1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Kế thừa quốc gia và vấn đề kế thừa quốc gia ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến nay

49 2,5K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 95,41 KB

Nội dung

MỤC LỤCA.PHẦN MỞ ĐẦU41.Tính cấp thiết của đề tài42.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu52.1.Mục đích nghiên cứu52.2.Nhiệm vụ nghiên cứu53.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu53.1.Đối tượng nghiên cứu53.2.Phạm vi nghiên cứu54.Phương pháp nghiên cứu55.Kết cấu đề tài6B.NỘI DUNG7PHẦN 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ THỪA QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC TẾ71.Khái quát chung về kế thừa quốc gia71.1.Khái niệm quốc gia và kế thừa quốc gia71.2.Các điều ước quốc tế điều chỉnh về kế thừa quốc gia:81.3.Các trường hợp dẫn đến kế thừa quốc gia81.4.Mục đích của kế thừa quốc gia91.5.Ý nghĩa của kế thừa quốc gia92.Kế thừa quốc gia sau cách mạng xã hội103.Kế thừa quốc gia đối với các quốc gia sau đấu tranh giải phóng dân tộc123.1.Vấn đề kế thừa quốc gia sau giải phóng dân tộc:123.2.Ví dụ điển hình của Xri Lanca và Iran:144.Kế thừa quốc gia khi hợp nhất,sáp nhập hoặc chia tách, giải thể quốc gia liên bang; khi thay đổi lớn về lãnh thổ quốc gia154.1.Kế thừa quốc gia khi hợp nhất hoặc giải thể quốc gia liên bang154.2.Kế thừa quốc gia trong trường hợp sáp nhập, chiatách quốc gia22PHẦN 2.THỰC TIỄN KẾ THỪA QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NAY261.Sơ lược về lịch sử và cơ sở kế thừa quốc gia ở Việt Nam261.1.Sơ lược lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến nay261.2.Cơ sở kế thừa quốc gia ở Việt Nam302.Vấn đề kế thừa quốc gia của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay312.1.Kế thừa về lãnh thổ và biên giới quốc gia312.2.Kế thừa về dân cư và quốc tịch362.3.Kế thừa về tài sản362.4.Kế thừa về quy chế thành viên392.5.Kế thừa về Điều ước quốc tế412.6.Những kết quả đạt được sau kế thừa quốc gia43C.KẾT LUẬN47D.TÀI LIỆU THAM KHẢO48 A.PHẦN MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tàiChúng ta cũng đã biết khi cái cũ mất đi, cái mới sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cái mới đó sẽ không thể xóa bỏ hoàn toàn cái cũ được mà những cái hay, cái tiến bộ của cái cũ sẽ là tiền đề, cơ sở để làm nấc thang bước lên hình thành nên cái mới hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với sự vận động không ngừng của thế giới. Hoạt động này cũng có thể được hiểu là “sự kế thừa”. Trong hệ thống pháp luật cũng vậy, các quốc gia luôn có sự kế thừa pháp luật quốc tế và vì thế luật quốc tế cũng có một chế định quy định về “sự kế thừa”. Cụ thể tại kỳ họp XVI của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về việc đưa vấn đề kế thừa vào danh mục những vấn đề trước mắt cần pháp điển hóa và ngày 2281978 Công ước Viên về kế thừa, ngày 141978 Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia được thông qua. Sở dĩ như vậy vì vấn đề kế thừa có vai trò ngày càng quan trọng trong sinh hoạt quốc tế, khi mà ngày càng có nhiều quốc gia giành lại được độc lập hay có thêm một số quốc gia được chia, tách, sáp nhập. Việc xác nhận một quốc gia có phải là quốc gia kế thừa của quốc gia trước đó hay không chẳng những ảnh hưởng đến riêng quốc gia mới đó mà còn có ý nghĩa quan trọng với nhiều quốc gia khác trên thế giới trong bối cảnh thế giới được coi là “phẳng” như hiện nay. Vấn đề kế thừa quốc gia không chỉ được quan tâm bởi những nước lớn trên thế giới mà đã được rất nhiều quốc gia quan tâm và sử dụng nó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, thực tế vấn đề này cũng gây ra rất nhiều tranh cãi, xung đột, mâu thuẫn và để tìm ra một cách giải quyết tốt nhất lại là một vấn đề vô cùng nan giải.Với lý do trên, nhóm sinh viên chúng em chọn đề tài “Kế thừa quốc gia và vấn đề kế thừa quốc gia của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay” để nghiên cứu.2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu2.1.Mục đích nghiên cứuNghiên cứu lý luận chung về kế thừa quốc gia trên thế giới.Nghiên cứu lý luận về kế thừa quốc gia ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay và những thành quả đạt được sau kế thừa.2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận về kế thừa quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam từ thế kỷ XX đến nay.Luận giải một cách khoa học kế thừa quốc gia có vai trò như thế nào tới hệ thống pháp luật quốc giaKhảo sát, nghiên cứu vấn đề áp dụng kế thừa quốc gia ở Việt Nam từ thế kỷ XX đến nay trong một số trường hợp cụ thể3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1.Đối tượng nghiên cứuBài nghiên cứu về những vấn đề lý luận kế thừa quốc gia trong luật cũng như trong thực tiễn pháp lý quốc tế, các trường hợp đặt ra vấn đề kế thừa quốc gia, kế thừa quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nói chung và đồng thời đề cập cụ thể về kế thừa quốc gia tại Việt Nam từ thế kỷ XX đến nay. 3.2.Phạm vi nghiên cứuVới đề tài này, nhóm tập trung nghiên cứu kế thừa quốc gia trong phạm vi luật quốc tế sau cách mạng xã hội chủ nghĩa, sau cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong các trường hợp tách, hợp nhất, sáp nhập, tan rã quốc gia và kế thừa quốc gia ở Việt Nam từ thế kỷ XX đến này. 4.Phương pháp nghiên cứuTiếp cận những lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị làm cơ sở, kết hợp sử dụng các phương pháp hệ thống, tiếp cận lịch sử, thống kê, phân tích, so sánh, minh họa để thực hiện đề tài.5.Kết cấu đề tàiNgoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, bài còn có hai phần chính là:Phần 1: Những vấn đề chung về kế thừa quốc gia trong luật quốc tếPhần 2: Thực tiễn kế thừa quốc gia ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay B.NỘI DUNGPHẦN 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ THỪA QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC TẾ1.Khái quát chung về kế thừa quốc gia1.1. Khái niệm quốc gia và kế thừa quốc gia1.1.1.Khái niệm quốc gia và các yếu tố cấu thành quốc giaQuốc gia là khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó, họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cũng chịu sự chi phối của chính quyền, cùng nhau chia sẻ quá khứ, hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền. Trong hệ thống pháp luật quốc tế, quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu tham gia tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp quốc tế. Như vậy, quốc gia là một thực thể được hình thành bởi các yếu tố tự nhiên và xã hội, đó là lãnh thổ, dân cư, chính phủ và chủ quyền quốc gia. 1.1.2.Khái niệm kế thừa quốc giaTheo Điểm b Khoản 1 Điều 2 Công ước Viên 1978: “Sự kế thừa của quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc gánh chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế đối với lãnh thổ nào đó”. Theo Từ điển luật quốc tế xuất bản tại Mátxcơva năm 1982 thì “kế thừa quốc gia là việc dịch chuyển các quyền và nghĩa vụ của một quốc gia này cho một quốc gia khác”.1.2. Các điều ước quốc tế điều chỉnh về kế thừa quốc gia:Ủy ban luật quốc tế (ILC) đã xem xét vấn đề một cách bao quát và hai Công ước quốc tế về kế thừa quốc gia được thừa nhận. Ủy ban luật quốc tế thỏa thuận về kế thừa quốc gia theo bốn nhóm rõ ràng:Hiệp ước: Công ước Viên về kế thừa (Viên I).Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia (Viên II).Thành viên tổ chức quốc tế: Báo cáo viên của Ủy ban luật quốc tế kết luận rằng vấn đề này không thích hợp cho việc xây dựng luật. Các báo cáo viên đề nghị một bản báo cáo cung cấp những minh họa về việc giải quyết các loại khác nhau của vấn đề.Kế thừa quốc gia và ảnh hưởng của nó vế quốc tịch tự nhiên: các báo cáo viên cũng không tìm thấy bất cứ triển vọng nào về việc soạn thảo và đề nghị bản báo cáo hoặc dự thảo luật Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu.1.3.Các trường hợp dẫn đến kế thừa quốc giaSo sánh với chế định thừa kế trong luật dân sự và kế thừa trong luật quốc tế chúng ta có thể thấy được sự khác biệt cơ bản. Đó là trong luật dân sự, thừa kế là một chế định cơ bản được đặt ra trong trường hợp một cá nhân chết để lại di sản cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật còn vấn đề kế thừa quốc gia trong luật quốc tế được đặt ra trong các trường hợp sau:Sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.Sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của cuộc cách mạng xã hội.Sự kế thừa của quốc gia mới trong trường hợp các quốc gia hợp nhất hay sáp nhập.Sự kế thừa của quốc gia mới khi có sự chia, tách của một quốc gia.Kế thừa trong luật quốc tế không phải trong mọi trường hợp đều gắn liền với sự chấm dứt và tồn tại của chủ thể để lại kế thừa.Bên cạnh những trường hợp trên vấn đề kế thừa quốc gia có thể phát sinh trong một số trường hợp được xác định, khi mà phản ánh những cách thức trong đặc quyền chính trị có thể đạt được. Ví dụ như sự trao trả thuộc địa một phần hay toàn bộ lãnh thổ hiện tại, phân chia một nước hiện hữu, ly khai, sát nhập và hợp nhất. Trong mỗi trường hợp, vấn đề kế thừa quyền và nghĩa vụ lại được đặt ra. Tuy nhiên, câu hỏi về kế thừa quốc gia không xâm phạm quyền và nghĩa vụ thông thường nếu các quốc gia tuân theo luật quốc tế. Vấn đề kế thừa quốc gia thường được đặt ra khi có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của một quốc gia tại một lãnh thổ nhất định. Sự thay đổi triệt để về chủ quyền đó có thể là kết quả của việc xuất hiện hoặc chấm dứt sự tồn tại của một quốc gia. Kế thừa quốc gia là sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ quốc tế từ quốc gia này sang quốc gia khác có liên quan đến vùng lãnh thổ nhất định.

