Để có thể khai thác và sử dụng tối ưu các giá trị văn hóa của tín ngưỡng Mẫu cho hoạt động du lịch tín ngưỡng tôn giáo trở thành một sản phẩm du lịch thực sự thì việc xây dựn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-PHẠM MINH NGUYỆT
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ ĐIỂM TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội – 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-PHẠM MINH NGUYỆT
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ ĐIỂM TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: TS PHẠM LÊ THẢO
Hà Nội – 2014
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT 2
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Mục đích và nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứ u 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Bố cục của đề tài luâ ̣n văn 9
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ DU LỊCH VÀ TÍN NGƯỠNG MẪU 10
1.1 Một số lý luận về du lịch 10
1.2 Khái niệm tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu, lễ hội và lễ hô ̣i tín ngưỡng 17
1.3 Một số vấn đề thực tiễn về tín ngưỡng Mẫu 30
Tiểu kết chương 1 45
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG MẪU Ở HÀ NỘI 46
2.1 Tổng quan về du lịch Thành phố Hà Nội 46
2.2 Thực tra ̣ng về hoạt động khai thác các giá trị tín ngưỡng Mẫu cho phát triển du lịch ở Hà Nội 50
2.3 Thực tra ̣ng về cơ sở vâ ̣t chất ha ̣ tầng kỹ thuâ ̣t và kinh doanh di ̣ch vu ̣ phu ̣c vu ̣ du lịch tại các điểm tín ngưỡng Mẫu 61
Tiểu kết chương 2 73
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ CỦA CÁC ĐỀN, PHỦ THỜ MẪU CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH 74
3.1 Về công tác tổ chức quản lý 74
3.2 Về chất lượng dịch vụ du lịch tại các đền, phủ thờ Mẫu 87
3.3 Về sản phẩm du lịch 91
3.4 Về quảng bá, xúc tiến du lịch 96
Tiểu kết chương 3 98
KẾT LUẬN 99
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý
BYT Bộ y tế
CSHT Cơ sở hạ tầng
HDV Hướng dẫn viên
KT - XH Kinh tế - Xã hội
NCPT Nhu cầu phát triển
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc VHT T-DL Văn hóa, Thể thao và Du li ̣ch
Trang 53
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch tâm linh là mô ̣t trong những loa ̣i hình du li ̣ch tương đối mới , có xu hướng phát triển khá rô ̣ng Hiê ̣n nay, loại hình du lịch này thực sự đã và đang rất phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là ở Châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan Ở Việt Nam, du lịch tâm linh thường gắn với hoạt động hành hương tới các trung tâm tín ngưỡng tôn giáo , đă ̣c biê ̣t là các trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu trên khắp cả nước đã phát triển từ rất sớm và trở thành tâ ̣p tu ̣c lâu đời trong xã hô ̣i Tuy nhiên, hoạt động này chưa thể coi là mô ̣t loại hình du lịch thực sự do sự phát triển manh nha, mang tính cu ̣c bô ̣ đi ̣a phương và thiếu tính hê ̣ thống
Ở Hà Nội, tín ngưỡng Mẫu có nhiều điều kiện phát triển và trở thành sản phẩm
du lịch đặc thù trong chính sách phát triển du lịch chung của quốc gia Dưới góc độ kinh doanh du lịch thì tín ngưỡng thờ Mẫu là một tài nguyên văn hóa, một di sản văn hóa quý giá cần được khai thác hiệu quả, làm sống dậy truyền thống cha ông vớ i những nét đẹp truyền thống Việc tổ chức khai thác tốt và phát triển đa dạng các loại hình du lịch văn hóa, trong đó có du lịch tâm linh bên cạnh các loại hình du lịch khác là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển xứng với tiềm năng du lịch vốn có của Thủ đô Hơn thế nữa, việc này sẽ góp phần vào việc bảo tồn và gìn giữ vốn văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc trong thời kỳ hội nhập và tương lai của nước nhà một cách bền vững Mặc dù vậy, nguồn tài nguyên quý giá này chưa thực sự trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa
Để có thể khai thác và sử dụng tối ưu các giá trị văn hóa của tín ngưỡng Mẫu cho hoạt động du lịch tín ngưỡng tôn giáo trở thành một sản phẩm du lịch thực sự thì việc xây dựng tour, tuyến, nghiên cứu hoàn chỉnh tài liệu về các điểm tham quan tín
Trang 64
ngưỡng, tuyên truyền quảng bá, giáo dục ý thức cộng đồng và tổ chức các hoạt động dịch vụ phụ trợ tại các điểm tham quan du lịch văn hóa tín ngưỡng mang tính đặc thù này là việc làm hết sức cần thiết
Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thư ̣c tra ̣ng và giải pháp phát triển du lịch tại một số điểm tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu được một số ấn phẩm tài liệu, giáo trình và luận văn về hai vấn đề chính của luận văn đó là văn hóa tín ngưỡng tôn giáo và phát triển du lịch văn hóa Các tác phẩm này giúp cho người đọc hiểu sâu sắc và khoa học hơn về văn hóa dân tộc, văn hóa tín ngưỡng tôn giáo và phương thức áp dụng vào thực tiễn phục vụ cho hoạt động du lịch phát triển một cách bền vững, đồng thời là nguồn tư liệu quý giá giúp cho bản thân tác giả nghiên cứu, tìm hiểu phục vụ cho luận văn này
Tài liệu nghiên cứu về tín ngưỡng Mẫu
Một số tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những lý luận cơ bản về văn hóa tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung ở Việt Nam như:
- Tác giả Ngô Đức Thịnh là chủ biên cuốn “Đạo Mẫu Việt Nam” xuất bản năm
1996, chỉnh sửa bổ sung và tái bản năm 2012 [41]; cuốn “Đạo Mẫu và các hình thức Saman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á” năm 2004 [42] hay cuốn “Lên đồng
- hành trình của thần linh và thân phận” năm 2010 [43] Ở những tác phẩm này, tác giả
đã từng bước diễn trình về lịch sử phát triển từ tục thờ Nữ thần đến tín ngưỡng Mẫu và đưa ra những luận chứng khẳng định tín ngưỡng Mẫu ở Việt Nam đã trở thành Đạo Mẫu
- GS Vũ Ngọc Khánh, tác giả cuốn “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam” (2001), tái bản có sửa chữa, đã trình bày khái quát về các tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ trong tác phẩm này [19]
Trang 75
- Tác giả Trương Sĩ Hùng là chủ biên cuốn “Lịch sử tín ngưỡng Đông Nam Á” xuất bản năm 2000, tái bản năm 2003 [17] Trong tác phẩm này, tác giả đã giới thiệu
về tín ngưỡng thờ Mẫu và lễ hội thờ Mẫu qua đó tác giả kết luận tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam mang sắc thái điển hình ở Đông Nam Á
Trong những tác phẩm của mình, các tác giả Nguyễn Chí Bền (tác giả cuốn Văn hóa dân gian những phác thả) [7], tác giả Trương Quốc Thắng (tác giả cuốn Lễ hội dân gian ở Nam bộ) [38], và tác giả Nguyễn Đăng Duy (tác giả cuốn Văn hóa tâm linh) [12]
đã nghiên cứu và đề cập đến tục thờ Mẫu ở Nam bộ và con đường đưa tín ngưỡng thờ Mẫu
ở miền Bắc vào miền Nam
- Năm 2004, tác giả Đặng Văn Lung đưa ra cuốn “Văn hóa Thánh Mẫu” với rất nhiều tâm huyết dưới góc độ văn hóa - lịch sử và văn học, ông đã dẫn chứng khá nhiều
tư liệu về các “Mẫu” nhưng lại chưa thực sự đặt vấn đề ở góc độ tín ngưỡng tôn giáo [23]
- Tác giả Mai Thanh Hải năm 2005 có tác phẩm “Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam” với quan điểm thờ Mẫu ở Việt Nam có cội nguồn bản địa và thờ Mẫu xuất phát từ triết lý nhân sinh [15]
Về phát triển du lịch tín ngưỡng tôn giáo
Cùng với các tài liệu về tín ngưỡng và văn hóa tâm linh của các tác giả, nhà nghiên cứu Việt Nam đã nêu ở trên, còn có một số công trình, tài liệu nghiên cứu về phát triển du lịch văn hóa tâm linh tín ngưỡng như:
- Cuốn sách chuyên khảo “Ứng xử văn hóa trong du lịch” của các tác giả Trần Thúy
Anh (chủ biên), Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa, năm 2010 Cuốn sách đươ ̣c các tác giả đề cập tới việc tính cấp thiết của việc nghiên cứu và áp dụng văn hóa vào hoạt động
du li ̣ch ở Viê ̣t Nam thông qua viê ̣c phân tích, diễn trình phát triển của văn hóa và những ứng xử , sự tương tác lẫn nhau giữa văn hóa với các lĩnh vực của cuô ̣c sống từ truyền thống đến hiê ̣n đa ̣i mà trong đó lĩnh vực du li ̣ch là mô ̣t đa ̣i diê ̣n trong thể hiê ̣n văn hóa và ứng xử văn hóa của mỗi một dân tộc Đặc biệt , ở chương III trong mục: Đi tìm câu trả lời nhằm ha ̣n chế
Trang 86
những ảnh hưởng không tích cực của cách thế ứng xử người Viê ̣t đối với hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch, đã thực sự là những đóng góp vô cùng thiết thực cho viê ̣c thúc đẩy phát triển văn hóa tối ưu và bền vững trong giai đoạn hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế
- Giáo trình Du lịch văn hóa “Chương 2 Các kỹ năng, nghiệp vụ du lịch văn hóa –
mục 3 Đền thờ Mẫu tam tòa”, của các tác giả Trần Thúy Anh (chủ biên), Triệu Thế Việt,
Nguyễn Thu Thủy, Phạm Thị Bích Thủy, năm 2011 Trong đó, nhóm tác giả đã đưa các vấn
đề lý luận về nghiệp vụ du lịch gắn với từng kỹ năng trong việc nghiên cứu, nhận diê ̣n và khai thác mô ̣t cách chi tiết từng khía ca ̣nh, góc độ của các di sản văn hóa đặc biệt là các di sản văn hóa tâm linh tín ngưỡng cho hoạt động du lịch nhằm khẳng định tính đặc thù, thiêng liêng của di sản văn hóa truyền thống , giúp truyền tụng, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa cội nguồn của dân tộc
- Luận án tiến sỹ “Khai thác các giá tri ̣ văn hóa truyền thống phục vụ phát triển
du li ̣ch (Nghiên cứu trường hợp làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Tỉnh Hà Tây)”, tác giả Đào Duy Tuấn, năm 2012
- Luận văn thạc sỹ “Tổ chức hoạt động du li ̣ch t ại các di tích thờ Mẫu trên đi ̣a bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp phủ Tây Hồ)”, tác giả Nguyễn Quang Trung,
năm 2014
Các luận án, luận văn về du li ̣ch văn hóa và du lịch tín ngư ỡng trên cũng tập trung nghiên cứu về các giá tri ̣ văn hóa đă ̣c sắc truyền thống với hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch và việc triển khai các phương pháp tổ chức hướng dẫn, tham quan cho khách du lịch tại các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng đă ̣c thù và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm góp phần phát triển bền vững cho phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung, du lịch văn hóa và du lịch tâm linh tín ngưỡng nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
Trang 97
+ Vận dụng những kiến thức đã học, hệ thống hóa các vấn đề về cơ sở lý luận, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng, Hà Nội Xác định những
giá trị có thể khai thác cho phát triển du lịch tại các điểm tín ngưỡng loại này
+ Từ lý luận và thực tiễn khai thác du lịch tại một số điểm tín ngưỡng Mẫu ở Hà Nội,
đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các giá trị của các điểm tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Nội
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiến về tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Mẫu, những cơ sở hình thành và tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu, những quan niệm về con người và cuộc sống con người biểu hiện trong tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt vùng châu thổ sông Hồng, Hà Nội
+ Xác định những nội dung , giá trị phục vụ du lịch trên phương diện hoạt động tham quan, hướng dẫn khách du lịch tại các điểm tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng, Hà Nội
+ Phân tích đánh giá thực trạng khai thác các giá trị của các điểm tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội cho phát triển du lịch
+ Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác các giá trị của các điểm tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội cho phát triển du lịch
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Những giá trị văn hóa trong tín ngưỡng Mẫu Tam phủ - Tứ phủ, các đền, phủ, điện thờ tự Mẫu và các không gian trưng bày về tín ngưỡng Mẫu của người Việt ở khu vực Hà Nội: tục thờ, kiến trúc, nghệ thuật diễn xướng, lễ hội, sinh hoạt cộng đồng…
+ Hoạt động tham quan - du lịch tại các đền thờ Mẫu, các điểm tham quan, bảo tàng có không gian trưng bày và giới thiê ̣u về tín ngưỡng Mẫu tại Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
Trang 108
+ Về không gian : Các điểm di tích tín ngưỡng Mẫu tại Hà Nội , luận văn tập trung nghiên cứu trường hợp tại các đền Dầm (Xâm Dương) và đền Đại Lộ thuộc xã Ninh Sở, Huyện Thường Tín, Hà Nội; phủ Tây Hồ và một số ngôi c hùa có ban thờ Mẫu ở Hà Nội
+ Về thờ i gian : Tác giả tiến hành nghiên cứu và thực hiện luâ ̣n văn tron g thời gian từ đầu tháng 9 năm 2013
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu về phát triển du lịch tại một số điểm tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập, xử lý thông tin; phương pháp thực địa Ngoài ra, các mối tương quan giữa đề tài nghiên cứu và các nhân tố khác cũng được xem xét một cách khách quan, đồng bộ để kết quả nghiên cứu đạt được chính xác và thực tiễn
- Phương pháp thu thập tài liệu và xử lý thông tin: đây là phương pháp chủ yếu trong quá trình nghiên cứu khoá luận dựa trên những nguồn tài liệu tìm hiểu được về tín ngưỡng thờ Mẫu, du lịch trong khuôn khổ tín ngưỡng Mẫu qua sách báo, internet, nguồn tư liệu của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Qua đó, đánh giá thực trạng phát triển du lịch tín ngưỡng ở các điểm du lịch tín ngưỡng thờ Mẫu
- Phương pháp thực địa: Đi thực tế tại các điểm tham quan du lịch có tín ngưỡng thờ Mẫu trong phạm vi nghiên cứu, qua đó điều tra trực tiếp bằng quan sát, phỏng vấn, chụp ảnh đây là hình thức nghiên c ứu nhằm khám phá , điều chỉnh và bổ sung các thang đo, sử dụng kỹ năng phỏng vấn trực tiếp với khách hàng Các câu hỏi ban đầu được thiết kế là bảng hỏi mở để thu thập thêm các thông tin thích hợp từ phía khách hàng và các chuyên gia Thực hiện bước này để tìm thêm các thông tin mới, bổ sung vào mô hình nghiên cứu cũng như loại bỏ các thông tin, chỉ số không thích hợp nhằm tạo ra một bảng hỏi phù hợp cho nghiên cứu chính thức
Các đối tượng được tiến hành thảo luận, phỏng vấn là khách du lịch tại điểm tín ngưỡng gồm nhiều đối tượng khác nhau, đến đây với nhiều mục đích khác nhau Việc
Trang 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trần Thúy Anh, Triệu Thế Việt, Nguyễn Thu Thủy, Phạm Thị Bích Thủy (2011),
Giáo trình Du lịch văn hóa – Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục
2 Trần Thú y Anh (chủ biên), 2010, Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đa ̣i ho ̣c Quốc
gia Hà Nô ̣i
3 Toan Ánh (2005), Nếp cũ hội hè đình đám, Nxb Trẻ, Hà Nội
4 Đặng Văn Bài (2007), Bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể- từ góc nhìn toàn cầu
hoá, Tạp chí di sản số 4
5 Ban tôn giáo Chính phủ (2005), Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn
giáo, Nxb Tôn giáo
6 Nguyễn Chí Bền (2004), Bảo tàng với việc bảo tồn Di sản Văn hoá phi vật thể,Tạp
chí Di sản văn hoá số 7
7 Nguyễn Chí Bền (2003), Văn hóa dân gian những phác thảo , Nxb Văn hóa thông
tin
8 Nguyễn Chí Bền (2005), Về nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể
trong giai đoạn 2001-2005, Tạp chí Di sản văn hoá Số 3
9 Phan Kế Bính, 2011, Viê ̣t Nam phong tục, Nxb Văn ho ̣c
10 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam , Nghị định 92/2012/NĐ- CP ngày 08 tháng
11 năm 2012 của Chính phủ, Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo
11 Thiều Chửu (1999), Hán - Việt từ điển, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
12 Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn ho ́ a tâm linh, Nxb Hà Nô ̣i
13 Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa 2008, Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb ĐH
Kinh tế QD
14 Thích Kiên Định, PL2554 – 2010, Tư ̀ điển Phạn - Anh – Viê ̣t, Nxb Thuâ ̣n Hóa
15 Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam , Nxb Văn hóa
Thông tin Hà Nô ̣i