1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học vần

21 613 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 19,42 MB

Nội dung

Đầu năm học, tôi được phân công giảng dạy lớp 1, tôiluôn băn khoăn, trăn trở là làm thế nào giúp các em biết cách rèn luyện để các em đọc thông, viết thạo, các em có được kĩ năng nghe,

Trang 1

Sau khi rời bàn tay chăm sóc của các cô mẫu giáo cũng như sự chămchút của ông bà, cha mẹ Các em 6 tuổi bước vào một giai đoạn mới là họcTiểu học, cụ thể là học lớp Một Bước đầu học chữ, học đọc, học viết nêncác em còn nhiều bỡ ngỡ và tiếp thu kiến thức thật khó khăn Học vần làmôn giúp các em học được tiếng mẹ đẻ đầu tiên Các em phải biết nhìn vào

âm – vần – tiếng và đọc lên đúng âm – vần – tiếng giáo viên dạy và cũng từđây các em sẽ hiểu thêm được từ – câu – bài văn đơn giản Với những yêucầu ngày càng cao đòi hỏi học sinh lớp Một phải nắm bắt được kiến thứcmột cách vững vàng để biến kiến thức đó thành kĩ năng, kĩ xảo trong mônTiếng Việt

Phân môn này có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học nóichung và trong môn Tiếng Việt nói riêng, vì nó là phần học mở đầu lớp đầu tiêncủa cấp Tiểu học Có học phần này, học sinh mới chiếm lĩnh được một công cụgiao tiếp quan trọng: chữ viết ghi âm Tiếng Việt Đây chính là phương tiện đểcác em có điều kiện học tốt các môn khác

Nhờ nó mà chúng ta đọc được tiếng Việt Đối với học sinh lớp Một, ở lứatuổi này, khả năng tập trung chú ý chưa cao, tư duy chưa phát triển nên việc bồidưỡng vốn từ cho các em ở giai đoạn này rất khó

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn mong muốn các em họcsinh của mình biết cách đọc đúng, đọc lưu loát, trôi chảy để từng bước tiếp thubài học mỗi ngày tốt hơn Đầu năm học, tôi được phân công giảng dạy lớp 1, tôiluôn băn khoăn, trăn trở là làm thế nào giúp các em biết cách rèn luyện để các

em đọc thông, viết thạo, các em có được kĩ năng nghe, nói, đọc, viết góp phầnhình thành tri thức mới để các em học thật tốt các lớp trên, giúp các em vữngbước vào đời

Xuất phát từ những vấn đề trên, với kiến thức và kinh nghiệm của bản thânđược tích lũy trong công tác giảng dạy, bản thân mong muốn góp phần nâng caohiệu quả trong công tác giảng dạy và rèn luyện cho học sinh Đây là việc làm

PHẦN THỨ NHẤT:

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trang 2

khó khăn mà người giáo viên nào dạy lớp Một phải trải qua và khắc phục Đó làlí do tôi chọn để viết sáng kiến: “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng

giảng dạy môn học vần” nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh củatrường Tiểu học Phú Thọ

PHẦN THỨ HAI:

Trang 3

II/ Quá trình thực hiện các giải pháp:

1 Tổ chức thực hiện:

Đầu năm học, tôi đã tổ chức thi khảo sát chất lượng đầu năm Qua số liệuthống kê, tôi thấy số học sinh chưa hoàn thành quá nhiều so với học sinh cả lớp,nhất là phân môn Học vần Trước tình hình đó, tôi thiết nghĩ cần đề ra một sốbiện pháp giúp đỡ các em học tốt hơn môn Học vần

* Khảo sát chất lượng đầu năm kết quả như sau:

Tổng số học sinh: 26/15 trong đó:

Học sinh hoàn thành tốt: 3 em, tỉ lệ:11,6%

Học sinh hoàn thành: 4 em, tỉ lệ: 15,4%

Học sinh chưa hoàn thành (CHT): 19 em, tỉ lệ: 73%

Đầu tiên tôi tiến hành tìm hiểu từng đối tượng học sinh của lớp mình đểnắm bắt hoàn cảnh, sở thích, khó khăn…Qua tìm hiểu tôi biết được hầu hết các

em gia đình ít quan tâm đến việc học, rất nhiều em chưa qua Mẫu giáo, một số

em trí nhớ còn kém, học đâu quên đó Do vậy số học sinh chưa hoàn thành là dolười học ở nhà, ham chơi đến lớp học cảm thấy lo sợ và thụ động

