1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức mới về mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam

10 342 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 430,6 KB

Nội dung

Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 38 – 47 Trường Đại học An Giang 38 NHẬN THỨC MỚI VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM Nguyễn Thường Lạng 1 ABSTRACT The transition from centrally planned economy to a socialist-oriented market economy in Vietnam since 1986 represents a breakthrough in basic awareness of economic development model. This process resulted that the economic growth was 6-7% per year in average and stayed constantly within 27 years. From a low-income country, Vietnam has become a middle income country in 2011. Import-export turnover and foreign investment increased, the economic structure had significant shifted towards industrialization and modernization to achieve the basic goal of becoming an industrialized country by 2020 and the modern industrialized country by 2030. These results are in fact demonstrated that basic transformation in awareness is consistent with the general mobilization rule and the actual condition of our country. New awareness of economic development model in Vietnam based on new assumptions and different approaches. This article summarizes the new manifestation of cognitive in socialist-oriented market economic development model in Vietnam to create the conditions for the following awareness in order to effectively serve the policymaking process and business executives Keywords: market economy, economic development model, economic growth, business Title: New awareness of the model of socialist-oriented market economy development in Vietnam TÓM TẮT Quá trình chuyển từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ năm 1986 thể hiện sự đột phá cơ bản về nhận thức mô hình phát triển kinh tế. Những kết quả đạt được của quá trình này là tăng trưởng kinh tế đạt mức trung bình 6-7%/năm và ổn định liên tục trong 27 năm. Từ một nước thu nhập thấp, Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình vào năm 2011. Kim ngạch xuất- nhập khẩu và đầu tư nước ngoài tăng nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đạt mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030. Những kết quả đạt được trên thực tế chứng minh sự chuyển biến cơ bản về nhận thức là phù hợp với quy luật vận động chung và điều kiện đất nước. Nhận thức mới về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam đang dựa trên nền tảng những giả định mới và cách tiếp cận khác trước. Bài viết cố gắng tống kết những biểu hiện mới của nhận thức trong mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để tạo điều kiện để có những nhận thức sâu rộng tiếp theo phục vụ hiệu quả quá trình hoạch định chính sách và điều hành doanh nghiệp. Keywords: kinh tế thị trường, mô hình phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp 1. QUAN NIỆM TƯ DUY MỚI VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lênin , quá trình nhận thức diễn ra từ thực tiễn sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đồng thời, nhận thức của con người thực hiện thông qua các giai đoạn là cảm tính, lý tính và tư duy. Cảm tính là trạng thái nhận thức được thể hiện ở các quan sát ban đầu, bên ngoài với những thông tin sơ bộ về sự vật, hiện tượng. Lý tính là sự nhận thức cảm tính phát triển ở cấp độ sâu hơn và mức khái quát hoá cao hơn. Tư duy là trạng thái nhận thức về bản chất và quy luật vận hành của sự vật, hiện tượng. Điều này có nghĩa tư 1 PGs.TS. Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội Email: nguyenlang2020@gmail.com Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 38 – 47 Trường Đại học An Giang 39 duy là trình độ cao nhất và sâu sắc nhất của nhận thức và quá trình tư duy diễn ra theo quy luật nhất định. Những biểu hiện của tư duy mới có thể được nhận dạng thông qua các khía cạnh nhất định, bao gồm: - Hình thành trên cơ sở những giả định mới hay cách tiếp cận mới. Các giả định hay cách tiếp cận mới tạo cơ sở thay đổi cơ bản phương thức tư duy. - Nhìn nhận sự vật, hiện tượng ở góc độ khác trước. Cách tiếp cận không theo chiều thuận mà còn theo chiều ngược thậm chí nhiều chiều tạo khả năng nhận dạng sự vật, hiện tượng toàn diện và có hệ thống. - Làm bộc lộ bản chất của sự vật, hiện tượng. Các mặt bên trong của sự vật, hiện tượng được nhìn nhận đầy đủ cả vị trí, vai trò và tác động. - Hiểu rõ hơn những lực cản vận động của sự vật, hiện tượng để có giải pháp vượt qua. Với các giả định, cách tiếp cận khác trước, các loại lực cản phát triển được phát hiện và bộc lộ kể cả những lực cản chưa từng bộc lộ. Nguồn gốc của các lực cản được phân tích cụ thể, do đó, các giải pháp bảo đảm phù hợp và hiệu quả nhất. - Dự báo chính xác trạng thái tương lai của sự vật, hiện tượng. Do thay đổi