Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
158,5 KB
Nội dung
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1 Lý do chọn đề tài: a. Lý do khách quan: -Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đặc biệt bằng những ngôn ngữ riêng đó là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp điệu, hòa âm, tiết tấu…Qua lời ca trong sáng, những giai điệu trầm bổng, tiết tấu nhịp nhàng, trẻ thơ đã khám phá bao điều bí ẩn của thế giới xung quanh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, cùng với thời gian đã thu hút hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. -Trẻ mầm non dể xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc là một món ăn tinh thần tạo cho trẻ cảm giác đầm ấm, an toàn, vui tươi. Đồng thời âm nhạc cũng có tác dụng giúp cho những trẻ thụ động nhút nhát trở nên linh hoạt khi được tiếp xúc với tính chất mạnh mẽ lôi cuốn của tiết tấu và âm thanh của âm nhạc. Nhà sư phạm xukhomlinki đã khẳng định “ Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo…. -Vì vậy khi nói đến tuổi mẫu giáo, người ta thường đề cập đến màu sắc và âm thanh. Thật là một thiếu sót lớn nếu các em không được sống trong môi trường âm nhạc.Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động, tạo điều kiện phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Xuất phát từ đặc điểm đó ngành giáo dục mầm non đã nghiên cứu để đổi mới hình thức giáo dục theo từng chủ điểm và theo hướng tích hợp các nội dung, nhằm giúp cho trẻ tiếp thu những kiến thức âm nhạc cũng như kiến thức các môn học khác một cách nhẹ nhàng mà lô gich, giúp trẻ hiểu sâu, nhớ lâu mà không mang tính chất gò ép, áp đặt đảm bảo cho trẻ “ Học bằng chơi, chơi mà học” b. Lý do chủ quan: -Lớp tôi là lớp 5-6 tuổi, các cháu toàn là cháu dân tộc ê đê, đa số là con nông dân nghèo. Hầu hết không được tiếp thu những cái mới lạ, ngoài những việc tiếp thu những kiến thức do cô giảng dạy và các cháu không được học qua lớp 4-5 tuổi. Nên khi thực hiện chương trình mầm non mới, tôi luôn băn khoăn, tìm tòi để môn hoạt động âm nhạc đạt chất lương cao. 1.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Nhiệm vụ chính của đề tài là nghiên cứu, tìm ra nhiều biện pháp khác nhau phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm để dạy trẻ, giúp trẻ hứng thú trong tiết học. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: -Đối tượng: Một số biện pháp dạy trẻ mầm non về môn âm nhạc Phạm vi nghiên cứu: tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy âm nhạc 1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: -Do thời gian hạn chế nên đề tài này chỉ tập trung tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy môn âm nhạc cho trẻ mầm non. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp trực quan thính giác( trực quan truyền cảm), gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần gũi trẻ. -Phương pháp dùng lời: Lời nói cụ thể và có hình ảnh của cô là một trong những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dể hiểu. -Phương pháp thực hành nghệ thuật: Trẻ hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận động ( múa), sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của cô là kết quả của giáo dục âm nhạc. 2.PHẦN NỘI DUNG: 2.1. Cơ sở lý luận: “ Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên” nhằm giúp cho trẻ được nhận thức và hình thành nhân cách và cũng là nền tảng ban đầu cho trẻ bước vào trường tiểu học. -Ngành học mầm non đã triển khai và thực hiện theo chương trình mầm non mới về nội dụng và phương pháp tích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi. 2.1. Thực trạng: -Âm nhạc là một trong những nội dung cơ bản để giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy vậy những nội dung này chưa đem lại kết quả cao, chưa phát huy ở trẻ tính tích cực sáng tạo.Trẻ còn thụ động trong các hoạt động, chưa mạnh dạn tự tin, các tiết dạy chưa đem lại hiệu quả cao. 2.2.1.Thuận lợi, khó khăn: a.Thuận lợi: -Được sự quan tâm của phòng giáo dục mầm non, ban giám hiệu nhà trường, của bạn đồng nghiệp của các bậc phụ huynh, bản thân cũng đã được trực tiếp đứng lớp đối tượng 5-6 tuổi nên cũng đã tích góp được một số kinh nghiệm, nắm các yêu cầu của bộ môn, nắm vững từng thể loại tiết. -Tham gia dự giờ đồng nghiệp tai lớp, cũng như dự giờ của các bạn đồng nghiệp trong khi thao giảng, trong các đợt tập huấn chuyên môn, trong các hội thi giáo viên giỏi cấp huyện. Thực hiện chương trình giảng dạy có đầy đủ đồ dùng để thực hiện tiết dạy. Các cháu ham hiểu biết có nề nếp thói quen trong học tập. b. Khó khăn: -Sự phát triển tâm sinh lý không đồng đều, đa số các cháu chưa học qua các lớp chồi mà học ngay lớp lá, đa số các cháu là người dân tộc êđê, phần lớn gia đình làm nông, tiếp thu những thông tin truyền thông bên ngoài còn chậm nên ảnh hưởng đến chất lượng học của trẻ. 2.2.2. Thành công, hạn chế: a. Thành công: 2 - Nhờ sự quan tâm của ban giám hiệu trường cùng với sự nhiệt tình của phụ huynh. Sự nổi lực học hỏi của giáo viên đứng lớp. b. Hạn chế: - Do 90 % trẻ là người dân tộc ê đê, vốn ngôn ngữ còn hạn chế, trẻ chưa nói thạo tiếng phổ thông.Trường chưa có phòng âm nhạc, chưa có đàn, chưa có giáo dạy môn âm nhạc. 2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu: -Mặt mạnh: Do sự tìm tòi học hỏi của bản thân giáo viên đã tìm tòi một số bài hát và trò chơi mới phù hợp với các chủ điểm trong chương trình giáo dục âm nhạc, cô nhiệt tình năng nổ trong các hoạt động, lên lớp nhẹ nhàng, nắm vững phương pháp lên lớp. -Mặt yếu: Khả năng sử dung các dụng cụ âm nhạc còn hạn chế, trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn trong hoạt động. 2.2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: -Do trình độ hiểu biết của giáo viên về các loại nhạc cụ còn hạn chế. -Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động âm nhạc còn hạn chế như: đàn, các loại đĩa nhạc, đài, ti vi. -Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến con em mình. -Một số cháu còn thụ động, nhút nhát. 2.3. Giải pháp, biện pháp: 2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: - Trẻ có khả năng cảm nhận, có biểu hiện tích cực khi tiếp xúc với âm nhạc. Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc. - Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, biết hát và vận động minh họa theo bài hát. Biết cảm nhận và hưởng ứng cùng cô trong bài nghe hát. - Trẻ yêu thích, hào hứng tham gia cùng cô vào các hoạt động âm nhạc. - Hiểu được sự đổi mới trong các hình thức tổ chức tiết dạy. - Nắm được các biện pháp trong khi tiến hành tiết dạy. 2.3.2. Nội dụng và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: - Nội dung giáo dục âm nhạc ở trường mầm non được thực hiện thông qua các dạng: Ca hát, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. * Ca hát: -Có một số người quan niêm rằng đến trường mầm non chỉ đơn thuần là cho trẻ tập hát và biểu diễn các bài hát đã học. - Khi đến trường trẻ được dạy các bài hát, hát đúng nhạc, biết thể hiên sắc thái, tình cảm của bài hát bằng hình thức biểu diễn sinh động, hồn nhiên. Từ đó trẻ sẽ có nhiều sáng tạo trong ca hát và trong các hoạt động khác, làm phong phú đời sống tinh thần. -Trẻ hiểu về nội dung lời ca và tính chất giai điệu, qua bài hát thể hiện sắc thái: Mượt mà, nhẹ nhàng, rộn ràng. 3 - Trẻ sẽ hát và thực hiện các động tác minh họa như: Vươn cổ làm con gà gáy “ò ó o”, đưa hai tay vẫy tai giả làm cún con sủa: “ Gâu ! Gâu! Gâu! ”, đưa tay lên vuốt hai bên mép giả làm con mèo kêu: “ Meo… Meo….Meo ” - Dạy trẻ hát nhằm giúp trẻ biết cảm thụ và thể hiện qua giọng hát, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa. -Trong quá trình dạy hát, đoạn nào trẻ hát chưa đúng, giáo viên hát lại trọn câu và hướng dẫn trẻ hát chính xác. Khi trẻ đã hát đúng cô cho trẻ theo tổ, nhóm, cá nhân. Trong quá trình dạy hát cô nên khuyến khích trẻ vừa hát vừa thể hiện cử chỉ, động tác minh họa như vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo xúc cảm của trẻ. * Vận động theo nhạc: - Vận động theo nhạc nhằm giúp trẻ cảm nhận và thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng các vận động của cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát. - Hoạt động nhảy múa: Căn cứ vào tính chất âm nhạc của các ca khúc và nội dung chương trình giáo dục âm nhạc, để trẻ thực hiện các động tác vận động minh họa, hoặc bài múa mô tả sự khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát của trẻ. -Ví dụ bài: Chim mẹ, chim con. Cho con. Múa với bạn tây nguyên. Con cào cào… - Gõ đệm hòa theo nhịp điệu âm nhạc: Căn cứ vào nhịp, phách thường gặp trong các ca khúc mầm non, chương trình giáo dục âm nhạc đã xây dựng một số các mẫu hình tiết tấu: Vỗ theo phách, theo nhịp. Theo tiết tấu nhanh, chậm, phối hợp. + Vỗ theo nhịp: Chỉ vỗ và gõ vào phách mạnh sau vạch nhịp. Ví dụ: Ngày vui của bé, Em yêu cây xanh… + Vỗ theo phách: Mỗi phách trong ô nhịp vỗ hoặc gõ một tiếng ( Phách thứ nhất trong ô nhịp vỗ mạnh hơn). Ví dụ bài: Làm chú bộ đội, Cả nhà thương nhau, Mùa xuân… + Vỗ hoặc gõ theo âm hình tiết tấu của bài hát: Vỗ( gõ) vào độ dài từng nốt ( tức là vỗ tay vào từng từ của lời ca) Ví dụ: + Vỗ theo tiết tấu nhanh: Cháu vẫn nhớ trường mầm non, Em đi chơi thuyền, Ai cũng yêu chú mèo… + Vỗ theo tiết tấu chậm: Đường và chân, Thương con mèo, Hoa trường em… + Vỗ theo tiết tấu phối hợp: Cháu yêu cô chú công nhân, con chuồn chuồn, Ngày vui mồng 8/3… * Ngoài ra: Trẻ tự tạo ra tiết tấu khi nghe nhac, nghe hát bằng cách gõ đệm. - Trẻ nghe nhạc và vận động tự do theo sự cảm nhận âm nhạc của riêng mình. - Trẻ tự tạo ra các âm thanh: + Từ các bộ phận trên cơ thể: Vỗ tay, giậm chân, âm “ ư, a”… + Từ các nguyên liệu thiên nhiên: Kèn lá, gáo dừa, phách tre… -Để giáo viên có thể hướng dẫn trẻ sử dụng những nhạc cụ gõ đệm theo bài hát, tạo nên sự sáng tạo trong khi biểu diễn ca hát. 4 *Nghe hát, nghe nhạc: - Việc nghe nhạc, nghe hát có ý nghĩa rất quan trọng nó làm phong phú đời sống âm nhạc của trẻ. Cho trẻ nghe nhạc, nghe hát nhằm phát triển khả năng nghe, tạo cho trẻ có được những ấn tượng đẹp về mọi thứ xung quanh. - Cho trẻ nghe nhạc, nghe hát bằng các hính thức: Nghe cô giáo hát, nghe qua các phương tiện nghệ thuật ( Băng đĩa, đài, video ….) -Việc tuyển chọn các bài nghe hát, nghe nhạc tôi thường chọn các thể loại âm nhạc dân tộc như: Hát ru: Ru con, ru em. Các bài về Tây nguyên: H Ren lên rẫy, Mưa Tây Nguyên, Em nhớ tây nguyên. Các điệu lý nam bộ: Lý con sáo gò công. Dân ca quan hò Băc Ninh: Trống cơm, Xe chỉ luồn kim, Hoa thơm bướm lượn… -Khi nghe các làn điệu dân ca, nghe âm nhạc dân tộc bằng nhiều hình thức hấp dẫn, trẻ sẽ cảm nhận phần nào văn hóa nghệ thuật dân gian. Từ đó khơi gợi ở trẻ tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc. - Có thể cho nghe nhạc không lời, các bản nhạc nước ngoài để cho trẻ cho thể thưởng thức những tinh hoa của loài người. * Trò chơi âm nhạc: - Trò chơi âm nhạc có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển tai nghe, nhận biết, phân biệt và phản ứng linh hoạt với các thuộc tính âm nhạc ( Độ cao, tiết tấu, nhịp độ, sắc thái ). -Trò chơi định hướng và phân biệt âm thanh: “ Tiếng hát ở đâu”, “Âm thanh nhạc cụ nào”. Trò chơi này sẽ giúp trẻ nghe âm thanh phát ra từ phía nào, trẻ có thể nhận biết được âm thanh của nhạc cụ nào đó hoặc nhận được một vài loại nhạc cụ khi nghe bản nhạc. -Trò chơi làm quen với độ cao âm thanh như: “Meo mèo” ứng với cao độ “ Sol Mì”. Trò chơi phân biệt được độ cao âm thanh của tiếng vịt kêu “ Cáp cáp cáp” Cao hơn “Cạp cạp cạp”… -Trò chơi làm quen với xướng âm như: “ Mi sol la” -Tró chơi : “ Ai nhanh nhất”, “ Bao nhiêu người hát”, “ Đoán tên bài hát”… Có tác dụng luyện phản xạ nhanh thông qua nghe âm thanh. - Trò chơi minh họa nội dung bài hát: “ Bắt chước tiếng kêu của các con vật”…. * Các hình thức dạy âm nhạc: - Hoạt động hát: Nội dung trọng tâm: Dạy hát Nội dung kết hợp: Nghe hát, nghe nhạc. Trò chơi âm nhạc Ví dụ: Đề tài: Bài hát: Em yêu câu xanh - Nghe hát: Hạt gạo làng ta Trò chơi âm nhạc: Nghe tiết tấu tìm đồ vật - Hoạt động vận động theo nhạc: Nội dung trọng tâm: Dạy vận động Nội dung kết hợp: Nghe hát, nghe nhạc, trò chơi âm nhạc 5 Ví dụ: Đề tài: Hát và vận động theo bài hát: “Trời nắng, trời mưa” Nghe hát bài: Em là chim câu trắng Trò chơi: Nhận hình đoán tên bài hát - Hoạt động nghe hát, nghe nhạc: Nội dung trọng tâm: Nghe nhạc, nghe hát Nội dung kết hợp: Hát, trò chơi âm nhạc Ví dụ: Nghe hát: Cho con - Hát: Cả nhà thương nhau Trò chơi âm nhạc: Hát theo hình vẽ - Hoạt động biễu diễn văn nghệ: Tổ chức biểu diễn ( được thực hiện vào cuối chủ đề) bao gồm các bài hát, điệu múa, bản nhạc, trò chơi, bài thơ, câu đố có liên quan đến chủ đề. Ví dụ: Hát: Một con vịt, thương con mèo, gà trống mèo con và cún con, chú voi con ở Bản Đôn, Đố bạn,… Đọc câu đố: Vè loài vật, Mèo đi câu cá, Đom đóm… Giải câu đố về các con vật. 2.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: a. Biện pháp chuẩn bị trước giờ học: -Trẻ nghe qua các phương tiện truyền thông như máy cát sét, các buổi sinh hoạt nhóm ở mọi lúc, mọi nơi như hoạt động ngoài trời, giờ đón trẻ, giờ trả trẻ để làm quen với bài hát mới. Cô giới thiệu cho trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, dẫn dắt trẻ nghe bằng các thủ thuật với mục đích tập trung sự chú ý của trẻ đến nội dung, khơi gợi trí tưởng tượng và sự hình dung ở trẻ. Trẻ mẫu giáo lớn cô kể một cách có hình ảnh đặt câu hỏi trò chuyện về nội dung bài hát để giới thiệu. b. Biện pháp trong giờ học: Sử dụng biện pháp trực quan truyền cảm, cô biễu diễn bài hát trọn vẹn, hát đúng, hát hay, rõ lời, sẽ thu hút sự chú ý của trẻ tới hình tượng nghệ thuật của bài hát, tạo cho trẻ tri giác bài hát trọn vẹn, gợi lên sự hưởng ứng, cảm xúc, đồng cảm với hình tượng, lôi cuốn trẻ vào tâm trạng cảm xúc chung của bài hát bởi vì tính truyền cảm diễn xuất ở trẻ phụ thuộc vào diễn xuất mẫu của giáo viên. Giáo viên sử dụng biện pháp luyện tập kết hợp với biện pháp dùng lời chỉ dẫn kỹ năng ca hát, tính chất cảm xúc của bài hát cho trẻ. Đặc điểm của trẻ mầm non là chưa biết chữ, do đó phương pháp dạy hát chung cho các lứa tuổi là dạy “truyền khẩu”. Đối với bài hát ngắn, trẻ đã được làm quen từ trước, trẻ sẽ hát theo cô liên tục cả bài, không dạy thuộc câu này mới sang câu khác làm gián đoạn tri giác. Dạy trẻ bằng âm thanh vang tự nhiện, để trẻ hát thoải mái, không bị ức chế hay căng thẳng giúp các cháu hát đúng hát hay. Tránh âm vực giọng hát cao quá hay thấp quá, bằng cách dịch giọng cho phù hợp khi kết hợp nhạc cụ để bảo vệ và phát triển giọng hát của trẻ. Giáo viên vừa hát bắt nhịp bằng tay để giữ tốc độ đều cho các cháu hát. Trong quá trình dạy hát, với kỹ năng hát du dương 6 tạo âm ngân dài, cô có thể hát mẫu ngân dài kết hợp dùng tay đưa sang ngang làm động tác so sánh trực quan. Ví dụ: Bài “Màu hoa” Nhạc và lời: Hồng Đăng “Màu hoa tím, màu hoa đỏ, màu hoa vàng, nhiều hoa xinh thế” chữ “thế”. Trong khi ngân 3 phách cô đưa tay sang ngang, trẻ vừa nghe cô hát vừa nhìn động tác tay đưa sang ngang của cô sẽ hiểu rằng chữ “thế” phải hát ngân mà khôngđược ngắt. Dạy trẻ phát âm ( nhã chữ) và giải nghĩa từ, giúp trẻ phân biệt từ đúng trong bài hát với từ trẻ hát nhầm kết hợp làm mẫu cách cấu tạo của từ đúng để trẻ bắt chước đặt môi lưỡi cho chính xác. Ví dụ: Câu hát “khi em giơ tay lên là bướm xinh bay múa” trong bài “Múa cho mẹ xem” Nhạc và lời: Xuân Giao. Trẻ hát chệch thành “bướm xinh bay mất”. Không nên nói với trẻ là “các con hãy hát hay hơn nửa nào”. Vì câu nói này trẻ khó hình dung phải thể hiện như thế nào. Cô nên giải thích nêu rõ ý nghĩa của lời ca để trẻ thể hiện đúng phong cách. Ví dụ: Trong “Vườn trường mùa thu” có chim hót líu lo, đàn bướm bay tung tăng vui đùa trong gió các bạn múa ca tưng bưng. Vậy chúng ta hát thế nào? Gợi ý này giúp trẻ suy nghĩ liên tưởng tại sao cần hát bài “Vườn trường mùa thu” trong sắc thái vui tươi sôi nổi, nhịp độ hơi nhanh. Trong quá trình học thuộc, cô sửa nếu trẻ hát sai, hát ngang, cần thay đổi hình thức hát tổ, nhóm luân phiên tiếp để trẻ có dịp nghỉ ngơi, theo dõi, đánh giá hoặc biết hòa nhập đúng lúc với các bạn. Cần thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng để trẻ đở mỏi, đở chán kết hợp với vận động nhẹ nhàng. c. Biện pháp sau giờ học: Kỹ năng ca hát được tiến hành không chỉ trong quá trình học thuộc mà cả khi cũng cố ôn luyện. Khi đã học thuộc, cần dạy trẻ thẻ hiện diễn cảm để trẻ có thể biểu diễn dể dàng, hấp hẫn. Để tạo sự nhịp nhàng khi hát, cho trẻ vỗ tay theo nhịp, phách, hoặc âm hình tiết tấu của bài hát để trẻ tăng thêm cảm xúc về nhịp điệu, tiết tấu. d. Kết hợp với phụ huynh: -Thường xuyên tôi trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, bố mẹ có trẻ cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết của trẻ. - Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa có liên quan đến đề tài. 2.3.4. Mối liên hệ giữa giải pháp, biện pháp: -Hoạt động âm nhạc có mối liên hệ mật thiết với nhau để giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt. Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tư tưởng, tập trung chú ý. -Bằng các giai điệu, âm sắc, nhịp độ, hòa âm, tiết tất đã thu hút trẻ. 7 -Âm nhạc giúp trẻ phát triển lời nói, quan hệ, trao đổi tình cảm. -Âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong nôi. -Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ qua lời ca, giai điệu, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng. -Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, không có gì có thể đánh thức tâm hồn con người bằng âm nhạc. Âm nhạc có giá trị nghệ thuật cảm hóa mọi người cùng hướng tới cái đẹp. Trong đó có cái đẹp về cách ứng xử, giao tiếp với ông bà, cha mẹ … -Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ, âm nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe, tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng với sự thay đổi nhịp tim mạch, trao đổi máu. -Âm nhạc giúp trẻ phối hợp các động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng, tất cả những vận động của tay, chân, thân mình nhờ có sự phụ họa âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng. - Nội dung lời ca phong phú trong các bài hát giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình, bạn bè, lòng yêu nước từ đó gợi mở cho các cháu về cách ứng xử là giáo dục cho các cháu đạo đức làm người. - Những bài dân ca, bài đồng dao khác nhau của các dân tộc Việt Nam phong phú về âm điệu, tiết tấu, phương thức diễn xướng, phong tục, tập quán sẽ cho trẻ hiểu biết về bản sắc âm nhạc dân tộc Việt Nam. -Các hoạt động diễn xuất của trẻ là diễn ra trong tập thể, cùng nhau múa hát, vui chơi đã giúp cho trẻ vui tươi, hồn nhiên ngay cả những trẻ nhút nhát cũng cảm thấy thoải mái, tự tin hơn. -Âm nhạc có ảnh hưởng đến hành vi văn hóa của trẻ bởi cách diễn xuất các tác phẩm có tâm trạng khác nhau. -Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời cho tới khi từ giã cuộc sống, âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện tinh tế thế giới nội tâm, âm nhạc tác động vào lĩnh vực tình cảm của con người và trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con người. - Bằng ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt của âm nhạc đã làm cho con người ở các vùng đất khác nhau có những hiểu biết nhất định về nhau. -Trẻ biểu hiện sinh động khi nghe lúc lắc, xắc xô… đã khẳng định rằng có thể cho trẻ nhỏ làm quen với âm nhạc ngay từ những tháng tuổi đầu tiên. 2.3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. *Qua việc soạn và dạy môn âm nhạc mới, tôi thấy phần nào đã có sự thay về hứng thú của trẻ. Trẻ tích cực tham gia học, khi kết thúc tiết học hầu hết trẻ đều phấn khởi. - Trẻ linh hoạt và nhanh nhẹn trong các hoạt động. 8 - Tiết học sinh động và lôi cuốn trẻ. - Trẻ hiểu nội dung bài hát, biết tự sáng tạo ra những những động tác minh họa theo lời ca.Trẻ tự tin khi biểu diễn độc lập và kết hợp vận động cùng bạn, cùng cô và chơi mang tính sáng tạo. -Trẻ hứng thú say mê với hoạt động âm nhạc. -Trẻ tiếp thu kiến thức âm nhạc một cách nhẹ nhàng thoải mái. -Năng lực cảm thụ âm nhạc của trẻ tốt khi cô giáo tổ chức và hướng dẫn trẻ hoạt động âm nhạc. 2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. * Hoạt động hát: Sĩ số lớp : 37 cháu, 65 % Trẻ thựa hiện tốt, 25 % khá, 10 % trung bình * Hoạt động vận động theo nhạc: Sĩ số lớp : 37 cháu, 75 % Trẻ thựa hiện tốt, 20 % khá, 5 % trung bình * Hoạt động nghe hát, nghe nhạc: Sĩ số lớp : 37 cháu, 70 % Trẻ thựa hiện tốt, 20 % khá, 10 % trung bình * Hoạt động biễu diễn văn nghệ: Sĩ số lớp : 37 cháu, đạt tốt: 80 % cháu , khá: 20 %, 3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 3.1.Kết luận: - Hoạt động âm nhạc có một vai trò hết sức quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Tham gia vào các hoạt động âm nhạc sẽ dể dàng giúp trẻ tích lũy thêm về các kỹ năng tri giác cách thức thể hiện tác phẩm âm nhạc. Cảm nhận và làm quen sự đa dạng linh hoạt của tiết tấu sự phong phú gợi cảm của giai điệu âm nhạc, lúc lên bổng, lúc xuống trầm, hình thành cho trẻ các thói quen về kỹ năng ca hát góp phần hình thanh và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. -Hoạt động âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đa dạng về thể loại, phong phú về cách thức thể hiện. Để hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao trong các quá trình lĩnh hội và thể hiện tác phẩm âm nhạc đòi hỏi trẻ phải cảm nhận được tích chất cơ bản của nội dung âm nhạc. Do vậy người truyền đạt âm nhạc phải nắm vững phương pháp, biện pháp, cách tổ chức của giáo dục âm nhạc nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ. 3.2. Kiến nghị: -Các trường mầm non cần quan tâm hơn nữa đầu tư trang thiết bị đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất phục vụ cho môn âm nhạc, bổ sung các phương tiện như: Đàn, các loại đĩa nhạc, đài, ti vi. -Trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản về các loại nhạc cụ, cung cấp những tài liệu về chương trình mầm non mới để giáo viên tự tìm hiểu và thiết kế tiết dạy. 9 -Mỗi giáo viên cần thưc hiện tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh. -Cần thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, thao giảng, sinh hoạt chuyên môn. - Khuyến khích động viên giáo viên làm đồ dùng phục vụ cho các trò chơi nói chung và môn âm nhạc Êa nuôl, ngày 30 tháng 02 năm 2012 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp- TS Lê Thu Hương ( chủ biên)- Lý Thu Hiền- Phạm Thị Hòa- Lê Thị Đức - Viện chiến lược và chương trình giáo dục. Trung tâm nghiến cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non. 2. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc mẫu giáo ( Theo nội dung đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc)- Vụ giáo dục mầm non- nhà xuất bản âm nhạc Hà Nội- 2004- Hoàng Văn Yến. 3. Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II ( 2004 2007). Nhà xuất bản giáo năm - 2004. 4. Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục màm non ( 5-6 tuổi) - TS Trần Thị Ngọc Trâm- TS Lê Thị Hương- PGS. TS Lê Thị Ánh Tuyết ( Đồng chủ nhiệm)- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 5. Giáo dục âm nhạc - tập II - Phạm Thị Hòa - Nhà xuất bản đại học Hà Nội năm 2008. 6. Tuyển tập bài hát mẫu giáo ( Vụ Giáo dục mầm non) 10 [...]... theo nhạc bài: “ Gà trống, mèo con và cún con” - Cô lật ô số 3 hỏi trẻ con gì? - Nhìn thấy con vịt con nhớ đến bài hát nào? - Cô và đứng lên hát và vận động theo nhạc bài: “ Một con vịt ” - Cô hỏi trẻ còn ô số mấy, cô mở ô số 4 hỏi trẻ con gì? -Cô và trẻ đứng lên hát và vận động theo nhạc bài : “ Con chim non” c/ Kết thúc: Cô và trẻ hát và múa minh họa PHẦN V : BÀI HỌC RÚT KINH NGHIỆM Với những biện pháp. .. Với những biện pháp và phương pháp sử dụng trong quá trình giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm sau 12 Cần phải nắm vững yêu cầu phương pháp bộ môn này để vận dụng linh hoạt nhẹ nhàng trong khi dạy trẻ Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ phù hợp với trẻ Giáo viên thực hiện nhiệt tình nhiêm vụ giáo dục của mình Đầu tư suy nghĩ kết hợp với các hoạt động khác luôn lấy trẻ làm trung tâm và cô đóng vai trò gợi mở... giả Đặng Nhất Mai nhé b/ Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: Hát và minh họa - Cả lớp hát bài “ Chim mẹ, chim con” ( 2 lần) - Cô mở nhạc và múa minh theo nhạc ( 1 lần) -Cả lớp hát và múa minh họa theo bài hát ( 3-4 lần) - Ba tổ hát và múa minh họa - Nhóm mua minh họa theo nhạc ( 2-3 lần) - Cá nhân múa minh họa theo nhạc ( 2-3 trẻ) - Cả lớp múa minh họa theo nhạc theo ý thích của trẻ ( 1 lần) -Trẻ đọc... gia trò chơi âm nhạc - Giáo dục: Qua bài hát trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật 2 Chuẩn bị: - Hình ảnh một số con vật nuôi trong gia đình - Bài hát: Một con vịt, Cá vàng bơi, Gà trống mèo con và cún con, con chim non, Chim vành khuyên - Mũ chim bồ cầu cho cô - Đầu đĩa, băng nhạc 3 Phương pháp: Quan sát- dùng lời- Thực hành 4 Tiến hành: a/ Mở đầu hoạt động: Cô đọc câu đố: Con gì quang quác Cục tác... bốn mùa, mọi người luôn yêu thương nhau - Cô mở nhạc múa minh họa theo bài hát ( 1 lần) - Trẻ múa vận động minh họa cùng cô ( 1 lần) - Cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe ( 1 lần) * Hoạt động 3: Trò chơi: Nhận hình đoán tên bài hát - Cô lật ô số 1 hỏi trẻ con gì? -Có bài hát nói về con cá - Cô và trẻ hát và vận động theo nhạc bài: “ Cá vàng bơi” - Cô lật ô số 2 hỏi trẻ con gì? -Có bài hát nói về con gà,...Thiết kế tiết dạy: Chủ đề: Động vật Đề tài: Hát và minh họa bài “ Chim mẹ, chim con” 1.Mục đích yều cầu: -Kiến thức: Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát, biết múa minh họa theo bài hát: “ Chim mẹ, chim con”.Thể hiện được sự ngộ ngĩnh của bài hát -Kỹ năng: Rèn kỹ năng múa minh họa, nhanh nhẹn khéo léo, tự tin trước mọi người Tích cực tham gia trò chơi âm nhạc - Giáo dục: Qua bài hát trẻ... động 2: Nghe hát: Em như là chim câu trắng - Cho trẻ xem tranh hỏi trẻ con gì? Chim câu đang làm gì? - Có một bài hát nói về em bé ví mình như chim câu trắng đang bay trên bầu trời xanh mang hòa bình đến cho mọi người trên trái đất, đó là bài hát “ Em như chim câu trắng” của tác Trần Ngọc - Cô mở nhạc bài hát “ Em là chim câu trắng” cho trẻ nghe ( 1 lần) Giảng nội dung: Chim bồ câu trắng là biểu tượng... lời- Thực hành 4 Tiến hành: a/ Mở đầu hoạt động: Cô đọc câu đố: Con gì quang quác Cục tác cục ta Đẻ trứng tròn xoe Gọi người đến lấy -Cô đố các con đó là con gì? - Con gà mái là con vật nuôi ở đâu? - Bây giờ cô mời các con xem và đọc tên con vật nuôi trong gia đình nhé? -Cô cho trẻ xem đến hình con vật nào thì đọc to tên con vật đó - Trẻ xem đến hình con vật cuối cùng thì là con chim và dừng lại hỏi đây . âm nhạc Phạm vi nghiên cứu: tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy âm nhạc 1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: -Do thời gian hạn chế nên đề tài này chỉ tập trung tìm ra một số biện. ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy môn âm nhạc cho trẻ mầm non. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp trực quan thính giác( trực quan truyền cảm), gợi lên những tâm trạng, cảm. nhiều biện pháp khác nhau phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm để dạy trẻ, giúp trẻ hứng thú trong tiết học. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: -Đối tượng: Một số biện pháp dạy trẻ mầm non về môn âm