Trang 1

KHOA LUẬT LUẬT TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG – CHỨNG KHOÁN

***

ĐỀ TÀI :

“KẾ THỪA QUỐC GIA VÀ VẤN ĐỀ KẾ THỪA QUỐC GIA Ở VIỆT

NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY”

Giảng viên: Ths.Nguyễn Thị Thu Trang Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

2.1 Mục đích nghiên cứu 5

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu 5

3.2 Phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Kết cấu đề tài 6

B NỘI DUNG 7

PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ THỪA QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC TẾ 7

1 Khái quát chung về kế thừa quốc gia 7

1.1 Khái niệm quốc gia và kế thừa quốc gia 7

1.2 Các điều ước quốc tế điều chỉnh về kế thừa quốc gia: 8

1.3 Các trường hợp dẫn đến kế thừa quốc gia 8

1.4 Mục đích của kế thừa quốc gia 9

1.5 Ý nghĩa của kế thừa quốc gia 9

2 Kế thừa quốc gia sau cách mạng xã hội 10

3 Kế thừa quốc gia đối với các quốc gia sau đấu tranh giải phóng dân tộc 12

3.1 Vấn đề kế thừa quốc gia sau giải phóng dân tộc: 12

3.2 Ví dụ điển hình của Xri Lanca và Iran: 14

4 Kế thừa quốc gia khi hợp nhất,sáp nhập hoặc chia - tách, giải thể quốc gia liên bang; khi thay đổi lớn về lãnh thổ quốc gia 15

4.1 Kế thừa quốc gia khi hợp nhất hoặc giải thể quốc gia liên bang 15

4.2 Kế thừa quốc gia trong trường hợp sáp nhập, chia-tách quốc gia 22

Trang 3

PHẦN 2 THỰC TIỄN KẾ THỪA QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ

XX ĐẾN NAY 26

1 Sơ lược về lịch sử và cơ sở kế thừa quốc gia ở Việt Nam 26

1.1 Sơ lược lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến nay 26

1.2 Cơ sở kế thừa quốc gia ở Việt Nam 30

2 Vấn đề kế thừa quốc gia của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay 31

2.1 Kế thừa về lãnh thổ và biên giới quốc gia 31

2.2 Kế thừa về dân cư và quốc tịch 36

2.3 Kế thừa về tài sản 36

2.4 Kế thừa về quy chế thành viên 39

2.5 Kế thừa về Điều ước quốc tế 41

2.6 Những kết quả đạt được sau kế thừa quốc gia 43

C KẾT LUẬN 47

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta cũng đã biết khi cái cũ mất đi, cái mới sẽ xuất hiện Tuy nhiên, sự xuấthiện của cái mới đó sẽ không thể xóa bỏ hoàn toàn cái cũ được mà những cái hay, cái tiến

bộ của cái cũ sẽ là tiền đề, cơ sở để làm nấc thang bước lên hình thành nên cái mới hoànthiện hơn, phù hợp hơn với sự vận động không ngừng của thế giới Hoạt động này cũng

có thể được hiểu là “sự kế thừa” Trong hệ thống pháp luật cũng vậy, các quốc gia luôn

có sự kế thừa pháp luật quốc tế và vì thế luật quốc tế cũng có một chế định quy định về

“sự kế thừa”

Cụ thể tại kỳ họp XVI của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết vềviệc đưa vấn đề kế thừa vào danh mục những vấn đề trước mắt cần pháp điển hóa vàngày 22/8/1978 Công ước Viên về kế thừa, ngày 1/4/1978 Công ước Viên về kế thừa tàisản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia được thông qua Sở dĩ như vậy vì vấn đề kế thừa

có vai trò ngày càng quan trọng trong sinh hoạt quốc tế, khi mà ngày càng có nhiều quốcgia giành lại được độc lập hay có thêm một số quốc gia được chia, tách, sáp nhập Việcxác nhận một quốc gia có phải là quốc gia kế thừa của quốc gia trước đó hay khôngchẳng những ảnh hưởng đến riêng quốc gia mới đó mà còn có ý nghĩa quan trọng vớinhiều quốc gia khác trên thế giới trong bối cảnh thế giới được coi là “phẳng” như hiệnnay Vấn đề kế thừa quốc gia không chỉ được quan tâm bởi những nước lớn trên thế giới

mà đã được rất nhiều quốc gia quan tâm và sử dụng nó để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình Tuy nhiên, thực tế vấn đề này cũng gây ra rất nhiều tranh cãi, xung đột,mâu thuẫn và để tìm ra một cách giải quyết tốt nhất lại là một vấn đề vô cùng nan giải

Với lý do trên, nhóm sinh viên chúng em chọn đề tài “Kế thừa quốc gia và vấn đề

kế thừa quốc gia của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay” để nghiên cứu.

Trang 5

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận chung về kế thừa quốc gia trên thế giới

- Nghiên cứu lý luận về kế thừa quốc gia ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay vànhững thành quả đạt được sau kế thừa

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về kế thừa quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam từthế kỷ XX đến nay

- Luận giải một cách khoa học kế thừa quốc gia có vai trò như thế nào tới hệ thốngpháp luật quốc gia

- Khảo sát, nghiên cứu vấn đề áp dụng kế thừa quốc gia ở Việt Nam từ thế kỷ XXđến nay trong một số trường hợp cụ thể

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Bài nghiên cứu về những vấn đề lý luận kế thừa quốc gia trong luật cũng như trongthực tiễn pháp lý quốc tế, các trường hợp đặt ra vấn đề kế thừa quốc gia, kế thừa quốc giatrong từng giai đoạn lịch sử nói chung và đồng thời đề cập cụ thể về kế thừa quốc gia tạiViệt Nam từ thế kỷ XX đến nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài này, nhóm tập trung nghiên cứu kế thừa quốc gia trong phạm vi luật quốc

tế sau cách mạng xã hội chủ nghĩa, sau cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong cáctrường hợp tách, hợp nhất, sáp nhập, tan rã quốc gia và kế thừa quốc gia ở Việt Nam từthế kỷ XX đến này

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiếp cận những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sử dụngcác phương pháp nghiên cứu của kinh tế - chính trị làm cơ sở, kết hợp sử dụng các

Trang 6

phương pháp hệ thống, tiếp cận lịch sử, thống kê, phân tích, so sánh, minh họa để thựchiện đề tài.

5 Kết cấu đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, bài còn có hai phần chính là:

- Phần 1: Những vấn đề chung về kế thừa quốc gia trong luật quốc tế

- Phần 2: Thực tiễn kế thừa quốc gia ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay

Trang 7

B NỘI DUNG

LUẬT QUỐC TẾ

1 Khái quát chung về kế thừa quốc gia

1.1 Khái niệm quốc gia và kế thừa quốc gia

1.1.1 Khái niệm quốc gia và các yếu tố cấu thành quốc gia

Quốc gia là khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp

lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người củacác dân tộc có trên lãnh thổ đó, họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, vănhóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc và những con ngườichấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cũng chịu sự chi phối củachính quyền, cùng nhau chia sẻ quá khứ, hiện tại và cùng nhau xây dựng một tươnglai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền Trong hệ thống pháp luật quốc tế, quốc gia làchủ thể cơ bản và chủ yếu tham gia tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư phápquốc tế

Như vậy, quốc gia là một thực thể được hình thành bởi các yếu tố tự nhiên và xãhội, đó là lãnh thổ, dân cư, chính phủ và chủ quyền quốc gia

1.1.2 Khái niệm kế thừa quốc gia

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 2 Công ước Viên 1978:

“Sự kế thừa của quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một quốc gia

này cho một quốc gia khác trong việc gánh chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế đối với lãnh thổ nào đó”

Theo Từ điển luật quốc tế xuất bản tại Mátxcơva năm 1982 thì “kế thừa quốc gia là

việc dịch chuyển các quyền và nghĩa vụ của một quốc gia này cho một quốc gia khác”.

Trang 8

1.2 Các điều ước quốc tế điều chỉnh về kế thừa quốc gia:

Ủy ban luật quốc tế (ILC) đã xem xét vấn đề một cách bao quát và hai Công ướcquốc tế về kế thừa quốc gia được thừa nhận Ủy ban luật quốc tế thỏa thuận về kế thừaquốc gia theo bốn nhóm rõ ràng:

- Hiệp ước: Công ước Viên về kế thừa (Viên I)

- Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia (Viên II)

- Thành viên tổ chức quốc tế: Báo cáo viên của Ủy ban luật quốc tế kết luận rằngvấn đề này không thích hợp cho việc xây dựng luật Các báo cáo viên đề nghị một bảnbáo cáo cung cấp những minh họa về việc giải quyết các loại khác nhau của vấn đề

- Kế thừa quốc gia và ảnh hưởng của nó vế quốc tịch tự nhiên: các báo cáo viêncũng không tìm thấy bất cứ triển vọng nào về việc soạn thảo và đề nghị bản báo cáo hoặc

dự thảo luật Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu

1.3 Các trường hợp dẫn đến kế thừa quốc gia

So sánh với chế định thừa kế trong luật dân sự và kế thừa trong luật quốc tế chúng ta

có thể thấy được sự khác biệt cơ bản Đó là trong luật dân sự, thừa kế là một chế định cơbản được đặt ra trong trường hợp một cá nhân chết để lại di sản cho những người thừa kếtheo di chúc hoặc theo pháp luật còn vấn đề kế thừa quốc gia trong luật quốc tế được đặt

ra trong các trường hợp sau:

- Sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dântộc

- Sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của cuộc cách mạng xã hội

- Sự kế thừa của quốc gia mới trong trường hợp các quốc gia hợp nhất hay sáp nhập

- Sự kế thừa của quốc gia mới khi có sự chia, tách của một quốc gia

Kế thừa trong luật quốc tế không phải trong mọi trường hợp đều gắn liền với sựchấm dứt và tồn tại của chủ thể để lại kế thừa

Bên cạnh những trường hợp trên vấn đề kế thừa quốc gia có thể phát sinh trong một

số trường hợp được xác định, khi mà phản ánh những cách thức trong đặc quyền chính trị

có thể đạt được Ví dụ như sự trao trả thuộc địa một phần hay toàn bộ lãnh thổ hiện tại,

