Hiệp định thương mại Việt-Mỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 48)

III. Một số vấn đề cần chú ý khi xuất khẩu hàng dệt may

2.3.Hiệp định thương mại Việt-Mỹ

2. Một số lư uý chung khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ

2.3.Hiệp định thương mại Việt-Mỹ

Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký là bước đi lịch sử trong quá trình tiến hành bình thường hoá quan hệ và hàn gắn vết thương giữa hai nước. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ không chỉ tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước mà còn mở cửa nền kinh tế Việt Nam với thế giới và giúp Việt Nam hội nhập hơn vào cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, việc thực hiện Hiệp định cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức to lớn cho các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam. Trước hết là sự cần thiết phải điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo cho việc thực hiện các yêu cầu của Hiệp định. Hiện nay, hệ thống luật thương mại của nước ta vẫn còn nhiều bất cập so với Hiệp định thương mại vì vậy sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp khi làm ăn với đối tác khách hàng từ phía Mỹ.

Những Hiệp định mà chúng ta ký trước đây với các nước khác rất chung chung, đơn giản, nhưng với Hiệp định thương mại Việt-Mỹ thì rất chi tiết, cụ thể và buộc chúng ta phải thực hiện đầy đủ những vấn đề đã cam kết. Đồng thời các cải cách hành chính phải được tiếp tục đẩy mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực liên quan tới xuất nhập khẩu, đầu tư, tài chính, ngân hàng, hải quan... để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó, hàng rào bảo hộ đối với một loạt ngành sẽ từng bước bị cắt bỏ và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải trực diện đối đầu với sự cạnh tranh từ phía các công ty lớn của Hoa Kỳ ngay trên thị trường Việt Nam.

2.4. Một số hệ thống tiêu chuẩn

2.4.1. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (SA 8000)

Hiện nay ở các nước phát triển, người ta không chỉ chú ý tới năng lực sản xuất hay chất lượng sản phẩm mà còn rất chú ý tới vấn đề về điều kiện lao động, điều kiện sản xuất hay nói cách khác xem các nhà sản xuất có đáp ứng được các điều kiện trong hệ thống về tiêu chuẩn SA 8000 hay không? Ở Việt Nam hiện nay,

người ta rất ít chú ý đến tiêu chuẩn SA 8000 do tâm lý chỉ thích quảng cáo cho sản phẩm mà SA 8000 lại không được quảng cáo trên sản phẩm.

Để vào được thị trường Mỹ, hàng hoá các nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, cần đến sự trợ giúp của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam đang tuyên truyền rất mạnh việc áp dụng hệ thống ISO 9000, tuy nhiên, điều đó chưa đủ. Trong các tiêu chuẩn được coi trọng ở Mỹ, tiêu chuẩn về lao động là một yêu cầu đặc thù mà các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp dệt may cần chú ý. Tiêu chuẩn này hoàn toàn có thể đáp ứng nếu thực hiện tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 (Tiêu chuẩn về Trách nhiệm xã hội). Một trong những lập luận của tiêu chuẩn lao động là vấn đề cạnh tranh bình đẳng (thí dụ, trả lương thấp làm cho chi phí sản phẩm thấp hơn được coi là không bình đẳng trong cạnh tranh). Nếu thực hiện tiêu chuẩn SA 8000 sẽ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ do phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Mỹ và được luật pháp Mỹ khuyến khích.

Nội dung chính của tiêu chuẩn SA 8000 gồm nhiều vấn đề, trong đó có những điểm cần đặc biệt lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam:

- Không sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động vị thành niên; - Không sử dụng lao động cưỡng bức;

- Phải đảm bảo các điều kiện sức khoẻ và an toàn cho người lao động; - Cam kết không phân biệt đối xử với người lao động;

- Tuân thủ quy định về số giờ làm việc;

- Trả lương cho người lao động không thấp hơn quy định của pháp luật hoặc quy định của ngành v..v..

Những quy định trên nếu được thực hiện sẽ nâng cao uy tín, tạo tín nhiệm đối với doanh nghiệp xuất khẩu, thu hút khách hành tốt hơn. Vì vậy, nhiều trường hợp, khách hàng nhập khẩu ở Mỹ có thể đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về tuân thủ tiêu chuẩn lao động. Trên thực tế, một số nhà nhập

khẩu ở Mỹ đã cử chuyên gia đến doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc của Việt Nam để kiểm tra chế độ ăn uống, nơi làm việc, nhà ăn, khu vệ sinh của công nhân trước khi chính thức ký hợp đồng nhập khẩu hàng may mặc. Vì vậy, cải thiện môi trường lao động, điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động là việc làm cần thiết.

Cần chú ý rằng, tiêu chuẩn lao động đã nêu không chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu mà cả đối với các tổ chức thực hiện gia công cho các doanh nghiệp xuất khẩu đó, vì một trong những đòi hỏi đối với doanh nghiệp áp dụng SA 8000 là phải “Kiểm soát nhà cung cấp” về tính phù hợp đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đây là một điểm khó khăn, do nhiều cơ sở gia công sử dụng cả lao động vị thành niên, nhiều lao động không chính thức được trả thù lao rất thấp, điều kiện làm việc lại rất kém.

Khi áp dụng hệ thống SA 8000 doanh nghiệp sẽ phải tăng chí phí cho việc cải thiện môi trường doanh nghiệp (thậm chí có thể phải thuê thêm đất), chi phí cải thiện điều kiện lao động, chi phi đầu tư cho cơ sở hạ tầng phúc lợi (nhà ăn, công trình phụ, khu giải trí..) chi phí tiền công và các chi phí khác.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp áp dụng SA 8000, lợi ích có thể thể hiện ở các mặt sau: Tiền đền bù cho người lao động do tai nạn xảy ra ít đi; danh tiếng tốt hơn; niềm tin cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng tăng lên; nâng cao chất lượng sản phẩm; năng suất lao động có thể tăng lên v..v.. Vì vậy, những chi phí đã nêu ở trên có thể được bù đắp lại nhờ mức tăng tiêu thụ, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đền bù cho khách hàng và cho công nhân. Với tiêu chuẩn SA 8000, các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng Mỹ, từ đó mở rộng thị trường.

Áp dụng SA 8000 đối với các doanh nghiệp dệt may lại rất cần thiết cho bản thân người lao động vì công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp độc hại, ngành

may có hàm lượng lao động rất cao, nếu có điều kiện lao động tốt hơn sẽ tạo cơ hội tăng năng suất lao động. Mặc dù chi phí tăng thêm có thể dẫn đến giá thành cao hơn, giảm lợi thế về chi phí, nhưng các doanh nghiệp có thể cắt giảm và tiết kiệm những khoản chi phí khác. Hơn nữa, lợi thế về chi phí nhân công thấp sẽ giảm dần đi, các doanh nghiệp sẽ phải chú ý nhiều hơn đến vấn đề chất lượng để tăng sức cạnh tranh. Nâng cao chất lưọng môi trường của doanh nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc sẽ góp phần khuyến khích người lao động gắn bó với doanh nghiệp và không ngừng nâng cao chất lượng công việc, chất lưọng sản phẩm, góp ơhần tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường cùng với nâng cao giá trị vô hình do áp dụng SA 8000.

2.4.2. Chương trình trách nhiệm toàn cầu (WRAP)

Một lĩnh vực khá quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ đó là các vấn đề liên quan đến đạo đức. Ngành dệt may của Mỹ lâu nay luôn là đối tượng của hàng loạt cuộc điều tra và là đề tài của báo chí. Do vậy, ngành dệt may của Mỹ đã phải tiến hành nhiều biện pháp để chứng minh rằng điều này không xảy ra trên đất Mỹ cũng như tại bất kỳ nơi nào, tại các xưởng sản xuất gia công cho thị trường Mỹ.

