THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ :

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán An Phú (Trang 38)

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ :

Quy trình kiểm toán tại Công ty An Phú được xây dựng trên cơ sở thực hành của các kiểm toán viên chính thức của công ty cũng như tham khảo các tài liệu thực hành kiểm toán của các hãng kiểm toán khác.

Phương pháp tiếp cận kiểm toán của công ty dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro và được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán.

Quy trình kiểm toán của công ty được thể hiện trên sơ đồ sau:

Giai đoạn 1: Các hoạt động trước kiểm toán:

- Đánh giá rủi ro thực hiện hợp đồng kiểm toán:

Thông tin thu thập để đánh giá rủi ro có thể thông qua trao đổi trực tiếp với ban lãnh đạo khách hàng, trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các nguồn thông tin khác có thể tiếp cận. Các thông tin thông thường cần được tìm hiểu như sau: Tính chính trực của ban lãnh đạo khách hàng, cơ cấu tổ chức quản lý, hoạt động và môi trường kinh doanh, kết quả tài chính, hợp đồng kiểm toán,

các mối quan hệ kinh doanh và các bên liên quan, kiến thức và kinh nghiệm về khách hàng, khả năng cố ý trình bày sai lệch báo cáo tài chính.

- Phê duyệt khách hàng mới/ tiếp tục cung cấp dịch vụ

- Ký hợp đồng kiểm toán

Hợp đồng kiểm toán được lập phù hợp với yêu cầu của bộ luật dân sự và chuẩn mực hợp đồng kiểm toán số 210.

Đối với một số khách hàng đặc thù có thể xử dụng thư hẹn kiểm toán để thay thế cho hợp đồng nhưng cần đảm bảo các thỏa thuận cần thay thế thể hiện đầy đủ trên thư hẹn kiểm toán.

Giai đoạn 2: Lập kế hoạch kiểm toán:

- Hiểu biết về hoạt động của khách hàng:

Hiểu biết về khách hàng bao gồm các thông tin chính sau: Thông tin chung về khách hàng, hình thức sở hữu, cơ cấu tổ chức, nhân sự chủ chốt, hiểu biết về hệ thống kế toán, các ngân hàng giao dịch...

Ngoài những hiểu biết nội tại trên của doanh nghiệp, công ty cũng tìm hiểu về các yếu tố bên ngoài có tác động tới tình hình hoạt động của khách hàng trong năm gồm: môi trường kinh doanh chung và các vấn đề ngành kinh doanh của khách hàng...

- Tìm hiểu về các chu trình kinh doanh chính:

Bao gồm 6 chu trình chính: Chu trình doanh thu; chu trình chi phí; chu trình hàng tồn kho; chu trình tài sản cố định; chu trình vốn quỹ; chu trình tiền lương.

Các chu trình kinh doanh thông thường được đánh giá ở mức độ thiết kế và vận hành qua việc tìm hiểu và mô tả hiểu biết của chúng ta ở các điểm chủ yếu sau:

+ Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới chu trình + Hiểu biết về các chính sách kế toán liên quan tới chu trình

+ Các giai đoạn chính mà đơn vị được kiểm toán thiết kế để đạt được mục tiêu kiểm soát của chu trình

+ Mô tả phân công phân nhiệm để đảm bảo các nguyên tắc kiểm soát nội bộ - Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính:

Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính chủ yếu là phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cũng có thể tham khảo thêm các biến động của báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh Báo cáo tài chính.

- Xác định mức trọng yếu:

Các bước thực hiện để xác định mức trọng yếu:

- Xác định tiêu chí để tính mức trọng yếu.

- Xác định số tiền được lựa chọn ghi vào ô tương ứng

- Lựa chọn tỷ lệ tương ứng của biểu để xác định mức trọng yếu kế hoạch

- Xác định mức trọng yếu kế hoạch (PM)

- Xác định mức trọng yếu kiểm toán (MP)

- Xác định mức độ chênh lệch có thể chấp nhận được/ bỏ qua

- Lựa chọn mức trọng yếu áp dụng đối với cuộc kiểm toán Giai đoạn 3: Thực hiện kiểm toán.

- Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ:

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức độ thiết kế và vận hành. Căn cứ vào kế hoạch công việc được giao, trưởng nhóm kiểm toán phân công công việc cho người thực hiện các phần hành chi tiết tìm hiểu các chu trình kinh doanh có

liên quan. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức độ thiết kế và vận hành thường thực hiện gồm 6 chu trình chính.

Tùy bản chất hoạt động, quy mô và tính chất phức tạp của từng chu trình hoạt động một cuộc kiểm toán có thể tìm hiểu tất cả các chu trình kinh doanh chính, các chu trình kinh doanh có ảnh hưởng trọng yếu tới kết quả tài chính của đơn vị được kiểm toán.

- Các thủ tục kiểm toán trong thực hiện kiểm toán: 1. Kiểm tra cơ bản – Tài sản:

Bao gồm thủ tục kiểm toán đối với các khoản mục thuộc phần Tài sản của bảng cân đối kế toán và được chia làm 7 phần chính: Tiền, các khoản đầu tư, các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước.

2. Kiểm tra cơ bản – Công nợ:

Bao gồm các thủ tục kiểm toán đối với các khoản mục thuộc phần công nợ của bảng cân đối kế toán và được chi tiết thành 5 phần chính: Các khoản nợ, các khoản vay, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, lương và các khoản trích theo lương.

3. Kiểm tra cơ bản – Nguồn vốn:

Bao gồm các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục thuộc phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán và chỉ gồm một phần hành chính: Nguồn vốn.

4. Kiểm tra cơ bản Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Bao gồm các thủ tục kiểm toán với các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và được chi tiết thành 5 phần hành chính: Doanh thu, giá vốn, chi phí hoạt động, hoạt động tài chính, hoạt động khác.

Các thủ tục kiểm toán phần này thực hiện trong quá trình kiểm toán tại khách hàng và cho tới khi phát hành báo cáo kiểm toán.

Các công việc chính trong mỗi phần hành bao gồm 4 mẫu chính: - Mẫu XX10: Tổng hợp số liệu – Leadsheet

Bảng tổng hợp số liệu được lập trên bảng cân đối số phát sinh (Trial Balance) thu thập từ khách hàng trước khi tiến hành kiểm toán.

Mẫu Leadsheet bao gồm các chỉ tiêu chính như sau:

Tên tài khoản Số liệu trước kiểm toán Bút toán điều chỉnh Bút toán phân loại lại Số liệu sau điều chỉnh Số năm trước Chênh lệch (%) Chênh lệch (Số tiền) Tổng cộng

- Mẫu XX20: Chương trình kiểm toán – Model Audit Program

Công ty thiết kế chương trình kiểm toán cho tất cả các phần hành theo hệ thống quản lý index của hồ sơ kiểm toán. Trong chương trình kiểm toán mẫu đã trình bày thủ tục kiểm toán cơ bản và có thể sẽ được bổ xung thêm các thủ tục cần thiết khác trong quá trình kiểm toán.

- Mẫu XX30: Ghi chú hệ thống và tổng hợp kiểm toán – System Notes

- Mẫu XX40: Các giấy tờ làm việc chi tiết các phần hành Giai đoạn 4: Kết thúc kiểm toán:

- Tổng hợp kết quả kiểm toán:

+ B110 – Đánh giá ảnh hưởng của các bút toán không điều chỉnh + B120 – Phân tích tổng thể báo cáo tài chính

+ B130 – Tổng hợp kết quả kiểm toán

Các mẫu trong phần này được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh, các sai sót đã được điều chỉnh cả về mặt định tính và định lượng, phân tích tổng thể báo cáo tài chính sau điều chỉnh và các kết luận của kiểm toán viên làm cơ sở để đưa ra ý kiến của kiểm toán viên trên Báo cáo kiểm toán.

- Thư quản lý (B300):

Kiểm toán viên thông qua các tài liệu, biên bản họp kết thúc kiểm toán với khách hàng, các tổng hợp phát hiện của kiểm toán viên để làm cơ sở lập thư quản lý và các điểm gợi ý của kiểm toán viên nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

- Soát xét phát hành:

Kiểm toán viên tiến hành công việc để lập các mẫu: + B510 – Phê duyệt phát hành báo cáo và thư quản lý. + B520 – Kiểm tra việc phát hành báo cáo

+ B530 – Soát xét chất lượng hồ sơ kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán An Phú (Trang 38)