Mục đích nghiên cứu: Đề tài tiểu luận phát triển du lịch thác Bản Giốc muốn đưa các bạn đến với nơi đây để khám phá những vẻ đẹp về văn hóa, lịch sử, sông nước núi non.. Ngoài ra còncó m
Trang 12.3 Giá trị văn hóa xung quanh khu vực
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÁC BẢN DỐC
3.1 Thực trạng du lịch tại điểm
3.1.1 Cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất kỹ thuật
3.1.2 Nguồn nhân lực phục vụ
3.2 Giải pháp phát triển du lịch tại Thác Bản Dốc
3.3 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý
3.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm và đội ngũ hướng dẫn viên
KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Là một người con của tỉnh Cao Bằng, tôi muốn mời mọi người trên khắp mọi
miền đất nước đến với quê hương mình Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Pháttriển du lịch Thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng” để nghiên cứu, bởi đây là một vùng đất rất có tiềm năng phát triền kinh tế và du lịch Cao Bằng với những ưu thế riêng của mình, cùng với sự cố gắng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của con người nơi đây, tôi tin rằng du lịch Cao Bằng sẽ ngày một phát triển và được mọi người tìm đến
Mục đích nghiên cứu: Đề tài tiểu luận phát triển du lịch thác Bản Giốc muốn đưa các bạn đến với nơi đây để khám phá những vẻ đẹp về văn hóa, lịch sử, sông nước núi non Chúng ta sẽ thêm hiểu,,thêm yêu một vùng đất nóiriêng và quê hương Việt Nam ta nói chung Tôi mong rằng đề tài này có thể góp phần nào đó đưa mọi người về với du lịch Cao Bằng,để có thể lưu giữ, phát triển thêm những nét đẹp nơi này
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu này tập trung vào thác Bản Giốc và khu vực xung quanh
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu kết hợp các phương pháp nghiên cứu thường có trong nghiên cứu khoa học cũng như nghiên cứu
xã hội học hay các ngành khoa học khác.Trong đó đặc biệt sử dụng các
phương pháp sau:Phương pháp khảo sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp thu thập dữ liệu
Đóng góp của đề tài: Tập hợp các nguồn tài liệu nghiên cứu, viết về Thác Bản Giốc từ trước tới nay Trên cơ sở đó phân tích để thấy được các giá trị lịch sử - Văn hóa của Thác Bản Giốc Làm rõ thực trạng khai thác và phát triển du lịch Thác Bản Giốc trong 10 năm trở lại đây Định hướng, giải pháp
để khai thác một cách hiệu quả nhất tiềm năng du lịch của Thác Bản Giốc
Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo, phụ lục, đề tài được kết cấu 3 chương
Trang 3CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CAO BẰNG
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam Hai mặt Bắc vàĐông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dàitrên 332 km Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.724,62 km2 , là caonguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên
có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển Núi non trùng điệp Rừngnúi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt:Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phầnlớn là núi đất có nhiều rừng rậm Cao Bằng có 13 huyện, thị với 199 xã,phường, thị trấn Hệ thống sông Bằng Giang gồm: Sông Bằng Giang, ngàyxưa gọi là sông Mãng, có diện tích lưu vực là 3420,3km2, độ dài 113 km, bắtnguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua các huyện
Hà Quảng, Hòa An, Thị xã, Phục Hòa rồi chảy qua Thủy Khẩu – Long Châu –Quảng Tây – Trung Quốc, đổ ra biển Bắc Hải – Trung Quốc Có các phụ lưu:Sông Nguyên Bình, Sông Hiến, Sông Giẻ Rào (bắt nguồn từ huyện ThôngNông) Hệ thống sông Gâm có diện tích lưu vực là 1876 km2, đoạn chảy quaBảo Lạc, Bảo Lâm dài 55 km, bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc, chảyvào huyện Bảo Lạc, xuống Bảo Lâm rồi xuống Hà Giang, Tuyên Quang trởthành phụ lưu của Sông Lô đổ vào Sông Hồng Sông Gâm có hai dòng phụlưu chính là sông Nho Quế và Sông Neo (có nơi gọi là sông Leo) Hệ thốngsông Bắc vọng có diện tích lưu vực là 1329 km2, đoạn chảy qua Cao Bằng dài77km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, quacác huyện Trà Lĩnh (Tả Lệnh), Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên chảy vềphía Nam rồi đổ vào sông Bằng Giang qua Thủy Khẩu – Trung Quốc Hệ