Mặc khác thôn Phú Thọ là địa bàn vùng ven của thành phố đa số là con

em vùng biển cuộc sống khó khăn chỉ lo kinh tế gia đình Cha mẹ không quantâm đến việc học của con em mình Một số gia đình mù chữ không dạy đượccon Vì thế, việc học của các em phó thác cho giáo viên chủ nhiệm Do vậy lànhững người làm công tác dạy học nói chung và giáo viên đứng lớp nói riêngtrong nhà trường Tiểu học phải biết giáo dục và hướng dẫn cho các em tiếp thuđược những tri thức cơ bản để hình thành kĩ năng cho các em bước đến nhữngbậc học tiếp theo

Trang 4

* Ngay từ đầu năm, tôi sắp xếp vị trí ngồi của học sinh xen kẽ nhau: Họcsinh hoàn thành tốt – Chưa hoàn thành, Hoàn thành – Chưa hoàn thành, các emngồi cùng nhau để các em giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

* Tìm hiểu đối tượng học sinh ở lớp mình, qua quá trình tìm hiểu giúp tôinắm bắt tình hình học tập và đề ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thíchhợp với từng đối tượng học sinh

* Đặc biệt, trong một tiết học, giáo viên cần phân lượng thời gian phùhợp Điều này đòi hỏi người giáo viên luôn học hỏi, tìm tòi, rút kinh nghiệm,…xác định rõ mục tiêu của bài học, đầu tư vào soạn giảng và lập kế hoạch bài học

cụ thể phù hợp với mọi đối tượng học sinh lớp mình kết hợp sử dụng đồ dùngdạy học sẵn có và tự làm hợp lí Ngoài ra giáo viên cần linh hoạt bao quát lớp,quan sát, định hướng và giúp đỡ học sinh kịp thời

* Chú ý là tất cả học sinh trong lớp học đều được giáo viên quan tâm,hướng dẫn, giúp đỡ, hợp tác,…làm sao cho cả lớp đều tham gia thực hành

* Chọn yêu cầu rõ ràng phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh

* Cho các em tự kiểm bài chéo nhau để củng cố, khắc sâu kiến thức, tự tinhơn

* Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt ởđầu và cuối buổi học, giờ chính khóa cụ thể: tôi phân học sinh hoàn thành tốt vàhọc sinh hoàn thành kèm học sinh chưa hoàn thành để tạo sự đoàn kết, giúp đỡlẫn nhau cùng học, cùng chơi

* Qua hội thảo, chuyên đề của tổ, trường, giáo viên cùng nhau trao đổi đểrút kinh nghiệm Đồng thời tìm hiểu, học hỏi thêm ở tài liệu tham khảo (như tậpsan giáo dục, giáo dục thời đại, thế giới trong ta…) về phương pháp mới và ápdụng vào thực tế lớp mình có hiệu quả hơn

* Kiểm tra, nhận xét thường xuyên để có cơ sở đánh giá sự tiến bộ củahọc sinh, biết ưu, khuyết điểm nhằm khuyến khích, động viên để các em khắcphục và tạo cơ hội cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, vươn lên, tự tin chủđộng hơn Qua đó, giáo viên cũng tự điều chỉnh lập kế hoạch bài học, cách dạysao cho phù hợp

Trang 5

* Tổ chức nhiều trò chơi (đố chữ,…), các em thi đua nhau theo nhóm, cánhân Từ đó giúp học sinh củng cố kiến thức qua học mà chơi, chơi mà học…tạohứng thú học tập hơn.

* Ghi nhật kí chuyên môn sau mỗi buổi học Từ đó rút kinh nghiệm vàđiều chỉnh lại hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học,…trong tiết dạy sau

Cụ thể khi dạy phần Học vần, giáo viên cần chú ý:

1 Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy

học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh là một trongnhững đặc điểm lớn nhất của phương pháp dạy học nói chung, biết kết hợp sửdụng đúng lúc, đúng chỗ các hình thức tổ chức lớp học và các phương pháp dạyhọc theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh

2 Những phương pháp cần chú ý khi giảng dạy học vần là: phương pháp

dùng lời, hỏi – đáp, quan sát, miêu tả, sử dụng đồ dùng trực quan, bộ chữ rời,bảng cài, luyện tập theo mẫu, thực hành giao tiếp, trò chơi,…

3 Khi vận dụng từng phương pháp, phải chú ý nhiều hơn đến cách thức

hoạt động của học sinh để tiếp nhận các tri thức tiếng Việt, cũng như việc hìnhthành và phát triển các kỹ năng (nghe, đọc, nói, viết)

4 Việc tổ chức hoạt động có thể dưới nhiều hình thức linh hoạt như: cá

nhân, từng đôi một, nhóm nhỏ, nhóm lớn, cả lớp, đặc biệt chú ý đến hình thức tổchức dạy học theo nhóm

5 Chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh.

6 Xác định các cơ sở quan trọng khi lựa chọn phương pháp, biện pháp và

hình thức tổ chức dạy học một bài học vần:

- Đối tượng học sinh để có các biện pháp cá thể hóa trong dạy học;

- Mục tiêu bài dạy theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, nhằm đảm bảoyêu cầu cần đạt đối với mọi đối tượng học sinh

- Khả năng của chính giáo viên, để cân nhắc các phương pháp, biện pháp,các hình thức tổ chức dạy học mà mình sẽ chọn nhằm vận dụng, kết hợp có hiệuquả

Trang 6

- Điều kiện về cơ sở vật chất (phòng học, bàn ghế, các phương tiện hỗ trợ,

…) để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp

7 Gợi ý một số biện pháp tổ chức từng hoạt động trọng tâm của một bài

dạy Học vần

* Đăc biệt, giáo viên cần :

@ Nắm vững nội dung chương trình gồm có 3 dạng bài và giảng dạy như sau:

a Dạng bài thứ nhất:

* Làm quen với âm và chữ:

Ở dạng bài này, yêu cầu cơ bản của tôi đối với học sinh là đọc được âm,dấu thanh, viết được chữ ghi âm, dấu ghi thanh Học sinh làm quen với nề nếphọc tập, mạnh dạn, tự tin trong môi trường học tập mới

Khi dạy dạng bài này, tôi tiến hành dạy chữ ghi âm, dấu ghi thanh mớitheo nội dung học được trình bày trong sách giáo khoa qua các bước sau:

- Hướng dẫn học sinh nhận dạng (phân tích) chữ ghi âm, dấu ghi thanhmới

- Hướng dẫn học sinh tập phát âm mới – cung cấp tên chữ cái

- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn học sinh qui trình viết Học sinh tậpviết vào bảng con

Đối với 6 bài đầu trong giai đoạn làm quen với âm và chữ, kiến thức trongmỗi bài không nhiều Ngoài việc dạy kiến thức mới, tôi dành thời gian để ổnđịnh tổ chức lớp và hình thành cho học sinh nề nếp học tập như: cách cầm tậpđọc, khoảng cách mắt nhìn, cách ngồi, cách đặt vở, cách cầm bút, cách đứng lênđọc bài, giao tiếp với bạn xung quanh…

- Tôi đã sử dụng phần tranh minh họa, vật thật… để dạy chữ ghi âm vàdấu ghi thanh mới ở sách giáo khoa (nhất là khắc sâu cho học sinh có trí nhớkém )

Ví dụ: Cho học sinh nhìn tranh hay vật thật, tập phát âm mới, tìm âm, dấuthanh mới, tiếng, từ ngữ… hoặc cho học sinh quan sát tranh, nhận xét chữ giốngnhau ghi trên các tranh, tìm thêm tiếng, từ ngữ tương tự

Trang 7

* Luyện đọc âm mới và ghép tiếng :

Tôi đã cho học sinh luyện đọc nhiều hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp Ởgiai đoạn này, tôi đã hướng dẫn học sinh cách nhìn chữ, nhìn dấu để đọc lênthành tiếng qua bảng:

Bảng 1:

Gồm 16 con chữ ghi phụ âm đầu (b, v, l, c, n, m, d, đ, t, x, s, r, k, p, g) viếtở cột dọc đầu tiên phía bên trái Phía trên đầu 6 cột dọc còn lại ghi các thanh(“ngang”- không, “sắc”, “huyền”, “hỏi”, “ngã”, “nặng”)

Gồm các phụ âm đầu được ghi bằng 2, 3 con chữ (th, ch, kkh, ph, nh, gh,

qu, ng, ngh, tr) được ghi ở cột dọc, và 6 cột ghi thanh như ở bảng 1

Hai bảng này tôi tự làm lấy và để dùng cho nhiều năm Tôi có thể sử dụng

để các em chơi trò chơi học tập hoặc củng cố bài vừa học

Ví dụ: ở bảng 1.

Khi học bài âm: i – a các em sẽ ghép được rất nhiều tiếng từ đơn:

Thanh

Trang 8

 Đặc biệt, nếu dùng bộ chữ ghép vần giáo viên cần:

Chú ý:

+ Khi học sinh dùng bộ chữ ghép vần, giáo viên cần chú ý theo dõi đểphát hiện những trường hợp hợp học sinh ghép được nhưng không đọc được,đọc được nhưng không ghép được để có biện pháp giúp đỡ kịp thời (có thể yêucầu học sinh hoàn thành tốt, học sinh hoàn thành trong nhóm hỗ trợ)

+ Cần dành nhiều thời gian cho phần luyện đọc Không đi sâu vào phầnphân tích vần, so sánh vần

