canada chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của NAFTA.

Đối với Việt Nam là nước chưa gia nhập WTO thì việc áp dụng hạn ngạch lên hàng dệt may nhập vào Mỹ sẽ được áp dụng theo hiệp định dệt may song phương. Trước đây, nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam vào Mỹ chưa bị khống chế bởi hạn ngạch nhưng do chưa có quy chế MFN nên hàng dệt may phải chịu mức thuế rất cao. Tuy nhiên ngay sau khi ký Hiệp định thương mại, chính phủ Mỹ đã yêu cầu đàm phán Hiệp định dệt may và áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam và ngày 9/12/2002 sẽ diễn ra vòng đàm phán đầu tiên về Hiệp định dệt may giữa hai nước. Rất có thể, Chính phủ Mỹ sẽ không trì hoãn việc áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam bởi sức ép ngày càng lớn từ các nhà sản xuất trong nước. Điều này bất lợi cho phía Việt Nam vì hiện tại xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ đang ở mức thấp trong khi việc áp đặt hạn ngạch lại dựa trên kim ngạch nhập khẩu của năm trước.

1.2. Quy định về xuất xứ hàng hoá.

Các đạo luật về nguồn gốc xuất xứ là các luật quy định việc thi hành các quy định về tỷ lệ chế biến sản xuất hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ. Mục tiêu hàng đầu của những quy định này là cho phép người mua cuối cùng ở Mỹ có quyền lựa chọn những hàng hoá khi biết chúng được sản xuất ở một quốc gia khác.

Việc xác định xuất xứ của hàng hoá có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó giúp cho Hải quan xác định được mức thuế áp dụng đối với loại hàng đó cũng như những ưu đãi hay hạn chế mà Mỹ giành cho nước xuất xứ của loại hàng đó.

Hải quan sẽ xác định xuất xứ của hàng hóa dựa trên các thông tin ghi trong mỗi tờ khai trừ khi những thông tin ấy không đầy đủ. Nếu không đầy đủ, Hải quan sẽ yêu cầu cung cấp thêm thông tin cho việc xác định quốc gia xuất xứ. Lô hàng sẽ không được giải phóng cho đến khi việc xác định được thực hiện xong.

Một sản phẩm đã qua quá trình chế biến ở hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ của sản phẩm là nước mà tại đó sản phẩm đã bị “ biến tính căn bản” .

Các quy định về “biến tính căn bản” có thể ảnh hưởng đến việc xác định quốc gia xuất xứ. Ví dụ: một hàng dệt hay sản phẩm từ hàng dệt có nguồn gốc từ quốc gia A và phải chịu giới hạn về hạn ngạch, giới hạn này được áp dụng khi hàng nhập khẩu vào Mỹ. Nếu, trước khi xuất khẩu vào Mỹ, lô hàng đó được chở qua quốc gia B nơi mà hàng này ít bị giới hạn về hạn ngạch hơn. Tuy nhiên, lô hàng này vẫn còn bị giới hạn về hạn ngạch và quy định về visa theo hiệp định về hàng dệt với quốc gia A. Hải quan sẽ xác định xem các giới hạn về hạn ngạch này có được áp dụng hay không dựa trên tiêu chí “biến tính căn bản”. Có nghĩa là nếu hàng đó không trải qua quá trình chế biến hay gia công đáng kể nào thì lô hàng đó sẽ được xem như là xuất xứ từ quốc gia A. Sự “biến tính căn bản” không thể được xem xét dựa trên các giai đoạn chế biến sơ sài .

Để đáp ứng yêu cầu về “biến tính căn bản” , một sản phẩm phải có sự thay đổi về:

(1) Nhận dạng hoặc xác định thương mại (2) Đặc tính cơ bản

(3) Giá trị sử dụng thương mại

Khi xác định xem giai đoạn chế biến hoặc gia công ở một quốc gia có đáng kể hay không. Hải quan xem xét những yếu tố sau:

(1) Thay đổi cuối cùng về mặt cơ học của nguyên liệu hay sản phẩm

(2) Tính phức tạp, trình độ hay kĩ năng và hoặc/ kỹ thuật và lượng thời gian tiêu thụ

(3) Giá trị gia tăng của nguyên liệu hoặc sản phẩm so với giá trị khi xuất khẩu vào Mỹ

Các công đoạn mà Hải quan sẽ chấp nhận xem đó là biến tính căn bản bao gồm:

(1). Nhuộm và in kèm theo hai hoặc nhiều công đoạn hoàn tất sau : tẩy trắng, làm co lại, nhuộm màu, phủ tuyết, phủ hồ cứng vĩnh viễn, rập nổi vĩnh viễn, tăng trọng.

(2). Dệt thành sợi

(3). Đan hay dệt thành vải

(4). Cắt vải thành từng phần và ráp nối lại thành sản phẩm

(5). Ráp nối thực chất bằng cách may, khâu thành quần áo hoàn chỉnh, các bộ phận của quần áo được cắt từ vải tại quốc gia khác.

Các công đoạn sẽ không được xem là biến tính căn bản, dù nhiều công đoạn đã được thực hiện bao gồm:

(1). Các thao tác đơn giản như ráp, dán nhãn, ủi, giặt, sấy hay đóng gói.

(2). Cắt thành từng miếng và viền lại hoặc bó thành vải mà vải này đã có thể dễ dàng nhận biết về giá trị thương mại của nó.

(3). Tỉa và/ hoặc nối lại bằng cách may, gài móc, ghép hoặc bất kỳ công đoạn lắp ghép các bộ phận rời được sản xuất tại một quốc gia, mặc dù công đoạn này đòi hỏi các thao tác tẩy rửa, sấy khô, vá, lắp ráp đơn thuần.

(4). Một hoặc nhiều công đoạn hoàn thành hàng dệt, vải hoặc sản phẩm từ hàng dệt như : tráng lớp đi mưa, tẩy trắng, tẩy sạch, làm co lại, ngâm kiềm hoặc các công đoạn tương tự.

(5). Nhuộm và hoặc in trên vải sợi

1.3. Quy định về nhãn hiệu hàng hoá

Luật áp dụng chủ yếu về nhãn hàng hoá là Luật Xác Định Sản Phẩm Sợi Dệt và Luật Nhãn Hiệu Sản Phẩm bằng Len năm 1939 .Trừ một số trường hợp ngoại

lệ, tất cả các sản phẩm sợi, dệt khi nhập khẩu vào Mỹ đều phải được đóng dấu, niêm phong kín và ghi nhãn hoặc được ghi những thông tin sau:

- Tên riêng các loại sợi và tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các chất sợi có trong sản phẩm (không kể các chất trang trí) có trọng lượng từ 5% trở lên được ưu tiên ghi trước, sau đó tỷ lệ phần trăm của các loại sợi mà được quy định là “các loại sợi khác” sẽ được ghi cuối cùng. Các loại sợi có tỷ lệ trọng lượng 5% hoặc thấp hơn phải được xem là “các loại sợi khác”

- Tên của nhà sản xuất hoặc tên hay số đăng ký “chứng minh” của một người hay nhiều người phụ trách tiếp thị hoặc điều hành sản phẩm sợi, dệt. Số đăng ký “chứng minh” này do Uỷ ban thương mại Liên Bang cấp. Một thương hiệu viết bằng chữ mà đã đăng ký với cơ quan bản quyền Mỹ có thể được ghi trên nhãn hàng hóa thay cho tên nếu chủ thương hiệu đó nộp một bản sao đăng ký( thương hiệu) cho Uỷ ban thương mại liên bang trước khi sử dụng

- Tên của quốc gia nơi mà sản phẩm được gia công hoặc sản xuất.

Để thực hiện Luật Xác Định Sản Phẩm Sợi Dệt ngoài các thông tin quy định, các thông tin sau phải được ghi trên một hoá đơn thương mại của chuyến hàng sợi, dệt có giá trị trên 500USD và hàng đó phải theo các quy định về nhãn hàng hoá của Luật Xác Định Sản Phẩm Sợi Dệt:

- Chất liệu sợi hoặc tổng hợp các sợi, xác định theo tên chủng loại cho mỗi loại sợi thiên nhiên hoặc sợi nhân tạo theo thứ tự tỷ lệ trọng lượng từ thấp đến cao nếu loại sợi đó có trọng lượng từ 5% hoặc hơn trong tổng trọng lượng sản phẩm đó.

- Tỷ lệ trọng lượng của mỗi loại sợi có trong sản phẩm

- Tên hoặc đặc điểm nhận dạng khác của nhà sản xuất hoặc của một hay nhiều người, theo quy định tại chương 3 của Luật Xác Định Sản Phẩm Sợi Dệt, được cấp và đăng ký tại Uỷ ban Thương Mại Liên Bang .

Sản phẩm len có quy định riêng về nhãn hàng hoá theo Luật Nhãn hiệu Sản Phẩm bằng Len. Sản phẩm len theo Luật này phải bao gồm:

(1). Tỷ lệ trọng lượng của các sợi có trong sản phẩm len (không kể trọng lượng của các vật trang trí) không vượt quá 5% tổng trọng lượng sợi của:

+ len

+ len tái chế

+ mỗi loại sợi, nếu tỷ lệ trọng lượng sợi đó bằng hoặc lớn hơn 5% tổng trọng lượng của các loại sợi khác

(2). Tỷ lệ trọng lượng tối đa của sản phẩm len, của các chất liệu không phải sợi

- Tên nhà nhập khẩu

Khi nhập khẩu sản phẩm len có giá trị đến trên 500 USD và thuộc quy định của Luật Nhãn hiệu Sản Phẩm bằng Len thì bắt buộc phải ghi tên nhà sản xuất.

