thực trạng giám sát ngân hàng tại việt nam

27 630 0
thực trạng giám sát ngân hàng tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 MÔN HỌC TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG Chủ đề:THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Hai Hằng - GV. Nguyễn Thị Ngân Lớp K12401: Nhóm 4 1.Nguyễn Anh Thy K124010098 2.Lương Thanh Tứ K124010117 3.Lê Văn Đức K124012203 4.Hồ Ngọc Băng Ngân K124012211 5.Huỳnh Ngọc Vũ K124012391 Mục Lục Trang Mở Đầu Phần 1: Tổng quan về giám sát ngân hàng………………………………………………… 1 1. Khái niệm giám sát ngân hàng …………………………………………………………….1 2. Mục tiêu của giám sát ngân hàng………………………………………………………….2 3. Phương thưc giám sát,Các chỉ tiêu giám sát , ý nghĩa của các chỉ tiêu………………… 4 4. Các chuẩn mực quốc tế về thanh tra ,giám sát ngân hàng……………………………… 11 5. Các mô hình giám sát ngân hàng ……………………………………………………… 13 6. Mô hình giám sát tài chính tại việt nam………………………………………………… 13 7. Ưu và nhược điểm của ngân hàng trung ương giám sát………………………………… 17 Phần 2: Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát ngân hàng tại việt nam…………………. 18 Phần 3:Đề xuất và kiến nghị………………………………………………………………. 22 1.Đề xuất giải pháp khắc phục……………………………………………………………. 22 2. Kiến nghị với các cấp liên quan………………………………………………………… 23 Tài liệu tham khảo Mở đầu Gần đây, vấn đề giám sát tài chính nói chung và giám sát ngân hàng nói riêng nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 diễn ra ở Mỹ đã làm đổ vỡ hàng loạt ngân hàng. Theo World Bank , hệ thống tài chính ổn định là nền tảng cho sự phát triển kinh tế và cắt giảm nghèo đói ở các nước đang phát triển. Do đó, có sự nhất trí về tầm quan trọng của hệ thống giám sát và quản lý tài chính vững mạnh để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường hệ thống tài chính . Không chỉ riêng những nền kinh tế phát triển quan tâm đến vấn đề giám sát ngân hàng, vấn đề này luôn gây tranh cãi ở các nước đang phát triển bởi tính đặc thù của các nền kinh tế này. Các nước đang phát triển phải đối mặt với những trở ngại như: chuẩn mực kế toán yếu kém, chất lượng nguồn thông tin cung cấp cho nhà chức trách và thị trường nghèo nàn, thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực có kỹ năng cao cần thiết cho các quy định, chính trị hóa các quy trình quản lý và khó khăn trong thực thi hành chính và pháp lý. Do đó, việc cải cách lại hệ thống giám sát tài chính hiệu quả với những diễnbiến mới của thị trường tài chính là vô cùng cần thiết. Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tái cấu trúc lĩnh vực ngân hàng là vấn đề trọng tâm.vì thế chúng em xin đánh giá về hoạt động giám sát của nhân hàng nhà nước Việt Nam để có cái nhìn rõ ràng hơn, từ đó mà rút ra những giải pháp cụ thể. THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 3 Phần 1: Tổng quan về giám sát ngân hàng 1. Khái niệm giám sát ngân hàng : Giám sát ngân hàng là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan ( khoản 12 điều 6 luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 2010) -Giám sát ngân hàng là các hoạt động của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh thông qua việc: - Thiết lập cơ chế. - Cấp phép và giám sát từ xa. - Thanh tra tại chỗ. - Cưỡng chế thi hành và kết luận thanh tra. Điều 49. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng 1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền. 2. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Cưỡng chế : Điều 59. Xử lý đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng 1. Đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Tuỳ theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước còn áp dụng các biện pháp xử lý sau đây đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng: THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 4 a) Hạn chế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản; b) Hạn chế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động; c) Hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng; d) Yêu cầu tổ chức tín dụng phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhượng cổ phần; e) Quyết định giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng trong những trường hợp cần thiết bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tổ chức tín dụng; g) Áp dụng một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định. - Thi hành thanh tra: + Đối tượng giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc giám sát ngân hàng đối với mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng. Điều 58. Nội dung giám sát ngân hàng 1. Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát ngân hàng. 2. Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng. 3. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng; xếp hạng các tổ chức tín dụng hằng năm. 4. Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. 5. Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật. 2. Mục tiêu của giám sát ngân hàng: Mục đích của giám sát: THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 5 Thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính;bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; Hạn chế hoặc mở rộng cho vay, đầu tư; Quy định về vốn và việc mở rộng hoạt động ngân hàng; Kiểm tra, giám sát, đánh giá hệ thống quản lý rủi ro; Bảo vệ quyền lợi người đầu tư; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. - Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và , thực hiện giám sát ngân hàng đối với các đối tượng giám sát ngân hàng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đồng thời, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng còn có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giám sát; hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra, giám sát ngân hàng đối với Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành Ngân hàng thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và nhiều nhiệm vụ khác 3. Phương thưc giám sát,Các chỉ tiêu giám sát , ý nghĩa của các chỉ tiêu : THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 6 Phương thức giám sát từ xa : Giám sát từ xa là việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý rủi ro gây mất an toàn trong hoạt động ngân hàng, vi phạm các quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. t - Phương pháp giám sát từ xa đối với hoạt động của tổ chức tín dụng: + Căn cứ vào báo cáo cân đối tài khoản kế toán, các chỉ tiêu thống kê ngoài cân đối và các loại báo cáo khác do tổ chức tín dụng gửi đến theo chế độ thông tin báo cáo hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động đối với từng tổ chức tín dụng và toàn bộ hệ thống Ngân hàng theo các nội dụng tại Điều 1 Quy chế này. + Định kỳ (6 tháng hoặc 1 năm), Thanh tra Ngân hàng Nhà nước căn cứ kết quả giám sát từ xa, kết hợp với kết quả thanh tra tại chỗ và kiểm toán (nếu có) để xếp loại theo Quy chế xếp loại tổ chức tín dụng của Ngân hàng nhà nước. + Hàng tháng, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước thông báo kết quả giám sát từ xa, kèm theo lời nhận xét và kiến nghị những vấn đề phải chấn chỉnh đến tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh phụ thuộc của tổ chức tín dụng. Nếu phát hiện những vi phạm nghiêm trọng, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cử cán bộ đến kiểm tra trực tiếp tại đơn vị được giám sát và yêu cầu chấn chỉnh ngay. Theo điều 1 luật ngân hàng, khi tiến hành giám sát ngân hàng là việc gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp và phân tích báo cáo để đánh giá các nội dung hoạt động sau đây của tổ chức tín dụng: + Diễn biến về cơ cấu tài sản nợ và tài sản có; + Chất lượng tín dụng, bảo lãnh, hùn vốn, liên doanh ; + Việc đảm bảo khả năng thanh toán; + Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 7 Phương thức thanh tra tại chỗ: Thanh tra tại chỗ là việc tổ chức thanh tra tại nơi làm việc của các đối tượng thanh tra, trên cơ sở kiểm tra, xem xét tài liệu có liên quan như các báo cáo kết toán, thống kê, các chứng từ, tài liệu, sổ sách, hợp đồng cam kết của ngân hàng và các đơn vị liên quan Thanh tra tại chỗ là phương thức thanh tra truyền thống Thanh tra tại chỗ có nhiệm vụ đánh giá tình hình chấp hành chính sách pháp luật , các chế độ, thể lệ của ngân hàng; giúp các tổ chức tín dụng thấy được mặt tích cực , hạn chế còn tồn tại để tiếp tục phát huy những mặt tích cực và khắc phục những tồn tại và kiến nghị biện pháp cần chấn chỉnh; phát hiện những vấn đề phát sinh, những quy định chưa hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành - Nội dung thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng 1.1 Kiểm tra đánh giá về mặt tổ chức của các tổ chức tín dụng gồm các nội dung: - Kiểm tra đối với đại hội đồng, đối với các chứcdanh do thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước bổ nhiệm hoặc chuẩn y. Trong đó cần tập trung đi sâu các nội dung: + Các cuộc họp đại hội đồng triệu tập có đúng quy định của pháp luật, đại hội đồng có làm đúng trách nhiệm của mình. Đặc biệt cần tập trung kiểm tra sâu về kết quả đại hội nhiệm kỳ vì nó liên quan đến việc bầu lại hội đồng quản trị, ban kiểm sát. + Các chức danh do thống đốc Ngân hàng nhà nước bổ nhiệm có vi phạm điều cấm, có vi phạm vào tư cách theo quy định của pháp luật hay không + Quy chế hoạt động của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 8 có phù hợp với quy định của pháp luật, có tình trạng lấn lướt quyền, trách nhiệm giữa các ban dẫn đến sơ hở trong quản lý. + Qua kết quả hoạt động của Ngân hàng có đánh giá về năng lực thực tế của thành viên hội đồng quản lý, thành viên ban kiểm soát. - Kiểm tra về cơ chế giám sát. Trong đó cần đi sâu những nội dung: + Có vi phạm các quy định về giấy phép, vấn đề hợp nhất, sát nhập, mở, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị thành viên, các vi phạm về mở các nghiệp vụ kinh doanh mới. + Việc ban hành hệ thống văn bản quản lý nội bộ: đủ, kịp thời, không trái quy định của pháp luật. Đặc biệt cần đi sâu xem xét hệ thống các quy trình tác nghiệp, nhất là quy trình áp dụng cho các nghiệp vụ mới mở ra. + Phân tích mô hình bộ máy tổ chức để xem xét khả năng quản lý, mức độ an toàn. - Kiểm tra về chỉ đạo hoạt động kiểm toán nội bộ gồm: + Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ có thành hệ thống đúng nghĩa, hoạt động độc lập theo quy định của pháp luật. + Bé máy này có thực thi tốt nhiệm vụ hay không. + Vấn đề phối hợp giữa các bộ phận kiểm soát, kiểm tra, kiểm toán trong nội bộ tổ chức tín dụng. + Việc hội đồng quản trị, tổng giám đốc xử lý các kiến nghị của kiểm toán nội bộ. - Kiểm tra về cổ đông, cổ phiểu, cổ phần gồm các nội dung: + Việc chấp hành các quy định về cổ đông lớn, tỉ lệ góp vốn của cổ đông, những biến động về tỉ lệ này khi vốn điều lệ có thay đổi. + Vi phạm và những gian lận trong góp vốn, chuyển nhượng cổ phần, quản lý và sử dụng cổ phiếu + Trách nhiệm của cổ đông và vấn đề lạm quyền cổ đông trong các kỳ đại THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 9 hội. 1.2. Kiểm tra kế toán và phân tích tài sản. - Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ kế toán từ đó đánh giá chất lượng kiểm soát của nhân viên kế toán và việc tuân thủ các quy định về giao, nhận, kiểm soát chứng từ kế toán. - Đối chiếu số liệu chi tiết giữa bảng kê chứng từ với sổ chi tiết, kết hợp, sổ cái và cân đối để xác định tính kip thời, chính xác của việc hạch toán. Kiểm tra hệ thống kế toán được áp dụng và độ phù hợp của hệ thống kế toán đó với hệ thống kế toán do Ngân hàng trung ương quy định. - Kiểm tra việc lưu trữ, bảo quản chứng từ, tài liệu kế toán đảm bảo đúng quy định của pháp luật và của Ngân hàng trung ương về an toàn khi lưu trữ. 1.3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng tài sản có. - Kiểm tra cấp tín dụng. - Kiểm tra các cam kết ngoại bảng. - Kiểm tra nghiệp vụ bảo lãnh. - Kiểm tra hoạt động chứng khoán. - Kiểm tra đối với Tài sản cố định - Kiểm tra tài sản có khác. - Kiểm tra kinh doanh ngoại tệ. 1.4. Kiểm tra vốn của tổ chức tín dụng. - Kiểm tra vốn pháp định. - Kiểm tra vốn huy động. 1.5. Kiểm tra kết quả tài chính. Kiểm tra các khoản thu chi của ngân hàng theo nguyên tắc thực thu, thực trả và tận thu, tiết kiệm chi Đối với các khoản chi khác cần kiểm tra để xác định việc chấp hành các quy định về tài chính, ý thức tiết kiệm. THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 10 [...]... tư vấn cấp 2 cho riêng mình THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 19 Mô hình giám sát tài chính tại việt nam Hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam đi theo mô hình phân tán, các cơ quan quản lý và giám sát được thành lập và vận hành giám sát một loại định chế tài chính và khu vực Thị trường tà chính nhất định trên tổng thể thị trường tài chính Việc giám sát được thực hiện tách biệt cho từng... lập các thông tin giám sát, tăng cường năng lực của chuyên gia giám sát tổng thể hoạt động của nhóm ngân hàng e) Nguyên tắc 21: các yêu cầu về thông tin THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 15 Chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng phải biết chắc mỗi ngân hàng có hệ thống lưu trữ tài liệu phù hợp theo yêu cầu về kế toán, có thể nắm được tình hình tài chính thực tế của ngân hàng f) Nguyên tắc... thu nhập, tính thanh khoản, độ nhạy với rủi ro 5.Các mô hình giám sát ngân hang Cơ quan giám sát trực thuộc -Ngân hang nhà nước -Bộ tài chính -Cơ quan độc lập -Hỗn hợp giữa các phương thức trên Cơ quán giám sát việt nam nên xây dựng THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 16 -Ngân hàng trung ương độc lập giám sát: Các bằng chứng thực nghiệm cũng như những lý thuyết kinh tế đã chỉ ra rằng, trong... thể chế Trong mô hình giám sát theo đặc điểm thể chế, cấu trúc giám sát được phân chia theo mảng thị trường, các cơ quan giám sát thực hiện chức năng giám sát 3 lĩnh vực kinh tế lớn: ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm Mô hình này còn gọi là “ba đỉnh”, mỗi đỉnh tượng trưng THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 17 cho một cơ quan giám sát một lĩnh vực kinh tế Việc giám sát được tiến hành trên... gia Chính vì vậy, đối với phương thức giám sát tõ xa, việc thực hiện các chỉ tiêu giám sát có ý nghĩa quan trọng không ngoài mục đích đạt tới : THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 13  Ổn định đối với hoạt động ngân hàng  An toàn đối với hoạt động ngân hàng  Vững mạnh đối với hoạt động ngân hàng a) Ổn định đối với hoạt động ngân hàng Hoạt động ngân hàng là một loại hình kinh doanh tài... chịu sự giám sát từ nhiều cơ quan khác nhau THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 18 Mô hình giám sát lưỡng đỉnh Đây là mô hình dựa trên nguyên tắc giám sát theo mục tiêu với sự phân chia chức năng của hai cơ quan: cơ quan giám sát an toàn và cơ quan giám sát hoạt động kinh doanh (Sơ đồ 3) Hai cơ quan này tham gia giám sát trên cả 4 hoạt động: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, hưu trí và chịu... và được Uỷ ban quản lý ngân hàng thuộc Ngân hàng thanh toán Quốc tế ban hành lần đầu vào năm 1988, gọi là quy định BASEL Năm 1998, nhóm các nước G10 và Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng thanh toán quốc tế đã đưa ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả, đây là những nguyên tắc tối thiểu và là tài liệu cơ sở THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 14 để tham khảo... một khách hàng, hệ thống đo lường và giám sát rủi ro, thiết lập được qui trình quản trị rủi ro tổng thể, hệ thống kiểm soát nội bộ d) Các nguyên tắc 16-20: các phương pháp giám sát ngân hàng liên tục Đưa ra các nguyên tắc đối với một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả, bao gồm giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, hiểu rõ hoạt động ngân hàng và thường xuyên liên hệ với Ban Giám đốc ngân hàng, xây... thanh tra ngân hàng Chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng phải có các biện pháp giám sát bắt buộc để có thể đưa ra được hành động can thiệp kịp thời (kể cả thu hồi giấy phép) khi ngân hàng không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về an toàn và hiệu quả kinh doanh g) Các nguyên tắc 23-25: hoạt động thanh tra ngân hàng xuyên quốc gia Chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng phải thực hiện giám sát tổng... thị trường ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm còn chưa phát triển và tương đối tách xa nhau, chưa có sự xuất hiện của định chế tham gia vào 2 hoặc tất cả lĩnh vực trên Thị trường tài chính Đây là mô hình giám sát phù hợp với đặc điểm kinh tế của Việt Nam trong thời gian đầu xây dựng hệ thống tài chính 7.Ưu và nhược điểm của ngân hàng trung ương giám sát THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 20 . cụ thể. THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 3 Phần 1: Tổng quan về giám sát ngân hàng 1. Khái niệm giám sát ngân hàng : Giám sát ngân hàng là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong. mình. THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 19 Mô hình giám sát tài chính tại việt nam Hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam đi theo mô hình phân tán, các cơ quan quản lý và giám sát. động của nhóm ngân hàng. e) Nguyên tắc 21: các yêu cầu về thông tin THỰC TRẠNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Page 15 Chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng phải biết chắc mỗi ngân hàng có hệ

Ngày đăng: 16/08/2015, 03:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan