III. Vai trò của thị trường Mỹ trong chiến lược xuất khẩu
3. Phát triển khả năng sản xuất để xuất khẩu
Thuế suất thuế nhập khẩu vào Mỹ giảm tất yếu sẽ thu hút hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Từ đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Theo ước tính, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có thể tăng gấp đôi so với mức thông thường nhờ việc Việt Nam được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc (MNF). Năm 2000, ngay từ quý I, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng lên 240,41% so với quý I/1999 và nhập khẩu tăng lên 132,39% đạt 228,4 triệu USD. Riêng 10 tháng đầu năm 2000, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 605 triệu USD, vượt 195 triệu USD so với năm 1999. Khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực vào cuối năm 2001 vừa qua thì khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 800 triệu USD, tăng khoảng 35% so với năm 2000.
Cùng với sự phát triển của xuất khẩu, nền kinh tế Việt Nam từ đó cũng đi lên vững mạnh. Các ngành công nghiệp mới sẽ phát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường Mỹ khổng lồ. Hiệp định còn kích thích cạnh tranh và cải cách lại thị trường trong nước làm giảm chi phí và thúc đẩy quá trình hiện đại hoá.
Hơn nữa, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nhu cầu về máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ khá bức thiết. Hiệp định thương mại vừa có hiệu lực sẽ mở ra những điều kiện thuận lợi hơn cho việc nhập khẩu thiết bị phục vụ sản xuất. Đồng thời, các doanh nhân Việt Nam có thể học hỏi được kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và quản lý của các đồng nghiệp Mỹ.
Đây chính là những điều kiện đầu tiên góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp dệt may trong nước phát triển, nâng cao năng lực sản xuất để có thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu rất lớn của thị trường Mỹ. Mở rộng được thị trường tiêu thụ sẽ thúc đẩy khả năng phát triển sản xuất để phục vụ xuất khẩu trong ngành công nghiệp dệt may. Việc mở cửa thị trường theo lộ trình trong Hiệp định thương mại có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, cải cách hành chính, điều chỉnh cơ cấu sản xuất... ở Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể yên tâm về một môi trường kinh doanh lành mạnh, hệ thống luật về đầu tư, thương mại hợp lý bảo vệ lợi ích của họ. Họ sẽ sẵn sàng hơn để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất ở Việt Nam và ảnh hưởng chung là công ăn việc làm ổn định hơn, nhiều nguồn thu thuế hơn và nhiều ngoại tệ hơn cho Việt Nam.
CHƯƠNG II: XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM