1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách chiết khấu và điều hàng chính sách tiền tệ bằng công cụ chính sách chiết khấu tại việt nam

23 3,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 153,29 KB

Nội dung

Tại các quốc gia phát triển và Việt Nam những năm gần đây, việc NHTW sử dụngcông cụ trực tiếp như hạn mức tín dụng, khung lãi suất và biên độ dao động tỷ giá… đangdần được hạn chế thay v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU 7

1.1 Công cụ chính sách chiết khấu 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Đặc điểm 7

1.1.3 Tác động của công cụ 8

1.1.4 Cơ chế tác động 8

1.1.5 Chức năng khác của chính sách chiết khấu 10

1.1.6 Ưu và nhược điểm của chính sách chiết khấu 11

1.2 Kinh nghiệm sử dụng công cụ chính sách chiết khấu tại một số quốc gia trên thế giới 11

1.2.1 Tại Mỹ 12

1.2.2 Tại Nhật Bản 13

CHƯƠNG 2 : ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU TẠI VIỆT NAM NĂM 2008 VÀ 2011 .14

2.1 Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ thông qua chính sách chiết khấu tại Việt Nam từ 2008 14

Trang 3

2.1.1 Diễn biến kinh tế 14

2.1.2 Điều hành chính sách tiền tệ thông qua chính sách chiết khấu 14

2.2 Nhận xét về việc điều hành 15

2.2.1 Về mặt tích cực 15

2.2.2 Về mặt tiêu cực 16

2.3 Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ thông qua chính sách chiết khấu tại Việt Nam 2011 17

2.3.1 Diễn biến kinh tế 17

2.3.2 Điều hành chính sách tiền tệ thông qua chính sách chiết khấu 17

2.4 Kết quả và hạn chế của điều hành chính sách chiết khấu năm 2011 19

2.4.1 Kết quả đạt được 19

2.4.2 Những mặt hạn chế 19

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng của nhànước trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ănviệc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát… Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thìviệc sử dụng công cụ của nó có vai trò quyết định, chủ chốt

Ở Việt Nam, từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ của nóđang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế Với đặcđiểm nền kinh tế Việt Nam, việc lựa chọn công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụthể vẫn là vấn đề thường xuyên phải quan tâm, theo dõi và giải quyết đối với các nhầ hoạchđịnh và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà nghiên cứu kinh tế

Có 2 loại công cụ chính mà nhà nước vẫn thường sử dụng để đạt được mục tiêu củachính sách tiền tệ là công cụ trực tiếp và công cụ gián tiếp

Tại các quốc gia phát triển và Việt Nam những năm gần đây, việc NHTW sử dụngcông cụ trực tiếp (như hạn mức tín dụng, khung lãi suất và biên độ dao động tỷ giá…) đangdần được hạn chế thay vào đó là sử dụng các công cụ gián tiếp (như nghiệp vụ thị trường

mở, chính sách chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc) Bởi lẽ, các công cụ gián tiếp tạo điềukiện cho NHTM nói riêng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung tạo được sự linhhoạt, uyển chuyển và nhanh nhạy đối với cơ chế thị trường luôn luôn biến đổi, nhiều phứctạp đang diễn biến từng ngày, từng giờ và giúp cho nhà nước có thể quản lý chiều sâu đốivới nền kinh tế

Một trong những công cụ gián tiếp hiệu quả hàng đầu của chính sách tiền tệ đó chính

là CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU.Chính vì thế, bài tiểu luận của nhóm sẻ đi sâu, làm rõ,

phân tích về công cụ CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU VÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH

TIỀN TỆ THÔNG QUA CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU TẠI VIỆT NAM

Trang 5

NĂM 2008 VÀ 2011 Bài tiểu luận sẽ còn có nhiều bất cập và thiếu sót, chính vì thế nhóm

rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ cô và các bạn!!!

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHTW: Ngân hàng trung ương HNCK: Hạn ngạch chiết khấu

NHNN: Ngân hàng nhà nước LSCK: Lãi suất chiết khấu

NHTM: Ngân hàng thương mại

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

Hình 1: Diễn biến các lãi suất chủ chốt trong năm 2008 (trang 16)

Hình 2: Diễn biến chỉ số CPI trong năm 2008 (trang 17)

Hình 3: Lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn năm 2010-2011 (trang 20)

Bảng 1: Điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn trong năm 2011(trang 19)

Bảng 2: Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu năm 2011 (trang 19)

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU

1.1 Công cụ chính sách chiết khấu

1.1.1 Khái niệm

Đây là hoạt động mà NHTW thực hiệc cho vay ngắn hạn đối với các NHTM thông

qua nghiệp vụ tái chiết khấu bằng việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu (đối với thương phiếu

và giấy tờ có giá) và hạn mức cho vay chiết khấuthông qua việc NHTW quản lý cửa sổ chiết

khấu

Chính sách chiết khấu được thể hiện bằng quy chế cho vay của NHTW đối với các

NHTM Quy chế này gồm những nội dung về điều kiện cho vay ngắn hạn dưới hình thứcchiết khâú các giấy tờ có giá do các NHTM đưa đến.Mục đích vay chiết khấu của NHTMchủ yếu là để bù đắp thiếu hụt tạm thời nhu cầu thanh toán hoặc thiếu hụt dự trữ bắt buộc.Những thay đổi trong chính sách chiết khấu của NHTW sẽ tác động đến khối lượng vaychiết khấu của các NHTM, từ đó ảnh hưởng tới lượng cung ứng và lãi suất thị trường

1.1.2 Đặc điểm

Chính sách tái chiết khấu giúp NHTW thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùngđối với NHTM khi các NHTM gặp khó khăn trong thanh toán và có thể kiểm soát được hoạtđộng tín dụng của NHTM đồng thời có thể tác động tới việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối vớinền kinh tế thông qua việc ưu đãi tín dụng vào các lĩnh vực cụ thể Tuy nhiên hiệu quả củacông cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của các NHTM, mặt khác mức lãi suấtchiết khấu có thể làm méo mó, sai lệch thông tin về cung cầu vốn trên thị trường

Trang 8

Các khoản vay chiết khấu mà NHTW cấp cho các NHTM có 3 loại: tín dụng điềuchỉnh, tín dụng thời vụ và tín dụng mở rộng

Thứ nhất, cho vay tín dụng điều chỉnh, một loại thông dụng nhất, nhằm giúp các ngân

hàng giải quyết vấn đề khả năng hoàn trả ngắn hạn do tiền gửi bị tạm thời rút ra Tín dụngđiều chỉnh được cấp bằng một cú điện thoại, sẽ được hoàn trả khá nhanh chóngvào cuốingày làm việc sau đối với các ngân hàng lớn

Thứ hai, tín dụng được cấp để đáp ứng những nhu cầu thời vụ của một số ít ngân

hàng đang nghỉ và những vùng nông nghiệp hoạt động theo kiểu thời vụ

Thứ ba, tín dụng mở rộng được cấp cho những ngân hàng bị gặp khó khăn nghiêm

trọng về khả năng thanh toán do tiền gửi bị rút ra, thì không yêu cầu phải hoàn trả nhanhchóng ngay Những ngân hàng được cấp loạt tín dụng này phải nộp một bản đề nghị trìnhbày nhu cầu vay tín dụng mở rộng và một bản kế hoạch khôi phục lại khả năng hoàn trả củangân hàng

Việc ngân hàng được đến cửa sổ chiết khấu là một đặc ân chứ không phải là mộtquyền hạn Các ngân hàng được lưu ý là không được phép kiếm lợi từ các khoản vay chiếtkhấu và NHTW cố gắng ngăn cản tình hình này bằng cách quy định các thể lệ cho từng ngânhàng một Thể lệ đó giới hạn các ngân hàng này có được vay chiết khấu thường xuyên đếnmức nào Các thể lệ do NHTW quy định để được sử dụng cửa sổ chiết khấu thường đượcliên tưởng đến cái gọi là “lòng tin đạo lý”, mặc dù công cụ chính sách tiền tệ này rất ít liênquan đến đạo lý Ngân hàng phải chịu ba loại phí khi đến vay tại cửa sổ chiết khấu:

Một là phí lãi biểu thị bằng lãi suất chiết khấu

Hai là phí về việc làm đúng theo các điều tra của NHTW về khả năng thanh toán của

ngân hàng khi đến vay tại cửa sổ chiết khấu

Ba là phí về việc rất có thể bị từ chối cho vay chiết khấu vì đến cửa sổ chiết khấu quá

Trang 9

NHTW thay đổi lãi suất chiết khấu và hạn mức chiết khấu, qua đó ảnh hưởng đến cáchoạt động đi vay của các NHTM như sau:

Thứ nhất: Thay đổi hạn mức chiết khấu:

Dự trữ bổ sung cho các NHTM có thể bị thu hẹp hoặc nới rộng phụ thuộc vào hạnmức chiết khấu của NHTW, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM,lảm thay đổi lượng tiền cung ứng Mặt khác, khi cung tiền thay đổi sẽ tác động làm cho lãisuất thị trường thay đổi

Hạn mức chiết khấu ↑ => Dự trữ bổ sung cho các NHTM ↑ => Khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng ↑ => Cung tiền (MS) ↑.

Hạn mức chiết khấu ↑ => Cung vốn khả dụng ↑ => Lãi suất cho vay ↓.

Tại Việt Nam, NHNN sẽ xác định hạn mức tín dụng cho từng tổ chức tín dụng theocông thức:

HMCK của ngân hàng (Hi) = Vốn tự có của ngân hàng (Vi) × Tỷ trọng giữa dư

nợ tín dụng bằng VNĐ so với tổng tài sản (Si) × Hệ số chiết khấu (k)

Thứ hai: Thay đổi lãi suất chiết khấu:

Khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu, làm tăng chi phí đi vay của NHTM, để kinhdoanh có lãi, NHTM phải tăng lãi suất cho vay nền kinh tế, từ đó làm giảm nhu cầu tín dụng.Ngoài ra khi lãi suất chiết khấu tăng, chi phí đi vay tăng buộc các NHTM hạn chế vayNHTW Để phục hồi dự trữ, các NHTM phải giảm cung ứng tín dụng, khiến lãi suất thịtrường tăng

Trang 10

Lãi suất chiết khấu ↑ => Chi phí đi vay của NHTM ↑ => Lãi suất cho vay của NHTM ↑ => Nhu cầu đi vay ↓ => Cung tiền (MS) ↓

Lãi suất chiết khấu ↑ => Chi phí đi vay của NHTM ↑ => Nhu cầu đi vay của NHTM ↓ => Để duy trì dự trữ, cho vay của NHTM ↓ => Lãi suất thị trường ↑.

Ngoài ra, ở các nước có thị trường chưa phát triển (thương phiếu chưa phổ biến để cóthể làm công cụ tái chiết khấu) thì NHTW còn thực hiện nghiệp vụ này thông qua việc chovay tái cấp vốn ngắn hạn đối với các NHTM

Việc tái cấp vốn cho các NHTM là công cụ đắc lực trong định hướng phát triển kinh

tế

1.1.5 Chức năng khác của chính sách chiết khấu

Ngoài việc sử dụng làm công cụ tác động đến tiền cơ sở, qua đó đến cung tiền và lãisuất, chính sách chiết khấu còn được NHTW sử dụng với hai chức năng khác là:

Một là chức năng người cho vay cuối cùng (lender of last resort):

Trong chức năng này, chính sách chiết khấu được NHTW thực hiện vai trò người chovay cuối cùng Thông qua công cụ này, NHTW cung cấp thêm dự trữ cho các ngân hàngđang có nguy cơ phá sản do không có khả năng chi trả, từ đó tránh được một cuộc sụp đổdây chuyền trong toàn hệ thống ngân hàng Ngoài ra, nó còn được các NHTW sử dụng đểchống lại sự sụp đổ của thị trường tài chính Sử dụng chính sách chiết khấu để tránh các vụsụp đổ hệ thống ngân hàng hoặc thị trường tài chính là yêu cầu rất quan trọng để thực hiệnchính sách tiền tệ thành công Bởi vì nếu để các vụ sụp đổ ngân hàng xảy ra sẽ gây tổn hạinghiêm trọng đến nền kinh tế do nó làm giảm sút nghiêm trọng cung ứng tiền, đồng thời cảntrở khả năng các thị trường tài chính chuyển vốn tới những nơi có cơ hội đầu tư sinh lời Tuynhiên, điểm bất lợi của chức năng này là các ngân hàng lớn (too big to fail) có thể vì thế màchấp nhận nhiều rủi ro hơn trong kinh doanh với suy nghĩ đã có NHTW đứng đằng sau Điềunày khiến cho các NHTW phải rất thận trọng không sử dụng thái quá chức năng này

Hai là chức năng thông báo:

Trang 11

Chính sách chiết khấu còn có thể được sử dụng để thông báo cho thị trường về ý địnhcủa NHTW về chính sách tiền tệ trong tương lai Ví dụ, khi NHTW muốn ngăn ngừa nguy

cơ lạm phát bằng chính sách thắt chặt tiền tệ, chính sách chiết khấu sẽ được nâng lên Lãisuất chiết khấu cao phát tín hiệu về một chính sách tiền tệ thắt chặt trong tương lai Điểm bấtlợi của chức năng này là có thể bị thị trường giải thích sai lệch Chẳng hạn, nếu NHTW thấyrằng lãi suất chiết khấu đang được áp dụng quá thấp so với lãi suất thị trường, có thể bị cácNHTM lạm dụng các khoản vay chiết khấu để tăng cung ứng tín dụng làm cung tiền tăngkhông có lợi cho nên kinh tế, NHTW sẽ quyết định tăng lãi suất chiết khấu lên Như vậy,mục đích của việc tăng lãi suất chiết khấu ở đây nhằm giảm các khoản vay chiết khấu, tránhnguy cơ tăng trưởng quá nhanh cung tiền Thế nhưng, việc NHTW tăng lãi suất chiết khấu

có thể bị thị trường hiểu lầm là tín hiệu của sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của NHTW,gây ra những phản ứng sai lệch, trái với chủ ý của NHTW Để khắc phục được nhược điểmnày, cách tốt nhất là NHTW đồng thời với việc tăng hoặc giảm lãi suất chiết khấu, công bốcông khai mục đích của mình

1.1.6 Ưu và nhược điểm của chính sách chiết khấu

Mỗi một công cụ mà NHTW sử dụng để điều tiết nền kinh tế đều có ưu nhược điểmriêng của nó Công cụ chính sách chiết khấu có các ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

Một là, các khoản vay chiết khấu đều được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá, nên

NHTW chắc chắn thu hồi được nợ khi đến hạn và chủ động trong việc sử dụng công cụ táicấp vốn, sử dụng để thực hiện vai trò của người cho vay cuối cùng

Hai là, công cụ này tác động theo cơ chế thị trường, do đó ít ảnh hưởng đến tính cạnh

tranh trong hệ thống ngân hàng

Nhược điểm:

Tuy nhiên tác dụng của chính sách chỉ có thể phát huy khi các NHTM có nhu cầu vay

từ NHTW tại lãi suất hợp lý Với sự phát triển của thị trường tài chính, các NHTM có thể

Trang 12

tìm kiếm được các nguồn vay thay thế làm cho sự phụ thuộc vào các khoản vay NHTWgiảm đi, do đó làm giảm mức độ phát huy hiệu quả của công cụ này

Ngoài ra, NHTW khó kiểm soát được hoàn toàn những tác động của công cụ này bởi vìNHTW chỉ có thể thay đổi được lãi suất chiết khấu và các điều kiện cho vay mà không kiểmsoát được việc các NHTM quyết định vay tại mình là bao nhiêu