Ngành dệt may Mỹ đã bỏ nhiều thời gian và tiền của để phát triển Chương trình Trách nhiệm sản phẩm toàn cầu (WRAP). Hiệp hội dệt may của Mỹ đã ủng hộ chương trình này tối đa, các thành viên của hiệp hội rất tích cực tham gia chương trình này và các nhà bán lẻ cũng dần chấp nhận chương trình này. Hiện nay, WRAP đã có 801 nhà máy đăng ký, với 220 nhà máy được cấp chứng chỉ tại 61 quốc gia.

Ý tưởng cơ sở của chương trình WRAP, và các chương trình quản lý kiểm soát khác là có một tổ chức thứ 3 độc lập cấp chứng chỉ cho các nhà máy sản xuất về việc đối xử đúng với công nhân, đảm bảo được sức khoẻ và an toàn lao động, đồng thời chứng nhận rằng các nhà máy tuân thủ đúng luật pháp và các quy định của nước sở tại. Các nhà bán lẻ của Mỹ không chấp nhận những bằng chứng các

nhà sản xuất tự cung cấp về những vấn đề quan trọng như vậy, họ đòi hỏi phải có chứng nhận của một tổ chức thứ 3 hợp pháp, đầy đủ giá trị.

Hiện nay, ngành dệt may của Mỹ không chỉ yêu cầu các doanh nghiệp trong nước thực hiện mà đối với các nhà máy tại nước ngoài cũng như các nhà máy gia công cho thị trường Mỹ cũng phải tuân thủ các yêu cầu này. Hiệp hội dệt may của Mỹ sẽ có 1 hay 2 báo cáo viên về vấn đề này, và bất kỳ một nhà nhập khẩu nào của Mỹ cũng đều phải quan tâm đến điều này trước tiên khi họ tìm đối tác cung cấp.

2.5. Vấn đề về thuế

Hai đạo luật phổ biến nhất bảo hộ các ngành sản xuất của Mỹ chống lại hàng nhập khẩu không công bằng là Luật thuế bù giá (CVD) và Luật chống phá giá. Cả hai đạo luật này đều có quy định, phần thuế bổ sung sẽ được ấn định đối với hàng hoá nhập khẩu, nếu chúng bị phát hiện là được trao đổi không công bằng.

Hệ thống thuế của Mỹ nổi tiếng là rắc rối và ngày càng thêm phần phức tạp. Nhiều loại thuế ở 50 bang được áp dụng không chỉ ở cấp liên bang, tiểu bang mà còn ở ngay cấp thấp hơn (cấp địa phương). Hơn nữa, người đóng thuế cá nhân cũng như công ty đều phải tự khai thu nhập và nộp thuế dựa trên thu nhập được khai, chứ không chỉ chờ lệnh từ cơ quan thuế. Chính do sự phức tạp mà ngay cả người dân Mỹ cũng phải thường xuyên viện đến dịch vụ các nhà khai thuế nhằm tránh rủi ro bị phạt khi khai sai, nộp thuế chậm. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và xem xét kỹ hệ thống thuế của Mỹ để thực hiện đúng tránh những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra khi làm ăn buôn bán trên thị trường này.

2.6. Cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý rằng các doanh nghiệp Mỹ xem xét hợp đồng có giá trị sau khi thương thảo xong, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam chỉ xem xét hợp đồng khi đã ký và thường đòi hỏi thỏa thuận lại nhiều lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là vẫn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm nếu muốn làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp của Mỹ.

Mặt khác phương thức kinh doanh của Mỹ rất hiện đại. Các doanh nghiệp Mỹ đang áp dụng mô hình kinh doanh theo đó công nghệ thông tin là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế và do vậy phương thực kinh doanh qua thương mại điện tử, Internet rất phổ biến ở Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập được vào thị trường này thì nhất định phải tìm hiểu, tăng cường cải thiện phương thức kinh doanh, đưa thông tin lên mạng Internet.

