Chương trình tăng tốc phát triển hàng dệt may 2001-2010

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 54)

1. Quan điểm tăng tốc phát triển ngành dệt may:

Là một bộ phận trọng yếu trong ngành Dệt may, ngành May mặc đã được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên phát triển theo các định hướng như sau:

- Đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong quá trình tăng tốc phát triển may mặc. Có như vậy mới huy động được mọi nguồn lực từ bên trong và bên ngoài, kể cả nguồn lực quốc tế cho bước phát triển đột biến trong một thời gian ngắn đối với ngành May mặc Việt nam. Coi trọng nguồn lực từ nhân dân lao động. Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài vào nội bộ ngành, kể cả đầu tư nước ngoài cho phát triển các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành May mặc như cây bông và trồng dâu nuôi tằm. Do ngành Dệt – ngành cung cấp đầu vào cho ngành May cần vốn đầu tư lớn và công nghệ phức tạp, khó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế khác nên Nhà nước cần tập trung đầu tư vào lĩnh vực dệt, vào các công nghệ mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không thể đầu tư được.

- Coi trọng phát triển chiều rộng đi đôi với củng cố chiều sâu là bước đi quyết định trong giai đoạn đến năm 2010. Công nghiệp dệt cần phát triển thành từng cụm, nằm trong các khu công nghiệp nhằm tiết kiệm vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở, giải quyết vấn đề xử lý nước thải tập trung, lành mạnh hoá môi trường sinh thái. Có như vậy mới có thể hình thành các doanh nghiệp mới vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó, mới tạo ra cơ hội để đưa các công nghệ hiện đại vào sản xuất và áp dụng các mô hình quản lý, điều hành tiên tiến của thế giới vào dệt may Việt nam. Công nghiệp may cần phát triển rộng khắp, đến tận các vùng nông thôn, miền núi nhằm huy động mọi loại nguồn vốn có trong nhân dân và của mọi thành phần kinh tế. Do

vậy, việc đầu tư chiều sâu vẫn được khuyến khích để tự các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện và hoàn tất vào năm 2005.

- Tập trung phát triển các vùng nguyên liệu như bông, tơ tằm, xơ sợi tổng hợp cùng với việc phát triển công nghiệp hoá dầu. Cho đến nay, Việt nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 90% nhu cầu nguyên liệu ban đầu cho Ngành Dệt may. Việc nâng cao tỷ lệ giá trị xuất xứ nội địa trên sản phẩm dệt may vừa là một yêu cầu bắt buộc của thị trường nhập khẩu, vừa là mục tiêu của chiến lược "tăng tốc" này nhằm nâng cao phần lợi nhuận cho ngành và cho đất nước.

- Tăng tốc phát triển bằng việc đầu tư các công nghệ mới nhất, với thiết bị hiện đại nhằm tạo ra một bước nhảy vọt về chất lượng và sản lượng. Mặt khác, cần coi trọng tận dụng các loại thiết bị đã qua sử dụng, với công nghệ tiên tiến từ các nước công nghiệp hoá, thế hệ từ những năm 90 trở lại đây.

- Đầu tư phát triển may mặc theo hướng chuyên môn hoá cao theo loại công nghệ. Có như vậy mới tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp cần thiết phải đi chuyên sâu và làm chủ được một vài loại công nghệ để tạo ra những mặt hàng mới chất lượng cao. Xây dựng mối quan hệ cung cầu giữa các doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác thương mại.

2. Mục tiêu "tăng tốc" phát triển ngành May mặc đến năm 2010

Mục tiêu chiến lược ngành Dệt may đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998, gồm các chỉ tiêu như sau:

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

SP may (tr. SP) 580 780 1.200

Thời điểm xây dựng chiến lược này là vào những năm 1996-1997, lúc đó chúng ta mới ở thời kỳ đầu xuất khẩu vào thị trường EU và Nhật Bản. Các thị trường khác chưa mở cửa với sản phẩm may mặc của Việt Nam. Mặt khác, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực mà việc thực hiện các chỉ tiêu do

Chính phủ phê duyệt gặp nhiều khó khăn. Bước sang năm 2000 và những năm đầu của thế kỷ 21, tình hình kinh tế và thương mại thế giới có nhiều đổi thay thuận lợi cho việc tăng tốc phát triển ngành Dệt may Việt nam nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đến năm 2010 như sau:

Bảng 8: Mục tiêu chiến lược "tăng tốc" phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010

Mục tiêu toàn ngành

Chỉ tiêu TH 2000 2005 Tăng so với

2000

2010 Tăng so với 2005 SP may (triệu SP)

Tỷ lệ nội địa hoá trên SP may (%) 400 25 780 50 380 25 1.200 75 420 25

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010

Rõ ràng muốn đạt mục tiêu này, ngành May mặc Việt Nam cần thiết kế một chương trình "tăng tốc" đầu tư trong 5 năm đầu của thế kỷ 21 và kéo dài cho đến năm 2010. Song song với chương trình đầu tư này là một loạt các giải pháp vĩ mô và vi mô cần được tính đến. Chính phủ và UBND các tỉnh cần đưa ra những cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý mang tính đặc cách cho ngành Dệt may nhằm kích thích và thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tập trung mọi nguồn lực đầu tư vào Việt Nam. Có như vậy mới đạt được mục tiêu "tăng tốc" mà chiến lược đề ra.

3. Chương trình tăng tốc của ngành dệt may đến 2010.

3.1. Sản xuất.

- Đến năm 2005, sản phẩm chủ yếu đạt: Bông xơ 30.000 tấn; xơ sợi tổng hợp 60.000 tấn; sợi các loại 150.000 tấn; vải lụa thành phẩm 800 triệu mét vuông; dệt 300 triệu sản phẩm; may mặc 780 triệu sản phẩm.

- Đến năm 2010, sản phẩm chủ yếu đạt: Bông xơ 80.000 tấn; xơ sợi tổng hợp 120.000 tấn; sợi các loại 300.000 tấn; vải lụa thành phẩm 1.400 triệu mét vuông; dệt kim 500 triệu sản phẩm; may mặc 1.500 triệu sản phẩm.

3.2. Kim ngạch xuất khẩu:

- Đến năm 2005: kim ngạch xuất khẩu đạt 4.000 đến 5.000 triệu đô la Mỹ. - Đến năm 2010: kim ngạch xuất khẩu đạt 8.000 đến 9.000 triệu đô la Mỹ.

3.3. Sử dụng lao động:

- Đến năm 2005: Thu hút 2,5 đến 3,0 triệu lao động. - Đến năm 2010: Thu hút 4,0 đến 4,5 triệu lao động.

3.4. Tỷ lệ giá trị sử dụng nguyên phụ liệu nội địa trên sản phẩm dệt may xuất khẩu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đến 2005: Trên 50%. - Đến 2010: Trên 75%.

3.5. Vốn đầu tư phát triển:

- Tổng vốn đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2001-2005 khoảng 35.000 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty dệt may Việt Nam khoảng 12.500 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2006-2010 khoảng 30.000 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty dệt may Việt Nam khoảng 9.500 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng bông đến năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng.

3.6. Định hướng thị trường.

Trong giai đoạn hiện nay, ngành dệt may Việt Nam thực hiện định hướng là: “hướng ra thị trường xuất khẩu – coi trọng thị trường nội địa” để tổ chức phát triển sản xuất, kinh doanh. Do đó:

- Khai thác có hiệu quả hơn các thị trường hiện có như EU, Nhật Bản (xuất khẩu trực tiếp, chuyển gia công sang thương mại).

- Đẩy mạnh việc thâm nhập các thị trường mới tiềm năng lớn như: Mỹ, Canađa, ...)

- Khôi phục thị trường truyền thống thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu.

- Mở rộng quan hệ buôn bán với các nước khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

II. Hệ thống các giải pháp vĩ mô nhằm đẩy mạnh hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.

Trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra, ngành dệt may Việt Nam gặp phải không ít khó khăn mà chỉ tự bản thân Ngành sẽ không thể giải quyết nổi, đó là các vấn đề về vốn đầu tư, thông tin xuất nhập khẩu và thị trường, các mối quan hệ thương mại quốc tế… Do vậy, Ngành rất cần các biện pháp hỗ trợ can thiệp của Chính phủ.

1. Chính sách thuế, tỉ giá hối đoái, tín dụng và trợ cấp xuất khẩu

1.1. Chính sách thuế:

Để giúp cho ngành dệt may giảm được chi phí, tạo điều kiện cho sản phẩm may mặc tăng tính cạnh tranh trên thị trường thế giới, thời gian qua chính sách thuế xuất khẩu quy định:

- Thuế suất 0% đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu - Thuế GTGT cũng áp dụng mức 0%

- Đối với vật tư nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trong thời hạn 275 ngày thì không phải nộp thuế nhập khẩu, nếu quá thời hạn trên doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu nhưng sẽ được hoàn trả sau khi sản phẩm được xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong thực tế của quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng may vẫn còn tồn tại một số khó khăn cho các doanh nghiệp. Do vậy chính sách thuế cũng cần phải tiếp tục được hoàn thiện theo các hướng như sau:

- Ngành dệt may là ngành phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu. Nhà nước đã coi đây là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước thì nên áp dụng thuế suất VAT 5% cho các sản phẩm sợi và vải trong vòng 5 năm (2001-2005). Miễn thuế VAT đối với nguyên phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, chất trợ nhập khẩu (sẽ khấu trừ về sau). Sau này, khi điều kiện sản xuất nguyên vật liệu trong nước đã khá hơn thì ta có thể tăng mức thuế lên để đảm bảo nguồn thu ngân sách đồng thời bảo hộ sản xuất nguyên liệu trong nước.

- Việc hoàn thuế tạm nhập tái xuất cần phải tiến hành nhanh hơn, tránh tình trạng nhà sản xuất bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài (trong thực tế hiện nay diễn ra quá chậm chạp, thủ tục phiền hà). Nhà nước nên quyết định cơ quan nào thu thuế sẽ có trách nhiệm hoàn thuế để các doanh nghiệp không phải gõ cửa nhiều nơi, đồng thời quyết định thủ tục hoàn thuế phải hoàn thành trong bao nhiêu ngày nếu doanh nghiệp có đầy đủ chứng từ hợp lệ.

- Cho phép Viện Kinh tế Kỹ thuật Dệt May được phối hợp cùng với cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế để áp mã thuế phù hợp đối với các loại nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu cho ngành May.

1.2. Chính sách tỉ giá hối đoái.

Đối với ngành May, cần khuyến khích xuất khẩu và nhập khẩu máy móc, công nghệ hiện đại, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Vì vậy việc duy trì một chính sách tỉ giá thả nổi có quản lý như hiện nay là tối ưu. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, khi ảnh hưởng cuả sự suy giảm nền kinh tế toàn cầu là không nhỏ, cần có giải pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái một cách khéo léo. Khi điều chỉnh tỉ giá, cần chú ý tới mối quan hệ chặt chẽ giữa tỉ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu, phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trên cơ sở phân tích các biến số như: tỉ lệ lạm phát

trong và ngoài nước, cán cân thương mại, khuynh hướng thay đổi giá của các đồng tiền và tâm lý của người dân. Việc điều chỉnh cần được thực hiện từ từ qua từng giai đoạn, nên tiến hành trong thời điểm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của nước ta đang ở mức tăng.

Với ngành May, việc áp dụng chính sách nhiều tỉ giá là rất quan trọng vì mong muốn xuất khẩu nhiều và nhập khẩu cũng lớn, nên áp dụng một tỉ giá cao cho xuất khẩu và thấp cho nhập khẩu.

1.3. Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu.