1.2 Kinh nghiệm sử dụng công cụ chính sách chiết khấu tại một số quốc gia trên thế giới

Tính chu kì của quá trình tái sản xuất tư bản trong những năm gần đây chứng tỏ rằng

“ Lãi suất tái chiết khấu mà cao sẽ kiềm hãm thị trường tiền tệ, lãi suất này thấp sẹ kích thíchthị trường tiền tệ phát triển” đã không còn tác dụng nữa Do vậy, hiện nay, một số nước tưbản phát triển đang tiến hành chính sách chiết khấu với lãi suất cao và không cần kìm hãmlãi suất thị trường phát triển

Năm 2008, nhằm cứu vãn thị trường tài chính lâm vào khủng hoảng, FED đã liên tụccắt giảm lãi suất chiết khấu xuống, có lúc chỉ còn 0.5%

Trang 13

1.2.2 Tại Nhật Bản

Lãi suất chiết khấu lầ công cụ chính mà NHNN Nhật Bản (BOJ) sử dụng để tác độngtới nền kinh tế Từ năm 1980 – 1990, lãi suất chiết khấu được thay đổi 6 lần, giảm dần từ7.25% (năm 1980) xuống 2.5% (năm 1988) sau đó tăng lên 6% ( năm 1990) Mục đích củaviệc tăng lãi suất chiết khấu năm 1990 lên 6% là để giảm bớt lượng cung ứng tiền tệ và tíndụng trước khủng hoảng vùng Vịnh

Những năm sau đó, lãi suất chiết khấu của BOJ liên tục giảm, đỉnh điểm là năm 1995còn 1% BOJ quyết tâm chống suy thoái bằng cách không ngừng nới rộng cho vay ở các cửa

sổ chiết khấu thông qua việc hạ lãi suất liên tục

Trang 14

CHƯƠNG 2 : ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU TẠI VIỆT NAM NĂM 2008 VÀ 2011.

2.1 Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ thông qua chính sách chiết khấu tại Việt Nam từ 2008.

2.1.1 Diễn biến kinh tế.

Những thách thức mà nền kinh tế phải đối mặt là vô cùng phức tạp, khó lường Nếunhư trong 6 tháng đầu năm, sự gia tăng mạnh của giá dầu, giá lương thực, sự giảm giá củathị trường bất động sản, chứng khoán, thì 6 tháng cuối năm, giá dầu giảm mạnh từ mức kỉlục từ mức 147 USD/thùng vào giữa tháng 7 xuống mức thấp nhất xung quanh 40USD/thùng vào trong tuần tháng 12 Kinh tế thế giới lại chuyển từ áp lực lạm phát cao sang

xu hướng thiểu phát và giảm phát

Nền kinh tế Việt Nam không những đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh

tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại Lạm phát tăng mạnh (giá xăng,giá gạo leo thang ) Trước tình hình đó, Chính Phủ đã điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng caosang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu và tăng trưởng duy trì ở mức hợp lí

2.1.2 Điều hành chính sách tiền tệ thông qua chính sách chiết khấu

Trong 8 tháng đầu năm 2008, trước bối cảnh lạm phát và nhập siêu tăng mạnh, đe dọađến sự ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với biện pháp thắt chặt tiền tệ, NHNN đã từng bước tănglãi suất cơ bản và các mức lãi suất khác nhau cho phù hợp với mục tiêu kiểm soát chặt chẽtiền tệ Lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm rồi 12%; 14%/năm, lãi suất táicấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm, 13% và 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng từ4,5%/năm lên 6%;11% rồi 13%/năm

Trong những tháng cuối năm 2008, lạm phát có xu hướng giảm dần đồng thời trongkhi đó tăng trưởng kinh tế đã có sự sụt giảm mạnh so với 2007 do ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng tài chính thế giới Tình hình này đòi hỏi NHNN phải có những bước đi thận

Ngày đăng: 16/08/2015, 03:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w