Trang 4thống sông Quây Sơn có diện tích lưu vực là 2319 km2, đoạn chảy qua CaoBằng dài 76 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – ĐôngNam qua các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê, Đình Minh, Đình Phong, Phong Châu,Trí Viễn, Đàm Thủy của huyện Trùng Khánh, rồi chảy xuống xã Minh Longhuyện Hạ Lang, chảy sang huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc Hệthống các con sông của Tỉnh Cao Bằng đều nhỏ, nhiều thác ghềnh, khả năngphát triển giao thông đường thủy hạn chế, song có khả năng phát triển thủyđiện, là nguồn tài nguyên cung cấp nước sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệprất dồi dào Về hệ thống hồ ở Cao Bằng có hai hồ tự nhiên là hồ Đồng Mu, xãXuân Trường, huyện Bảo Lạc; hồ Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh Ngoài ra còn
có một số hồ nhân tạo như: Hồ Khuổi Lái, Nà Tấu, Phja Gào huyện Hòa An;
hồ Trung Phúc, hồ Bản Viết ở huyện Trùng Khánh; hồ Thôm Luông ở huyệnNguyên Bình… Hệ thống các con suối có hàng ngàn con, là phụ lưu của các
hệ thống sông của tỉnh, phân bố dày đặc, là tài nguyên quý giá trong đời sốngsản xuất của đồng bào các dân tộc ở các vùng thượng lưu, rẻo cao, biên giơi.Tuy nhiên dòng chảy nhỏ thấp, mùa khô có nhiều con suối bị cạn kiệt, mùamưa lũ thì nước đổ về sối sả gây tác hại cho sản xuất và đời sống nhân dân.Chế độ thủy văn thất thường này luôn là sự quan tâm thường trực của các cấp,các ngành và nhân dân tỉnh Cao Bằng
Đất đai của Cao Bằng được chia làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đấtkhác nhau Đó là nhóm đất núi phân bố ở độ cao >= 900m so với mặt nướcbiển (ký hiệu: H); nhóm đất đồi với màu sắc đặc trưng là đỏ vàng (ký hiệu: F)
và nhóm đất bằng, thung lũng hẹp Sau đây là một số đặc điểm chính của cácnhóm đất đó Đặc điểm của nhóm đất núi Do địa hình dốc, rừng bị tàn phánhiều nên tầng dày cấp III (<50 cm) chiếm 41,83%, diện tích tầng dày cấp I(>120 cm) chiếm 25,5%, diện tích tầng dày, trung bình (50 - 120 cm) chiếm32,81% Diện tích sử dụng cho nông nghiệp của nhóm đất này chỉ chiếmkhoảng 5,95% so với cả nhóm Nhóm này phân bố ở độ cao >= 900m, đặc
Trang 5trưng cho địa hình núi, có quá trình pheralit yếu, quá trình tích luỹ mùn mạnhhơn Trong nhóm đất này có 5 loại đá mẹ chính Đặc điểm nổi bật của nhómđất này là thường ở địa hình dốc, diện tích có độ dốc cấp VI (>250) chiếm90,51%, diện tích có độ dốc cấp V chiếm 0,21%, cấp IV chiếm 1,96%, cấp IIIchiếm 0,31% Đặc điểm của nhóm đất ồi (Nhóm đất đỏ vàng) Đặc điểm củaloại đất này là phát triển trên vùng đồi, núi thấp hoặc địa hình lượn sóng Đất
có quá trình tích luỹ Fe, Al (sắt, nhôm) có màu đỏ hoặc vàng Mức tích luỹnày tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình và lớp phủ thực vật Địa hìnhphần lớn bị chia cắt mạnh, sườn dốc Đất có độ dốc cấp VI chiếm 80% diệntích cả nhóm; độ dốc cấp V chiếm 11,56%; độ dốc cấp III và cấp II chỉ chiếm3,88% Tầng dày cấp I (>120 cm) chiếm 41,2% so với cả nhóm Tầng dày cấp
II (50 - 120 cm) chiếm 31,5% so với cả nhóm Tầng dày cấp III (< 50 cm)chiếm 27,3% so với cả nhóm Đất đỏ vàng Cao Bằng chủ yếu phát triển trêncác loại đá mẹ: macma, siêu kiềm, macma kiềm chiếm diện tích lớn:47,39%; sau đó là nhóm đất phát triển trên đá biến chất (phơrit, gnai, mica)chiếm 31,23%
Vì vậy xét về mặt tổng thể, đất đai Cao Bằng có nhiều mặt ưu thế: Đa
số đất có tầng dày Nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh nên đất có sườn dốclớn Điều đó làm hạn chế đến sử dụng đất trong nông nghiệp Đặc điểm củanhóm đất Bằng - Thung lũng Đồi núi Cao Bằng thấp dần từ bắc xuống nam
và chạy theo hướng tây bắc - đông nam Địa thế hiểm trở, mức độ chia cắtmạnh, núi đá vôi chạy vòng cung dọc biên giới Việt - Trung, từ Bảo lạc đếnThạch An Cao Bằng không có cánh đồng rộng mà chỉ có thung lũng nhỏ nằmxen kẽ những vùng núi hoặc lòng máng ven các con sông tạo thành những dảiphù sa nhỏ bé Diện tích nhóm đất này chiếm khoảng 4,67% so với tổng diệntích điều tra Trong đó bao gồm nhóm đất phù sa (Phù sa được bồi và phù sakhông được bồi, phù sa bị glây, phù sa có sản phẩm pheralit Nhóm này nhìnchung có thành phần cơ giới nhẹ Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
Trang 6nước (F1) đa số có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng Do địa hìnhdốc, bậc thang, tầng mặt bị rửa trôi sét nên đất có nhẹ đi đôi chút, nhưng tầngsâu thành phần cơ giới thường từ trung bình đến nặng Đất thung lũng dốc tụ
đa số có thành phần cơ giới trung bình, tầng tích tụ thành phần cơ giới nặnghơn Đất tích cácbonnat ở các thung lũng đá vôi hoặc ở địa hình trũng bị ảnhhưởng mạch nước chứa cacbonnat, đất thường có thành phần cơ giới từ trungbình đến nặng, càng xuống dưới càng nặng hơn Đặc điểm thành phần cơ giới
có lớp đáy từ trung bình đến nặng là một ưu điểm lớn của quá trình canh tác ởCao Bằng, đất có nền vững chắc tạo điều kiện cho quá trình giữ nước và phânbón cho cây trồng
Địa hình: Tiểu vùng núi đáChiếm diện tích ở hầu hết các huyện miềnđông của tỉnh: Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hoà, Hà Quảng, Thông Nông Địa hình miền này rất phức tạp, gồm các hệ thống dãy núi đá vôi phân cáchmãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởm chởm cao thấp khácnhau, hang hốc tự nhiên nhiều Có phương kéo dài chung theo hướng tây bắc
- đông nam Xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều hình, nhiều vẻkhác nhau Chủ yếu phân bố ở các huyện miền tây tỉnh (Nguyên Bình, BảoLạc, Thạch An)và một phần diện tích phía nam Hoà An Đáng chú ý nhất là:
Hệ thống núi cao Bảo Lạc - Nguyên Bình: Bao gồm nhiều dãy núi cao kéo dài
từ phía tây nam huyện Bảo Lạc qua phần diện tích phía tây nam huyệnNguyên Bình, Với các đỉnh cao tiêu biểu: Phja dạ (Bảo Lạc) 1.980 m so vớimặt nước biển; Phja đén (Nguyên Bình) 1.428 m; Phja Oắc (Nguyên Bình)1.931 m Cấu tạo nên hệ thống núi cao này là trầm tích của điệp sông Hiến vàcác đá macma xâm nhập axit - Grannit Hệ thống núi cao Ngân Sơn - ThạchAn: Bao gồm các hệ thống núi xếp theo dãy, kéo dài tà phía bắc - tây bắchuyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) qua thị trấn Ngân Sơn, Bằng Khẩu, qua phần diệntích phía tây - tây bắc huyện Thạch An rồi vượt sang phía tây - tây nam tỉnhLạng Sơn.Với các đỉnh cao tiêu biểu: Pù Tang Lam 1.639 m so với mặt nước
Trang 7biển; Khau Pàu: 1.188m Cấu tạo định hình này chủ yêú là các đá trầm tíchđiệp sông Hiến và một phần không đáng kể của trần tích Paleozoi sớm giữa(Pt1 và Pt2) Nhìn chung cả hai hệ thống này đều có phương phát triển theohướng tây bắc - đông nam với hệ thống đường phân thuỷ nhiều vẻ khác nhau,song vẫn mang sắc thái phát triển của toàn vùng Xen kẽ các hệ thống núi cao
là các thung lũng, núi thấp sông suối với những kích thước lớn, lớn nhỏ hìnhthái nhiều vẻ khác nhau Các thung lũng lớn như: Hoà An, Nguyên Bình,Thạch An, thung lũng sông Bắc Vọng Trong đó, đáng chú ý hơn là thunglũng Hoà An - vựa lúa của tỉnh, nằm trùng với phần phía bắc của lòng mángCao Lạng, dài gần 30 km Điểm bắt đầu từ Mỏ Sắt (Dân Chủ - Hoà An) kéodài hết xã Chu Trinh (Hoà An), chạy dọc theo đường đứt gãy Cao Bằng -Lạng Sơn, bao gồm những cánh đồng phì nhiêu, tương đối bằng phẳng, xengiữa các cánh đồng là đồi núi thấp sắp xếp không liên tục theo kiểu bát úp.Trong phạm vi thung lũng này xuất hiện các mỏ khoáng sản: Sắt, fosphorit tậptrung với trữ lượng và chất lượng rất cao dễ tìm kiếm và khai thác Ngoài racác thung lũng khác còn chứa nhiều khoáng sản quý
1.2 Lịch sử của tỉnh
Tỉnh Cao Bằng cùng với tỉnh Lạng Sơn thời nhà Lý-nhà Trần được gọi
là châu Quảng Nguyên Vùng đất này (Lạng Sơn và Cao Bằng) chính thứcphụ thuộc vào o Đại Việt từ năm 1039, đời vua Lý Thái Tông, sau khi nướcnày chiến thắng Nùng Trí Cao Sau khi thất thủ Thăng Long năm 1592 nhàMạc chạy lên Cao Bằng và xây dựng vùng đất này để chống lại nhà Lê Trịnhcho đến 1677 mới chấm dứt Cao Bằng là địa danh đã xuất hiện từ lâu đời ởnước Việt Nam Vào thời các vua Hùng, vùng đất này thuộc bộ Vũ Định Đếnđời Lý, thuộc vào đất Thái Nguyên Vào đầu triều Lê, Cao Bằng thuộc Bắcđạo, rồi đặt vào Ninh Sóc thừa tuyên, sau đổi thành Cao Bình phủ Đến thờinhà Mạc thất thế chạy lên Cao Bằng, đóng đô ở Cao Bình với 3 đời vua, tổngcộng 70 năm Việc nhà Mạc đưa nhiều người lên cư trú tổ chức cai trị, mở các
