3.1.2 Tuyên truyền nâng cao ý thức tiêu dùng của người dân Hà Nội 3.2 Từ góc độ quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan chức năng 3.2.1 Các biện pháp thắt chặt cơ chế quản lý của c
Trang 107/09-Được 200 câu trả lời
Cả nhóm Được 113 câu trả
lời, ít hơn dự kiến
Xử lý số liệu 30/09/2016 Tổng hợp và
phân tích số liệu, vẽ biểu đồ
Viết chương 1 của
báo cáo KH
Viết chương 2 của
báo cáo KH
Viết chương 3 của
báo cáo KH
Hoàn thành báo cáo 01/11/2016 Hoàn thiện Dung Đúng tiến độ
Trang 2In ấn, đóng quyển 05/11/2016 Hoàn thiện Phương Đúng tiến độ Nghiệm thu đề tài 10/11/2016 Hoàn thiện Dung Đúng tiến độ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……….2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM BẨN TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI………3
1.1 Thực phẩm ………3
1.2 An toàn thực phẩm………… ……… 4
1.3 Vai trò của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người……… 4
1.4 Tầm quan trọng của an toàn thực phẩm trong đời sống con người………5
1.5 Vấn đề an toàn thực phẩm trong đời sống con người………6
1.5.1 Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm………6
1.5.2 Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm……… 7
1.5.3 Những hành vi bị cấm……….7
1.5.4 Xử lí vi phạm Pháp luật về an toàn thực phẩm……… 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY……….5
2.1Tổng quan về vấn đề thực phẩm trên địa bàn Hà Nội………5
2.2 Nguồn gốc thực phẩm bẩn
2.3 Sự hiện diện của thực phẩm bẩn trong đời sống của người dân thành phố Hà Nội hiện nay
2.4 Nguyên nhân của sự tràn lan thực phẩm bẩn trên địa bàn thành phố Hà Nội… 2.4.1 Chủ quan
Trang 32.4.1.1 Hiểu biết của người dân về thực phẩm bẩn
2.4.1.2 Ý thức của người tiêu dùng Hà Nội
2.4.2 Khách quan
2.4.2.1 Cơ chế quản lý của các cơ quan chức năng
2.4.2.2 Ý thức và đạo đức của những người cung cấp thực phẩm
2.5 Hậu quả, tác động đối với con người
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG THỰC PHẨM MẤT VỆSINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY………173.1 Nâng cao nhận thức của người dân……….………… 173.1.1 Phổ cập kiến thức về thực phẩm và thực phẩm bẩn
3.1.2 Tuyên truyền nâng cao ý thức tiêu dùng của người dân Hà Nội
3.2 Từ góc độ quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan chức năng
3.2.1 Các biện pháp thắt chặt cơ chế quản lý của cơ quan chức năng
3.2.2 Hoàn thiện các quy định chặt chẽ về an toàn thực phẩm và chế tài xử lýnhững cá nhân, tổ chức cung cấp thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
Kết luận………Danh mục tài liệu tham khảo………
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quốc tế dân sinh vô cùng quan trọng, không chỉ với sức khỏe, phát triển nòi giống mà còn liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa và an ninh của mỗiđịa phương, mỗi quốc gia Vấn đề bảo vệ và vệ sinh an toàn thực phẩm đang được rất nhiều nước kể cả những nước đã và đang phát triển quan tâm, đặc biệt là các nước khu vực châu Á, nơi đang tập trung sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội
Sự tập trung ngày càng cao các khu vực dân cư tại các đô thị, thành phố công nghiệp đang được hiện đại hóa cũng như sự mở rộng giao lưu quốc tế, đã đòi hỏi từng nước không những phải tăng số lượng lương thực thực phẩm sản xuất mà còn phải đảm bảo chất lượng an toàn và có giá trị dinh dưỡng cao đối với thực phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu
Mục đích nghiên cứu thực trạng này nhằm phân tích nguyên nhân, hậu quả
và tìm ra các giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân, trước mắt là trên địa bàn Hà Nội, nơi tập trung đông dân cư sinh sống, là nơi mà mọi nguồn hàng, nguồn thực phẩm đều đổ về để tiêu thụ với số lượng lớn và khôngngừng gia tăng
Mục tiêu cụ thể: Đối tượng khách thể nghiên cứu (Đối tượng: Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm Khách thể: Người dân sinh sống, làm ăn trên địa bàn Hà Nội) Phạm vi nghiên cứu (Phạm vi không gian: Hà Nội Phạm vi thời gian: từ năm
2010 – nay)
Trang 5Phương pháp nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp khảo sát thực địa.
Bố cục đề tài: ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo gồm 3chương
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
1.1 Thực phẩm
Thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích
Trang 6Quan trọng nhất khái niệm thực phẩm lại tùy thuộc vào mỗi vùng miền mỗi con người Có những thứ nới này được coi là thực phẩm nhưng nơi khác thì không.
Ví dụ: ở phương Tây họ không xem lục phủ ngũ tạng là thực phẩm nhưng người phương Đông lại xem dó là nguồn thực phẩm tuyệt vời
Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia Mặc dù trong lịch sử thì nhiều nền văn minh đã tìm kiếm thực phẩm thông qua việc săn bắn và hái lượm, nhưng ngày nay chủ yếu là thông qua gieo trồng, chăn nuôi, đánh bắt và các
phương pháp khác
Phần lớn các nền văn hóa đều có nghệ thuật ẩm thực Văn hóa ẩm thực là một tập hợp cụ thể của các truyền thống, thói quen, sở thích, cách thức chọn lựa thực phẩm và tập quán trong nấu ăn Việc nghiên cứu các khía cạnh của ẩm thực gọi là khoa học về nghệ thuật ẩm thực Nhiều nền văn hóa đã đa dạng hóa các chủng loại thực phẩm của mình bằng các phương pháp chế biến, nấu nướng và sản xuất Bên cạnh đó, việc buôn bán các loại lương thực, thực phẩm cũng tạo điều kiện để các nền văn hóa đa dạng hóa hơn nữa các chủng loại thực phẩm của mình
Cách phân loại thực phẩm cũng như khái niệm của nó hết sức đa dạng và không có tiêu chuẩn nào để đánh giá.Nhiều nơi phân loại thực phẩm theo nguồn gốc của chúng như thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực phẩm có nguồn gốc thực vật Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật lại được chia thành trên cạn, dưới nước và trên trời Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thì được chia thành rau,
củ, quả, hạt, gia vị.Nhiều nơi lại phân loại theo mức độ quan trọng của chúng trongcác bữa ăn hàng ngày như thực phẩm chính, thực phẩm phụ Thức ăn chính chủ yếu là tinh bột như lúa, ngô, sắn, bột mỳ, khoai tây…Thức ăn phụ là các loại trái cây, bánh kẹo, nước ngọt,…Ngoài ra còn có cách phân loại là thực phẩm tươi sống
và thực phẩm chế biến sẵn, hay chia theo thực phẩm chay và thực phẩm mặn…
1.2 An toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm hay vệ sinh an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêmtrọng Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề
Trang 7cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt như Việt Nam, Trung Quốc
Thực phẩm có thể truyền bệnh từ người sang người cũng như là một môi trường phát triển cho các vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm Cuộc tranh luận về an toàn thực phẩm biến đổi gen bao gồm các vấn đề như tác động của thực phẩm biến đổi gen đối với sức khỏe của các thế hệ xa hơn và ô nhiễm môi trường,
di truyền mà có thể phá hủy đa dạng sinh học tự nhiên Ở các nước phát triển có những tiêu chuẩn rất phức tạp và nghiêm ngặt cho việc chế biến, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm, trong khi ở các nước đang phát triển và kém phát triển thì tiêu chuẩn này quá thấp và việc quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tỏ ra quá lỏng lẽo, yếu kém và xã hội những nước này thường ngày phải đối mặt với nguy cơngộ độc thực phẩm, tử vong hàng ngày hàng giờ
1.3 Vai trò của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người
Mối nguy hại về an toàn thực phẩm (Food safety hazards) là tác nhân sinh học, hóa học hoặc vật lý trong thực phẩm hoặc tình trạng của thực phẩm có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe Chú ý không nhầm thuật ngữ “Mối nguy hại” với thuật ngữ “Rủi ro” mà trong ngữ cảnh an toàn thực phẩm “rủi ro” có
ý chỉ sự kết hợp giữa xác suất của ảnh hưởng bất lợi về sức khỏe như bị bệnh và mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng đó (như chết, vào bệnh viện, không làm việc được,…) khi chịu tác động bởi 1 mối nguy hại nhất định Mối nguy hại về an toàn thực phẩm bao gồm cả các chất gây dị ứng Đối với thức ăn và thành phần thức ăn gia súc, mối nguy hại về an toàn thực phẩm liên quan đến những rủi ro có thể có trong và hoặc trên thức ăn và thành phần thức ăn gia súc có thể truyền sang thực phẩm thông qua việc tiêu thụ thức ăn gia súc đó, do đó có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người Trong trường hợp các hoạt động không liên quan trực tiếp đến thức ăn gia súc và thực phẩm (ví dụ như sản xuất vật liệu bao gói, đại lý làm sạch, ) thì các mối nguy hại về an toàn thực phẩm liên quan là những mối nguy hại có thể truyền trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm do mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm và/hoặc dịch vụ được cung cấp và do đó có khả
Trang 8năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người Vậy nên an toàn thực phẩm đóngvai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho con người
1.4 Tầm quan trọng của an toàn thực phẩm trong đời sống con người
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong đời sống con người là vô cùng quan trọng Trước hết, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng song cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh thực phẩm Không có thực phẩm nào được coi là quý báu dinh dưỡng nếu nó không bình yên cho cơ thể Cho nên thực phẩm có tầm quan trọng rất lớn đối với cơ thể chúng ta
Về lâu dài, thực phẩm chẳng những có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe mỗi loài người mà còn tác động vĩnh viễn đến nòi giống của dân tộc Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng dễ nhận thấy, nhưng sự gian nguy lâu dài là sự thu thập dần các chất độc hại ở một vài
cơ quan trong cơ thể sau một thời điểm mới phát bệnh hoặc có thể gây các khuyết tật, dị dạng cho thế hệ tương lai Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó dựa vào các tácnhân gây bệnh Những trẻ suy dinh dưỡng, phụ lão, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh nhiều hơn
Hơn thế nữa, an toàn thực phẩm còn ảnh hưởng tới kinh tế Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang sản xuất, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị rất quan trọng Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm chẳng những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay thiên nhiên vượt quá mức quy định cho phép của Nhà nước hoặc của quốc tế, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng
Những thiệt hại khi thực phẩm không an toàn sẽ trở nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tĩnh, mãn tính đến tử vong Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từthực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, hồi phục sức khỏe, chi phí do
Trang 9phải chăm sóc người đau yếu, sự mất lương lậu do phải nghỉ làm… Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí phải thu hồi, cất giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, chi phí nộp phạt theo chế tài của Nhà nước, những thiệt hại do mất lợi nhuậnquảng cáo,… và tổn thất nặng nề nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng Ngoài racòn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, thẩm tra độc hại, giải quyết hậu quả,…
Vì thế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đề phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta Mục tiêu hàng đầu của
vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch
1.5 Vấn đề an toàn thực phẩm trong đời sống con người
1.5.1 Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm
Tại điều 4, Luật An toàn thực phẩm đã quy định các chính sách về an toàn thực phẩm Theo đó đã đề cập đến một số nội dung đáng chú ý bao gồm: Xây dựngchiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng sảnxuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên
Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp
Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ,
mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổsung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn
Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng
hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và
Trang 10các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thoả thuận quốc tế về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm Khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn
Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước,
tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
Tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm
và đạo đức kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng
1.5.2 Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm
Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện, tổ chức – cá nhânsản xuất kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất và kinh doanh
Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quần ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng
Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm
Quản lý an toàn thực phẩm phải đảm bảo phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành
Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.1.5.3 Những hành vi bị cấm
Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm
Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm
Trang 11Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn
sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân,
bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Sản xuất, kinh doanh:Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng Thực phẩm bị biến chất Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép.Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây
ô nhiễm thực phẩm.Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú
y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu Thực phẩm không được phép sảnxuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm
đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy Thực phẩm không rõ nguồngốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng
Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm
Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm
Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm
Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật
Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho
xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh
Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố
1.5.4 Xử lí vi phạm Pháp luật về an toàn thực phẩm
Điều 6, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Trong đó Luật quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm vừa
Trang 12theo hành vi, vừa theo giá trị hàng hóa thực phẩm vi phạm Cụ thể: “Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm”
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường vàkhắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật
Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc cácquy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có
bị tịch thu theo quy định của pháp luật
Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều này
Trang 13Chương 2 THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1 Tổng quan về vấn đề thực phẩm trên địa bàn Hà Nội
Thành phố Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư Vì vậy nhu cầu về thực phẩm rất lớn, đa dạng về cả chất lượng và số lượng Do nhu cầu về số lượng cũng như nhu cầu về chất lượng cao cho nên tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên thịtrường Hà Nội ngày càng gặp nhiều khó khăn
Trang 14Một thực tế cho thấy, một vài năm gần đây trên thị trường Hà Nội ngày càngxuất hiện nhiều các trường hợp ngộ độc do thức ăn, nguyên nhân chủ yếu là do thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh.