Trang 9

phân chia một nước hiện hữu, ly khai, sát nhập và hợp nhất Trong mỗi trường hợp, vấn

đề kế thừa quyền và nghĩa vụ lại được đặt ra Tuy nhiên, câu hỏi về kế thừa quốc giakhông xâm phạm quyền và nghĩa vụ thông thường nếu các quốc gia tuân theo luật quốc

tế Vấn đề kế thừa quốc gia thường được đặt ra khi có sự thay đổi triệt để về chủ quyềncủa một quốc gia tại một lãnh thổ nhất định Sự thay đổi triệt để về chủ quyền đó có thể

là kết quả của việc xuất hiện hoặc chấm dứt sự tồn tại của một quốc gia Kế thừa quốc gia

là sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ quốc tế từ quốc gia này sang quốc gia khác có liênquan đến vùng lãnh thổ nhất định

1.4 Mục đích của kế thừa quốc gia

Khi có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của một quốc gia tại một lãnh thổ nhất định

và sự thay đổi triệt để về chủ quyền này có thể là kết quả của việc xuất hiện hoặc chấmdứt sự tồn tại của một quốc gia thì vấn đề kế thừa quốc gia sẽ thường được đặt ra Đó là

sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ quốc tế từ quốc gia này sang quốc gia khác có liênquan đến vùng lãnh thổ nhất định bao gồm:

- Xác nhận một quốc gia có phải là quốc gia kế thừa của quốc gia trước đóhay không

- Xác định quốc gia để lại quyền thừa kế và quốc gia có quyền kế thừa

- Xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của quốc gia mới thành lập

Từ sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ pháp lý trên, kế thừa quốc gia giúp các quốcgia kế thừa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp đối với lãnh thổ của mình

1.5 Ý nghĩa của kế thừa quốc gia

Sự kế thừa quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quan hệ pháp luật quốc tếcũng như quan hệ giữa các quốc gia hiện nay bởi quốc gia là chủ thể cơ bản, chủ yếu củaluật quốc tế, đóng vai trò là linh hồn trong luật quốc tế tham gia tất cả các lĩnh vực lậppháp, hành pháp và tư pháp quốc tế

Kế thừa có vai trò ngày càng quan trọng trong sinh hoạt quốc tế, khi mà ngày càng

có nhiều quốc gia giành lại được độc lập hay có thêm một số quốc gia được chia, tách,sáp nhập

Trang 10

Kế thừa quốc gia đã trở nên ngày càng quan trọng vì hơn bao giờ hết nó ảnh hưởngđến nhiều nước và các quan hệ pháp lý.

2 Kế thừa quốc gia sau cách mạng xã hội

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ cũ, nhất

là chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa Trong cuộc Cách mạng đó giaicấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xâydựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Theo nghĩa hẹp: cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một cuộc cách mạngchính trị được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành đượcchính quyền, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản – nhà nước của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động

Theo nghĩa rộng: cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến một cách toàndiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng…

để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản Như vậy,theo nghĩa rộng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả việc giành chính quyền vềtay giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả quá trình giai cấp công nhân cùng vớiquần chúng nhân dân lao động tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cảcác lĩnh vực đời sống xã hội, tới khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì cuộc cáchmạng này mới kết thúc

Cách mạng xã hội cũng được hiểu là cuộc cách mạng nổ ra có sự thay đổi từ hìnhthái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác

Các quốc gia sau cách mạng xã hội làm xuất hiện chế độ xã hội mới với sự lãnh đạocủa giai cấp cách mạng.Về nguyên tắc quốc gia kế thừa vẫn là thành viên của các tổ chứcquốc tế, tài sản quốc gia mới kế thừa toàn bộ của quốc gia cũ, quốc tịch công dân vẫnkhông thay đổi Vẫn áp dụng những điều ước quốc tế về biên giới, lãnh thổ

Nhưng đối với những điều ước quốc tế dô chế độ nhà nước trước cách mạng xã hội

ký mà có bất lợi với quốc gia, chính quyền hiện tại thì theo nguyên tắc

Trang 11

Rebus-sic-stantibus thì các đều ước được ký kết trước đây thì không nhất thiết phải thực hiện nữa.Các điều ước khác thì quốc gia kế thừa có thể thỏa thuận áp dụng

Ví dụ:

Việt Nam thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tạiQuảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945: “Chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước ViệtNam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn khỏi quan hệ thực dânvới Pháp, xóa bỏ hết những Hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ mọi đặcquyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”

Mặc dù vậy, vẫn có một nguyên tắc được áp dụng chung cho tất cả mọi trườnghợp thừa kế quốc gia - đó là khi thừa kế quốc gia liên quan đến biên giới và lãnh thổ.Điều 11 và 12 của Công ước 1978 về thừa kế quốc gia quy định: thừa kế quốc gia khônglàm ảnh hưởng đến đường biên giới, chế độ biên giới hoặc quy chế các vùng lãnh thổđược quy đinh trong các điều ước quốc tế Nói cách khác tức là các quốc gia thừa kế(ngay cả trường hợp quốc gia mới độc lập), đều không thể đơn phương hủy bỏ, thay đổicác điều ước về biên giới, về chế độ biên giới hoặc về quy chế một vùng lãnh thổ nào đó.Nếu điều ước đó là bất hợp lý thì quốc gia mới được thành lập (quốc gia thừa kế), trongbất kỳ trường hợp nào, cũng phải đàm phán với các quốc gia liên quan để sửa đổi

Điều 11 và 12 làm rõ thêm quy định của luật pháp quốc tế: tranh chấp về biên giớilãnh thổ không thể giải quyết bằng các hành động đơn phương, đặc biệt là bằng vũ lực.Điều này vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế: nguyên tắc cấm sửdụng vũ lưc và đe dọa sử dụng vũ lưc, nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng cácbiện pháp hòa bình…

Nước Nga sau cách mạng tháng 10 vào đêm 26/10( tức 8/11) Đại hội Xô viết toànNga đã thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền Xô viết: Sắc lệnh hòa bình vàSắc lệnh ruộng đất Sắc lệnh ruộng đất tuyên bố thủ tiêu không bồi thường ruộng đất củagiai cấp địa chủ quý tộc và của các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất Sắclệnh ruộng đất đã thể hiện quyền sở hữu của quốc gia mới đối với tài sản lớn nhất củaquốc gia-ruộng đất

Trang 12

Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, tháng 8 năm 1919, Chính phủ Xô viết

đã gửi cho nhân dân Mông Cổ và Chính phủ Ngoại Mông một bức công hàm với nộidung: "Chính phủ Xô viết một lần nữa trịnh trọng tuyên bố rằng: nhân dân Nga từ bỏ mọihiệp ước mà Nga hoàng trước đây đã ký kết với chính phủ Nhật và Trung Hoa về Mông

Cổ Mông Cổ ngày nay là một nước độc lập Đối với bọn cố vấn, bọn lãnh sự của Ngahoàng, bọn tài phiệt Nga, phải đuổi cổ chúng ra khỏi đất Mông Cổ Mọi quyền binh ởMông Cổ đều phải thuộc về tay nhân dân Mông Cổ Không một nước ngoài nào được canthiệp vào nội trị của Mông Cổ Hiệp ước Nga - Mông năm 1913 đã bị thủ tiêu Mông Cổ,một quốc gia độc lập, có quyền ngoại giao trực tiếp với tất cả các nước khác, không cần

có sự đỡ đầu hay trung gian nào của Bắc Kinh hay Pêtơrơgrát”

3 Kế thừa quốc gia đối với các quốc gia sau đấu tranh giải phóng dân tộc

3.1 Vấn đề kế thừa quốc gia sau giải phóng dân tộc:

Kế thừa quốc gia được đặt ra thông qua cuộc cách mạng xã hội, cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc ở những nước vốn là thuộc địa của quốc gia khác làm xuất hiện quốc giamới trên trường quốc tế

 Quốc gia để lại kế thừa đã bóc lột và đàn áp nhân dân ở nước kế thừa trong nhiềunăm nhưng cuối cùng nhân dân ở nước thuộc địa này đã giành được độc lập và thành lậpmột quốc gia độc lập, có chủ quyền và có địa vị pháp lý bình đẳng với quốc gia để lại kếthừa

Trang 13

 Quốc gia mới thành lập có quyền không nhất thiết tôn trọng các điều ước quốc tế

mà nước để lại kế thừa đã kí trừ các điều ước kí kết về biên giới, lãnh thổ Ví dụ: Cộnghòa Trung Phi khi giành được độc lập đã tuyên bố: “Các hiệp ước do cường quốc thuộcđịa trước đây đã kí kết nhân danh các lãnh thổ hải ngoại của mình có thể được coi như chỉcòn giữ được hiệu lực đối với những điều khoản không mâu thuẫn với nền độc lập củacác quốc gia mới có chủ quyền.”…

Các đối tượng kế thừa quốc gia trong luật quốc tế bao gồm lãnh thổ, biên giới quốcgia, quốc tịch của công dân, tài sản, công nợ quốc gia, hồ sơ tài liệu quốc gia, điều ướcquốc tế, quy chế thành viên

Về kế thừa lãnh thổ: các quốc gia kế thừa có quyền kế thừa toàn bộ lãnh thổ.

Về quốc tịch: công dân của quốc gia kế thừa sẽ mang quốc tịch của quốc gia mình Về kế thừa tài sản:

- Quốc gia mới thành lập có quyền kế thừa chính đáng tất cả những tài sản quốc gia có tại lãnh thổ mới giành được.

- Có quyền đòi lại tài sản có nguồn gốc từ quốc gia để lại kế thừa ở các quốc gia

khác.

- Không có quyền đòi tài sản ở quốc gia mà mình từng bị lệ thuộc, tức tài sản đã bị

vơ vét bóc lột trong quá trình bị xâm lược.

Về điều ước quốc tế: Kế thừa quốc gia về điều ước quốc tế sẽ được áp dụng theo

nguyên tắc Rebus-sic-stantibus.

Theo luật quốc tế, quốc gia mới thành lập không nhất thiết phải tôn trọng các điều ước quốc tế đang có hiệu lực vào thời điểm kế thừa tại lãnh thổ quốc gia mới, trừ trường hợp thừa kế lãnh thổ và biên giới, vì quốc gia độc lập không tham gia vào việc ký kết điều ước quốc tế, quốc gia để lại kế thừa mới là chủ thể phải thực hiện điều ước đó.Vấn

đề này được quy định ở phần III điều 15,16, 30, trong Công ước Viên 1978 Đối với điều ước quốc tế chưa có hiệu lực thì không nhất thiết phải thực hiện nếu cảm thấy bất lợi cho quốc gia mình.

Nếu quốc gia kế thừa muốn tham gia vào điều ước quốc tế nhiều bên không hạn chế

số lượng thành viên thì có thể thiết lập quy chế quốc gia để tham gia vào điều ước đó.

Trang 14

Đối với điều ước quốc tế nhiều bên có hạn chế số lượng thành viên thì quốc gia kế thừa được tham gia khi tất cả các quốc gia thành viên của điều ước đó đồng ý.

Đối với điều ước song phương đang có hiệu lực tại thời điểm kế thừa có thể có hiệu lực với quốc gia mới nếu các bên có thỏa thuận với nhau về điều ước đó một cách cụ thể

Trong một số trường hợp, quốc gia kế thừa đã ký kết những điều ước đặc biệt với quốc gia để lại kế thừa để giải quyết vấn đề cụ thể về kế thừa giữa hai quốc gia.Trong nhiều điều ước loại này có ghi nhận việc quốc gia mới thành lập sẽ kế thừa tất cả những điều ước còn hiệu lực thi hành do quốc gia để lại quyền kế thừa đã ký kết với nước khác

về lãnh thổ vốn là thuộc địa hoặc lệ thuộc đó

Về quy chế thành viên: Hiện nay chưa có điều ước nào quy định cụ thể vấn đề này

và thông thường sẽ xác lập tư cách chủ thể để kết nạp thành viên mới Thực tế hiện nay LHQ đã chấp nhận kết nạp các quốc gia mới giành được độc lập làm thành viên như Zimbabue (25-08-1980), Đông Timor (2002), Serbia (2000), Montenegro (2006), Lithuania (1991)…

Kế thừa quốc gia sau cách mạng giải phóng dân tộc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗiquốc gia, tạo điều kiện tốt về chính trị, ngoại giao, kinh tế cho quốc gia kế thừa Tạo ra sựcông bằng, bình đẳng giữa các quốc gia Đây là bước đệm quan trọng để quốc gia mớithành lập được gia nhập các tổ chức quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển saunày của quốc gia đó

3.2 Ví dụ điển hình của Xri Lanca và Iran:

3.2.1 Kế thừa về lãnh thổ và quốc tịch:

Sau hơn một ngàn năm dưới quyền cai trị của những quốc gia độc lập đến ngày4/2/1948 Xri Lanca đã được trao trả độc lập.Sau khi giành được độc lập họ đã kế thừatoàn bộ lãnh thổ và kế thừa về quốc tịch

Trang 15

3.2.2 Kế thừa về điều ước quốc tế:

Về điều ước quốc tế thì hiệp đinh ngày 11/11/1947 giữa Anh và Xri Lanca có viết:

“Tất cả những nghĩa vụ trách nhiệm từ trước đến nay nằm ở chính phủ Vương quốc liênhiệp, phát sinh từ bất kỳ điều ước quốc tế hiện hành nào, từ nay trở đi sẽ chuyển chochính phủ Xri Lanca.Những quyền và ưu đãi tương trợ nhau từ trước tới nay đã đượcchính phủ Vương quốc liên hiệp sử dụng được chính phủ Xri Lanca sử dụng từ nay trở đinhờ có sự áp dụng bất cứ điều ước quốc tế nào nói trên”

Quốc gia Xri Lanca đã ký kết điều ước đặc biệt (Devolution treaty, inheritanceagreement) để giải quyết những vấn đề cụ thể về kế thừa

4 Kế thừa quốc gia khi hợp nhất,sáp nhập hoặc chia - tách, giải thể quốc gia

liên bang; khi thay đổi lớn về lãnh thổ quốc gia

4.1 Kế thừa quốc gia khi hợp nhất hoặc giải thể quốc gia liên bang

Về vấn đề kế thừa quốc gia khi hợp nhất hoặc giải thể quốc gia liên bang có thể tómtắt theo bảng sau:

Giải thích

từ ngữ

Hợp nhất là sự kết hợp giữa haiquốc gia có địa vị pháp lý ngang

nhau dẫn đến hình thành một

Giải thể là một bộ phận của quốc gia

tách ra và có chủ quyền riêng.

