Các tác phẩm này giúp cho người đọc hiểu sâu sắc và khoa học hơn về văn hóa dân tộc, văn hóa tín ngưỡng tôn giáo và phương thức áp dụng vào thực tiễn phục vụ cho hoạt động d
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-PHẠM MINH NGUYỆT
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ ĐIỂM TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: TS PHẠM LÊ THẢO
Hà Nội – 2014
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT 2
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Mục đích và nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứ u 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Bố cục của đề tài luâ ̣n văn 9
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ DU LỊCH VÀ TÍN NGƯỠNG MẪU 10
1.1 Một số lý luận về du lịch 10
1.2 Khái niệm tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu, lễ hô ̣i và lễ hô ̣i tín ngưỡng 17
1.3 Một số vấn đề thực tiễn về tín ngưỡng Mẫu 30
Tiểu kết chương 1 45
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG MẪU Ở HÀ NỘI 46
2.1 Tổng quan về du lịch Thành phố Hà Nội 46
2.2 Thực tra ̣ng về hoạt động khai thác các giá trị tín ngưỡng Mẫu cho phát triển du lịch ở Hà Nội 50
2.3 Thực tra ̣ng về cơ sở vâ ̣t chất ha ̣ tầng kỹ thuâ ̣t và kinh doanh di ̣ch vu ̣ phu ̣c vu ̣ du lịch tại các điểm tín ngưỡng Mẫu 61
Tiểu kết chương 2 73
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ CỦA CÁC ĐỀN, PHỦ THỜ MẪU CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH 74
3.1 Về công tác tổ chức quản lý 74
3.2 Về chất lượng dịch vụ du lịch tại các đền, phủ thờ Mẫu 87
3.3 Về sản phẩm du lịch 91
3.4 Về quảng bá, xúc tiến du lịch 96
Tiểu kết chương 3 98
KẾT LUẬN 99
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL Ban quản lý
NCPT Nhu cầu phát triển
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc VHT T-DL Văn hóa, Thể thao và Du li ̣ch
Trang 5Ở Hà Nội, tín ngưỡng Mẫu có nhiều điều kiện phát triển và trở thành sản phẩm
du lịch đặc thù trong chính sách phát triển du lịch chung của quốc gia Dưới góc độ kinh doanh du lịch thì tín ngưỡng thờ Mẫu là một tài nguyên văn hóa, một di sản văn hóa quý giá cần được khai thác hiệu quả, làm sống dậy truyền thống cha ông với những nét đẹp truyền thống Việc tổ chức khai thác tốt và phát triển đa dạng các loại hình du lịch văn hóa, trong đó có du lịch tâm linh bên cạnh các loại hình du lịch khác là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển xứng với tiềm năng du lịch vốn có của Thủ đô Hơn thế nữa, việc này sẽ góp phần vào việc bảo tồn và gìn giữ vốn văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc trong thời kỳ hội nhập và tương lai của nước nhà một cách bền vững Mặc dù vậy, nguồn tài nguyên quý giá này chưa thực sự trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa
Để có thể khai thác và sử dụng tối ưu các giá trị văn hóa của tín ngưỡng Mẫu cho hoạt động du lịch tín ngưỡng tôn giáo trở thành một sản phẩm du lịch thực sự thì việc xây dựng tour, tuyến, nghiên cứu hoàn chỉnh tài liệu về các điểm tham quan tín
Trang 64
ngưỡng, tuyên truyền quảng bá, giáo dục ý thức cộng đồng và tổ chức các hoạt động dịch vụ phụ trợ tại các điểm tham quan du lịch văn hóa tín ngưỡng mang tính đặc thù này là việc làm hết sức cần thiết
Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thư ̣c tra ̣ng và giải pháp phát triển du lịch tại một số điểm tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu được một số ấn phẩm tài liệu, giáo trình và luận văn về hai vấn đề chính của luận văn đó là văn hóa tín ngưỡng tôn giáo và phát triển du lịch văn hóa Các tác phẩm này giúp cho người đọc hiểu sâu sắc và khoa học hơn về văn hóa dân tộc, văn hóa tín ngưỡng tôn giáo và phương thức áp dụng vào thực tiễn phục vụ cho hoạt động du lịch phát triển một cách bền vững, đồng thời là nguồn tư liệu quý giá giúp cho bản thân tác giả nghiên cứu, tìm hiểu phục vụ cho luận văn này
Tài liệu nghiên cứu về tín ngưỡng Mẫu
Một số tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những lý luận cơ bản về văn hóa tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung ở Việt Nam như:
- Tác giả Ngô Đức Thịnh là chủ biên cuốn “Đạo Mẫu Việt Nam” xuất bản năm
1996, chỉnh sửa bổ sung và tái bản năm 2012 [41]; cuốn “Đạo Mẫu và các hình thức Saman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á” năm 2004 [42] hay cuốn “Lên đồng
- hành trình của thần linh và thân phận” năm 2010 [43] Ở những tác phẩm này, tác giả
đã từng bước diễn trình về lịch sử phát triển từ tục thờ Nữ thần đến tín ngưỡng Mẫu và đưa ra những luận chứng khẳng định tín ngưỡng Mẫu ở Việt Nam đã trở thành Đạo Mẫu
- GS Vũ Ngọc Khánh, tác giả cuốn “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam” (2001), tái bản có sửa chữa, đã trình bày khái quát về các tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ trong tác phẩm này [19]
Trang 7đã nghiên cứu và đề cập đến tục thờ Mẫu ở Nam bộ và con đường đưa tín ngưỡng thờ Mẫu
ở miền Bắc vào miền Nam
- Năm 2004, tác giả Đặng Văn Lung đưa ra cuốn “Văn hóa Thánh Mẫu” với rất nhiều tâm huyết dưới góc độ văn hóa - lịch sử và văn học, ông đã dẫn chứng khá nhiều
tư liệu về các “Mẫu” nhưng lại chưa thực sự đặt vấn đề ở góc độ tín ngưỡng tôn giáo [23]
- Tác giả Mai Thanh Hải năm 2005 có tác phẩm “Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam” với quan điểm thờ Mẫu ở Việt Nam có cội nguồn bản địa và thờ Mẫu xuất phát từ triết lý nhân sinh [15]
Về phát triển du lịch tín ngưỡng tôn giáo
Cùng với các tài liệu về tín ngưỡng và văn hóa tâm linh của các tác giả, nhà nghiên cứu Việt Nam đã nêu ở trên, còn có một số công trình, tài liệu nghiên cứu về phát triển du lịch văn hóa tâm linh tín ngưỡng như:
- Cuốn sách chuyên khảo “Ứng xử văn hóa trong du lịch” của các tác giả Trần Thúy
Anh (chủ biên), Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa, năm 2010 Cuốn sách đươ ̣c các tác giả đề cập tới việc tính cấp thiết của việc nghiên cứu và áp dụng văn hóa vào hoạt động
du li ̣ch ở Viê ̣t Nam thông qua viê ̣c phân tích, diễn trình phát triển của văn hóa và những ứng xử , sự tương tác lẫn nhau giữa văn hóa với các lĩnh vực của cuô ̣c sống từ truyền thống đến hiê ̣n đa ̣i mà trong đó lĩnh vực du li ̣ch là mô ̣t đa ̣i diê ̣n trong thể hiê ̣n văn hóa và ứng xử văn hóa của mỗi một dân tộc Đặc biệt , ở chương III trong mục: Đi tìm câu trả lời nhằm ha ̣n chế
Trang 86
những ảnh hưởng không tích cực của cách thế ứng xử người Viê ̣t đối với hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch, đã thực sự là những đóng góp vô cùng thiết thực cho viê ̣c thúc đẩy phát triển văn hóa tối ưu và bền vững trong giai đoạn hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế
- Giáo trình Du lịch văn hóa “Chương 2 Các kỹ năng, nghiệp vụ du lịch văn hóa –
mục 3 Đền thờ Mẫu tam tòa”, của các tác giả Trần Thúy Anh (chủ biên), Triệu Thế Việt,
Nguyễn Thu Thủy, Phạm Thị Bích Thủy, năm 2011 Trong đó, nhóm tác giả đã đưa các vấn
đề lý luận về nghiệp vụ du lịch gắn với từng kỹ năng trong việc nghiên cứu, nhận diê ̣n và khai thác mô ̣t cách chi tiết từng khía ca ̣nh, góc độ của các di sản văn hóa đặc biệt là các di sản văn hóa tâm linh tín ngưỡng cho hoạt động du lịch nhằm khẳng định tính đặc thù, thiêng liêng của di sản văn hóa truyền thống , giúp truyền tụng, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa cội nguồn của dân tộc
- Luận án tiến sỹ “Khai thác các giá tri ̣ văn hóa truyền thống phục vụ phát triển
du li ̣ch (Nghiên cứu trường hợp làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Tỉnh Hà Tây)”, tác giả Đào Duy Tuấn, năm 2012
- Luận văn thạc sỹ “Tổ chức hoạt động du li ̣ch t ại các di tích thờ Mẫu trên đi ̣a bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp phủ Tây Hồ)”, tác giả Nguyễn Quang Trung,
năm 2014
Các luận án, luâ ̣n văn về du li ̣ch văn hóa và du lịch tín ngư ỡng trên cũng tập trung nghiên cứu về các giá tri ̣ văn hóa đă ̣c sắc truyền thống với hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch và việc triển khai các phương pháp tổ chức hướng dẫn, tham quan cho khách du lịch tại các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng đă ̣c thù và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm góp phần phát triển bền vững cho phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung, du lịch văn hóa và du lịch tâm linh tín ngưỡng nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
Trang 97
+ Vận dụng những kiến thức đã học, hệ thống hóa các vấn đề về cơ sở lý luận, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng, Hà Nội Xác định những
giá trị có thể khai thác cho phát triển du lịch tại các điểm tín ngưỡng loại này
+ Từ lý luận và thực tiễn khai thác du lịch tại một số điểm tín ngưỡng Mẫu ở Hà Nội,
đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các giá trị của các điểm tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Nội
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiến về tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Mẫu, những cơ sở hình thành và tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu, những quan niệm về con người và cuộc sống con người biểu hiện trong tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt vùng châu thổ sông Hồng, Hà Nội
+ Xác định những nội dung , giá trị phục vụ du lịch trên phương diện hoạt động tham quan, hướng dẫn khách du lịch tại các điểm tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng, Hà Nội
+ Phân tích đánh giá thực trạng khai thác các giá trị của các điểm tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội cho phát triển du lịch
+ Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác các giá trị của các điểm tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội cho phát triển du lịch
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Những giá trị văn hóa trong tín ngưỡng Mẫu Tam phủ - Tứ phủ, các đền, phủ, điện thờ tự Mẫu và các không gian trưng bày về tín ngưỡng Mẫu của người Việt ở khu vực Hà Nội: tục thờ, kiến trúc, nghệ thuật diễn xướng, lễ hội, sinh hoạt cộng đồng…
+ Hoạt động tham quan - du lịch tại các đền thờ Mẫu, các điểm tham quan, bảo tàng có không gian trưng bày và giới thiê ̣u về tín ngưỡng Mẫu tại Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
Trang 108
+ Về không gian : Các điểm di tích tín ngưỡng Mẫu tại Hà Nội , luận văn tập trung nghiên cứu trường hợp tại các đền Dầm (Xâm Dương) và đền Đại Lộ thuộc xã Ninh Sở, Huyện Thường Tín, Hà Nội; phủ Tây Hồ và một số ngôi c hùa có ban thờ Mẫu ở Hà Nội
+ Về thờ i gian : Tác giả tiến hành nghiên cứu và thực hiện luâ ̣n văn tron g thời gian từ đầu tháng 9 năm 2013
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu về phát triển du lịch tại một số điểm tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập, xử lý thông tin; phương pháp thực địa Ngoài ra, các mối tương quan giữa đề tài nghiên cứu và các nhân tố khác cũng được xem xét một cách khách quan, đồng bộ để kết quả nghiên cứu đạt được chính xác và thực tiễn
- Phương pháp thu thập tài liệu và xử lý thông tin: đây là phương pháp chủ yếu trong quá trình nghiên cứu khoá luận dựa trên những nguồn tài liệu tìm hiểu được về tín ngưỡng thờ Mẫu, du lịch trong khuôn khổ tín ngưỡng Mẫu qua sách báo, internet, nguồn tư liệu của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Qua đó, đánh giá thực trạng phát triển du lịch tín ngưỡng ở các điểm du lịch tín ngưỡng thờ Mẫu
- Phương pháp thực địa: Đi thực tế tại các điểm tham quan du lịch có tín ngưỡng thờ Mẫu trong phạm vi nghiên cứu, qua đó điều tra trực tiếp bằng quan sát, phỏng vấn, chụp ảnh đây là hình thức nghiên c ứu nhằm khám phá , điều chỉnh và bổ sung các thang đo, sử dụng kỹ năng phỏng vấn trực tiếp với khách hàng Các câu hỏi ban đầu được thiết kế là bảng hỏi mở để thu thập thêm các thông tin thích hợp từ phía khách hàng và các chuyên gia Thực hiện bước này để tìm thêm các thông tin mới, bổ sung vào mô hình nghiên cứu cũng như loại bỏ các thông tin, chỉ số không thích hợp nhằm tạo ra một bảng hỏi phù hợp cho nghiên cứu chính thức
Các đối tượng được tiến hành thảo luận, phỏng vấn là khách du lịch tại điểm tín ngưỡng gồm nhiều đối tượng khác nhau, đến đây với nhiều mục đích khác nhau Việc
Trang 119
này nhằm xem xét các yếu tố nào làm hài lòng du khách, du khách hàng mong đợi điều
gì Bước này thực hiện qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp 40 du khách đang hiện diện tại điểm tín ngưỡng, trên cơ sở đó điều chỉnh lại các câu hỏi cho phù hợp Các điểm khảo sát gồm: đền Dầm, đền Đại Lộ, Phủ Tây Hồ là ba điểm trọng tâm Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch tín ngưỡng thờ Mẫu, thực trạng phát triển du lịch tín ngưỡng ở các điểm du lịch loại này
- Phương pháp điều tra xã hội học: Qua việc tiếp cận thực tế tại một số điểm di tích tín ngưỡng trọng điểm (Đền Dầm, đền Lộ, Phủ Tây Hồ) ở Hà Nội, thực hiện điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp khách du lịch nhằm nghiên cứu nhu cầu, xu hướng của họ trong hoạt động tham quan, tìm hiểu, chiêm bái, hành lễ và hiểu được thị trường du lịch tiềm năng về du lịch tâm linh tín ngưỡng cho phát triển du lịch
Bảng câu hỏi này đã ki ểm định lại các thang đo, điều chỉnh lại ngôn ngữ cho dễ hiểu và rõ ràng, có bổ sung và loại bớt ra các thông tin không phù hợp Các bảng câu hỏi được gửi đến các du khách đã và đang tham gia các hoạt động du lịch tại điểm Với tổng
số mẫu gửi đến khách hàng là 150, kết quả hồi đáp là 130 phiếu (tỷ lệ 86,7%), trong đó
có 15 mẫu được xem là không hợp lệ vì bỏ sót, không cho ý kiến các thông tin chính, ý kiến không rõ ràng Cuối cùng số phiếu được đưa vào phân tích là 115 mẫu
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến trực tiếp từ các chuyên gia và các báo cáo khoa học của các chuyên gia về bảo tồn, phát huy các giá trị của tín ngưỡng tại
cơ sở thờ tự, điểm phục vụ du lịch nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp với loại hình du lịch đặc thù này cho phát triển du lịch
6 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về du lịch và tín ngưỡng Mẫu
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại một số điểm tín ngưỡng Mẫu ở Hà Nội
Trang 1210
Chương 3: Một số đề xuất giải pháp nhằm tăng cường khai thác giá trị của các đền,
phủ thờ Mẫu cho phát triển du lịch
Trang 1311
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LI ̣CH VÀ
TÍN NGƯỠNG MẪU
1.1 Mô ̣t số vấn đề lý luận về du li ̣ch
1.1.1 Du lịch – các khái niệm và phân loại
1.1.1.1 Du lịch
Hoạt động du lịch ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, du lịch cũng đã trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của con người
Là một nội dung có phạm trù rộng lớn và có ý nghĩa về nhiều mặt, nên việc nhận thức về du lịch cũng có nhiều quan niệm và cách định nghĩa khác nhau Các nhà nghiên cứu Mc Intosh, Michael M Coltman, Charles R Goeldner dựa trên cách tiếp cận môi trường thực tế của hoạt động du lịch đã xem xét du lịch một cách toàn diện hơn, họ đưa ra bốn chủ thể chính cấu thành hoạt động du lịch đó là:
+ Khách du lịch (Du khách): là những người có nhu cầu, mong muốn đi du lịch,
đi tìm các trải nghiệm và thỏa mãn những nhu cầu về mặt vật chất hay tinh thần khác nhau tại nơi đến
+ Cơ quan cung ứng du lịch: là các công ty, cơ sở kinh doanh có nhu cầu và cơ hội để kiếm lợi nhuận thông qua việc cung ứng hàng hóa và các dịch vụ nhằm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường khách du lịch
+ Chính quyền sở tại: Là những nhà lãnh đạo chính quyền địa phương nhìn nhận
du lịch như là một nhân tố triển vọng cho nền kinh tế thông qua hoạt động tiêu dùng du lịch của du khách Họ là những người tham gia việc quản lý, quảng bá, quy hoạch du lịch,
Trang 1412
+ Dân cư địa phương: Họ là những người sinh sống tại điểm đến du lịch, là một một đối tượng rất quan trọng trong hoạt động du lịch, là một mảng văn hóa Họ coi du lịch như là một nhân tố tạo ra việc làm và giao lưu văn hóa [20, tr 9]
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể bên ngoài nơi ở thường xuyên hay ngoài nước với mục đích hòa bình, nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [25, tr.7]
Theo Luật du lịch Việt Nam số 44/2005/QH11 trong Chương I Điều 4: “Du lịch
là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [34, tr.15]
Hoạt động tham quan du lịch
Tham quan du lịch là một trong những hoạt động rất quan trọng của chuyến du lịch, một trong những mục đích của khách du lịch Hoạt động này nhằm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của khách và là một trong những lý do để khách mua chương trình du lịch của các doanh nghiệp [21, tr.121]