Trang 8khoa thi đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội của mảnh đất biên cươngnày Khi nhà Lê dẹp xong nhà Mạc mới đặt tên vùng này là Cao Bằng vàkhông để thuộc vào Thái Nguyên nữa Đến thời Nguyễn, Cao Bằng được đặtlàm Hiệp trấn, sau đổi thành phủ Trùng Khánh Đến năm 1831 đặt thành tỉnhCao Bằng, bỏ chế độ thổ mục Sau này ranh giới của tỉnh Cao Bằng ít nhiều
có sự thay đổi Ngày 22/12/1975 Cao Bằng hợp nhất với Lạng Sơn thành tỉnhCao Lạng Đến ngày 29/12/1978, tỉnh Cao Bằng được tái lập
Hành chính và các đơn vị trực thuộc: Năm 1950, tỉnh Cao Bằng có 10huyện: Bảo Lạc, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa,Quảng Uyên, Thạch An, Trấn Biên, Trùng Khánh Năm 1958, huyện TrấnBiên đổi tên thành huyện Trà Lĩnh Năm 1963, thành lập thị trấn Tĩnh Túctrực thuộc tỉnh Cao Bằng Quyết định số 26-CP ngày 14 tháng 3 năm 1963.Đến năm 1981, chuyển thị trấn Tĩnh Túc trực thuộc huyện Nguyên BìnhQuyết định số 44-HĐBT ngày 1 tháng 9 năm 1981 Năm 1966, thành lậphuyện Thông Nông trên cơ sở tách ra từ huyện Hà Quảng theo Quyết định số67-CP ngày 7 tháng 4 năm 1966 Năm 1967, hai huyện Phục Hòa và QuảngUyên hợp nhất thành huyện Quảng Hòa theo Quyết định số 27-CP ngày 8tháng 3 năm 1967 Năm 1969, giải thể huyện Hạ Lang, nhập vào hai huyệnQuảng Hòa và Trùng Khánh theo Quyết định số 176-CP ngày 15 tháng 9 năm
1969 Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Cao Bằng được sáp nhập với tỉnhLạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng Ngày 29 tháng 12 năm 1978 tái lập tỉnh CaoBằng từ tỉnh Cao Lạng, đồng thời nhập hai huyện Ngân Sơn và Chợ Rã củatỉnh Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VI, kỳhọp thứ 4, ngày 29 tháng 12 năm 1978 Lúc đó tỉnh Cao Bằng có tỉnh lị là thị
xã Cao Bằng và 11 huyện: Bảo Lạc, Chợ Rã, Hà Quảng, Hòa An, Ngân Sơn,Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh.Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được thị xã Cao Bằng và
đã hủy diệt hầu như toàn thị xã, các công trình kiến trúc đã bị phá tan tành, kể
Trang 9cả chùa chiền đền miếu Khu di tích chủ tịch Hồ Chi Minh tại hang Pác Bó,
xã Trường Hà, huyện Hà Quảng cũng bị chúng đặt bom mìn phá sập cửa hang
và các di tích của Bác, bức bia đá Bác viết khi vừa trở về Tổ quốc cũng bị nứtlàm đôi Năm 1981, tái lập huyện Hạ Lang từ các xã đã nhập vào hai huyệnQuảng Hòa và Trùng Khánh theo Quyết định số 44-HĐBT ngày 1 tháng 9năm 1981 Năm 1984, huyện Chợ Rã đổi tên thành huyện Ba Bể theo Quyếtđịnh số 144-HĐBT ngày 6 tháng 11 năm 1984 Năm 1996, trả hai huyện NgânSơn và Ba Bể về tỉnh Bắc Kạn mới tái lập Năm 2000, chia huyện Bảo Lạcthành huyện Bảo Lạc mới và huyện Bảo Lâm theo Nghị định số 52/2000/NĐ-
CP ngày 25 tháng 9 năm 2000 Năm 2001, tái lập hai huyện Phục Hòa vàQuảng Uyên từ huyện Quảng Hòa ngày 13 tháng 12 năm 2001 Năm 2012,chuyển thị xã Cao Bằng thành thành phố Cao Bằng theo Nghị quyết 60/NQ-
CP ngày 25 tháng 8 năm 2012.Tỉnh Cao Bằng bao gồm 1 thành phố và 12huyện
1.3 Những giá trị văn hóa đặc sắc
1.3.1 Đặc điểm kinh tế
Nông nghiệp: Người dân Cao Bằng trước đây có truyền thống làmruộng nương do chưa biết áp dụng khoa học kĩ thuật và chủ yếu dựa vào kinhnghiệm là chính nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn Từ sau năm 1986, nhờ
áp dụng khoa học kỹ thuật và có phương thức canh tác hợp lí nên bây giờ chủyếu là làm ruộng nước với các biện pháp thủy lợi như đào mương, bắc máng,đáp phai, làm cọn nước để lấy nước tới ruộng đã làm cho sản lượng thóc thuđược tăng lên và diện tích canh tác được mở rộng Ngoài trồng lúa nước thìlúa nương vẫn còn được trồng nhưng không phổ biến, bên cạnh đó còn trồngthêm hoa màu Ở những nơi có đủ nước thì được cấy hai vụ lúa mùa và đôngxuân còn những đám ruộng cạn thì đồng bào tranh thủ trồng ngô xuân Saukhi gặt xong vụ lúa mùa thì lại tiếp tục cấy vụ thứ hai và khi thu hoạch vụ haithì họ lại trồng tiếp vụ hoa màu như khoai tây và các loại rau phục vụ cho
Trang 10sinh hoạt hàng ngày và đem ra chợ bán Ngoài ra họ còn tròng xen canh gối
vụ trên các loại đất Xen canh với ngô ở trên nương có các loại đậu nhất làđậu tương Khi thu hoạch ngô xong họ thường trồng khoai lang Hiện nay,người dân Cao Bằng áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, dùng máy bừathay trâu bò, lao động được phân công hợp lí nên sản xuất phát triển, đời sốngnhân dân từng bước được cải thiện
Chăn nuôi: Người dân Cao Bằng chủ yếu chăn nuôi các loại gia cầmnhư gà, vịt, lợn, ngan, ngỗng Còn gia súc nuôi chỉ dùng để lấy sức kéo vàphân bón chú không nuôi thành đàn để tăng gia và chăn nuôi chuyên nghiệp.Mỗi gia đình thường có 2 – 3 con trâu hoặc bò nhiều nhất là 9 – 10 con Bêncạnh đó có gia đình còn nuôi thêm cá kết hợp với trồng cây ăn quả và nuôithêm gia cầm làm thành mô hinh VAC cho hiệu quả kinh tế cao
Thủ công nghiệp: Do cuộc sống mang tính tự cấp, tự túc nên các nghềthủ công của gia đình được chú ý, họ tự đan đồ dùng như cót bồ, dậu, rổ, ghếmây, ghế trúc, tự nuôi tằm dể lấy sợi và tự dệt vải và nhuộm chàm hầu hếtcác gia đình đều có khung cửi nên phần lớn các gia đình có thể tự túc đượccác loại vải làm chăn màn, quần áo, khăn mặt Ngoài ra, họ còn dệt thổ cẩmvới nhiều hoa văn rất đẹp và đang được coi là mặt hàng thủ công mỹ nghệ ởnhiều địa phương Nhu cầu trao đổi hàng hóa phát triển nên ở làng, xã đã hìnhthành chợ cứ 5 ngày họp chợ một lần dể người dân có thể trao đổi, mua báncác mặt hàng do chính họ sản xuất với nhau và với các địa phương khác.1.3.2 Nhà ở
Nhà ở của người dân Cao Bằng có hai loại hình cơ bản: nhà sàn và nhàđất Ngoài ra còn có nhà nửa sàn nửa đất
Nhà ở truyền thống của người dân Cao Bằng là nhà sàn làm theo kiểu
vì kèo, cột bằng gỗ, mái được lợp bằng lá tranh hay ngói ta và được chiathành ba đến năm gian Xung quanh nhà dùng ván hay những liếp cây maihay cây nứa để bao quanh Nhà sàn chủ yếu là nhà hai mái, được dựng với
Trang 11thiết kế hợp lý Từ sàn, gác, mặt sàn cho đến gầm sàn đều được sử dụng trongsinh hoạt và sản xuất Trong nhà, gác có thể làm ở tất cả các gian (trừ gianbàn thờ) dùng để đặt bồ đựng các sản phẩm trồng trọt như thóc, khoai,sắn và các dụng cụ dệt vải Gầm sàn là nới có thể nhốt gia súc hay để cácnông cụ như cày, bừa, cối xay Hiện nay, người dân Cao Bằng cũng ở nhà đấtđồng thời có nhiều thay đổi so với nhà sàn truyền thống: nhỏ về quy mô, đơngiản về kết cấu bộ sườn, bố cục trong nhà cũng khác, kỹ thuật làm mái, dựng
vì kèo hầu hết là đục lỗ mộng tạo lỗ khí làm tường, được xây bằng gạch hay
đá Trong nhà ngăn thành từng phòng riêng cho nam, nữ
Nhà mới: Người dân Cao Bằng cho rằng, việc làm nhà mới hết sứcquan trọng trong đời sống một con người Khi làm nhà phải chọn đất, chọnhướng, xem tuổi, chọn ngày Ngày vào nhà mới cũng là ngày họ dọn về nhàmới ở Họ mời thầy cúng về để làm các nghi lễ vào nhà mới, trước tiên dọnmột số đồ vật như bát hương để rước tổ tiên về trông nhà và bảo vệ cho giađình cũng như gia súc, gia cầm khỏi ma quỷ và sinh sôi nảy nở tiếp đó là lấythêm giá bếp, gánh nước, bình vôi họ chất một đóng củi ở giữa bếp mới rồimời những người già của họ hàng có tư cách đạo đức tốt, làm ăn giỏi, đôngcon cái mỗi người cầm một bó đuốc đi từ bốn góc nhà ra châm vào đống lửasau đó giữ cho lửa không được tắt làm như vậy họ mong sẽ làm ăn được dễdàng, thuận lợi và gặp nhiều may mắn
1.3.3 Phong tục tập quán
Ẩm thực: Gạo tẻ là thức ăn chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày, gạo nếptrước đây chỉ dùng vào dịp lễ tết, hội hè, tiếp khách còn bây giờ ngoài dùngcho các việ chính ra gạo nếp cũng được dùng trong các bữa ăn hàng ngàyđược chế biến thành các loại bánh, đồ xôi, làm rượu ngoài gạo tẻ và gạo nếpcòn có thêm ngô, khoai, sắn cũng được dùng để luộc ăn kèm Người dân CaoBằng ăn hai bữa chính là bữa trưa và bữa tối, một bữa phụ vào buổi sáng.Thực phẩm dành cho bữa ăn là rau, măng, đậu là chủ yếu Ngoài ra con có
Trang 12thịt, cá, cua, ốc Những ngày lễ tết, ngoài các thứ bánh còn có thịt gà, lợn,vịt, cá rán là những món ăn được chấ biến đặc biệt Gạo tẻ được xay thành bột
để làm bánh đúc, bánh đa Những món ăn truyền thống được chế biến từ gạonếp lại càng phong phú hơn như thóc nếp còn non được cát về làm cốm haygạo nếp được đồ lên để làm xôi ngũ sắc với các màu đỏ, xanh, tím,vàng, đen,Nếp được làm để gói bánh chưng, bánh dày, bánh khảo, bánh tép ngoài racòn làm bánh trứng kiến, cơm lam Mọi thành viên trong gia đình đều ănchung một mâm, không phân biệt trai, gái, dâu, rể, nội, ngoại, chỉ phân biệtchủ với khách Khách được ưu đãi hơn, người già, trẻ con được ưu tiên khẩuphần thức ăn ngon hơn Trong bữa cơm khi có khách ăn cùng còn có thêmrượu để uống để bày tỏ lòng mến khách Rượu được dùng chủ yếu trong cácđám cưới, đám tang và trong dịp tết
Chợ: Chợ phiên của người dân Cao Bằng ngoài mục đích là nơi traođổi mua bán cc̣n mang nhiều ư nghĩa khác Người dân ngày ngày lên nươngrẫy, ra đồng ruộng nên mong đến chợ phiên để được đi chợ gặp mặt anh chị
em và những người thân quen hay có “việc nhà việc cửa” nhắn gửi lời chongười thân ở những bản khác biết, nhất là việc “ra thiếp báo cưới” do đường
đi lại còn nhiều khó khăn, phương tiện đi lại còn nghèo nàn nên mỗi khi đếnchợ phiên họ thường hay rủ nhau đi chợ vì thế mà phiên chợ của người dânCao Bằng rất đông người Do có nhiều người từ tất cả các xã đến nên các mặthàng trao đổi mua bán cũng khá đa dạng để mọi người có thể trao đổi vớinhau
Cưới xin: Trước đây, việc cưới xin là việc của bố mẹ, con cái khôngđược tự do tìm hiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy và phải nghe lời gia đình.Nếu có chuyện gì mà không thông qua họ hàng, làng xóm biết như: không cóchồng mà mang thai thì sẽ bị mọi người khinh bỉ và hắt hủi Nhưng bây giờ,con cái có thể tự do tìm hiểu với nhau, cha mẹ cũng không bắt ép con cái phảilàm theo ý mình mà cha mẹ sẽ là người định hướng giúp cho con cái có thể
Trang 13tìm hiểu và lựa chon được một người ban đời tốt và phù hợp với mình Trongthủ tục cưới xin cuả người dân Cao Bằng phải trải qua các bước: tìm hiểu lá
số xem họ có hợp nhau hay không, tiếp đến là lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi, lễ cưới.Sau khi cưới, trước đây cô dâu chưa về ở bên nhà chồng mà ở nhà bố mẹ đẻcho tới khi có mang sắp tới ngày sinh nở hay ít nhất phải một năm sau ngàycưới thì mới về nhà chồng Còn bây giờ thì cách nhìn nhận và suy nghĩ củamọi người không khắt khe như trước nên cũng có người cưới xong thì về ởnhà chồng luôn hay sau vài tháng thì mới về
Sinh đẻ: Người dân Cao Bằng quan niệm vạn vật hữu linh, họ cho rằngmọi vật xung quanh đều có thể tác động có lợi hay có hại cho con người nhất
là những đứa trẻ mới sinh Vì vậy, khi đầy tháng họ mời thầy mo, then đếnlàm lễ đặt bàn thờ mụ, lễ đặt tên và lam các nghi lễ khác để không cho maquỷ có thể nhập vào đứa trẻ được Sau các nghi lễ đó, họ sẽ mời một người cóđạo đức phẩm chất tốt, có trình độ học vấn cao đến để làm lễ đi học cho đứatrẻ cầu mong rằng đứa trẻ khi lớn lên đi học sẽ giỏi giang và đạt được kết quảtốt mà cha mẹ và họ hàng mong muốn
Ma chay: Người dân Cao Bằng cũng như nhiều dân tộc khác đều quanniệm rằng, linh hồn người chết khi sang thế giới bên kia họ vẫn sinh hoạt và
có những nhu cầu như người sống Bởi thế, trước khi chôn cất người chết họphải lo thật chu đáo với rất nhiều nghi lễ, phong tục Quá trình thực hiện cácnghi lễ thủ tục trong đám tang nhất thiết phải do ông thầy tào đảm nhiệm
Là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, Cao Bằng có nền văn hoátruyền thống rất phong phú Người Tày chiếm số lượng khá lớn trong tỉnh,sống hầu hết ở các huyện Họ có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viếtriêng, có điều kiện kinh tế khá hơn các dân tộc khác Nét đặc sắc về văn hoácủa người Tày được thể hiện trong các hội làng, ca hát đối đáp, hát ví, hátthen Về nhạc cụ, đàn tính là loại đàn dân tộc đặc trưng của người Tày Dântộc Nùng sống đan xen với dân tộc Tày nên về mặt văn hoá chịu nhiều ảnh
Trang 14hưởng của dân tộc Tày Dân tộc Dao sống chủ yếu ở vùng núi thấp, văn hoácòn ít nhiều hạn chế, đặc biệt còn lưu lại nhiều tập tục lạc hậu Dân tộcH’Mông sống trên các vùng núi cao hẻo lánh, có ngôn ngữ thuộc nhóm Mông– Dao Họ thường sử dụng các loại nhạc cụ như khèn và đàn môi để gọi bạntình và ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống quê hương.
1.4 Con người
Người dân Cao Bằng hầu như không có một tôn giáo nào chiếm vị trícao nhất, không có một vị thần chúa tể nào Tiêu biểu nhất trong tín ngưỡngcủa người dân Cao Bằng là tục thờ cúng tổ tiên Trước hết, họ thờ thần giađình là chính Bên cạnh đó, họ cũng thờ các thần khác như: thổ công, thổ địa
và các vị thánh (gọi là slấn), thờ thần sông, thần núi, thần cây và tiến hànhcác tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp
Người dân Cao Bằng cũng tin vào ma quỷ gọi là “phi” theo tiếng Việtnghĩa là “ma” Họ cho rằng mọi người chết đi đều thành “phi” nhưng có sựphân biệt giữa “phi” thiện và “phi” ác Cho nên người dân Cao Bằng phải thờcúng cả hai loại “phi” này để được bình yên
Với người dân Cao Bằng tổ tiên được thờ cúng trong từng căn nhàkhông phân biệt gia đình đó thuộc dòng họ trưởng hay thứ Sau khi bố mẹ quađời, vong linh được rước về thờ tại mỗi gia đình Bàn thờ được đặt tại nơitrang trọng nhất và được trang trí cẩn thận Mỗi tháng hai lần vào ngày mùng
1 và 15 âm lịch chủ nhà thắp hương và đồ cúng lên bàn thờ
Mỗi khi gia đình có việc như làm nhà mới, sinh đẻ, đám cưới hoặc đámtang thì phải cúng bái và mời tổ tiên về chứng giám
Tiểu kết
Là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Bắc và cả nước nhưng Cao Bằng lại có ba cửa khẩu là Tà Lùng, Hùng Quốc và Sóc Hà Đây là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện cho tỉnh giao lưu kinh tế với bên ngoài, nhất là Trung Quốc Tuy nhiên, tỉnh Quảng Tây
Trang 15(Trung Quốc) lại là một tỉnh nghèo, dân số đông, có thế mạnh về thị trường tiêu thụ nhưng cũng là sự canh tranh gay gắt trong các mối qn hệ mua bán, chất lượng hàng hoá, giá thành Trong nước, Cao Bằng cũng có thể giao lưu với một số tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn nhưng do địa hình núi non, giao thông kém nên mức độ phát triển chỉ trong một chừng mực nhất định Hơn nữa, việcgiao lưu chỉ chủ yếu bằng đường bộ nên cũng ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển kinh tế, xã hội của Cao Bằng Cao Bằng hàng năm có nhiều lễ hội truyềnthống của các dân tộc sinh sống trong vùng như hội mời Mẹ Trăng, hội Lồng Tồng, hội chùa, hội Thanh minh… Mỗi dân tộc, từng vùng có loại hình dân cariêng Người Tày có làn điệu Lượn, Hát then, Lượn Slương, Lượn cọi, Lượn ngạn Người Nùng có Lượn phủ, Lượn tại, Lượn Hèo phơn Nùng an, Sli giang, Nàng ới Người Dao có Páo Dung.
Trang 16CHƯƠNG 2 THÁC BẢN DỐC – MỘT ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN CỦA
TỈNH CAO BĂNG
2.1 Vị trí địa lý
Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước là mộthoặc hai thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam vàTrung Quốc Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phíatây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyệnTrùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủquyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân,thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Thác nước nàycách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủNam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km Thác Bản Giốc bao gồm cả thácchính và phụ với tổng chiều rộng là 208 m Thác Bản Giốc được chia thànhhai phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao, đây là thác phụ vì lượng nướckhông lớn Thác Thấp là thác chính nằm ở phía Bắc trên biên giới Việt Trung.2.2 Giá trị cảnh quan
Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằmtrên một đường biên giới giữa các quốc gia (Sau thác Iguazu giữa Brasil -Argentina, thác Victoria nằm giữa Zambia - Zimbabwe; và thác Niagara giữaCanada và Hoa Kỳ) Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã thì thác Bản Giốc là thácxuyên quốc gia lớn thứ hai trên thế giới Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiênlớn nhất khu vực Đông Nam Á Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sôngQuây Sơn Sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hainước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện TrùngKhánh Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, khiđến xã Đàm Thuỷ, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua
Trang 17các cánh đồng của Đàm Thuỷ, qua bãi ngô trên bản Giốc, quay trở lại đườngbiên giới rồi tách ra thành nhiều nhánh Lòng sông ở đó đột ngột trụt xuốngkhoảng 35 m, tạo thành thác Bản Giốc Sau khi đổ xuống chân thác, sôngquay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầycây, xẻ dòng sông thành ba luồng nước Vào những ngày nắng, làn hơi nướcbắn ra từ thác tạo thành cầu vồng Dưới chân thác là mặt sông rộng với haibên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng Cách thác khoảng hơn 5 km có độngNgườm Ngao, dài 3 km Ở giữa thác chính là cột mốc biên giới Việt-Trung.Cột mốc này được xác định qua hiệp ước về biên giới giữa hai nước năm
1999 là cột mốc 53 do Pháp - Thanh xây dựng Theo hiệp ước 1999, phầnthác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi Thác BảnGiốc cũng đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội họa và nhiếpảnh đặc sắc Ngoài giá trị du lịch và nghệ thuật, thác cũng có tiềm năng thủyđiện Ngoài ra, tại Việt Nam, cũng có nhận định cho rằng thác Bản Giốc làthác nước đẹp nhất của quốc gia Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao -
Du lịch của tỉnh Cao Bằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 người đếnthăm Bản Giốc, còn phía Trung Quốc đón gần 1 triệu lượt người Ngày 8tháng 12 năm 2012, Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đã làm lễđộng thổ xây dựng khu nghỉ dưỡng Sài Gòn - Bản Giốc tại xã Đàm Thủy Dựkiến, khu nghỉ dưỡng Sài Gòn-Bản Giốc có tổng kinh phí đầu tư khoảng 170
tỉ đồng, đạt tiêu chuẩn 4 sao và đưa vào khai thác cuối năm 2013 Thác BảnGiốc Thác Bản Giốc có độ cao 53m và chiều rộng 300m, chia thành ba tầng,gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau Từ trên cao những khối nước lớn đổxuống qua nhiều bậc đá vôi, tạo thành một màn bụi nước trắng xóa Bản Giốc
Từ Hà Nội ngược lên biên giới Việt Trung, qua bao nhiêu sông suối, thácghềnh du khách sẽ đến một vùng đất cao, núi rừng trùng điệp, đèo heo hútgió, và bằng phẳng như chính tên gọi của nó Cao Bằng Đây là quê hươngcủa nhưng tấm thổ cẩm Tày-Nùng đẹp rực rỡ, của cây hồi, dầu hồi, của lê
Trang 18Đông Khê, mận Thất Khê, hạt dẻ Trùng Khánh, thạch đen Quảng Hòa nổidanh với những di tích lịch sử và những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ nhưngcũng rất đỗi thanh bình Theo con đường dốc nằm giữa các ngọn đồi xanh rì,qua cây cầu ván thơ mộng bắc trên dòng suối nhỏ trong vắt, chúng tôi tiến dần
về phía thác Trong cuốn Dư địa chí Cao Bằng có viết: “Con sông Quây Sơnchảy từ Trung Quốc vào Việt Nam qua Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện TrùngKhánh thì tách ra thành nhiều nhánh rồi đột ngột hạ thấp xuống 35 m tạothành thác có 3 tầng” Nhờ những triền đá, mỏm đá, bậc đá, kè chắn… lởmchởm, mấp mô, dòng nước sông Quây Sơn bị chia thành nhiều nhánh, tạo nên
vẻ đẹp kỳ diệu hiếm có của thiên nhiên nơi này Thác Bản Giốc bao gồm haiphần: Thác chính ở phía bắc là “thác ba tầng”, gồm ba bậc nước chênh nhauđến 34m Thác phụ ở phía nam cũng gồm ba dòng thác, nhưng nằm ở độ caongang nhau, cao hơn thác chính nên được gọi là “thác cao” Hai phần thácchính và phụ của Bản Giốc ngăn cách nhau bằng một ngọn đồi xanh ngắt.Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên
vô vàn hạt bụi li ti trắng xóa như sương khói, bao trùm cả không gian Vàonhững ngày nắng, làn hơi nước tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo Dướichân thác là mặt hồ rộng, phẳng lặng, nước trong vắt, soi bóng thác đổ Bên
bờ hồ là những thảm cây cỏ, lúa xanh rì Để đến tận nơi chiêm ngưỡng dungnhan “công chúa”, chúng tôi lên chiếc bè (mảng), do người bản địa chèo lái.Sau chút chênh chao ban đầu, chiếc bè băng băng lướt trên mặt hồ, đưa cảđoàn thẳng tiến về phía trước Sau khi dạo một vòng quanh thác, chiếc bè ápsát vào chân thác Càng đến gần, không khí càng mát rượi trong màn bụi nướcbãng lãng sương khói Ai cũng ấn tượng trước Bản Giốc cuốn hút, đẹp đếnngỡ ngàng
Những dòng thác lớn thế giới luôn có một sức hút kì lạ với những aiyêu thích vẻ đẹp tự nhiên Đến Việt Nam, mà cụ thể là Cao Bằng, du khách sẽ
có dịp thưởng thức vẻ đẹp của một trong những thác nước lớn nhất thể giới,
Trang 19Thác Bản Giốc Nó được xem là thác nước lớn thứ tư thế giới và cũng là thácnước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Thác Bản Giốc với vẻ đẹp hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộngcủa Việt Nam là thác nước lớn thứ tư thế giới Thác Bản Giốc, ngọn thác đẹpnhất Việt Nam, là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặngcho Cao Bằng nằm trên đường biên giới Việt Trung thuộc xã Đàm Thủy,huyện Trùng Khánh cách thành phố Cao Bằng 89 km
Từ trung tâm Thành phố, theo con đường quanh co, uốn lượn quanhnhững chân núi là hành trình đến với danh thắng Bản Giốc Chứng kiếnkhung cảnh hùng vĩ nên thơ của những dòng sông, con suối nhỏ và màu xanhngút ngát của những cánh rừng hai bên đường, xe đưa du khách qua đèo MãPhục, vượt đèo Liêu đến thị trấn vùng biên Trùng Khánh
Đường tới thác nước nổi tiếng thế giới này cũng là hành trình hết sứcthú vị với những trải nghiệm với thiên nhiên tươi đẹp
Tiếng thác nước và không khí trong lành, mát lạnh là những gì mà dukhách có thể tận hưởng ngay khi gần tới địa phận của con thác nổi tiếng này
Từ thị trấn vượt qua xã Đàm Thủy, từ xa du khách đã nhận ra thác bởi mộtvùng hơi nước trắng mờ bốc cao với những đám mây bụi li ti Phóng hết tầmmắt ngắm nhìn từ trên cao, Thác Bản Giốc nằm trên dòng sông Quây Sơnhiền hoà bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam thuộc các xã: NgọcKhê, Phong Nặm, Ngọc Côn, Đình Phong, Chí Viễn, đến xã Đàm Thủy độtngột hạ xuống tạo nên một ngọn thác đẹp tuyệt diệu và có thể nói là hùng vĩnhất Việt Nam
Thác Bản Giốc có độ cao 53 m, rộng 300 m, từ trên cao những khốinước lớn đổ xuống qua nhiều bậc núi đá vôi Giữa thác có một mô đá rộngphủ đầy cây xanh chia dòng sông thành 3 dòng nước trắng xóa nguyên sơhùng vĩ ào ào giội xuống thành những ngọn thác lớn nhỏ khác nhau