giả định và cách tiếp cận, nhận dạng rõ hơn bản chất sự vật, hiện tượng cho nên trạng thái trong tương lai của sự vật, hiện tượng gần như được nhận thức đầy đủ. Đây là nền tảng để có chiến lược hay chính sách thích nghi phù hợp kể cả các chính sách đón đầu. - Tư duy mới có thể bao gồm cả những khía cạnh tổng quát, bao trùm và những khía cạnh cụ thể, đặc thù. Giữa các khía cạnh này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và hỗ trợ nhau trong việc làm rõ nội dung của tư duy mới. Đối với mô hình phát triển kinh tế trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường mà thực chất là quá trình tổ chức theo các nguyên tắc thị trường các hoạt động sản xuất- phân phối- trao đổi- tiêu dùng nhằm bảo đảm hiệu quả tối ưu, tư duy mới về mô hình phát triển kinh tế thể hiện: - Nền tảng sở hữu của nền kinh tế kế hoạch hoá không còn giữ nguyên nghĩa mà có sự khác biệt so với trước. Sự thay đổi về sở hữu góp phần thay đổi cơ bản quyền năng của các chủ thể để thúc đẩy tính linh hoạt và sáng tạo của chúng đến mức cao nhất. - Nền kinh tế thị trường là một tổ hợp vận hành theo chức năng, đặc biệt là chức năng mua- bán chứ không phải là một thực thể vận hành theo mệnh lệnh hoặc đơn thuần là một hệ thống chủ yếu thực hiện việc cấp phát và giao nộp. - Bản chất nền kinh tế thị trường là một quá trình sáng tạo ra giá trị. Quá trình này diễn ra liên tục và không có điểm kết thúc. Động lực phát triển kinh tế thị trường là vô tận. - Yếu tố thực thể cản trở trạng thái chức năng nghĩa là tư duy nền kinh tế kế hoạch hoá có thể cản trở sự vận hành của tư duy kinh tế thị trường. Để nền kinh tế thị trường vận hành hiệu quả trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cần triệt để đổi mới nhận thức để tạo động lực mở đường. - Nền kinh tế thị trường có thể đạt tới trình độ phát triển cao khi tất cả các nguồn lực được huy động có hiệu quả. Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường là quá trình sàng lọc và đào thải liên tục các yếu tố bất hợp lý và lạc hậu đồng thời với việc thúc đẩy phát triển các yếu tố tiến bộ và phù hợp với xu hướng chung. 2. NHẬN THỨC MỚI VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM Nhận thức mới về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phản ánh quá trình đổi mới tư duy về mô hình phát triển kinh tế. Nhận thức đó được tổng kết, đúc rút khá cụ thể trong các văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ Đại hội VI đến Đại hội XI, thể hiện: Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 38 – 47 Trường Đại học An Giang 40 Nhận thức mới về cơ cấu sở hữu đa dạng trong nền kinh tế từ việc chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở Việt Nam chỉ có hai hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể và dựa trên hai hình thức sở hữu này là hai thành phần kinh tế cơ bản là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Đây là kiểu nhận thức truyền thống của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và phù hợp với việc điều hành theo kế hoạch mênh lệnh từ một cơ quan thống nhất. Các vấn đề cơ bản của kinh tế học là sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai đều do Chính phủ quyết định. Kiểu nhận thức này khá giản đơn, làm tăng sự trì trệ trong vận hành kinh tế, giảm thiểu sự sáng tạo của cá nhân và tập thể. Kết quả là nền kinh tế vận hành theo đúng cơ chế kế hoạch hoá tập trung, thiếu phát huy triệt để các nguồn lực đặc biệt là các nguồn lực phân tán và nguồn lực về sự sáng tạo. Chức năng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế thị trường không được huy động hiệu quả và động lực vận hành nền kinh tế không được khai thác kịp thời. Nguyên nhân của tình trạng này là quan niệm giản đơn về nền tảng kinh tế và phương thức tư duy máy móc với giả định có sở hữu toàn dân chắc chắc sẽ có nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và theo đó các nguồn lực được khai thác triệt để gần như tự động dưới sự điều hành của một trung tâm thống nhất. Đồng thời, các quy luật kinh tế của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ra đời và phát huy tác dụng. Các nền kinh tế trong hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa thế giới có thể thực hiện phân công và hợp tác quốc tế thuận lợi do có nền tảng sở hữu chung là dựa trên thế mạnh của từng quốc gia. Hậu quả là nền kinh tế thiếu động lực phát triển thực chất và sự lệch lạc, trì trệ, khủng hoảng, thiếu hụt diễn ra đẩy cả hệ thống xã hội chủ nghĩa đến chỗ sụp đổ vào năm 1991. Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa là căn cứ thực tiễn quan trọng chứng minh sự không phù hợp của mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung và cần có mô hình phát triển kinh tế phù hợp hơn để thay thế. Nền kinh tế thị trường có thể được xem là mặt đối lập và phủ định biện chứng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung do giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của chính phủ. Các tác nhân trong nền kinh tế tăng lên cả về số lượng và cường độ của các giao dịch. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế đa sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu hỗn hợp và sở hữu toàn dân trong đó sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp đóng vai trò chủ đạo. Nhận thức về đa dạng hoá sở hữu là bước đổi mới hay bước giải phóng quan trọng đầu tiên về nhận thức mô hình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Từ sự thay đổi về nhận thức cơ cấu sở hữu, với 27 năm đổi mới kinh tế để chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới về nhận thức ở Việt Nam còn được thể hiện ở việc không thể nhận thức giản đơn có sở hữu tư nhân là có ngay kinh tế thị trường- một điều tương tự như nhận định của V.I. Lênin “nền sản xuất tiểu nông hàng ngày, hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản trên quy mô rộng lớn” (Kinh tế- chính trị Mác- Lê nin, 1985). Các quá trình chuyển đổi từ trạng thái đơn nhất sở hữu toàn dân vốn là nền tảng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang sở hữu hỗn hợp hay sở hữu tư nhân là nền tảng của nền kinh tế thị trường đều rất cần đến việc phát huy vai trò của Chính phủ thông qua hoàn thiện thể chế phù hợp với bản chất của chúng, bảo hộ và cho phép cũng như tạo động lực để chúng tự vận hành. Đây là khía cạnh cho thấy bản chất khách quan của quy luật kinh tế được thực hiện thông qua hoạt động chủ quan của con người. Vì thế, có trường hợp chuyển đổi nhanh và có trường hợp chuyển đổi chậm do mức độ khác nhau trong nhận thức và phương thức vận hành. Việc đa dạng hoá sở hữu ở Việt Nam được khẳng định rõ ràng trong Văn kiện Đại hội XI (trang 83) “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nhước, kinh tế co vốn đầu tư nước ngoài”. Quan niệm này đoạn tuyệt dứt khoát với quan điểm ở Việt Nam chỉ có hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và tập thể như thời kỳ kế hoạch hoá, đồng thời khẳng định ở Việt Nam có 3 chế độ sở hữu là toàn dân, tập thể, tư Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 38 – 47 Trường Đại học An Giang 41 nhân (tuyệt nhiên không có chế độ sở hữu nhà nước) và không khẳng định một cách giản đơn sở hữu toàn dân là nền tảng của kinh tế quốc doanh còn sở hữu tập thể là nền tảng của kinh tế tập thể (Bảng 1) mà sự tổ hợp của ba chế độ sở hữu này hình thành nhiều hình thức sở hữu và từ nhiều hình thức sở hữu hình thành nhiều thành phần kinh tế. Nhiều hình thức sở hữu là điều kiện để có nhiều chủ thể sở hữu theo đó các quyền năng xuất phát từ sở hữu được mở rộng góp phần thúc đẩy sự sáng tạo, linh hoạt, gia tăng cạnh tranh và thu hút nhiều nguồn lực từ các chủ sở hữu phục vụ mục tiêu phát triển. Bảng 1. Nhận thức mới về sở hữu- nền tảng của mô hình tổ chức kinh tế Việt Nam Kinh tế kế hoạch hoá Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chế độ sở hữu Thành phấn kinh tế Chế độ sở hữu Hình thức sở hữu Thành phấn kinh tế Toàn dân Kinh tế quốc doanh Toàn dân Sở hữu toàn dân Sở hữu nhà nước Sở hữu tư nhân Sở hữu hỗn hợp Kinh tế nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) Kinh tế tư bản nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Tập thể Kinh tế tập thể Tập thể Tư nhân Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở các quan điểm kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam Nếu lấy 3 chế độ sở hữu làm căn cứ để xác định các hình thức sở hữu với giả định bất di bất dịch là một hình thức sở hữu phải có nguồn gốc từ ít nhất một chế độ sở hữu có thể thấy số lượng của các hình thức sở hữu ở Việt Nam là số các tổ hợp của một, hai và ba chế độ sở hữu và kết quả là có 7 hình thức sở hữu cấu thành. Điểm lưu ý là sở hữu toàn dân là hình thức sở hữu được đại diện bởi nhà nước. Đồng thời, các thành phần kinh tế từ đó được hình thành. Nếu đối chiếu giữa các thành phấn kinh tế được xác định từ các hình thức sở hữu ở Bảng 2 và những thành phần kinh tế được quan niệm thông thường và phổ biến hiện nay ở Việt Nam có thể có những điểm khác nhau như thuật ngữ tư bản tư nhân hay tư bản nhà nước gắn với các thành phần kinh tế nhưng lại không có trong phạm vi các hình thức sở hữu hay chế độ sở hữu. Nói cách khác, việc xác định các thành phần kinh tế chủ yếu căn cứ vào các chủ thể sở hữu và tỷ lệ sở hữu trong tổng số lượng đối tượng sở hữu. Nếu một chủ sở hữu có số lượng đối tượng đủ lớn đến mức đại diện, hình thức tổ chức kinh tế mà thực chất là hình thức kinh doanh sẽ do chủ sở hữu đó quyết định. Chẳng hạn, doanh nghiệp do nhà nước nắm trên 51% cố phấn được gọi là doanh nghiệp nhà nước. Đây là một bước phát triển quan trọng về tư duy sở hữu ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế và tạo điều kiện để có sự đan xen lẫn nhau giữa các chủ thể sở hữu cấu thành, các hình thức sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh. Điều này khác với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển là trên cơ sở các chế độ sở hữu hình thành các hình thức tổ chức kinh doanh. Các hình thức kinh doanh này được pháp luật quy định và bảo vệ rõ ràng. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế ở Việt Nam không có một đạo luật độc lập điều chỉnh mà thực chất chỉ có luật pháp bảo vệ hình thức kinh doanh- một điều tương tự như các nền kinh tế thị trường khác. Phương thức điều chỉnh thể hiện ở việc cho phép, khuyến khích, hạn chế hoặc cấm đoán. Bảng 2. Các hình thức sở hữu có thể xác lập từ ba chế độ sở hữu và thành phấn kinh tế Thứ tự (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Các tổ hợp chế độ sở hữu Toàn dân Toàn dân, tập thể Toàn dân, tư nhân Tập thể Tập thể, tư nhân, toàn dân Tập thể, tư nhân Tư nhân Thành phần kinh tế Nhà nước Nhà nước- tập thể Nhà nước- tư nhân (trong hoặc/và ngoài nước) Tập thể Nhà nước- tập thể- tư nhân Tập thể- tư nhân Tư nhân (trong hoặc/và ngoài nước) Nguồn: Tổng hợp của tác giả Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 38 – 47 Trường Đại học An Giang 42 Với nhận thức mới về đa dạng hoá sở hữu, nền kinh tế Việt Nam hầu như có đầy đủ các hình thức sở hữu của nền kinh tế thị trường và thậm chí còn nhiều hơn một hình thức của các nền kinh tế thị trường khác cho dù đó là nền kinh tế thị trường phát triển cao nhất chăng nữa là sở hữu là sở hữu toàn dân. Nhận thức mới khẳng định khả năng tiên phong và mức độ đón đầu của mô hình phát triển kinh tế Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai và cũng là yếu tố khẳng định tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Cơ cấu sở hữu đặc biệt bảo đảm kết hợp được yếu tố kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam là quốc gia duy nhất và đầu tiên đưa ra mô hình này. Đây là khía cạnh được đánh giá là một công thức vượt thời đại (ý kiến của Cốc Nguyên Dương tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ tư tại Hà Nội năm 2012). Điều này còn cho thấy tính đặc thù của mô hình phát triển được Việt Nam lựa chọn mà chỉ có những đột phá mạnh về tư duy mới có được tính đặc thù và điểm đặc biệt cũng như sự khác biệt này so với các nước khác. Đối với Trung Quốc, quá trình cải cách kinh tế Trung Quốc đạt được những kết quả quan trọng- Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, các hình thức sở hữu được xác định là quốc hữu, tư hữu và sở hữu hỗn hợp. Còn đối với các nền kinh tế thị trường, các hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước, tư nhân và hỗn hợp nhưng không có khái niệm sở hữu toàn dân. Kết quả của đa dạng hoá sở hữu là số lượng chủ sở hữu tăng lên đặc biệt là chủ sở hữu thuộc kinh tế tư nhân gồm tiểu chủ, cá thể, tư bản tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài thúc đẩy quá trình khai thác và huy động nguồn lực về vốn, lao động, tài nguyên, trí tuệ, tay nghề…vào kinh doanh, tạo ra nhiều giá trị mới cho nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm, cải thiện đời sồng và đóng góp ngân sách… Nhận thức mới về chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Đây là quá trình nhận thức quan trọng về mô hình phát triển để hiểu được thực chất của nó cũng như thấy được mức độ lỗi thời của mô hình hiện tại so với những đòi hỏi của thực tiễn. Quá trình nhận thức đầy đủ mức độ lỗi thời của mô hình đồng nghĩa với sự vượt trội về tư duy hay thể hiện được tính tiên phong hay khả năng đi trước của ý thức xã hội được đại diện bới nhận thức của các nhà hoạch định chính sách đối với tồn tại xã hội. Mô hình tăng trưởng của Việt Nam, mặc dù có sự chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý từ kế hoạch hoá mệnh lệnh sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra trong vòng 27 năm, vẫn là mô hình tăng trường theo chiều rộng. Đặc trưng của mô hình này là “tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng, vào những ngành và những sản phẩm truyền thống, công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động. Năng suất lao động tăng chậm và còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn kém, chi phí kinh doanh cao, chất lượng và hiệu quả thấp“. (Văn kiện XI, tr. 163) Các nghiên cứu tổng thể về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam đều cho thấy các chỉ số phản ánh chất lượng ngày càng có xu hướng kém đi như năng suất lao động, năng suất tổng hợp các yếu tố trong khi hệ số vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng (ICOR) có xu hướng tăng… Từ nhận thức về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho thấy mặc dù có sự chuyển đổi cơ bản về cơ chế quản lý kinh tế song chất lượng tăng trưởng kinh tế không vì thế được cải thiện một cách tự động, do đó, vai trò của cơ chế quản lý cần được triệt để khai thác như là một nhân tố không thể thiếu trong việc tạo động lực thúc đẩy kinh tế vận hành theo