Bảng 1: Tình hình ngộ độc thức ăn trên địa bàn Hà Nội năm 2012-2015
Nguồn: Trung tâm Y tế dự phòng.
Từ bảng số liệu ta thấy, trong 3 năm (2012-2014) trên thị trường Hà Nội số
vụ ngộ độc thực phẩm tăng nhanh (năm 2014 so với năm 2012 gấp 9 lần), số ngườimắc cũng tăng nhanh (năm 2014 so với năm 2012 gấp 12 lần) Nhưng đến năm
2015, do sự chỉ đạo sát sao hơn của Đảng, Nhà nước, tình trạng ngộ độc thực phẩmtrên địa bàn đã được khắc phục Cả năm 2015 có 4 vụ với 49 người bị mắc
Trong 4 tháng liền từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2015 Hà Nội tổ chức kiểm tra rà soát trên địa bàn ba đợt về chuyên đề thức ăn đường phố thì có 89/93 cơ sở sản xuất bánh phở đạt tiêu chuẩn xét nghiệm lý hóa và vi sinh (chiếm 95,7%) Có 1633/2093 cửa hàng bánh phở đã lấy nguồn gốc bánh phở có địa chỉ tin cậy (chiếm78%) Kiểm tra 116 cơ sở sản xuất bia hơi thì có 66 đơn vị đạt về vệ sinh cơ sở (chiếm tỷ lệ 56,8%), trong 220 mẫu bia hơi đạt về vi sinh vật 124 mẫu (chiếm 56,4%) và đạt về lý hóa là 82,2% Cũng trong đợt kiểm tra này, các quận, huyện kiểm tra được 499 bếp ăn tập thể thì tỷ lệ đạt về vệ sinh cơ sở là 78%, xét nghiệm tinh bột đạt 67,5%, nước sôi đạt 67,5%, dấm đạt 100%, xét nghiệm về vi sinh vật thực phẩm đạt 68%, dụng cụ đạt 58%, vệ sinh bàn tay đạt 60%
Trang 15Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu chúng tôi, 100% những người dân Hà Nội được nhóm phỏng vấn và điều tra bảng hỏi đều không tin tưởng vào hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Đối với họ, không có cơ sở cung cấp thực phẩm nào
là họ tin tưởng tuyệt đối vào sự và sạch sẽ, mà chỉ ước chừng vào mức hơn kém nhau về độ an toàn giữa các cơ sở để chọn thực phẩm
2.2 Nguồn gốc thực phẩm bẩn
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại thực phẩm được dùng hóa chất để bảo quản Việc dùng hóa chất để bảo quản và kích thích các dạng thực phẩm là rất nguy hiểm, vì đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nếu thường xuyên ăn phải những thực phẩm có những chất độc hại do hóa chất bảo quản và tăng trưởng có trong các loại thực phẩm Mặt khác, nguồn cung ứng thực phẩm cho Hà Nội chủ yếu ở các nơi khác chở đến, đa số các nguồn thực phẩmnày đều là nguồn thực phẩm trôi nổi, không được kiểm soát
Một điều rất dễ nhận thấy là ở trên các đường phố Hà Nội có quá nhiều các quán ăn nhỏ ở trên đường hay ở lề đường (hay còn gọi là thức ăn đường phố) Sự
đô thị hóa và phát triển dân số của thủ đô Hà Nội ngày càng gia tăng mạnh mẽ và thức ăn đường phố như một hiện tượng phổ biến ở Hà Nội (thức ăn đường phố là một khâu quan trọng của mạng lưới cung cấp thực phẩm của đô thị) Trong khi thức ăn đường phố ở thủ đô Hà Nội được đánh giá cao nhờ hương vị đặc biệt và có
sự tiện lợi (rẻ tiền, đa dạng và là nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người có thu nhập thấp) thì đối nghịch với những lợi ích tiềm tàng đó thì thức ăn đường phố là một mối nguy lớn cho sức khỏe cộng đồng vì thức ăn đường phố được chế biến bởinhững người thường có văn hóa thấp, thiếu kiến thức về xử lý an toàn Đây chính
là nguyên nhân gây nên sự mất vệ sinh của thức ăn đường phố