Hoạt động tham quan du lịch có thể hiểu như là hoạt động của du khách tới các di
tích lịch sử văn hóa, các danh thắng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các trường học, bệnh viện, làng xã nhằm nâng cao hiểu biết, tăng cường tri thức hoặc cũng có thể là các chuyến đi chơi xa của con người tới những vùng đất khác nhằm mục đích giáo dục, tiếp xúc và cải thiện văn hóa – xã hội
Theo Luật Du lịch Việt Nam: Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá
trị của tài nguyên du lịch [34, tr.15]
Theo tác giả Trần Đức Thanh đã nhận định: “Về mặt ý nghĩa, hoạt động tham quan là một trong những hoạt động để chuyến đi được coi là chuyến du lịch” [37, tr.69]
Trang 1513
Theo Đinh Trung Kiên: “Tham quan du lịch là hoạt động của khách du lịch đến
những điểm tham quan được xác định dưới sự hướng dẫn của người có nghiệp vụ và trình độ chuyên môn nhằm tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu nhất định trong chương trình
du lịch của mình khi trực tiếp quan sát đối tượng tham quan và nghe thuyết minh” [21,
tr.122]
1.1.1.2 Khách du lịch và khách tham quan
Theo tổ chức Du lịch Thế giới, khách du lịch là những người có các đặc trưng sau: Là người đi khỏi nơi cư trú của mình; Không theo đuổi mục đích kinh tế; Đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên; Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tùy quan niệm của từng nước Tại các nước đều có các định nghĩa riêng về khách du lịch Tuy nhiên,
điểm chung nhất đối với các nước trong cách hiểu khái niệm về khách du lịch là: “Những
người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu trú lại ở nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) nhưng không quá thời gian một năm” [25, tr.8]
Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”
[28, tr.15]
Khách du lịch được phân chia làm 2 nhóm cơ bản: khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa
Khách du lịch quốc tế: Năm 1937 Ủy ban thống kê của Liên Hiệp Quốc đưa ra
khái niệm về khách quốc tế như sau: “Du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24h” Trên thực tế, những người đến một quốc gia khác có lưu trú qua đêm mặc dù chưa đủ thời gian 24 giờ vẫn được thống kê là khách du lịch quốc tế Đối tượng này
được gọi là khách tham quan
Khách tham quan (Excursionist, Day-visitor)
Trang 1614
Từ các khái niệm về khách du lịch nêu trên, có thể nhận thấy rõ ràng rằng khách
đi du lịch dù là khách du lịch quốc tế (Inbound hoặc Outbound) hay là khách du lịch nội địa thì họ đều có thể là khách tham quan Các khái niệm dưới đây sẽ làm rõ hơn khái niệm về khách tham quan:
Theo Trần Đứ c Thanh : “Khách tham quan là một loại khách đến với mục đích
nâng cao nhận thức tại chỗ có kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất hay dịch vụ, song không lưu lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú của ngành du lịch” [37,
tr.21]
Theo các nhà khoa ho ̣c thu ộc Hội đồng biên soạn giáo trình cơ sở ngành du lịch
của Tổng cục Du lịch thì: Khách tham quan là những người rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến không quá 24 giờ, không sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm [25, tr.9]
1.1.1.3 Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch: là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch
Dịch vụ du lịch: là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch [28, tr.22]
Như vậy có thể khái niệm: Sản phẩm du lịch là toàn bộ các sự vật hiện tượng
(vật chất và tinh thần) của cá nhân, doanh nghiệp hoặc địa phương cung ứng du lịch làm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của du khách và tạo ra lợi nhuận, danh tiếng cho
họ [44, tr.15,16]
Từ các khái niệm trên có thể thấy rằng sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và những yếu tố vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách, trong đó có cả sự tham gia của tài nguyên du lịch bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên (địa hình; khí
Trang 17Nhóm tác giả trong cu ốn Giáo trình Kinh tế Du lịch có định nghĩa: “Loại hình
du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau hoặc được xếp chung theo một mức giá nào đó” [13, tr.63]
Có nhiều cách phân loại các loại hình du lịch dựa trên các khía cạnh và quan điểm của các nhà nghiên cứu, tuy nhiên có một số cách phân loại phổ biến vẫn được áp dụng hiện nay ở nước ta đó là phân chia các loại hình du lịch theo các nhóm tiêu chí Cách phân loại theo các nhóm tiêu chí thường có số lượng từ 6 đến 10 nhóm với khoảng từ 2 đến 10 loại hình du lịch cụ thể, theo các nhóm phân loại như: Môi trường
Trang 18nguyên rõ rệt” Theo đó, tùy thuộc vào môi trường tài nguyên mà các hoạt động du
lịch nằm trong nhóm này được chia thành hai loại hình du lịch cơ bản đó là du lịch văn
hóa và du lịch thiên nhiên
Du lịch văn hóa: là khi các hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường
nhân văn, hoặc hoạt động du lịch có tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn Ngược lại, du lịch thiên nhiên là loa ̣i hình du li ̣ch di ễn ra chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu
về với thiên nhiên của con người
Trong nhóm du lịch văn hóa, các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn Tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phong phú,
đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó Các đối tượng văn hóa – tài nguyên du lịch nhân văn – là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú
Mặt khác nhận thức văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách Như vậy, xét dưới góc độ thị trường thì văn hóa vừa là yếu tố cung vừa góp
phần hình thành yếu tố cầu [37, tr.63, 66]
Theo điều 4, Luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch văn hóa là du lịch dựa vào bản
sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” [34, tr.20]
Trong nhóm du lịch văn hóa có loại hình du lịch tâm linh và du lịch lễ hội hay
du lịch tín ngưỡng tôn giáo là các loại hình du lịch phản ánh rõ ràng nhất về bản sắc văn
hóa truyền thống dân tộc và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách bởi tính pho\ng phú, đa dạng, độc đáo, tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó
Nếu như du li ̣ch tâm linh ở các nước trên thế giới gắn liền với du li ̣ch tôn giáo thì
ở Việt Nam, du li ̣ch tâm linh hướng về cô ̣i nguồn , về li ̣ch sử thờ cúng tổ tiên Tục thờ
Trang 1917
cúng tổ tiên vốn có từ lâu đời, đă ̣c biê ̣t trong những năm gần đây, chùa chiền, đền, miếu là tâm điểm thu hút khách hành hương và du khách nước ngoài Măc dù chưa có khái niê ̣m du li ̣ch tâm linh tín ngưỡng nhưng đối với nhiều người Viê ̣t , viê ̣c đi lễ đền , chùa như mô ̣t thói quen để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, với mong muốn những điều tốt đe ̣p cho bản thân và gia đình
1.1.1.5 Chương trình du lịch và chương trình du lịch văn hóa
* Chương trình du lịch là sản phẩm đặc trưng nhất của công ty lữ hành trong
hoạt động kinh doanh Theo giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành thì: chương trình
du lịch được hiểu là sự liên kết ít nhất một dịch vụ đặc trưng và một dịch vụ khác với thời gian, không gian tiêu dùng và mức giá đã được xác định trước Đơn vị tính của chương trình du lịch là chuyến và được bán trước cho khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng và một nhu cầu nào đó trong quá trình thực hiện chuyến đi [26, tr.44]
Theo Luật Du lịch Việt Nam: chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và
giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi
* Các chương trình du lịch văn hóa cũng là một trong những sản phẩm mang tính chất đặc thù đối với các công ty kinh doanh du lịch khai thác mảng tài nguyên này
Do vâ ̣y:
Chương trình du lịch văn hóa là chương trình du lịch hướng du khách tới việc cảm nhận các giá trị văn hóa toại điểm du lịch được xây dựng dựa trên nhu cầu tham quan, tìm hiểu về văn hóa của du khách và tài nguyên du lịch nhân văn [1,tr.89-90]
1.1.2 Những lợi ích về kinh tế - xã hội từ phát triển du lịch
1.1.2.1 Lợi ích kinh tế của phát triển du lịch
Du lịch được hình thành dựa trên cơ sở của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội Như đã nêu ở trên, Du lịch là ngành kinh tế liên ngành nên
du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo Do vậy, phát triển du
Trang 2018
lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, các phương tiện thông tin đại chúng… Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện nhu cầu đi lại, thông tin liên lạc v.v của khách cũng như các điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động nên các ngành này phát triển
Đối với du lịch nội địa
Phát triển du lịch nội địa tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân, làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội; tham gia quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng Du lịch nội địa phát triển sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội Ngoài ra, du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn
Đối với du lịch quốc tế
Việc phát triển du lịch quốc tế chủ động sẽ tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân đồng thời, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc thu ngoại tệ từ du khách Du lịch quốc tế chủ động là một hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất, phát triển du lịch sẽ khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế
Bên cạnh đó, du lịch còn có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế địa phương thông qua các nguồn thu cho ngân sách tăng, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo
1.1.2.2 Lợi ích xã hội của phát triển du lịch
Với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, du lịch góp phần tích cực vào việc giữ gìn, phục hồi sức khỏe, tái sản xuất sức lao động cho người dân, ở mức độ nhất định sẽ giúp hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người
Phát triển du lịch tích cực, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân, làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển, là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà
Du lịch làm tăng thêm phần hiểu biết chung về xã hội của con người góp phần củng cố hòa bình, thúc đẩy giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc; làm
Trang 2119
tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết và làm các quốc gia trong khu vực, trên thế giới xích lại gần nhau hơn
1.2 Khái niệm tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu, lễ hô ̣i và lễ hô ̣i tín ngưỡng
1.2.1 Tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu và tục thờ Mẫu
1.2.1.1 Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là một trong các hiện tượng tâm lý xã hội chi phối mạnh mẽ đời sống tâm lý của con người và cũng là một thành tố của văn hóa tổ chức cộng đồng, thuộc phạm vi đời sống cá nhân, được hình thành tự phát, nhưng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người
Theo từ điển tiếng Việt thì tín ngưỡng là “niềm tin theo một tôn giáo nào đó” Với cách hiểu như trên thì tín ngưỡng là một bộ phận cơ bản cấu thành nên tôn giáo, nếu không có niềm tin tôn giáo (tín ngưỡng) thì không thể có tôn giáo Ý kiến khác lại cho rằng tín ngưỡng là một cấp độ phát triển thấp của tôn giáo, là giai đoạn tiền tôn giáo
Về mặt thuật ngữ tín ngưỡng, tôn giáo trên thế giới hiện nay có thể hiểu theo hai nghĩa như sau:
- Tín ngưỡng – niềm tin nghĩa gốc là belief (Tiếng Anh) và croyance (Tiếng Pháp) theo nghĩa hẹp chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành của tôn giáo
- Tín ngưỡng – niềm tin tôn giáo (belief, believe, croyance riligieuse) có thể hiểu là niềm tin tôn giáo nói chung theo nghĩa rộng
Tác giả Đào Duy Anh trong cuốn Cơ sở Văn Hóa Viê ̣t Nam đã giải thích: Tín
ngưỡng là lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hay một chủ nghĩa; và giải thích về tôn giáo: Một thứ tổ chức lấy thần đạo làm trung tâm mà lập nên giới ước
để khiến người ta tín ngưỡng [52, tr 91]
Có thể nhận thấy những điểm tương đồng của tín ngưỡng và tôn giáo như sau:
- Chúng đều là sự thể hiện niềm tin, sự ngưỡng mộ của (chủ thể) con người vào một thực thể siêu nhiên nào đó như Thần, Phật, Thánh, Thượng đế… và đều bắt nguồn
Trang 2220
từ những nguyên nhân xã hội, nhận thức và tâm lý trong quá trình hình thành và tồn tại Chủ thể của niềm tin trong đó là một người, một nhóm người và có thể là một giai cấp trong xã hội
- Bản chất của niềm tin trong tín ngưỡng và tôn giáo là khẳng định sự tồn tại và
sự cứu giúp của thần thánh đối với con người theo sự quy định của các tồn tại xã hội; đều có chức năng bù đắp một cách hư ảo, xoa dịu nỗi đau hiện thực của con người, hướng con người tới sự giải thoát về mặt tinh thần Cho nên, điều cốt lõi của tín ngưỡng và tôn giáo là niềm tin vào cái siêu thực, đấng thiêng liêng
Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn Văn hóa tâm linh Nam bộ lại cho rằng: Tín
ngưỡng, tôn giáo bên cạnh đó còn có những nét độc lập tương đối với nhau, bởi mỗi một hình thức lại đáp ứng những nhu cầu khác nhau, mục đích khác nhau của con người Tín ngưỡng thường hướng con người tới cuộc sống hiện tại, thể hiện khát vọng được thần linh phù hộ, che chở cho nhiều tài lộc, sức khỏe cũng như đem đến cuộc sống yên bình, hạnh phúc ngay trong thế giới hiện thực chứ không cần chờ đến lúc chết mới có được; trong khi
đó, tôn giáo thường hướng người ta tin vào cuộc sống vào thế giới bên kia, cuộc sống sau khi chết mới là vĩnh hằng [12,tr 31]
Cũng có những ý kiến khác cho rằng tín ngưỡng là: “Lòng tin, sự ngưỡng vọng
của con người vào một lực lượng siêu nhiên nào đó – một lực lượng siêu thực, hư ảo,
Qua những quan niệm khác nhau về tín ngưỡng nêu trên, khái niệm tín ngưỡng của Trần Đăng Sinh từ khía cạnh triết học có thể giúp hình dung một cách tổng quát và
rõ ràng hơn cả về tín ngưỡng, tôn giáo mà theo đó: Tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã
Trang 2321
hội, là một yếu tố thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, là hệ quả của các quan hệ xã hội, được hình thành trong quá trình lịch sử - văn hóa, là sự biểu hiện niềm tin dưới dạng tâm lý xã hội vào cái thiêng thông qua hệ thống nghi lễ tờ cúng của con người và cộng đồng trong xã hội [36, tr.76]
1.2.1.2 Tín ngưỡng Mẫu
Tín ngưỡng Mẫu ở Bắc Bô ̣ được các nhà nghiên cứu coi là mô ̣t loa ̣i hình tín ngưỡng dân gian, được tiếp biến, tích hợp với các loại hình tín ngưỡng bản địa và các tôn giáo ngoại lai khác (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Nữ thần, Phâ ̣t giáo,
Đa ̣o giáo, Nho giáo…) qua các vùng , miền, trong suốt quá trình phát triển lịch sử của dân tô ̣c mà hình thành Tín ngưỡng Mẫ u là sáng tạo của người Việt , nó thể hiê ̣n khát vọng về sự che chở, bồi đắp, bao bo ̣c và yêu thương vô bờ bến của tình mẫu tử
Mẫu nghĩa là me ̣, theo tín ngưỡng thờ Mẫu, mẹ không chỉ có ý nghĩa như vậy, mà những khát v ọng, mong muốn về cuô ̣c sống bình yên , mùa màng tươi tốt , thoát khỏi thiên tai đi ̣ch ho ̣a của con người đã ta ̣o nên hình tượng người me ̣ mới, người me ̣ mang ý nghĩa biểu tượng Mọi nguồn sống giúp con người sinh tồn đều được coi là me ̣ Lúc này
Mẹ – Mẫu đã vươn tới mô ̣t biểu tượng mang tính siêu nhiên hơn nhưng hàm chứa phẩm chất của tình me ̣ Vì vậy, người Viê ̣t đã sớm hình thành niềm tin thiêng liêng vào người
mẹ và sản sinh ra tín ngưỡng Mẫu [phụ lục I.1]
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì : Tín ngưỡng Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ,
tôn vinh và thờ phụng những vi ̣ nữ thần gắn với các hiê ̣n tượng tự nhiên , vũ trụ được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo , bảo trợ và che chở cho sự sống của con người (như: trời, đất, sông, nước, rừng núi…) - thờ những thái hậu , hoàng hậu, công chúa là những người khi sống tài giỏi , có công với dân với nước , khi mất hiển linh phù trợ cho người an vật thi ̣nh Các vị nữ thần này được tôn vinh với các chức vị : Thánh Mẫu (như Thánh Mẫu Liễu Hạnh , Chúa xứ Thánh Mẫu ,Linh Sơn Thánh Mẫu , Thượng Ngàn Thánh Mẫu …), Quốc Mẫu (như: Mẫu Âu Cơ ,…), Vương Mẫu (như me ̣ của Thánh Gióng,v.v) [30, tr 83]
Trang 2422
Mẫu và quyền năng của Mẫu không chỉ gắn với hiê ̣n tượng tự nhiên (Bà Mây, bà Mưa, bà Sấm, bà Chớp); với bản thể của vũ tru ̣ (Bà Kim, bà Mộc,…) - Mẫu Phiếm thần mà còn gắn với những bà mẹ có công sinh thành ra dân tô ̣c, hình thành cộng đồng người Viê ̣t ngày nay như me ̣ Âu Cơ , mẹ Pô – Inư – Nưga là me ̣ xứ sở của dân tô ̣c Chăm Đó còn là những mẹ có công trong lịch sử đánh đuổi giặc ngoại xâm , xây dựng và bảo vê ̣ xóm làng, đất nước: Âu Cơ, Mẹ Gióng, bà Phạm Thị , bà Chúa kho , Ỷ Lan… Các vị Mẫu, bà Mẹ đó mang trong mình những truyền thuyết, huyền thoa ̣i khác nhau, song đều phản ánh được vai trò và vị trí hết sức to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong li ̣ch sử
Trong cuốn “T ín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Viê ̣t Nam ”, tác giả Ngô Đức Thịnh gọi tín ngưỡng Mẫu là “đạo Mẫu” , ông đã viết : “trong công trình này , đây đó
chúng tôi sử dụng thuật ngữ “đạo” như đạo Mẫ u, đạo Tổ tiên… khái niê ̣m đạo ở đây theo ý nghĩa là “con đường”, “cách thức” đưa con người đạt tới niềm tin vào cái thiêng liêng, siêu nhiên” [41, tr 17]
Theo hiểu biết củ a tác giả từ các quan niê ̣m truyền thống khá phổ biến thì thờ Mẫu vẫn đươ ̣c coi là mô ̣t tín ngưỡng dân gian với những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, thờ Mẫu được hình thành trong chế đô ̣ mẫu hê ̣ , nó bắt nguồn từ thờ
Nữ thần
Thứ hai, trong thờ Mẫu yếu tố niềm tin còn dựa và o sự cảm nhâ ̣n của chủ thể ,
chưa mang tính hê ̣ thống , do đó thiếu những tiêu chí cơ bản để cấu thành mô ̣t tôn giáo như giáo luâ ̣t, giáo lý, giáo hội, hê ̣ thống tổ chức…
Thứ ba, trong các văn bản pháp luâ ̣t của Nhà Nước Viê ̣t Nam chỉ thừa nhâ ̣n có 6
tôn giáo đang hiê ̣n hành đó là : Phâ ̣t giáo, Công giáo, Hồi giáo, đa ̣o Tin Lành, đa ̣o Hòa Hảo, đa ̣o Cao Đài
Như vâ ̣y, tín ngưỡng Mẫu cho thấy sự đề cao vai trò , công lao của các Mẫu nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung, đồng thời cũng cho ta thấy được những giá trị truyền thống văn hóa kết tinh trong tín ngưỡng đó
Vâ ̣y, có thể hiểu: Tín ngưỡng Mẫu là một loại hình tín ngưỡng bắt nguồn từ tín
ngưỡng thờ Nữ thần, là một bộ phận của ý thức xã hội , được hình thành từ chế độ thi ̣
Trang 2523
tộc mẫu hê ̣, là sự tôn vinh và thờ phụng những người phụ nữ có chức năng sáng tạo sự sống; có công với nước , với cộng đồng tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử , văn hóa, đạo đức xã hội làm Thánh Mẫu ,Vương Mẫu… và qua đó người ta gửi gắm niềm tin vào sự che chở, giúp đỡ của các lực lượng siêu nhiên thuộc nữ thần
1.2.1.3 Tục thờ Mẫu
Cuốn Hỏi và Đáp về cơ sơ ̉ văn hóa Viê ̣t Nam có viết: “Tục thờ là thói quen thể hiê ̣n lòng tôn kính thần thánh; vật thiêng hoặc linh hồn người chết bằng hình thức lễ nghi, cúng bái đã trở thành lâu đời trong đời sống nhân dân, được mọi người nói chung công nhận và làm theo Như vậy, chỉ những tín ngưỡng nào đã trở thành thói quen lâu đời và được một cộng đồng người thừa nhận và thực hành mới trở thành tục thờ, người Viê ̣t có tục thờ cúng tổ tiên, tục thờ nữ thần, tục thờ thần…” [30, tr.77, 78]
Thờ Mẫu l à một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa, được phát triển từ tu ̣c thờ Nữ thần , tục thờ Mẫu của người Việt gắn bó chặt chẽ với lịch sử sinh tồn và phát triển của dân tô ̣c , với đời sống văn hóa và tinh thần của người dân ở mọi miền của đất nước Việc thờ Mẫu không phải là một hiện tượng đơn lẻ mà nó có mặt ở nhiều nơi, ở nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng (Tổ nghề)… [phụ lục I.1]
Do vâ ̣y , tục thờ Mẫu ra đời trên cơ sở tục thờ nữ thần Các Thánh Mẫu đều là
nữ thần nhưng không phải tất cả Nữ thần đều là Mẫu thần, mà chỉ một số nữ thần đươ ̣c tôn vinh là Mẫu thần [41, tr.34] Các Thánh Mẫu được thờ trong đền, chùa, miếu, phủ, điện: đặc biê ̣t là có Thánh Mẫu Liễu Ha ̣nh được thờ trong mô ̣t loa ̣i hình
kiến trúc riêng là phủ (phủ Giầy , phủ Tây Hồ ), với một loại hình kiến trúc riêng [24,
tr 84, 85]
1.2.2 Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ – Tư ́ phủ và các Thánh Mẫu
1.2.2.1 Tín ngưỡng thờ (Mẫu) Tam phu ̉ – Tứ phủ
Tín ngưỡng Mẫu nói chung và thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ là một khái niệm tương đối phức tạp Theo GS.Trần Quốc Vượng: “tín ngưỡng Mẫu có sự phát triển từ
Trang 2624
các hình thức sơ khai đến các hình thức phát triển cao là Mẫu Tam phủ, Tứ phủ” [42, tr.96]
Trải lịch sử, do ảnh hưởng của Đa ̣o giáo Trung Quốc, tín ngưỡng Mẫu ở nước ta
đã phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ (Thiên phủ – miền trời, Nhạc phủ – miền rừng núi, Thủy/Thoải phủ – miền sông nước), Tứ phủ (ba phủ nêu trên và có thê m Đi ̣a
phủ – miền đất đai) Mẫu Thươ ̣ng Thiên cai quản miền trời Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi Mẫu Thoải cai quản miền sông nước Mẫu đi ̣a cai quản đất đai Cũng có cách giải thích khác về Tam phủ, Tứ phủ mà theo đó có ba phủ thuộc về ba không gian địa lý: phủ trời (đứng đầu là Mẫu Thương Thiên), phủ rừng (đứng đầu là Mẫu Thượng Ngàn), phủ nước (đứng đầu là Mẫu Thủy hoặc Mẫu Thoải) và một phủ thuộc về con người ở cõi trần gian – Nhân phủ (Mẫu Liễu Hạnh) Trong một số trường hợp, Mẫu Liễu Hạnh hóa thân vào Mẫu Thượng Thiên nên trong điện chỉ có Tam Tòa nhưng thực chất lại có sự hiện diện của Tứ phủ Tác giả Nguyễn Hữu Thông cho rằng: Tín ngưỡng Mẫu tuy là sản phẩm bản địa chịu nhiều ảnh hưởng của các loại hình tôn giáo chính thống như Nho, Phật, Lão nhưng các tôn giáo này đều đã bị dân gian hóa rồi mới bồi đắp vào tòa điện Mẫu” [46, tr.53]
Trong cuốn Đạo Mẫu Việt Nam của tác giả Ngô Đức Thịnh có đoạn viết “Tục thờ
Mẫu thần, Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (Tam Tòa Thánh Mẫu) có quan hệ mật thiết với tục thờ
Nữ thần, tuy nhiên chúng không phải là đồng nhất Cũng tương tự như vậy ta có thể nói
về tục thờ Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Rõ ràng là Đạo Mẫu gắn liền với tục thờ Mẫu dân gian, nhưng như thế không có nghĩa mọi Mẫu thần đều thuộc điện thần của Đạo Mẫu Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tức Tam Tòa Thánh Mẫu là một bước phát triển, một quá trình “nâng cao” “lên khuôn” từ một số hành vi tôn thờ rời rạc đến một thứ tín ngưỡng, một “đạo” có tính hệ thống hơn [41, tr.34]
Tín ngưỡng thờ Mẫu với hình thức từ Tam phủ (mẫu Thoải, mẫu Thượng Thiên, mẫu Thượng Ngàn) đến Tứ phủ (mẫu Thoải, mẫu Thượng Thiên, mẫu Địa, mẫu Thượng Ngàn) cho thấy hình thức tín ngưỡng nữ thần đã phát triển một cách phong phú và đa dạng nhằm nâng cao địa vị của các nữ thần, đặc biệt là những thần nữ có liên quan đến 4
Trang 2725
yếu tố: trời, đất, nước, rừng, là 4 yếu tố chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm thức con người, trong sản xuất cũng như đời sống tâm linh, đã trở thành đạo Mẫu.Tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ có thể được coi là sự phát triển toàn diện của tín ngưỡng Mẫu
1.2.2.2 Các Thánh Mẫu trong tín ngưỡng Mẫu Tam phủ - Tứ phủ
Thờ Mẫu là một tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam, các Thánh Mẫu được thờ phụng là những nhân vật từ huyền thoại như Mẫu Cửu Trùng (Mẹ Trời), mẫu Âu Cơ, mẫu Tam Đảo tới Mẫu những nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc, họ là những anh hùng, những danh nhân, những tổ nghề… có công với dân, với nước được thờ phụng tôn vinh như Bà Ỷ Lan (thời Lý), bà Bích Châu (thời Trần), bà Chúa dệt Thụ La Trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ các Thánh Mẫu gần như hoàn toàn là các nhân vật huyền thoại: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên (có lúc đồng nhất với Mẫu Liễu Hạnh), Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Địa
Mẫu là quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, nhưng lại hóa thân thành Tam vị,
Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ: Mẫu Thiên thuộc Thiên phủ (miền Trời), Mẫu Thoải thuộc Thoải phủ (miền Nước), Mẫu Thượng Ngàn thuộc Nhạc phủ (miền Rừng núi) và Mẫu Địa thuộc Địa phủ (miền Đất) Các Thánh Mẫu cai quản các miền vũ trụ có nhiều truyền thuyết, huyền thoại khác nhau
Tín ngưỡng Mẫu không chỉ thờ các bà, các mẹ như Tam tòa Thánh Mẫu, bà mẹ xứ
sở (Nha Trang), bà chúa Xứ (Châu Đốc)… Ở Việt Nam dân gian đã đưa vào thế giới “mẹ” này cả những nhân vật có thật khác trong lịch sử dân tộc do tiếp nhận khá nhiều yếu tố dân gian và yếu tố ngoại lai nên ngoài hàng các Mẫu còn có Phật bà Quan âm, Ngọc Hoàng thượng đế, đức vua cha, ông hoàng, quan, cô, cậu [phụ lục I.4]
1.2.2.3 Kiến tru ́ c đền, phủ, và các thiết chế thờ tự trong tín ngưỡng Mẫu
Đặc điểm kiến trúc
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Vượng về kiến trúc thờ tự trong tín
ngưỡng Mẫu thì: “Nhân vật của tín ngưỡng thờ Mẫu được phụng thờ ở các di tích mà
dân gian gọi là phủ, đền, điê ̣n” [52, tr 97]
Trang 2826
Theo nhóm tác giả trong cuốn Giáo trình Du lịch văn hóa – Những vấn đề lý luận
và nghiệp vụ , thì: các công trình kiến trúc trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo đều có
những nét đặc trưng riêng, đều thường được bố trí ở những nơi có địa thế, cảnh quan gần gũi với tự nhiên Có thể thấy sự tương phản đối lập giữa thần thánh thiêng liêng với con người nơi trần tục lại tạo một nét kiến trúc riêng của đền, phủ thờ Mẫu Kiến trúc đền, phủ thờ Mẫu thường được xây dựng dưới dạng quần thể các khu di tích, chứ rất ít khi là một công trình đơn độc Tùy vào vị trí, điều kiện ở các vùng miền khác nhau mà các cơ sở thờ Mẫu được kiến trúc phù hợp với địa hình, phong tục sinh sống của người dân tại mỗi vùng Ngoài đền chính các điện Mẫu còn thường được bố trí có các ban thờ, lầu (lầu Cô, lầu Cậu), hang động (cả tự nhiên và nhân tạo) Sơn Trang lộng lẫy cùng không gian núi, rừng, cây cối, suối thác, kết hợp thành kiến trúc độc đáo sơn thủy hữu tình,
thần tiên mờ ảo [1, tr 66, 67]
Tuy đền và phủ đều có thể hiểu là mô ̣t loa ̣i hình kiến trúc thờ Mẫu nhưng về nhiều khía ca ̣nh, đă ̣c biê ̣t là khi nhìn nh ận để khai thác các giá trị của tín ngưỡng Mẫu cho du li ̣ch thì cần phân biê ̣t rõ từng loa ̣i hình và cấp đô ̣ quản lý của mỗi cơ sở thờ tự Tác giả Vũ Ngọc Khánh đã đưa ra những khái niệm:
Đền thờ: “là một nơi thờ nhiề u nhà thờ , ban thờ, điê ̣n thờ khác nhau , là công trình kiến trúc tín ngưỡng”
Phủ thờ: “Khái niệm trong dân gian ở nước ta được hiểu khác rộng rãi: Phủ là một cõi (cõi trời, cõi đất, cõi nước) Phủ là một nơi thờ gồm nhiều nhà thờ , nhiều điện phủ có thể thờ ở một ban, một cái tĩnh ở trong nhà, phủ có thể là một khu kiến trúc tín ngưỡng”
Hơn nữa, Phủ là nơi di tích từ xưa các vị thánh Mẫu đã giáng trần hiển linh giúp dân cứu độ muôn loài Thường thì trong các phủ thờ chính là Mẫu Liễu Hạnh và Tam tòa thánh Mẫu như có phủ Tiên Hương (Nam Định), phủ Văn Cát (Nam Định), phủ Nấp (Nam Định), phủ Tây Hồ (Hà Nội), cấp quản lý là cơ quan nhà nước
Trang 2927
Miếu thờ cũng là nơi tu c ấp lập thờ nhân vật lịch sử, thánh Mẫu Tam tòa Tứ phủ công đồng,và các vị thần linh khác của tín ngưỡng Mẫu Miếu thường do cấp quản lý của địa phương, dân gian thường gọi là miếu làng
Điện thờ là loại hình kiến trúc tín ngưỡng cấp độ và phạm vi nhỏ hơn thường được
xây dựng theo tư nhân, riêng biệt của một cá nhân hay một nhóm người hưng công xây dựng và chăm nom tu cấp tôn thờ thánh Mẫu và hệ thống thần linh tín ngưỡng Tứ phủ và Tam phủ Cấp quản lý hoàn toàn là do cá nhân phụng thờ sùng bái thánh Mẫu [51, tr.20,21], [phụ lục I.2]
Các thiết chế thờ tự trong tín ngưỡng Mẫu
Trong các đền, phủ thờ Mẫu các vị Thánh, Thần được sắp xếp, thờ phu ̣ng theo
hê ̣ thống điê ̣n thần có thứ bậc
Điện thần của tín ngưỡng thờ Mẫu là một hệ thống có lớp lang tương đối nhất quán gồm: Ngọc Hoàng – Tam tòa Thánh Mẫu – Ngũ vị Vương quan – Tứ vị Chầu bà – Ngũ vị Hoàng tử - Thập nhị Cô nương – Thập nhị Vương Cậu – Quan Ngũ hổ - Ông Lốt (rắn)
[52, tr.96] Đầu tiên là Ngọc hoàng, đây là vị thần tối cao và được đặt ở vị trí danh dự,
nhưng lại ít được thờ cúng Vị thần cao nhất của tín ngưỡng Mẫu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh đươ ̣c đă ̣t ta ̣i cung thờ/ khám thờ phía trong Hậu cung nơi thâm niêm nhất của đền, phủ, các
vị khác được đặt tại các ban thờ Tam phủ hoặc Tứ phủ Các chư linh của ban Tứ phủ cũng được phân chia và bố trí theo một hệ thống nhất định theo vai trò, vị thế và trách nhiệm của từng lớp từ hàng Mẫu đến các hàng Thánh nhỏ (Thánh cô, Thánh cậu), các hàng Chầu và hàng Quan rất cụ thể
Cùng với hệ thống điện thần (các cung thờ , ban thờ), các hiện vật thờ phụng cũng được quy đi ̣nh và sắp đă ̣t rất chi tiết từ hê ̣ thống các ngai thờ , tượng thờ, bô ̣ Bát Bửu tới các đồ tự khí (tam sự, ngũ sự) trên mỗi cung thờ , ban thờ của hê ̣ thống điê ̣n thần thờ Mẫu [phụ lục I 3]
Theo phong tục cổ truyền, khi đi lễ tại đền, phủ, miếu, điê ̣n thờ Mẫu cũng cần phải tuân theo trình tự nhất định và khá phức tạp Trong đó, từ viê ̣c sắm sửa, sắp đă ̣t lễ vật tới lễ trình Thổ Đi ̣a , thủ đền, trình tự dâng lễ , thắp hương rồi hành lễ và h ạ lễ đều
Trang 3028
phải được thực hiện một cách đầy đủ , trang nghiêm, kính cẩn tới các đối tượng phụng thờ trong thần điê ̣n và phản ánh đúng với tính chất , nghi thức thờ cúng của tín ngưỡng Mẫu [phụ lục I 4]
1.2.2.4 Nghi lễ va ̀ lễ hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hê ̣ thống nghi lễ và lễ hô ̣i rất phong phú và đa da ̣ng , mang nhiều sắc thái đô ̣c đáo có thể phân biê ̣t với các tín ngưỡng và tôn giáo khác Tuy nhiên, tâ ̣p trung và đ iển hình nhất vẫn là nghi lễ Lên đồng (Hầu bóng) và hệ thống lễ
hô ̣i “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”
Lên đồng là nghi lễ chính của thờ Mẫu Tứ phủ cũng như một số dạng thờ Mẫu
khác Đó là nghi lễ nhâ ̣p hồn của c ác vị Thánh Tam phủ , Tứ phủ vào thân xác các ông đồng, bà đồng, là sự tái hiện lại hình ảnh các vị Thánh , nhằm phán truyền , chữa bê ̣nh, ban phúc lô ̣c cho các tín đồ thờ Mẫu
Nghi lễ hầu Lên đồng mang những sắc thái đi ̣ a phương, trong đó có thể kể đến Hà Nội, Huế và Sài Gòn Lên đồng thường diễn ra vào nhiều di ̣p trong mô ̣t năm Với
những thầy Đồng đền , trong mô ̣t năm có lễ hầu xông đền (sau lễ giao thừa năm mới ), lễ hầu Thượng Nguyên (tháng Giêng ), lễ hầu Nhập hạ (tháng Tư ), lễ Tán hạ (tháng Bảy), lễ Tất niên (tháng Chạp), lễ Hạp ấn (25 tháng Chạp)… Trong các di ̣p trên , hai
lần đươ ̣c coi là quan tro ̣ng hơn cả là vào tháng Ba giỗ Thánh Mẫu và tháng Tám là di ̣ p giỗ Vua Cha Bát Hải, Đức Thánh Trần [41, tr 85,86] Ngoài ra, còn có rất nhiều các lễ hầu đồng , hầu tiê ̣c Thánh khác diễn ra trong năm như : tiê ̣c Cô Bơ , tiê ̣c Ông Hoàng Mười, tiê ̣c Quan Đê ̣ Nhi ̣… [phụ lục I.3, phụ lục II 2]
1.2.3 Những giá trị cơ bản trong tín ngưỡng Mẫu
1.2.3.1 Giá trị nhận thức
Với tín ngưỡng Mẫu, người Việt Nam không chỉ nhân hóa tự nhiên mà còn nữ tính hóa tự nhiên, làm cho việc sùng bái tự nhiên thành sùng bái con người mang nữ tính Nói cách khác, với đạo Mẫu, việc tôn thờ Mẫu không chỉ với tư cách là hiện
Trang 3129
thân của bản thể tự nhiên (Mẹ Mưa, Mẹ Mây, Mẹ Sấm, Mẹ Chớp - Mẹ Tứ Pháp hay
Mẹ Kim, Mẹ Mộc, Mẹ Thủy, Mẹ Hỏa, Mẹ Thổ - Mẹ Ngũ Hành), mà còn là lực lượng cai quản tự nhiên (Mẫu Thiên cai quản vùng trời, Mẫu Địa cai quản vùng đất, Mẫu Thoải cai quản vùng nước sông biển, Mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng núi rừng), cũng chính vì vậy mà Mẫu, hiện thân của người Mẹ Tự Nhiên ấy có thể che chở, mang lại những điều tốt lành cho con người
Cách nhận thức thế giới theo kiểu “nhất thể hóa” này có mặt tích cực, giúp cho con người hòa đồng với tự nhiên, cảm nhận tự nhiên, lắng nghe tự nhiên, mà cuối cùng bảo vệ tự nhiên một cách hữu hiệu hơn Điều này càng trở nên quan trọng, khi mà hành tinh chúng ta đang đứng trước thực tế bị tàn phá, dẫn đến sự biến đổi khí hậu, đe dọa chính bản thân con người và nền văn minh nhân loại
Qua Đạo Mẫu, chúng ta hiểu cách con người xưa thiêng hóa tự nhiên, sùng bái
tự nhiên chính là để bảo vệ tự nhiên Và đến một lúc nào đó sự sùng bái ấy đã được chuyển sang sùng bái nữ thần, mà suy cho cùng thì đó cũng là cái cách nhân thần hóa
tự nhiên mà thôi Bởi vì, giữa tự nhiên và tính nữ đều có chung những đặc tính, đó là
sự sản sinh, bảo trữ và che chở
1.2.3.2 Giá trị nhân sinh
Khác với những tín ngưỡng, tôn giáo khác (Phật giáo, Kitô giáo ), Đạo Mẫu không hướng con người vào cuộc sống sau cái chết mà là cuộc sống thực tại với ước vọng sức khỏe, tiền tài, quan lộc và may mắn Đó là một nhân sinh quan mang tính tích cực, phù hợp với quan niệm “hiện sinh” của con người trong thế giới hiện đại Lúc này niềm tin vào cái siêu nhiên mà Thánh Mẫu là đại diện, mang tính phương tiện, còn mục đích sống của con người mới là quan trọng Đây cũng là cách tư duy thể hiện tính
“thực tế”, “thực dụng” của con người Việt Nam
