1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán An Phú

99 460 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 691,5 KB

Nội dung

Luận văn cuối khóa Học viện Tài chính DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản nợ phải thu khách hàng Bảng 1.1: Các thủ tục kiểm soát nội bộ khoản mục phải thu khách hàng Bảng 1.2: Mục tiêu và thủ tục khảo sát kiểm soát nội bộ khoản mục phải thu khách hàng Bảng 1.3: Các thủ tục kiểm tra chi tiết thường áp dụng đối với các khoản phải thu Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH kiểm toán An Phú Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán của công ty TNHH kiểm toán An Phú SV. Lê Thị Hương Lớp: CQ46/22.06 1 Luận văn cuối khóa Học viện Tài chính MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến khá dài trong những thập niên gần đây, hội nhập kinh tế thế giới và cố gắng vươn lên dần khẳng định mình trên trường quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành công và rút ra nhiều bài học cho bản thân mình. Kinh tế càng phát triển, lượng thông tin kinh tế càng nhiều và ngày càng phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, sai lệch, thiếu tin cậy. Kiểm toán ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan nhằm cung cấp thông tin trung thực, tin cậy cho mọi đối tượng quan tâm trên thị trường. Kiểm toán Việt Nam tuy mới ra đời nhưng đã dần khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền tài chính nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý kinh tế, kiểm toán ngày càng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, mà còn đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Những thông tin do kiểm toán cung cấp sẽ là căn cứ đáng tin cậy cho nhà nước nhìn nhận, đánh giá, xử lý đúng đắn các vấn đề kinh tế nảy sinh, đồng thời làm cơ sở cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý khi đưa ra quyết định kinh doanh mới. Thông qua việc thực hiện các chức năng, nghiệp vụ của mình, kiểm toán viên còn giúp các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế biết được và khắc phục những sai sót, vi phạm trong quản lý và trong việc chấp hành chính sách, luật lệ kinh tế của nhà nước. Khoản mục phải thu khách hàng là một khoản mục trọng yếu và chiếm một tỷ trọng lớn trên Báo cáo tài chính, đồng thời cũng khá nhạy cảm với những gian lận và có liên quan mật thiết tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức SV. Lê Thị Hương Lớp: CQ46/22.06 2 Luận văn cuối khóa Học viện Tài chính được vai trò quan trọng của khoản mục này em đi sâu vào tìm hiểu về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính, trên cơ sở lý luận đạt được, kết hợp với cơ hội tiếp cận kiểm toán thực tế trong thời gian thực tập tại công ty TNHH kiểm toán An Phú, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán An Phú ”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Thứ nhất, nhằm tăng thêm hiểu biết thực tế về quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán An Phú Thứ hai, nhận thức rõ ràng và chính xác hơn các kiến thức đã học trên lý thuyết Thứ ba, nhận biết các ưu điểm và hạn chế của công ty trong kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng. Từ đó rút ra bài học từ những ưu điểm đó, đồng thời đưa ra một số giải pháp khắc phục hạn chế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: Đối tượng nghiên cứu đề tài: là lý luận về quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng và xem xét thực tiễn quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán An Phú. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: bao gồm các file tài liệu, các chương trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH kiểm toán An Phú, kết hợp với tìm tòi quan sát qua kiểm toán ở công ty A. Trong đó cụ thể đi sâu nghiên cứu về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú. 4. Phương pháp nghiên cứu: SV. Lê Thị Hương Lớp: CQ46/22.06 3 Luận văn cuối khóa Học viện Tài chính Phương pháp luận của luận văn dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, nghiên cứu hoạt động kiểm toán độc lập trong mối liên hệ với các hoạt động kinh tế xã hội khác và trong điều kiện thực tế tại Việt Nam; phương pháp thu thập tài liệu, phỏng vấn, quan sát trực tiếp, tổng hợp và phân tích. 5. Nội dung kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: Lý luận chung về qui trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính. CHƯƠNG 2: Thực trạng qui trình kiểm toán các khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán An Phú. CHƯƠNG 3: Một số kiến nghị để hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán An Phú. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến, bổ sung của các thầy cô giáo và các Anh Chị kiểm toán viên trong công ty để em có thể hoàn thiện hơn bài viết của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày25 tháng4 năm 2012 Sinh viên Lê Thị Hương SV. Lê Thị Hương Lớp: CQ46/22.06 4 Luận văn cuối khóa Học viện Tài chính CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUI TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG. 1.1.1. Khái niệm về khoản mục phải thu khách hàng: Tài khoản phải thu khách hàng dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản với người giao thầu về khối lượng công tác xây dựng cơ bản đã hoàn thành. Tài khoản phải thu khách hàng chủ yếu có số dư bên Nợ - phản ánh số tiền mà doanh nghiệp còn phải thu khách hàng, nhưng trong quan hệ thanh toán với từng khách hàng có thể xuất hiện số dư bên Có. Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp nhận tiền ứng trước của khách hàng hoặc số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu. Vì vậy tại thời điểm kết thúc năm tài chính, khi lập BCĐKT, kế toán của đơn vị phải tính toán và phân loại rõ ràng từng khoản công nợ, cụ thể: - Với số dư bên Nợ của tài khoản phải thu khách hàng: Nếu là khoản phải thu ngắn hạn sẽ tương ứng với chỉ tiêu Phải thu khách hàng trong mục Các khoản phải thu ngắn hạn trên BCĐKT. Nếu là khoản phải thu dài hạn sẽ tương ứng với chỉ tiêu Phải thu dài hạn của khách hàng trong mục Các khoản phải thu dài hạn trên BCĐKT. Và các khoản phải thu này được trình bày ở phần Tài sản trên BCĐKT. - Với số dư bên Có của tài khoản phải thu khách hàng: SV. Lê Thị Hương Lớp: CQ46/22.06 5 Luận văn cuối khóa Học viện Tài chính Sẽ tương ứng với chỉ tiêu Người mua trả tiền trước và được trình bày ở phần Nguồn vốn trên BCĐKT. 1.1.2. Mối quan hệ giữa khoản phải thu khách hàng với các khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán. Phải thu khách hàng là một khoản mục quan trọng và có mối liên hệ với nhiều khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trước hết, nợ phải thu xuất hiện trong mối quan hệ thanh toán với khách hàng khi doanh nghiệp bán vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ của mình theo phương thức bán chịu hoặc theo phương thức trả trước. Do đó dễ thấy số tiền nợ phải thu tăng lên thì tiền mặt thu được từ bán hàng giảm xuống, và ngược lại. Bên cạnh đó, nếu nợ phải thu tăng lên cùng với sự tăng lên của khối lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ hay trao đổi thì tất yếu có sự giảm xuống của hàng tồn kho như hàng hóa, nguyên vật liệu… Ngoài ra khoản mục nợ phải thu khách hàng cũng có quan hệ gián tiếp với một số tài khoản như thuế thu nhập doanh nghiệp khi nó là cơ sở để lập dự phòng phải thu khó đòi, do đó ảnh hưởng tới chi phí tài chính hoặc thuế giá trị gia tăng đầu ra… Không chỉ ảnh hưởng tới một số khoản mục trên bảng cân đối kế toán mà khoản nợ phải thu còn có mối liên hệ với một số khoản mục khác trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh như doanh thu, giá vốn hàng bán. 1.1.3. Kế toán khoản phải thu khách hàng: 1.1.3.1. Một số nguyên tắc hạch toán khoản phải thu khách hàng: Để quản lý khoản phải thu khách hàng, một bộ phận tài sản quan trọng của doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã quy định một cách chặt chẽ việc hạch toán cho đối tượng này: SV. Lê Thị Hương Lớp: CQ46/22.06 6 Luận văn cuối khóa Học viện Tài chính - Theo quy định, nợ phải thu phải hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng khoản nợ và từng lần thanh toán. Những đối tượng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư Nợ lớn thì định kì kế toán doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, đã thu hồi, số còn nợ. Doanh nghiệp có thể thực hiện đối chiếu công nợ với các đối tượng đó bằng văn bản. Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến việc thanh toán, khấu trừ, bù trừ… đều phải có các chứng từ hợp pháp, hợp lệ. - Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc đã thu qua ngân hàng) - Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với các khoản nợ phải thu không đòi được. - Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận của doanh nghiệp với khách hàng, nếu có sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao. 1.1.3.2. Tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán:  Tài khoản sử dụng: TK 131 Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên nợ: - Số tiền đã thu của khách hàng về sản phẩm đã giao, dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành được xác định là tiêu thụ (Kể cả phí bảo hành bên A giữ lại). SV. Lê Thị Hương Lớp: CQ46/22.06 7 Luận văn cuối khóa Học viện Tài chính - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng. Bên có: - Số tiền khách hàng đã trả nợ. - Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng - Khoản giảm giá hàng bán sau khi đã giao hàng khách hàng có khiếu nại; doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT) - Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua. - Số thực thu về phí bảo hành công trình, xử lý số phí bảo hành công trình không thu được. Số dư bên Nợ: - Số tiền còn phải thu của khách hàng. Tài khoản này có thể có số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và “Nguồn vốn”.  Sổ sách, chứng từ liên quan: -Phiếu yêu cầu mua hàng. -Đơn đặt hàng -Chứng từ vận chuyển -Hóa đơn bán hàng -Phiếu thu tiền mặt -Giấy báo có của Ngân hang -Giấy biên nhận thu tiền -Bảng cân đối thanh toán tiền hàng -Các sổ sách kế toán tổng hợp và chi tiết tài khoản 131 tùy theo mỗi hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng mà có tên gọi cụ thể riêng. 1.1.3.3. Phương pháp hạch toán kế toán Hạch toán kế toán các khoản phải thu khách hàng theo sơ đồ hạch toán sau: SV. Lê Thị Hương Lớp: CQ46/22.06 8 Luận văn cuối khóa Học viện Tài chính Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản nợ phải thu khách hàng SV. Lê Thị Hương Lớp: CQ46/22.06 9 152,153,156,611 511 131 333 (33311) 711 111,112 413 635 521,531,532 331(3331) 111,112,113 133 331 139 642 (1) (6) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) Luận văn cuối khóa Học viện Tài chính Chú thích: 1. Doanh thu chưa thu tiền 2. Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán 3. Thuế GTGT đầu ra 4. Thuế GTGT đầu vào 5. Thu nhập khác chưa thu tiền 6. Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán 7. Các khoản chi hộ khách hàng 8. Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải thu khách hàng bằng ngoại tệ 9. Chênh lệch đánh giá giảm khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải thu khách hàng bằng ngoại tệ 10. Chiết khấu thanh toán 11. Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại 12. Thuế GTGT (nếu có) 13. Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền 14. Khách hàng thanh toán theo phương thức hàng đổi hàng 15. Bù trừ nợ 16. Nợ khó đòi phải xóa sổ 17. Số đã lập dự phòng 18. Số chưa lập dự phòng 1.1.4. Vai trò của khoản phải thu khách hàng trong BCTC của doanh nghiệp: Phải thu khách hàng là một khoản đóng vai trò quan trọng trong BCTC, nó giúp người đọc có thế hình dung một cách tổng quan nhất về tình hình nợ phải SV. Lê Thị Hương Lớp: CQ46/22.06 10 [...]... các đối tác doanh nghiệp Khoản mục phải thu khách hàng là một khoản mục trọng yếu trên Báo cáo tài chính, vì vậy kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính Kiểm toán khoản mục này là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra những ý kiến nhận xét đánh giá hợp lý về báo cáo tài chính, kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng được thực hiện tốt sẽ... thành công của cuộc kiểm toán 1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng: SV Lê Thị Hương 12 Lớp: CQ46/22.06 Luận văn cuối khóa Học viện Tài chính a Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng: Phù hợp với mục tiêu chung của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính là xác nhận về mức độ tin cậy của Báo cáo tài chính được kiểm toán, mục tiêu cụ thể của kiểm toán khoản mục phải thu khách. .. hạch toán kế toán khai tăng khoản phải thu Đây là một nghiệp vụ không có thật song vẫn được doanh nghiệp hạch toán bình thường, nhờ đó tăng doanh thu của doanh nghiệp, đem lại một báo cáo tài chính đẹp hơn hoặc nhằm phục vụ một số mục tiêu cá nhân CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ 2.1 TỔNG QUAN CHUNG... Lập báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán là báo cáo về kết quả của cuộc kiểm toán Hình thức báo cáo kiểm toán được thể hiện bằng văn bản Nội dung trung tâm của báo cáo kiểm toán là ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về mức độ tin cậy của báo cáo tài chính đã được kiểm toán Trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán đã thu thập cùng với những hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán. .. cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán, hoàn tất kết quả SV Lê Thị Hương 18 Lớp: CQ46/22.06 Luận văn cuối khóa Học viện Tài chính kiểm toán Kiểm toán khoản mục phải thu là một phần hành trong kiểm toán báo cáo tài chính và cũng tuân theo quy trình đó 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán: a Chuẩn bị kiểm toán: Quy trình kiểm toán. .. Học viện Tài chính cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế Các dịch vụ kiểm toán của An Phú cung cấp cho các khách hàng bao gồm nhưng không hạn chế ở các nội dung sau: Kiểm toán: - Kiểm toán Báo cáo tài chính theo luật định - Kiểm toán Báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt - Kiểm toán hoạt động - Kiểm toán tuân thủ - Soát xét các thông tin trên Báo cáo tài chính - Kiểm tra thông tin tài chính trên... của công ty TNHH kiểm toán An Phú: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH kiểm toán An Phú được thể hiện qua sơ đồ sau: Hội đồng thành viên Ban giám đốc SV Lê Phòng Kiểm toán Thị Hương Tài chính Phòng Kiểm toán 35 Đầu tư Phòng hành Lớp: CQ46/22.06 chính kế toán Luận văn cuối khóa Học viện Tài chính Sơ đồ2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú Bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH. .. và sau thu 1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.2.1 Vai trò kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính: Hiện nay, với sự phát triển và hội nhập kinh tế đang diễn ra ở tất cả các nước trên toàn thế giới đã làm cho thị trường của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng, điều này đồng nghĩa với các doanh nghiệp... tin tài chính cần được kiểm toán Chương trình kiểm toán được soạn thảo thường bao gồm: mục tiêu cụ thể kiểm toán đối với từng tài khoản; các chỉ dẫn về các bước công việc, các thủ tục kiểm toán, kỹ thu t kiểm toán cụ thể cần áp dụng trong từng bước công việc… Chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng thường bao gồm các nội dung sau: + Tên chương trình kiểm toán: Chỉ rõ đó là chương trình kiểm. .. công ty như sau: Ông Vũ Bình Minh Ông Nguyễn Đức Dưỡng Bà Hoàng Thiên Nga Ông Nguyễn Thương Ông Ngô Việt Thanh Bà Đoàn Thu Hằng -Giám đốc Công ty -Phó giám đốc Công ty -Phó giám đốc phụ trách kiểm toán Đầu tư -Phó giám đốc kiểm toán Tài chính -Trưởng phòng kiểm toán Tài chính -Trưởng phòng kiểm toán Tài chính 2.1.2.3 Các dịch vụ do công ty TNHH kiểm toán An Phú cung cấp: Các dịch vụ của công ty An Phú . tế trong thời gian thực tập tại công ty TNHH kiểm toán An Phú, em đã chọn đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH. trình kiểm toán các khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán An Phú. CHƯƠNG 3: Một số kiến nghị để hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách. đề tài: Đối tượng nghiên cứu đề tài: là lý luận về quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng và xem xét thực tiễn quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách

Ngày đăng: 15/08/2015, 12:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Nguyễn Viết Lợi, TS. Đậu Ngọc Châu, Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết kiểm toán
Nhà XB: NXB Tàichính
2. TS. Nguyễn Viết Lợi, TS. Đậu Ngọc Châu, Kiểm toán Báo cáo tài chính, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán Báo cáo tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
3. Alvin A. Arens – Jame K. Loddecke, 1995, Auditing, NXB Thống kê 4. Chuẩn mực Kiểm toán- Bộ Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Auditing", NXB Thống kê4. "Chuẩn mực Kiểm toán
Nhà XB: NXB Thống kê4. "Chuẩn mực Kiểm toán"- Bộ Tài chính
5. PGS. Đào Xuân Tiên – PGS. Vương Đình Huệ, Kiểm toán, 2001, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán
Nhà XB: NXBTài chính
7. Tài liệu từ công ty TNHH kiểm toán An Phú Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w