Tất cả các hoá đơn nhập hàng dệt, sợi phải có thông tin về: + trọng lượng sợi

+ sợi có dùng cho bán lẻ hay không + sợi có dùng làm chỉ may hay không

Nếu trọng lượng của sợi chủ yếu là tơ thì hoá đơn phải ghi rõ tơ đó được xe lại hay là tơ sợi nhỏ.

Có một số loại sản phẩm như hàng bông đay, sợi tơ nhân tạo và sản phẩm sợi dệt cần phải đáp ứng những thông tin thêm về nhãn hàng hóa. Ví dụ: về số lượng sợi chỉ đơn trên 1 cm2 và kích cỡ sợi. Nhà xuất khẩu cần tìm hiểu các quy định cụ thể cho từng loại hàng.

1.4. Quy định về tiêu chuẩn hàng dễ cháy:

Hầu hết các sản phẩm hàng dệt, may nhập khẩu vào Mỹ để tiêu thụ đều phải tuân thủ các quy định của Luật Sản Phẩm Dệt Dễ Cháy. Luật này có quy định về tính dễ bén lửa đối với hàng dệt, may. Không ai có thể xuất khẩu vào Mỹ các sản

phẩm hàng may mặc hoặc đồ trang trí nội thất hoặc bất kỳ loại vải hay chất liệu liên quan nào để sử dụng cho các sản phẩm đó nếu họ không tuân thủ tiêu chuẩn về hàng dễ cháy. Có một số sản phẩm được nhập vào Mỹ rồi gia công lại để giảm tính chất dễ cháy của chúng sao cho đáp ứng được tiêu chuẩn của Luật trên. Điều này phải được ghi trong hoá đơn hay giấy tờ liên quan khác của lô hàng.

1.5. Quy định về chế độ VISA xuất khẩu:

Để được nhập khẩu vào Mỹ hàng dệt may cần có “visa”. Một visa hàng dệt may là dấu xác nhận lên một hoá đơn hoặc một “giấy phép kiểm soát nhập khẩu” do chính phủ nước ngoài cấp. Visa này được dùng để kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệt may và sản phẩm từ hàng dệt từ nước ngoài vào Mỹ hoặc dùng để ngăn cấm việc nhập lậu mặt hàng này vào Mỹ. Một visa hàng dệt may có thể bao gồm hàng có hạn ngạch hoặc không hạn ngạch. Hàng dệt có hạn ngạch có thể cần hoặc không cần visa tuỳ thuộc vào nước xuất xứ. Một visa hàng dệt may không có đảm bảo cho việc nhập khẩu vào Mỹ.

Mỹ buộc một số nước phải ký kết thoả thuận về việc áp dụng chế độ VISA xuất khẩu đối với hàng dệt may. Nước đối tác phải xác nhận (dưới dạng đóng dấu vào hoá đơn hay giấy phép) trước mỗi chuyến hàng.

1.6. Phạt vi phạm (chế tài thương mại):

Hàng nhập vào Mỹ không tuân thủ các quy định trên sẽ bị phạt theo mức phần trăm giá trị của lô hàng

Hàng nhập không đáp ứng đúng yêu cầu về ghi mác mã sẽ bị giữ lại ở khu vực Hải quan Mỹ cho tới khi người nhập khẩu thu xếp tái xuất trở lại, phá huỷ đi hoặc tới khi hàng được xem là bỏ để chính phủ định đoạt toàn bộ hoặc từng phần.

Phần 304 (h) Luật thuế của Mỹ quy định ai cố tình vi phạm, cố tình che dấu sẽ bị phạt tiền 5.000 USD, hoặc bỏ tù dưới 1 năm.

Trường hợp có sự phối hợp với nước ngoài để thay đổi , tẩy xoá mác mã về xuất xứ hàng hoá thì bị phạt 100.000 USD với lần đầu và các lần vi phạm sau đó là 250.000 USD.

2. Một số lưu ý chung khi xuất vào thị trường Mỹ.

2.1. Chính sách thương mại của Mỹ đối với Việt Nam

Đối với Mỹ, Việt Nam là một trong những nước thuộc khối cộng sản cũ, từng là kẻ thù đối đầu trực tiếp trong chiến tranh Việt Nam. Do đó, Mỹ đã tiến hành cấm vận Việt Nam trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và hợp tác trên thế giới, các nước coi trọng phát triển kinh tế. Chính sách của Mỹ với Việt Nam cũng đã phải thay đổi. Mặt khác, Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, thuộc khu vực kinh tế phát triển năng động Châu Á - Thái Bình Dương. Ngày nay, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu kinh tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định, sức mua trên thị trường ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w