Trang 16

quốc gia mới.

Lãnh thổ Quốc gia kế thừa kế thừa toàn bộ

lãnh thổ của quốc gia để lại kếthừa

Kế thừa toàn bộ lãnh thổ trước khiquốc gia hợp nhất

Điều ước

quốc tế

Khi hợp nhất hai hay nhiều quốcgia độc lập vào một quốc gia liênbang thì:

- Những ĐƯQT do các quốcgia độc lập đã ký kết với nước

ngoài đang có hiệu lực vẫn tiếp tục có hiệu lực tại lãnh thổ liên

bang

- Những điều ước mâu thuẫnvới mục đích và nguyên tắc cơbản của quốc gia liên bang hoặckhi điều kiện để thực hiện ĐƯ đã

ký kết thay đổi hoàn toàn do kếtquả của việc hợp nhất hay kết quảcủa những hoàn cảnh khách quanngoài ý muốn của các bên thì các

ĐƯ nói trên chỉ có hiệu lực trong phạm vi phần lãnh thổ của quốc gia tham gia điều ước

(chủ thể của liên bang), tức quốc

gia để lại quyền kế thừa Nhưng

cũng không loại trừ trường hợp

Khi một quốc gia liên bang bị giải thể

ra nhiều phần mà mỗi phần đó lại trởthành quốc gia độc lập thì nhữngĐƯQT do quốc gia liên bang ký kếtvới nước ngoài, nếu chúng đang cóhiệu lực và nếu các quốc gia thỏathuận như vậy vẫn tiếp tục có hiệu lựcthi hành đối với các quốc gia cóquyền thừa kế điều ước nói trên

- Trong trường hợp thành lậpmột quốc gia độc lập trên một phầnlãnh thổ của quốc gia có quyền kếthừa trước đây vốn là chủ thể củaquốc gia liên bang bị giải thể thì cácĐƯQT do quốc gia liên bang cũngnhư quốc gia có quyền kế thừa ký kết

với nước ngoài chưa hết hiệu lực vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành đối với quốc gia mới thành lập.

- Ngoại lệ: Các ĐƯQT mâu

thuẫn với mục đích và nguyên tắc cơbản của quốc gia mới thành lập hoặc

Trang 17

ĐƯ nói trên được thi hành trêntoàn lãnh thổ liên bang mới nếucác chủ thể của liên bang đồng ýchấp thuận trường hợp đó.

- Trong trường hợp ĐƯQTnhiều bên chưa có hiệu lực vàothời điểm kế thừa thì quốc gia có

quyền kế thừa có thể thiết lập cho mình một quy chế quốc gia

ký kết ĐƯQT nhiều bên nói trên

nếu vào thời điểm kế thừa có ítnhất một quốc gia để lại quyền kếthừa (chủ thể của liên bang mới)

ký kết ĐƯQT đó

những điều kiện, hoàn cảnh cần thiết

để các điều ước nói trên có hiệu lực

đã thay đổi hoàn toàn

Tài sản Quốc gia mới có quyền kế thừa

tất cả tài sản của quốc gia thànhviên liên bang

Quốc gia mới có quyền kế thừatheo những tỷ lệ thích hợp phần tàisản của quốc gia liên bang

Thông thường, các vấn đề cụ thểtrong giải quyết khối tài sản của quốcgia liên bang phải được đặt ra tại hộinghị các quốc gia thành viên liênbang và phải được ấn định rõ trongvăn kiện chính thức giữa các quốc giathành viên liên bang trên cơ sở có cânnhắc đến tỷ lệ dân cư, hoàn cảnh địa

lý, điều kiện phát triển kinh tế và một

số cơ sở khác

Trang 18

Quốc tịch Công dân có 2 quốc tịch: quốc

tịch liên bang mới và quốc tịchbang

Trở về quốc tịch trước khi hợp nhất

Quy chế

thành viên

Đương nhiên được kế thừa tưcách thành viên Tư cách thànhviên trong các tổ chức quốc tế củaquốc gia bị hợp nhất sẽ xóa bỏ

Thay vào đó chỉ có quốc gia mớitiếp tục có tư cách thành viêntrong tổ chức quốc tế

Liên bang tách ra thành mộtquốc gia độc lập thì các quốc giađương nhiên đựợc hưởng quy chếthành viên của một tổ chức quốc tế

VÍ DỤ:

 Hợp nhất:

Điển hình cho trường hợp hợp nhất là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - một Cộnghòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang Quốc gia này đượcthành lập ban đầu với 13 thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại TâyDương Sau khi tự tuyên bố trở thành các “tiểu quốc”, cả 13 cựu thuộc địa đã đưa ratuyên ngôn độc lập vào ngày 04/07/1776 và sau đó là sự chấp thuận “Những điều khoảnliên hiệp” với điều khoản đầu tiên được phát biểu “Tên gọi Liên bang này sẽ là Hợpchủng quốc Hoa Kỳ” Hội nghị liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiệntại vào 17/09/1789 Việc thông qua bản Hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộcđịa trở thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất

 Về lãnh thổ

Lãnh thổ Hoa Kỳ là do kế thừa lại toàn bộ lãnh thổ của 13 cựu thuộc địa trước đây

và các tiểu bang còn lại Đa số các tiểu bang còn lại đã được thành lập từ những lãnh thổchiếm được qua chiến tranh hay được chính phủ Hoa Kỳ mua lại

Trang 19

VD : tiểu bang Alaska được Hoa Kỳ mua lại từ Nga với giá 7.200.000 đô la Mỹ vàongày 09/04/1867, bang Califorina được thành lập từ cuộc Chiến tranh Mỹ-Mexico (1846-1848)…

 Về điều ước quốc tế

+ Hiệp ước Oregon với Anh năm 1846 : Điều ước này nói đến việc Hoa Kỳ kiểm

soát vùng mà ngày nay là Tây Bắc Hoa Kỳ Chiến thắng trong cuộc chiến tranh Mexico –Hoa kỳ năm 1848 đưa đến việc Mexico nhượng lại California và phần nhiều vùng đấtngày nay là Tây Nam Hoa kỳ