chiều sâu. Chất lượng của cơ chế quản lý phụ thuộc trực tiếp vào năng lực quản lý và hiệu quả điều hành của đội ngũ cán bộ. Đồng thời, để hỗ trợ hữu hiệu việc phát huy vai trò của cơ chế quản lý đển chất lượng tăng trưởng kinh tế, Đề án tổng thể “Tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế” được xây dựng và thông qua bởi Chính phủ năm 2012. Bên cạnh đó, các đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng như các đề án tái cấu trúc khác của các ngành, địa phương…được xây dựng và phê duyệt góp phần phát huy tác động tổng thể của thể chế Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 38 – 47 Trường Đại học An Giang 43 đến chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Với nhận thức mới về mô hình tăng trưởng, có thể thấy rất cần nhận thức đầy đủ và có hệ thống về vị trí và vai trò của các yếu tố phục vụ mô hình phát triển này. Nhận thức mới về chuyển đổi mô hình tăng trưởng đưa đến việc hiểu rõ sự cần thiết phải có thể chế phù hợp để thúc đẩy mô hình tăng trưởng theo chiều sâu vận hành hiệu quả trên cơ sở sử dụng ít tài nguyên, sức lao động giản đơn nhưng tăng nhanh các khâu sử dụng nhiều công nghệ, tri thức, hàm lượng chất xám cao và giá trị gia tăng cao để vừa thu lợi nhuận lớn vừa giảm thiểu việc tiêu hao nguồn lực. Việc chuyển đổi mô hình quyết định đến việc cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế. Tư duy mới trong xác định các đột phá chiến lược để tạo bước phát triển nhanh phù hợp tới mục tiêu chiến lược xác định. Tư duy đột phá chiến lược được hình thành trong quá trình chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và được đưa vào văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI- văn kiện Chính trị cao nhất trong giai đoạn 2011-2015. Các đột phá chiến lược có mối quan hệ biện chứng với các mục tiêu chiến lược càng làm cho tư duy đột phá chiến lược trở thành tư duy xuyên suốt và nhất quán trong điều hành kinh tế Việt Nam. Điều này cho thấy, các khâu yếu hoặc các lực lượng cản trở lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam gồm có thể chế chưa hoàn thiện, hạ tầng cơ sở bất cân xứng với nhu cầu phát triển kinh tế và thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. (Hộp 1) Các khâu yếu nhất là điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đối với việc thực hiện thành công mô hình phát triển kinh tế, được phát hiện và tổng kết cẩn thận, đóng vai trò quan trọng và có tính khái quát hoá cao về mặt lý luận và thực tiễn. Xác định đươc các đột phá chiến lược là một thành công trong nhận thức và quá trình điều hành nền kinh tế Việt Nam với hàng loạt các chiến lược và chính sách cũng như kế hoạch phát triển được xây dựng và thực hiện trong nhiều thập kỷ. Đây là một thành công to lớn về tư duy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vừa tạo cơ sở đáng tin cậy để đưa ra các biện pháp và chính sách mang tính hành động trực tiếp của chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các tầng lớp dân cư. Nếu các đột phá chiến lược thực hiện thành công, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhất định được xây dựng như mong đợi. Các đột phá chiến lược mở ra cách tiếp cận mới về hình thái kinh tế- xã hội phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam thể hiện kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng còn hoàn thiện thể chế tác động đến thượng tầng kiến trúc về các khía cạnh như luật pháp, tư duy, triết lý, nhận thức xã hội…Cả ba đột phá này góp phần hoàn thiện cả hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc cho nên góp phần hoàn thiện hình thái kinh tế- xã hội là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo cách xem xét đó, ba đột phá chiến lược có thể xem là nền tảng của khung lý thuyết trực tiếp của mô hình nền kinh tế thị trừơng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và là sự tiếp tục tư tưởng về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện phát triển hiện tại của Việt Nam. Hộp 1: Các đột phá chiến lược 1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính 2. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học- công nghệ 3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị. Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng XI. Trang 106-107 Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 38 – 47 Trường Đại học An Giang 44 Nhận thức mới về phát huy chức năng chính sách, công cụ và biện pháp điều hành vĩ mô trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế kế hoạch hoá là nền kinh tế thực thể, các yếu tố cấu thành và các dòng vận động về yếu tố sản xuất, hàng hoá, dịch vụ đều mang tính thực thể nghĩa là chúng có tính ổn định rất cao và được đặt trong một hệ thống khép kín nhằm giảm thiểu các tác động từ bên ngoài không được kế hoạch hoá trước. Kiểu tổ chức nền kinh tế này mang nặng tính chủ quan và tạo ra kiểu tư duy trông chờ, ỷ lại thậm chí thụ động nghĩa là kiểu tư duy thực thể, máy móc, thiếu sáng tạo và cũng không có động lực cũng như cơ hội để sức sáng tạo được khai thác. Các loại chính sách, công cụ, biện pháp điều hành chủ yếu thực hiện theo kế hoạch mà thực chất là chỉ thị và mệnh lệnh được đưa ra từ một trung tâm thống nhất và duy nhất để điều chỉnh từ những vấn đề cơ bản nhất đến các vấn đề đơn giản và thông thường nhất. Hệ thống doanh nghiệp được tổ chức như những đơn vị quân đội mang nặng tính thứ bậc, còn các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã, thành phố…được tổ chức thành các “pháo đài bất khả xâm phạm” hoặc dạng tương tự như các loại thành luỹ kiểu chế độ phong kiến, tình trạng ngăn sông cấm chợ diễn ra găy gắt. Đây là biểu hiện cao nhất của tính thực thể trong tổ chức nền kinh tế của Việt Nam thời kỳ kế hoạch hoá tập trung cao độ. Cả hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tổ chức tương tự nhau từ cơ cấu của toàn hệ thống đến cơ cấu của từng quốc gia thành viên. Các chính sách tiền tệ- tài khoá, thương mại, đầu tư…đều thiếu tính thực chất và việc điều chỉnh nền kinh tế, các ngành, vùng theo kế hoạch mệnh lệnh mang tính bao trùm. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kiểu tổ chức kinh tế mang tính vận hành do đó việc điều hành nền kinh tế chủ yếu tác động vào các chức năng của thị trường như chức năng thực hiện giá trị, phân bổ nguồn lực họp lý và kích thích đổi mới và sáng tạo Trung tâm chính sách có chức năng thúc đẩy tính thanh khoản của thị trường cao nhất vốn được coi là động lực trực tiếp của nền kinh tế thị trường cũng như công cụ có tác động lớn nhất là chính sách tiền tệ- tài khoá thông qua việc sử dụng công cụ lãi suất, cung ứng tiền tệ cũng như các nghiệp vụ khác của ngân hàng Trung ương. Chính sách tiền tệ- tài khoá thắt chặt và nới lỏng được vận dụng khá hiệu quả trong điều tiết sự vận động của nền kinh tế theo mục tiêu đặt ra. Chẳng hạn, năm 2008 và 2011 với chính sách tiền tệ - tài khoá thắt chặt và nới lỏng thận trọng, Việt Nam thực hiện kiềm chế lạm phát dưới hai con số có hiệu quả, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu. Các biện pháp kích cầu nền kinh tế có tác động đáng kể đến việc chống suy giảm tăng trưởng kinh tế như việc sử dụng gói kích cầu 8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2011 có tác dụng quan trọng trong việc tạo chuyển biến đối với nền kinh tế. Đây là sự thể hiện việc phát huy chức năng của chính sách tài khoá đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó, các chức năng của chính sách thương mại điều chỉnh theo hướng giảm thiểu các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hạn chế các hàng rào kỹ thuật bất hợp lý, chính sách tỷ giá hối đoái được phát huy phục vụ các mục tiêu điều tiết kinh tế vĩ mô ngắn hạn và dài hạn…Tất cả các chức năng của chính sách và chức năng của thị trường được động viên tối đa. Các chức năng chính sách được khai thác có hiệu quả còn giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của chính phủ vào hoạt động của doanh nghiệp, tách bạch được chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh và điều này góp phần gia tăng trạng thái vận hành của nền kinh tế thị trường. Đây là cách thức giảm bớt gánh nặng của Chính phủ trong hỗ trợ trực tiếp đối với các doanh nghiệp có thể vi phạm các nguyên tắc thương mại công bằng trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà Việt Nam là thành viên từ 11/1/2007. Đồng thời, với cơ chế mới này, các doanh nghiệp có điều kiện để phát huy tối đa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho nên khả năng khai thác cơ hội sẽ lớn hơn để phát triển. Từ thực tế vận hành nền kinh tế Việt Nam qua hai cơ chế- kế hoạch hoá tập trung mệnh lệnh và cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thể thấy các chính sách, công cụ, biện pháp kinh tế của nền kinh tế thị trường khó có thể phát huy tác dụng trong nền kinh tế kế hoạch hoá và vì thế cần tạo ra những tiền đề nhất định đối với chúng. Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 38 – 47 Trường Đại học An Giang 45 Tư duy về quan hệ kinh tế đối ngoại vượt trội. Tư duy này hình thành dựa trên những thay đổi quan trọng về tình tình trong nước và quốc tế cũng như có sự nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về vị thế và khả năng vận động của nền kinh tế. Sự sụp đổ của Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới (1991) làm cho hệ thống chính trị thế giới có sự thay đổi cơ bản, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và các nền kinh tế gia tăng. Các quốc gia đều nhận rõ được những lợi ích khách quan khi tham gia sâu rộng vào quá trình hội nhập quốc tế. Không còn sự đối đầu trực tiếp giữa các hệ thống thế giới nhưng xuất hiện sự cạnh tranh giữa các trung tâm kinh tế thế giới. Từ tư duy đối đầu, biệt lập sang tư duy đối thoại và hợp tác, và