Tín dụng và trợ cấp xuất khẩu là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Đối với ngành dệt may – một ngành rất cần khuyến khích xuất khẩu, Nhà nước cần có các chính sách phù hợp, cụ thể như sau:

- Thành lập Quỹ Bảo hiểm và Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu chung cho cả nước, đồng thời cho phép Tổng công ty Dệt may thành lập quỹ bảo hiểm riêng của ngành nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi giá cả thị trường thế giới có biến động cũng như khi gặp rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.

- Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua công cụ lãi suất. Một điều hết sức quan trọng là Nhà nước cần cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các dự án phát triển vùng trồng bông để trong tương lai Việt Nam có thể tự túc nguyên liệu ngành Dệt. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn bởi nếu đáp ứng được nguồn nguyên liệu cơ bản, chúng ta sẽ tránh được những bất lợi là thế bị động khi xảy ra những biến động về giá cả trên thị trường nguyên liệu thế giới. Có như vậy mới bảo đảm được cho ngành May mặc phát triển tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo điều kiện cấp vốn cho các doanh nghiệp có sản phẩm, có thị trường nhưng thiếu vốn. Thưởng khuyến khích các doanh nghiệp không xuất khẩu nhưng có khả năng tìm và giới thiệu thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp.

- Tài trợ vốn cho doanh nghiệp tham gia hội trợ triển lãm hàng dệt may ở nước ngoài để tạo điều kiện tìm kiếm thị trường, tìm kiếm bạn hàng.

- Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu một số kinh nghiệm từ các nước châu Á láng giềng. Họ đã thiết lập được cơ chế đối thoại chung giữa chính phủ và doanh nghiệp.

2. Một số đối sách thương mại

2.1 Đẩy nhanh lộ trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

Khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức chiếm tới 90% buôn bán thế giới này thì đương nhiên Việt Nam sẽ được hưởng quy chế MFN của các nước thành viên WTO nhờ đó kim ngạch buôn bán của Việt Nam với Mỹ nói riêng cũng như quốc tế nói chung sẽ tăng lên nhanh chóng và đạt quy mô lớn. Nhờ đó, Việt Nam tăng cường được vai trò kinh tế và chính trị của mình trên thế giới.

Nếu tham gia được vào hệ thống thương mại quốc tế rộng lớn, chúng ta có cơ hội tăng trưởng nhanh bằng việc phát huy “nội lực” về : lao động, tài nguyên thiên nhiên, cũng như lợi dụng được thành tựu khoa học công nghệ, vốn của các nước phát triển để nâng cao hiệu quả kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới.

Ngoài ra, theo WTO hàng dệt may đã được đưa vào chương trình tự do hoá đến năm 2005, Việt Nam chưa được hưởng quy định này nên sau khi Hiệp định Thương Mại Việt - Mỹ có hiệu lực khoảng 2 năm (2003) thì Mỹ sẽ áp đặt chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Mỹ. Muốn tự do hoá cho hàng dệt may của Việt Nam trong tương lai thì điều kiện tối thiểu là Việt Nam phải trở thành thành viên của WTO.

Việc gia nhập WTO sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi của nền kinh tế trong nước và tạo dựng được một môi trường kinh doanh lành mạnh giúp cho các doanh nghiệp trong nước thích nghi nhanh hơn với môi trường cạnh tranh

quốc tế, nhờ đó mà họ mới vươn lên mạnh mẽ để cạnh tranh có hiệu quả và phát triển.

Tuy nhiên, cùng với cơ hội thì việc gia nhập WTO cũng đem lại những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là khi gia nhập tổ chức này, ta phải chấp nhận một “ sân chơi” bình đẳng, không được sử dụng bất cứ một hàng rào thuế quan cũng như hàng rào phi thuế quan nào để bảo hộ sản xuất trong nước. Vậy để đứng vững trong “ sân chơi” này, các doanh nghiệp Việt Nam phải áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm ngang tầm với quy định của các nước tiên tiến, hạ giá thành sản phẩm v.v..

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 54)