+ Điều khoản hợp bang 1777: Trước khi chiến tranh kết thúc, các thuộc địa đã phê

chuẩn những điều khoản hợp bang - một khuôn khổ vì nỗ lực chung của họ Mục tiêu củanhững điều khoản này là xây dựng một liên minh – nhưng là một liên minh lỏng, không

có đồng tiền chung, các bang tự phát hành đồng tiền của riêng mình, không có quân độiquốc gia, nhiều bang có quân đội và hải quân riêng, hầu như không có quyền kiểm soáttập trung với chính sách đối ngoại, các bang trực tiếp đàm phán với nước ngoài, không có

hệ thống thuế khóa và thu thuế ở cấp độ quốc gia

 Về kế thừa tài sản quốc gia

Tại điều VI Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 có quy định: “ Mọi khoản nợ đã ký kết vànhững cam kết ký trước khi bản hiến pháp này được thông qua vẫn có hiệu lực đối vớihợp chủng quốc được thành lập theo bản hiến pháp này cũng như với liên minh cũ” Vềvấn đề tài sản thì sau khi các quốc gia hợp nhất trở thành một bộ phận của hợp chủngquốc Hoa Kỳ thì mọi tài sản đó trở thành tài sản của Hoa Kỳ cụ thể như đất đai, nhữngthành quả đã xây dựng được, khoáng sản, sinh vật học…

 Về quốc tịch

Các chính phủ tiểu bang và chính phủ liên bang Hoa Kỳ chia sẻ chủ quyền: Mộtngười Mỹ vừa là công dân của tiểu bang lại vừa là công dân của liên bang và đặc biệt tưcách công dân rất linh động và không cần xin phép chính phủ khi di chuyển đến tiểu bangkhác (ngoại trừ các tù nhân đang được tại ngoại)

 Về quy chế thành viên

Trang 20

Hoa Kỳ nắm vai trò chủ đạo trong việc thành lập Liên Hiệp Quốc, trở thành thànhviên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và là nơi đóng tổng hành dinh củaLiên Hiệp Quốc Có mối quan hệ đặc biệt với nước Anh và liên hệ chặt chẽ với Úc, TâyBan Nha, Nhật, Israel và các thành viên đồng sự NATO….

Tương tự như Hoa kỳ thì Nga là một nhà nước liên bang bao gồm 83 chủ thể liênbang Các chủ thể này có quyền bình đẳng liên bang với ý nghĩa bình đẳng về đại diện(hai đại biểu của mỗi chủ thể) trong Hội đồng Liên bang (Thượng viện của Nga) Tuynhiên, các chủ thể này khác nhau nhiều về mức độ tự trị Các khu tự trị vừa là một chủthể liên bang với các quyền của mình, đồng thời vừa được coi là đơn vị hành chính củachủ thể liên bang khác (khu tự trị Chukotka là ngoại lệ duy nhất)

 Giải thể:

Điển hình là Séc và Slovakia kế thừa Tiệp Khắc.

Vào cuối thế kỉ XIX, Séc và Slovakia là 2 quốc gia độc lập nhưng bị đế chế Áo Hung cai trị Ý tưởng về một quốc gia kết hợp giữa Séc và Slovakia được nhen nhóm đểthoát khỏi đế chế Habsburg Do đó hai vùng đất ngày càng tăng cường quan hệ với nhau.Ngày 28/10/1918 Cộng Hòa Tiệp Khắc tuyên bố độc lập (bao gồm Séc và Slovakia).Hiệp ước St Germain được ký kết vào tháng 9 năm 1919 đã chính thức công nhận nềncộng hòa mới của Tiệp Khắc Quốc gia Tiệp Khắc mới thành lập có dân số khoảng 13,5triệu người, thừa hưởng tới 70 - 80% các cơ sở công nghiệp của Áo - Hung Lúc đó TiệpKhắc là một trong mười nước công nghiệp hóa nhất thế giới

Sau khi nắm quyền, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã quốc hữu hóa các ngành kinh tế,xây dựng một nền kinh tế tập trung Kinh tế tăng trưởng nhanh trong thập niên 1950 vàthập niên 1960, sau đó bắt đầu giảm sút từ thập niên 1970 và rơi vào khủng hoảng trầmtrọng Chính quyền ngày càng thiếu dân chủ Tháng 11 năm 1989, cuộc Cách mạngNhung lụa diễn ra trong hòa bình, đưa đất nước Tiệp Khắc trở lại quá trình dân chủ Ngày

1 tháng 1 năm 1993, Tiệp Khắc diễn ra cuộc "chia li trong hòa bình" Hai dân tộc Séc vàSlovakia tách ra, thành lập hai quốc gia mới là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia

 Kế thừa về lãnh thổ

Trang 21

Ban đầu, Séc và Slovakia là hai quốc gia độc lập, sau đó hợp nhất lại để cùng chốngchế độ Habsburg nên đã trở thành hai bang trong liên bang Tiệp Khắc, sau khi tách ra lạitrở thành hai nước độc lập.

+ Cộng hòa Slovakia: nằm ở Trung Đông Âu; phía Đông giáp Ukraine (98km), Tây

giáp cộng hòa Czech (265km), Nam giáp Hungary (679km) và Áo (127km), Bắc giáp BaLan (597km) Diện tích: 49.036km2 Hơn 80% lãnh thổ là đồi núi, tập trung ở miền Bắc

và miền Trung, phía Nam là đồng bằng, đất canh tác nông nghiệp chiếm 30,16%

+ Cộng hòa Séc: là một quốc gia thuộc khu vực Trung Âu và không giáp biển Cộng

hòa Séc giáp Ba Lan về phía bắc, giáp Đức về phía tây, giáp Áo về phía nam và giápSlovakia về phía đông Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Cộng hòa Séc là10.228.744 người, mật độ dân số khoảng 130 người/km²

 Kế thừa về điều ước quốc tế

Sau khi tách thành hai quốc gia độc lập Cộng hòa Slovakia và Cộng hòa Séc kế thừacác điều ước quốc tế cũng như các quan hệ của liên bang Tiệp Khắc cũ Mối quan hệngoại giao giữa Cộng hòa Séc và Việt Nam được duy trì và phát triển từ mối quan hệgiữa Tiệp Khắc và Việt Nam Cộng hòa Séc và Việt Nam đã ký hiệp định thư về kế thừacác điều ước quốc tế cũng như các quan hệ của Liên bang Tiệp Khắc cũ

Kế thừa quan hệ hữu nghị vốn có,Việt Nam và Slovakia thỏa thuận tiếp tục thựchiện một số hiệp định ký từ thời Slovakia còn là liên bang Tiệp Khắc

 Kế thừa về tài sản

Hầu hết tài sản liên bang chia theo tỉ lệ 2:1(tỉ lệ khoảng giữa dân Séc và Slovakia)bao gồm trang thiết bị quân đội, cơ sở hạ tầng, đường sắt và máy bay chở khách (chiatrên sự cân nhắc đến tỉ lệ dân cư, hoàn cảnh địa lý, điều kiện phát triển kinh tế và một số

cơ sở khác)

 Kế thừa về quốc tịch

Đối với công dân của cả hai nước Séc và Slovakia, họ có thể tự động được cấp bất

kì của cả hai quốc tịch theo ý muốn của họ

 Về quy chế thành viên

Trang 22

Sau khi lại trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1993,Quốc hội Cộng hòa Sécquyết định giữ lá cờ của Tiệp Khắc làm lá cờ của nước Cộng hòa Séc Cùng năm đó,nước này gia nhập Liên Hợp Quốc, nước này kế thừa Tiệp Khắc về mặt pháp lý nên dĩnhiên được coi là thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 02/02/1950.