tiếp tục chuyển tiếp đến tư duy bạn bè, đối tác tín cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế (Văn kiện XI, tr. 236) tương ứng với thế và lực mới của đất nước trong khu vực và thế giới. Tư duy kinh tế đối ngoại còn tiếp tục chuyển dịch từ tiếp nhận tác động của các quan hệ kinh tế quốc tế một cách thụ động sang tư duy chủ động. Trước khi gia nhập WTO, hầu như các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam về thương mại, đầu tư, dịch vụ quốc tế đều mang tính thụ động. Điều này có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan đặc biệt là thiếu thể chế khuyến khích tính chủ động, tích cực của các chủ thể đặc biệt là các doanh nghiệp. Tính thụ động làm nhiều nguồn lực và lợi thế không được khai thác cũng như nhiều cơ hội bị lỏ lỡ trong khi các điểm yếu bị bộc lộ và các thách thức càng có xu hướng gia tăng. Phương thúc tư duythụ động, trông chờ không phù hợp với điều kiện mới mà thay vào đó là phương thức chủ động, tích cực. Đây là phương thức tư duy phù hợp với các tính chất rộng mở và thường xuyên thay đổi của các quan hệ kinh tế quốc tế, các cơ hội và thách thức thường xuyên xuất hiện và mất đi. Chúng đang tạo nền tảng để có các nguyên tắc hoặc các cách tiếp cận mới xử lý và phát triển các mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước. Cả các cấp quản lý nhà nước, các địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đều cần chủ động và tích cực trong việc tham gia vào các quan hệ quốc tế. Đồng thời, nội dung hội nhập quốc tế được mở rộng không chỉ về kinh tế mà còn các lĩnh vực khác như giáo dục, văn hoá, lối sống, an ninh- quốc phòng Thực tế cho thấy nhiều quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ hợp tác chiến lược ,giữa Việt Nam và các quốc gia được thiết lập cũng như các hiệp định thương mại, đầu tư, đối tác tiếp tục thực hiện theo chiều sâu với các cam kết cụ thể và toàn diện gắn với từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Tính đến hết năm 2012, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt con số 230 tỷ đô la Mỹ vốn đăng ký và khoảng 100 tỷ đô la Mỹ vốn thực hiện. Các đối tác đầu tư vào Việt Nam đến từ khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam đạt mức kỷ lục 230 tỷ đô la Mỹ. Việt Nam đặt quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia trên thế giới…Nhiều hiệp định hợp tác và đối tác song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước tiếp tục được đàm phán và ký kết cả hiện tại và trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tư duy chấp nhận mạo hiểm trong các quan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế cũng được đặt ra khi có sự cạnh tranh găy gắt trong quá trình hội nhập quốc tế. Các doanh nghiệp là chủ thể chính của quá trình tự do hoá thương mại trong nền kinh tế và thị trường toàn cầu cho nên mức độ tự do tăng lên đáng kể và sự can thiệp của chính phủ giảm dần theo cam kết quốc tế. Chấp nhận mạo hiểm trở thành cách tiếp cận mới so với cách tiếp cận truyền thống trong kinh tế đối ngoại thời kỳ kế hoạch hoá tập trung luôn “dựa dẫm và ỷ lại“ vào sự trợ cấp hay sự hỗ trợ khá lớn của Chính phủ. Chấp nhận mạo hiểm tạo điều kiện để các doanh nghiệp sẵn sàng đưa ra các quyết định chưa từng thực hiện trước đây để đạt mục tiêu đặt ra và có thể phải chấp nhận các loại rủi ro hoặc thiệt hại nhất định trong thực hiện. “Kinh doanh là nghề chấp nhận mạo hiểm. Chấp nhận mạo hiểm hoàn toàn khác với làm liều. Chấp nhận mạo hiểm trên cơ sở thu thập và xử lý đầy đủ thông tin, và dự kiến trước những diễn biến của thị trường. Phải tính đến rủi ro có thể xảy ra và nếu xảy ra rủi ro thì thiệt hại sẽ được giới hạn và có khả năng khắc phục. Làm được như vậy hiệu quả kinh doanh sẽ được bảo đảm, và trên cơ sở hiệu quả kinh doanh mà tăng khả năng tích tụ vốn và huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Từ đó doanh nghiệp sẽ lớn lên, mạnh hơn, sức cạnh tranh sẽ được tăng Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 38 – 47 Trường Đại học An Giang 46 cường, từng bước hình thành nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn”. (Nguyễn Tấn Dũng, Gia nhập WTO- cơ hội, thách thức và hành động của chúng ta, 2007) 3. MỘT SỐ KẾT LUẬN BƯỚC ĐẦU Nhận thức mới về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam được hình thành là kết quả của quá trình đổi mới kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với không ít thuận lợi cũng như các khó khăn, phức tạp và thách thức. Đây là sự thể hiện của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các trường phái tư tưởng về phát triển kinh tế thị trường cũng như những trải nghiệm trong quản lý đất nước và kinh nghiệm của các quốc gia vào điều kiện của Việt Nam của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và các tầng lớn nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhận thức mới cho thấy độ rộng và chiều sâu