Chương III: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ

I. Chương trình tăng tốc phát triển hàng dệt may 2001-2010.1. Quan điểm tăng tốc phát triển ngành dệt may: 1. Quan điểm tăng tốc phát triển ngành dệt may:

Là một bộ phận trọng yếu trong ngành Dệt may, ngành May mặc đã được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên phát triển theo các định hướng như sau:

- Đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong quá trình tăng tốc phát triển may mặc. Có như vậy mới huy động được mọi nguồn lực từ bên trong và bên ngoài, kể cả nguồn lực quốc tế cho bước phát triển đột biến trong một thời gian ngắn đối với ngành May mặc Việt nam. Coi trọng nguồn lực từ nhân dân lao động. Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài vào nội bộ ngành, kể cả đầu tư nước ngoài cho phát triển các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành May mặc như cây bông và trồng dâu nuôi tằm. Do ngành Dệt – ngành cung cấp đầu vào cho ngành May cần vốn đầu tư lớn và công nghệ phức tạp, khó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế khác nên Nhà nước cần tập trung đầu tư vào lĩnh vực dệt, vào các công nghệ mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không thể đầu tư được.

- Coi trọng phát triển chiều rộng đi đôi với củng cố chiều sâu là bước đi quyết định trong giai đoạn đến năm 2010. Công nghiệp dệt cần phát triển thành từng cụm, nằm trong các khu công nghiệp nhằm tiết kiệm vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở, giải quyết vấn đề xử lý nước thải tập trung, lành mạnh hoá môi trường sinh thái. Có như vậy mới có thể hình thành các doanh nghiệp mới vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó, mới tạo ra cơ hội để đưa các công nghệ hiện đại vào sản xuất và áp dụng các mô hình quản lý, điều hành tiên tiến của thế giới vào dệt may Việt nam. Công nghiệp may cần phát triển rộng khắp, đến tận các vùng nông thôn, miền núi nhằm huy động mọi loại nguồn vốn có trong nhân dân và của mọi thành phần kinh tế. Do

vậy, việc đầu tư chiều sâu vẫn được khuyến khích để tự các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện và hoàn tất vào năm 2005.

- Tập trung phát triển các vùng nguyên liệu như bông, tơ tằm, xơ sợi tổng hợp cùng với việc phát triển công nghiệp hoá dầu. Cho đến nay, Việt nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 90% nhu cầu nguyên liệu ban đầu cho Ngành Dệt may. Việc nâng cao tỷ lệ giá trị xuất xứ nội địa trên sản phẩm dệt may vừa là một yêu cầu bắt buộc của thị trường nhập khẩu, vừa là mục tiêu của chiến lược "tăng tốc" này nhằm nâng cao phần lợi nhuận cho ngành và cho đất nước.

- Tăng tốc phát triển bằng việc đầu tư các công nghệ mới nhất, với thiết bị hiện đại nhằm tạo ra một bước nhảy vọt về chất lượng và sản lượng. Mặt khác, cần coi trọng tận dụng các loại thiết bị đã qua sử dụng, với công nghệ tiên tiến từ các nước công nghiệp hoá, thế hệ từ những năm 90 trở lại đây.

- Đầu tư phát triển may mặc theo hướng chuyên môn hoá cao theo loại công nghệ. Có như vậy mới tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp cần thiết phải đi chuyên sâu và làm chủ được một vài loại công nghệ để tạo ra những mặt hàng mới chất lượng cao. Xây dựng mối quan hệ cung cầu giữa các doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác thương mại.

2. Mục tiêu "tăng tốc" phát triển ngành May mặc đến năm 2010

Mục tiêu chiến lược ngành Dệt may đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998, gồm các chỉ tiêu như sau:

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

SP may (tr. SP) 580 780 1.200

Thời điểm xây dựng chiến lược này là vào những năm 1996-1997, lúc đó chúng ta mới ở thời kỳ đầu xuất khẩu vào thị trường EU và Nhật Bản. Các thị trường khác chưa mở cửa với sản phẩm may mặc của Việt Nam. Mặt khác, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực mà việc thực hiện các chỉ tiêu do

Chính phủ phê duyệt gặp nhiều khó khăn. Bước sang năm 2000 và những năm đầu

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 48)