4.2 Kế thừa quốc gia trong trường hợp sáp nhập, chia-tách quốc gia

Ví dụ: điển hình trong trường hợp kế thừa quốc gia khi sáp nhập là Cộng hòa liên

bang Đức(CHLBĐ) Nước Đức ngày nay vốn là sáp nhập của Cộng hòa dân chủ Đức vàCộng hòa liên bang Đức Ngày 23/8/1989, Quốc hội Cộng hòa dân chủ Đức quyết địnhlãnh thổ của quốc gia này sẽ được đặt dưới hệ thống pháp luật của CHLBĐ kể từ ngày3/10/1990 Trước đó, CHLBĐ là thành viên của Hội đồng Châu Âu từ năm 1950, thamgia Hiệp ước Roma năm 1957 và là thành viên của khối NATO từ năm 1955 Như vậy,khi sáp nhập vào CHLBĐ thì Cộng hòa dân chủ Đức mặc nhiên tham gia vào các tổ chứcnày và cũng không có quyền tham gia hay không Biểu hiện của sự kế thừa cụ thể nhưsau:

Trang 23

Về lãnh thổ và quốc tịch: Quốc hội Cộng hòa dân chủ Đức quyết định lãnh thổ của

quốc gia này sẽ được đặt dưới hệ thống pháp luật của CHLBĐ kể từ ngày 3/10/1990 sau

sự sụp đổ của Bức tường Berlin ngày 9/11/1989 đã chấm dứt sự tồn tại của quốc gia này

Kể từ điểm này, nước Đức khôi phục lại được hoàn toàn chủ quyền lãnh thổ và mọi côngdân Đức đều mang quốc tịch nước CHLBĐ

Về tài sản và nợ: dựa theo Công ước viên 1978 kế thừa tài sản và công nợ khi sáp

nhập Hai nhà nước Đức đã thỏa thuận vấn đề kế thừa về tài sản và công nợ quy địnhtrong Hiệp ước Thống nhất Trên cơ sở đó, CHLBĐ thừa kế tất cả tài sản và trách nhiệmpháp lý của Cộng hào dân chủ Đức

Về điều ước quốc tế: có sự kế thừa về điều ước hạn chế và điều ước đa phương Cụ

thể: về điều ước hạn chế, Hiệp ước giữa Ba Lan và Cộng hòa dân chủ Đức về sông Oderngày 6/2/1952 sẽ tiếp tục được áp dụng khi sáp nhập và để chứng minh có vấn đề này làHiệp ước Warsaw ngày 7/12/1970 được ký kết giữa CHLBĐ với Ba Lan theo đó CHLBĐcông nhận trong Hiệp ước đường Oder- Neisse là đường biên giới phía đông giữa hainước đồng thời khẳng định các bên không thể xâm phạm đến các đường biên giới đangtồn tại trong hiện tại và tương lai Còn về kế thừa điều ước đa phương thể hiện ở việcĐức nhất trí áp dụng nguyên tắc biên giới di chuyển để không gây ra khó khăn trong việccoi Đức là thành viên của Liên minh Châu Âu

4.2.2 Chia, tách một bộ phận lãnh thổ của quốc gia thành quốc gia độc lập

Về kế thừa lãnh thổ: khi chia, tách một bộ phận lãnh thổ của quốc gia thành một

quốc gia độc lập thì vấn đề kế thừa lãnh thổ sẽ thông qua điều ước quốc tế được ký kếtgiữa quốc gia kế thừa và quốc gia nhận kế thừa

Về kế thừa quốc tịch: công dân được lựa chọn quốc tịch cho mình.

Về kế thừa tài sản: theo thỏa thuận thông qua điều ước quốc tế.

Về kế thừa quy chế thành viên: quốc gia được tách ra từ bộ phận lãnh thổ của quốc

gia khác sẽ không đương nhiên trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế mà phải xinkết nạp thành viên của các tổ chức đó

Trang 24

Về kế thừa điều ước quốc tế: điều ước quốc tế mà phù hợp với nguyện vọng của

quốc gia kế thừa và cũng như các bên tham gia điều ước còn lại thì vẫn sẽ có hiệu lực đốivới quốc gia kế thừa, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác khiến quốc gia kếthừa không đáp ứng đủ điều kiện là thành viên của điều ước

Ví dụ: điển hình là quốc gia Đông Timor tách ra khỏi Indonesia vào năm 2002.

Kế thừa lãnh thổ: khi tách khỏi Indonesia, lãnh thổ của Đông Timor gồm phần ĐôngBắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Timor và hai đảo nhỏ phụ cận là CamBinh vàGiaCô

Kế thừa về quốc tịch: Sau khi tách, người dân sinh sống trên lãnh thổ Đông Timor

có quyền giữ quốc tịch Indonesia hoặc đổi sang quốc tịch mới nhưng không được cóđồng thời hai quốc tịch Song quy định là vậy nhưng trên thực tế hiện nay phần lớn ngườidân Đông Timor theo đạo Hồi nên đa số là chưa có quốc tịch

Kế thừa về tài sản: Đông Timor và Indonesia thỏa thuận với nhau bằng điều ướcquốc tế về vấn đề tài sản

Kế thừa về điều ước quốc tế: Những ĐƯQT mà Indonesia đã ký kết trước khi ĐôngTimor tách ra thì Indonesia vẫn phải tiếp tục thực hiện nhưng Đông Timor không nhấtthiết phải thực hiện các điều ước quốc tế đó

Kế thừa về quy chế thành viên: Đông Timor phải xin kết nạp thành viên nếu muốn

là thành viên của các tổ chức quốc tế Như Indonesia đã là thành viên của ASEAN nhưngĐông Timor không phải mặc nhiên là thành viên của ASEAN khi tách ra khỏi Indonesiađược Nước Cộng hòa dân chủ Đông Timor chính thức là thành viên thứ 191 của LienHợp Quốc ngày 27/9/2002 sau khi tuyên bố độc lập ngày 20/5/2002, là thành viên thứ 84của IMF và WB, là thành viên thứ 61 của ADB và hiện nay, Đông Timor đang vận độngxin gia nhập ASEAN vào năm 2015

Ngày đăng: 14/08/2015, 22:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w