ngày càng gia tăng trong phương pháp tiếp cận để đạt đến mục tiêu xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những thành công của nhận thức mới đang tạo nền tảng để hình thành những quan điểm triết học mới trong mô hình phát triển kinh tế Việt Nam chưa từng có trong lịch sử phát triển của loài người hoặc đang tạo nền tảng quan trọng để hình thành các học thuyết mới hay các cách tiếp cận mới đối với mô hình phát triển kinh tế Việt Nam. Đây là chiến thắng của “cái mới” trong cuộc đấu tranh gay go và phức tạp trên mặt trận nhận thức về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi mô hình. Bên cạnh những thành công đạt được quan trọng trong nhận thức mới về mô hình phát triển, vẫn còn những khía cạnh cần quan tâm để những kết quả đạt được của nhận thức mới tiếp tục vận động đúng với bản chất của nó. - Vẫn còn thiếu các nghiên cứu có hệ thống, có chiều sâu và có tính thuyết phục cao về nhận thức mới trong phát triển kinh tế, do đó, các tổng kết, đánh giá vẫn mang nặng tình trạng tổng kết thực tiễn dưới dạng các báo cáo tình hình, liệt kê sự kiện và đúc rút kinh nghiệm. Một hệ thống lý luận mới mang bản sắc riêng có của Việt Nam chưa được hình thành đầy đủ so với nhu cầu phát triển của mô hình diễn ra nhanh chóng trên thực tế cũng như những kết quả đạt được của nhận thức mới về mô hình phát triển trong giai đoạn mới. Đặc biệt, Việt Nam chưa có học thuyết phát triển kinh tế riêng có và độc lập phù hợp với đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cần triển khai thực hiện việc xây dựng bản đồ nhận thức mới trong mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam. - Cần đẩy mạnh hơn nữa các quá trình giao lưu, học hỏi trong nước và quốc tế để hình thành đầy đủ căn cứ thực tiễn và quốc tế, tạo điều kiện khẳng định những giá trị đạt được của nhận thức mới cũng như mở ra khả năng thúc đẩy sự vận đông liên tục của nhận thức mới phục vụ mô hình phát triển. Đặc biệt coi trọng các cuộc tranh luận khoa học liên quan đến các vấn đề lý luận mang tính nền tảng nhằm giảm thiểu sự lạc hậu của nhận thức đối với những thay đổi của thực tiễn cũng như để tận dụng triệt để những thành tựu đạt được của khoa học- công nghệ. Một môi trường trao đổi, tranh luận khoa học kinh tế Việt Nam khách quan và thực sự cần được xây dựng và khuyến khích phát triển. - Tiếp tục đầu tư theo chiều sâu và có hệ thống đối với các chương trình, dự án, công trình, đề tài nghiên cứu về nhận thức mới đối với mô hình phát triển đối với Việt Nam và các nước khác kể cả các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao để nhận dạng và tham chiếu toàn diện hơn đối với Việt Nam cũng như nhận thức sâu hơn bối cảnh để có những phương thức đón đầu phù hợp. Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 38 – 47 Trường Đại học An Giang 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyên Tấn Dũng. (2007). Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cơ hội, thách thức và hành động của chúng ta. (http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Gia-nhap-To-chuc-Thuong-mai-The-gioi-co-hoi thach-thuc-va-hanh-dong-cua-chung-ta/200611/11363.vgp) Cốc Nguyên Dương. (2012). Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Phát triển lý luận và thực tiễn đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư. Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững. Trang 183-189. Đại học Kinh tế quốc dân. (1985). Triết học Mác- Lênin, Phần duy vật biện chứng, Xưởng in Đại học Kinh tế quốc dân Đại học Kinh tế quốc dân. (1985). Kinh tế Chính trị Mác- Lênin. (2 tập) Xưởng in Đại học Kinh tế quốc dân. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ V, VI, VII, VIII, IX, X, XI. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Keynes, J.M. (1998). Lý thuyết chung về lãi suất, tiền tệ và việc làm. Nhà xuất bản Khoa học- Kỹ thuật (bản dich) Mankiw, G. (1997). Kinh tế học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. Porter, M. (2008). Khả năng cạnh tranh quốc gia. Nhà xuất bản Trẻ (bản dịch) Smith, A. (1998). Của cải của các dân tộc. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (bản dịch) Tổng cục Thống kế, Số liệu tong kê Việt Nam về tình hình xuất- nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Ngày nhận bài: 21/09/2013 Ngày bình duyệt: 15/10/2013 Ngày chấp nhận: 02/11/2013 . THỨC MỚI VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM Nhận thức mới về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cần triển khai thực hiện việc xây dựng bản đồ nhận thức mới trong mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam. - Cần. nền kinh tế thị trừơng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và là sự tiếp tục tư tưởng về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện phát triển hiện tại của Việt Nam.

Ngày đăng: 14/08/2015, 23:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w