Tín ngưỡng Mẫu là sự thể hiện triết lý nhân sinh của con người hướng tới chân – thiện – mỹ trong đời sống thường nhật của con người: Thánh Mẫu khuyên dạy người phụ nữ những điều rất cụ thể về cách ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội, như với cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em họ hàng nội ngoại, với hàng xóm láng
Trang 3230
giềng sao cho tạo nên sự hòa hiếu, thân thiện Đạo Mẫu còn là truyền thống đề cao những người có công trong tiến trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, khơi dậy và giáo dục đạo lý, ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc Điều này thể hiện rất rõ trong điện thần của đạo Mẫu với hầu hết các vị Thánh đều là hoá thân của những người trong lịch sử có danh tiếng, công trạng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Cũng không hiếm các vị thần linh, vốn là là các thiên thần hay nhiên thần, nhưng lại được người đời “nhân thần hóa” hay “lịch sử hóa”, gán cho họ có sự nghiệp, có công trạng với đất nước hay từng địa phương Đây không phải là việc làm tùy tiện hay ngẫu nhiên, mà đều xuất phát từ ý thức lịch sử và ý thức xã hội Đó chính là ý thức “hướng về cội nguồn”, “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh những người có công với dân với nước [phụ lục I.1]
1.2.3.3 Giá trị văn hóa nghệ thuật
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, các nghi thức thờ cúng và sinh hoạt tín ngưỡng đều
ẩn chứa những giá trị văn hóa nghệ thuật rất phong phú Ngoài các giá trị văn hóa nghệ thuật phi vật thể như: Các hình thức diễn xướng dân gian - hầu đồng (được coi như là một hình thức sân khấu tâm linh, một văn hóa thờ Mẫu đã sản sinh ra loại hình âm nhạc hát văn và trở thành một trong hai loại hình dân ca tiêu biểu của người Việt) cùng với âm nhạc, ca hát, nhảy múa… mà theo nhiều nhà nghiên cứu là loại hình âm nhạc đặc biệt, đóng góp vào kho tàng âm nhạc thế giới; Kho tàng truyền thuyết, thần tích huyền thoại về các thần linh, các bài văn, thơ ca ngợi công đức Thánh Mẫu; Bên cạnh
đó, các hình thức trang trí , hóa trang , phục trang trong sinh hoa ̣t tín ngưỡng Mẫu cũng chính là những giá trị văn hóa nghệ thuật phi vật thể đă ̣c biê ̣t; Hệ thống kiến trúc, tượng thờ, khí cụ, nhạc cụ trong nghi thức th ờ tự (độc lập hoặc phối thờ), mang đặc trưng giá trị về nghệ thuật vật thể của văn hóa tín ngưỡng Mẫu ở Việt Nam
Đó là những giá trị văn hóa vô giá trong tín ngưỡng thờ Mẫu, đã góp phần khẳng định vị trí của tín ngưỡng Mẫu là một trong những tín ngưỡng bản địa hàng đầu của các dân tộc Việt Nam [phụ lục I.2]
Trang 33Có thể hiểu khái niệm lễ như sau: Lễ hội (hay hội lễ) là một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao của nông dân hay thị dân, diễn ra trong những chu kỳ không – thời gian nhất định để làm những nghi thức về nhân vật được sùng bái, để bày tỏ ra những ước vọng, để vui chơi trong tinh thần cộng mệnh và cộng cảm [30 tr.163]
Căn cứ vào hình thức tổ chức và tính chất của lễ hội có thể chia lễ hội làm 2 loại: Lễ hội truyền thống (hay còn có thể gọi là lễ hội dân gian, lễ hội cổ truyền); Lễ hội hiện đại
1.2.4.2 Lễ hội truyền thống
Theo sự giải nghĩa của cuốn Hán Việt từ điển thì cụm từ truyền thống hay cổ truyền đều là từ Hán Việt: Cổ là ngày xưa, cũ; Truyền là của người này đem trao cho người kia, trao lại; Thống là đầu gốc, mối tơ, đời đời nối tiếp không dứt gọi là thống [11, tr 132]
Lễ hội cổ truyền (truyền thống) bản thân nó đã là một giá trị văn hóa lớn trong đời sống truyền thống và hiện đại Bởi trong quá trình truyền lại, lễ hội truyền thống vẫn giữ được cái dường mối, căn cốt của lễ hội - một hiện tượng văn hóa luôn biến đổi vận động thông qua các hoạt động nghệ thuật, sân khấu hóa đời sống xã hội Lễ hội truyền thống còn là sự mô phỏng, là sự tái hiện lại hình ảnh của các nhân vật của
sự kiện lịch sử trong quá khứ dưới hình thức diễn xướng và các trò diễn dân gian [30, tr.163 – 164]
Trang 3432
Như vậy, lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc biệt mang tính tập thể cộng đồng, lễ hội truyền thống chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội Đó là sản phẩm tinh thần, là di sản văn hóa phi vật thể có giá trị to lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay có thể khái quát thành năm giá trị cơ bản: Giá trị cố kết cộng đồng dân tộc, giá trị giáo dục, giá trị tâm linh, giá trị bảo tồn nền văn hóa dân tộc, giá trị kinh tế
1.2.4.3 Lễ hội tín ngưỡng
Theo Nghị định 92/2012/ NĐ-CP củ a Chính phủ ta ̣i Chương 1, Điều 4 quy đi ̣nh:
Lễ hội tín ngưỡng là hình thức hoạt động tín ngưỡng có tổ chức, thể hiện sự tôn thờ, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, thờ cúng tổ tiên, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội [10, tr.5]
1.3 Mô ̣t số vấn đề thực tiễn về tín ngưỡng Mẫu
1.3.1 Tín ngưỡng Mẫu với hoạt động du lịch
Tín ngưỡng thờ Mẫu cho tới ngày nay vẫn hiển hiện trong đời sống hàng ngày của dân tộc Việt ở khắp mọ i nơi, các tập tục và hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng đã trở thành yếu tố quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ Điều này cho thấy rất rõ vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với đời sống xã hô ̣i của người dân Viê ̣t Nam đươ ̣c phản ánh qua các mă ̣t giá tri ̣ mà tín ngưỡng này đem la ̣i về nhâ ̣n thức thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức lịch sử dân tộc và những giá trị tinh thần từ các hoạt
đô ̣ng diễn xướng văn hóa nghê ̣ thuâ ̣t…
Tín ngưỡng Mẫu cũng phản ánh rất nhiều giá trị của nó đối với hoạt động du lịch ngày nay
- Bản thân các cơ sở thờ tự của tín ngưỡng Mẫu (đền, phủ, miếu…) cũng chính là những tài nguyên nhân văn ẩn chứa các giá trị nghệ thuật về: kiến trúc, hô ̣i ho ̣a, điêu khắc nghê ̣ thuâ ̣t truyền thống dân gian , thể hiê ̣n rất rõ tri thức , trình độ kỹ thuật mang
Trang 35Hơn nữa, các hoạt động văn hóa này cũng chính là cách bảo tồn và phát huy một cách hiệu quả các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc , giúp du khách có thể cảm nhận và hiểu rõ hơn về cách hành xử trong đời sống xã hội cổ truyền của con người với con người , của con người với tự nhiên và lý giải cho họ về những thuần phong mỹ tu ̣c truyền thống của dân tô ̣c
1.3.2 Như ̃ng cơ sở thờ Mẫu tiêu biểu ở một số đi ̣a phương Viê ̣t Nam
1.3.2.1 Phủ Giầy va ̀ lễ hội Phủ Giầy ở Nam Đi ̣nh [29, tr 86-89]
Phủ Giầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, là nơi Thánh Mẫu Liễu Ha ̣nh giáng sinh , là quê hương lại có âm phần của Thánh Mẫu và tổ tiên sinh ra Thánh Mẫu Phủ Giầy là một quần thể các đền, phủ và chùa đã đước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia với kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách kiến trúc nhà Nguyễn Phủ có hai đền lớn, một là ở thôn Vân Cát – quê cha và một là ở thôn Tiên Hương – quê chồng bà chúa Liễu Hạnh (phủ chính) Bên cạnh hai phủ chính này là hệ thống các đền miếu khác nhau như đền Khâm Sai, đền Thượng, đền Đức Vua, đền Công Đồng, đền Giếng Gàn, đền Cây Đa, đình ông Khổng, Phủ Tổ, làng Mẫu
Dân gian có câu, “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, mẹ ở đây chính là Mẫu Liễu Hạnh, một trong bốn tứ bất tử của dân tộc Việt Nam Mẫu Liễu Hạnh được thờ phụng ở nhiều nơi nhưng lễ hội Phủ Giày Nam Định là lễ hội lớn nhất và có quy mô nhất
Trang 36Bên cạnh hô ̣i xếp chữ, hình thức hầu bóng, hát văn cũng là một nét văn hóa hấp dân của hội phủ Giày Đây là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng – văn hoá tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu
Lễ hội Phủ Giày là một hình thức sinh hoạt văn hóa – tâm linh, con người đến với lễ hội là để bày tỏ những khát vọng của bản thân quên đi những muộn phiền hàng ngày để mong ước về một tương lai hạnh phúc, no ấm
Với bề dày về lịch sử và truyền thống văn hóa đặc sắc, độc đáo, lễ hội Phủ Giầy ngày cảng nổi tiếng và trở thành một trong những lễ hội được du khách quan tâm, mong muốn tham gia mỗi dịp xuân về Đạt được những kết quả đó phải kể đến những nỗ lực của những người quản lý khu di tích và người dân địa phương Để rút ra được bài học kinh nghiệm từ lễ hội Phủ Giầy phải xem xét tới mô hình quản lý của lễ hội
Mô hình quản lý tại khu di tích Phủ Giầy do tư nhân th ực hiện, điều hành và tổ chức Những năm trước, toàn bộ khu di tích Phủ Giầy bị lãng quên, bỏ hoang và không được tổ chức cho tới năm 1994, thực hiện mô hình quản lý di tích mới: quản lý di tích và lễ hội thông qua thủ nhang, khu di tích dần có những biến chuyển tích cực Mô hình
đó được thực hiện như sau: Mỗi di tích có một thủ nhang (là người sở tại) được giao nhiệm vụ trông coi, bảo quản di tích Hàng năm, bằng nguồn thu từ các di tích, thủ nhang có trách nhiệm đóng góp một phần vào ngân sách địa phương để xây dựng các công trình phúc lợi và tổ chức lễ hội, phần còn lại để trùng tu, tôn tạo di tích Đồng thời, thủ nhang là người trực tiếp tổ chức đón và tạo điều kiện cho du khách thập phương về tham gia, thực hành các khóa lễ theo tuần, tiết cổ truyền trong khuôn viên di tích
Trang 3735
Theo thống kê, 20 năm qua, từ các nguồn kinh phí của chính quyền các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể và công đức của khách thập phương… được sử du ̣ng cho viê ̣c tiến hành trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp hơn 200 hạng mục tại 19 công trình di tích với số tiền hàng trăm tỷ đồng Do vậy, đã khắc phục được hiện tượng hư hỏng, xuống cấp tại các di tích Lễ hội Phủ Giầy với những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng độc đáo, thu hút đông đảo cộng đồng và du khách tham dự, không chỉ bảo tồn những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa Phủ Giầy đã được quy hoạch kết nối cùng với các di sản văn hóa khác trong khu vực tạo thành các tuyến, điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Lễ hội Phủ Giầy không chỉ bảo tồn những giá trị truyền thống mà còn sáng tạo, tổ chức thêm các hoạt động văn hóa mới, phù hợp với cuộc sống đương đại
Như vậy, với mô hình quản lý ở Phủ Giầy, bên cạnh những tiến bộ đáng ghi nhận, vẫn còn tồn tại những bất cập cần hướng tìm hướng giải quyết, quy hoạch cụ thể
để tinh thần lễ hội luôn sáng đẹp mà không bị “thương mại hóa” làm mất đi những truyền thống tốt đẹp vốn có
1.3.2.2 Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam và Lễ hội Vía Bà ở An Giang [23, tr.17 –18]
Cách thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) khoảng 5km về hướng Tây, miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc phía đông chân núi Sam là một công trình kiến trúc nghệ thuật bề thế, uy nghiêm, kết hợp truyền thống và hiện đại Miếu Bà Chúa Xứ là mô ̣t tro ̣ng điểm hành hương và du lịch của tỉnh An Giang và của các cư dân trên khắp mọi miền đất nước , đây cũng chính là địa điểm diễn ra lễ hội Vía Bà, thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, lễ bái hàng năm
Kiến trúc miếu có da ̣ng chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp
ba tầng lầu, lơ ̣p ngói đa ̣i ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng Bên trong miếu có võ ca, chính điện, phòng khách, phòng của ban quản lý… Các hoa văn
ở cổ lầu chính điện , thể hiê ̣n đâ ̣m nét nghê ̣ thuâ ̣t Ấn Đô ̣ Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giang tay đỡ những đầu kèo Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lô ̣ng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son Đặc
Trang 38mm được đặt trên một bệ cao, kiên cố, trong tư thế vương giả tọa, gương mặt uy nghiêm mà hiền từ phúc hậu
Tươ ̣ng thờ này thuộc nền văn hóa Óc Eo , mang mô típ mỹ thuâ ̣t Bà la môn giáo , tương tự tượng Phâ ̣t Tứ Lý (Bốn tay) tại chùa Linh Sơn Ngoài các ban thờ hội đồng , tiền hiền, hâ ̣u hiền; cạnh tượng Bà Chúa Xứ , phía bên phải có thờ mộ t tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ, gọi là ban thờ Cô ; phía bên trái có một Linga bằng đá rất to , cao khoảng 1.200 mm, gọi là bàn thờ Cậu
Tùy theo nhiều quan điểm và cách nghĩ của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở đây mà vị Chúa Bà này được tôn hiểu và thờ theo nhiều cách: Ứng với nét văn hóa của thời kỳ Angkor thì đây là vị thần của Đạo Bà la môn; đối với cộng đồng người Kinh thì đây là Chúa Xứ Thánh Mẫu, hoặc Phật Bà Quan Âm (nơi thờ tự này được gọi là Chùa Bà); trong con mắt của cộng đồng người Hoa thì đây lại là Thiên Hậu Thánh Mẫu… Nhưng về cơ bản Bà vẫn được gọi chung là Bà Chúa Xứ núi Sam, cho
dù ở cách gọi nào thì dân gian vẫn luôn hiểu “linh tượng” là hiện thân của một Thần
Nữ, là Mẫu (mẹ xứ sở) – dấu ấn của tín ngưỡng nguyên th ủy đến nay vẫn còn duy trì trong tâm thức người Việt Cũng xuất phát từ nhiều quan điểm tín ngưỡng khác nhau, mà dân gian khoác lên pho tượng Thần Nữ này những truyền thuyết, huyền tích khác nhau Bà được sùng bái tin tưởng đến độ có rất nhiều huyề n thoa ̣i về quyền lực linh thiêng của bà trong viê ̣c ban phúc , giáng họa cho con người , hiện nay, có một huyền tích được ghi lại gần đây nhất từ câu chuyện lịch sử chống giặc Xiêm ở đầu thế kỷ XIX đã được Tỉnh An Giang công nhận và chọn ghi trong cuốn Di tích Văn hóa – lịch sử ở An Giang Như hai câu liễn đối treo ở miếu Bà như sau :
Trang 3937
Cầu tất ứng, thí tất linh, mô ̣ng trung chỉ thi
Xiêm khả kính, Thanh khả mô ̣, ý ngoại nan lường
Tạm dịch:
Xin thì được, ban thì linh, báo trong giấc mộng
(Ngươ ̀ i) Xiêm sợ hãi, (người) Hoa kính mộ, ý tứ khôn lường…
Các nhà nghiên cứu cho rằng , theo bước đường Nam tiến của dân tô ̣c Viê ̣t , chúa Liễu đã từ phủ Giầy (Nam Đi ̣nh), đền Sòng (Thanh Hóa) đi về phương Nam, tạm dừng
ở điện Hòn Chén (Huế) và gặp bà Pô Nư Gar tại Nha Trang , gă ̣p bà Đen (Linh Sơn Thánh Mẫu) ở Tây Ninh và Bà Chúa Xứ ở núi Sam , Châu Đốc… Tất cả các bà đều là
mô ̣t me ̣ duy nhất trong tâm thức của tín ngưỡng và tâ ̣p tu ̣c th ờ Mẫu của người Việt Nam
Lễ hội Bà Chúa Xứ (còn gọi là lễ Vía Bà) được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch Tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang Đây là lễ hội được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là một trong những lễ hội lớn cấp quốc gia Phần lễ của lễ Vía Bà gồm năm lễ: Lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế; Phần hội Ban tổ chức đưa ra nhiều hình thức vui hội như: Diễn xướng nghệ thuật, đua thuyền rồng, leo núi,
Lễ tắm Bà sẽ được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng sáng ngày 24 Nói là tắm Bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà sau đó được chia nhỏ và phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khỏe mạnh và trừ ma quỷ Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người đều được tự do lễ bái
Lễ Thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày
24 Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu đối diện với miếu Bà làm lễ Thỉnh Sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, Bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng sang Miếu Bà Tục lệ thỉnh sắc
Trang 40Lễ Chánh Tế được thực hiện vào lúc 4 giờ sáng ngày 26 gọi là Cúng Chánh tế Chiều ngày 27 đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về Sơn Lăng Phần lễ hội diễn ra rất sôi nổi đan xen với phần lễ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén… thu hút rất nhiều du khách
Theo chủ trương của Ủy ban tỉnh An Giang và Ban quản lý di tích, Lễ hội Vía Bà vẫn được triển khai đầy đủ các thủ tục chính trong không khí trang nghiêm thành kính nhưng vẫn phải đảm bảo mức độ tổ chức không quá cầu kỳ tốn kém, gây lãng phí và luôn đảm bảo công tác an toàn an ninh, trật tự trong thời gian diễn ra lễ hội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham dự an toàn Bên cạnh đó, Ban tổ chức lễ hội cũng tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động, kiểm soát chặt chẽ các thông tin cũng như hoạt động mua bán, nhang đèn… phục vụ lễ hội Qua đó, đảm bảo cho lễ hội được diễn
ra trang trọng, tôn nghiêm mà không gây phiền hà cho du khách thi tham gia lễ hội
Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là một lễ hội mang bản sắc dân tộc đậm nét, nhưng cũng chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ Lễ hội thực sự là một lễ hội văn hóa dân gian đáp ứng nhu cầu văn hóa xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân
1.3.3 Thư ̣c trạng về công tác bảo tồn các giá tri ̣ văn hóa tín ngưỡng Mẫu ở Hà Nội hiê ̣n nay
1.3.3.1 Bảo tồn các giá trị văn hóa tín ngưỡng tôn giáo phi vật thể
Hà Nội từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần đã đ i vào trái tim của bao thế hê ̣, điểm đến yêu thích , điểm du li ̣ch hấp dẫn của cả người dân thủ đô và du khách trong nước cũng như quốc tế với những đền , phủ thờ Mẫu , vớ i nghi lễ hầu