+ Giáo viên phát âm mẫu cần đúng và rõ ràng

+ Việc hướng dẫn học sinh luyện đọc có thể tổ chức theo trình tự: Vần –tiếng – từ khoá (trình tự thuận) và Từ khoá – tiếng – vần (trình tự ngược) Cầnphát huy việc luyện đọc cá nhân (càng nhiều càng tốt) theo nhóm Trước tiêngiáo viên (hoặc học sinh hoàn thành tốt) đọc mẫu, sau đó yêu cầu học sinh đọcnối tiếp nhau trong nhóm Giáo viên phải chú ý lắng nghe các em đọc để pháthiện năng lực đọc của mỗi em, từ đó có cách rèn luyện thích hợp với từng em.Cần có những lời lẽ nhẹ nhàng, động viên, khuyến khích đặc biệt là với đốitượng HS chưa hoàn thành

+ Đối với những trường hợp cá biệt (học sinh có giọng đọc khuyết), giáoviên nên dành nhiều thời gian hơn hoặc phân công học sinh hoàn thành tốt giúp

đỡ (ngay trong tiết học hoặc giờ chơi) để luyện phát âm thêm cho các em

Trang 9

+ Thường xuyên thay đổi không khí lớp học bằng một bài hát, múa, mộttrò chơi, một câu chuyện, đọc thơ,…có tác dụng giúp tiết học nhẹ nhàng, họcsinh có hứng thú học bài và giúp học sinh củng cố bài học tốt hơn.

Học sinh hát, múa đọc thơ trong giờ học vần

* Luyện viết chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới:

Ở 6 bài đầu, yêu cầu tập tô theo nét chữ nên tôi đã giành thời gian cho họcsinh rèn viết vào bảng con các nét cơ bản thật chuẩn mực và hướng dẫn học sinh

tư thế ngồi, cách giữ vở, cầm bút đưa theo nét chữ in sẵn

* Luyện nghe – nói:

Đây là giai đoạn đầu nên phần luyện nói theo tranh tương đối tự do theochủ đề của bài, không gò bó trong các âm và thanh vừa học nên tôi đã gợi ý họcsinh bằng các câu hỏi giúp các em luyện nói qua những câu trả lời đơn giản với

Trang 10

nội dung gần gũi với các em Tôi cũng biết rằng mục tiêu của phần luyện nóitrong giai đoạn này là giúp học sinh làm quen với không khí học tập mới, khôngrụt rè, nhút nhát, dám mạnh dạn nói cho các bạn nghe và nghe các bạn nói trongmôi trường giao tiếp mới – giao tiếp học đường.

b Dạng bài thứ hai:

* Dạy – học âm, vần mới:

Ở dạng bài này, yêu cầu cơ bản của tôi đối với học sinh là đọc được âm,vần và viết được chữ ghi âm, vần, đọc và viết được tiếng (từ) ứng dụng; đọcđược câu ứng dụng Tùy theo trình độ của học sinh tôi đưa ra yêu cầu mở rộnghoặc nâng cao hơn

Ví dụ: Tìm thêm các tiếng (từ) mới có âm, vần đã học (gợi ý qua đồ dùnghọc tập ở lớp, đồ dùng trong gia đình, các loại hoa quả, cây, con vật quen thuộc)

Ở dạng này tôi cho học sinh luyện tập cả 4 kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết vàxem đây là trọng tâm

* Luyện đọc: câu, bài ứng dụng

Tôi hướng dẫn học sinh luyện đọc âm, vần mới, từ ngữ ứng dụng (ghi trênbảng lớp) đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa theo yêu cầu từ dễ đến khó,phát âm đúng các âm, vần, tiếng, đọc trơn tiếng, đọc liền từ, cụm từ, đọc câu,đọc bài (chú ý ngắt nhịp) Thực hành luyện đọc bằng nhiều hình thức: cá nhân,nhóm, cả lớp, đọc nối tiếp, đọc đồng thanh, từ đơn giản đến phức tạp

- Treo tranh minh họa câu hoặc bài ứng dụng lên bảng lớp, dùng một vàicâu hỏi gợi ý để học sinh nêu được nội dung tranh Giáo viên ghi câu, bài ứngdụng lên bảng

- Yêu cầu học sinh đọc thầm câu, bài ứng dụng, sau đó cho các em pháthiện những tiếng chứa vần mới học, dùng bút chì gạch chân các tiếng này trênbảng lớp

- Tuỳ theo đối tượng học sinh, có thể cho một em học sinh hoàn thành tốtphân tích, đánh vần nhanh các tiếng có chứa vần mới học

- Giáo viên đọc mẫu cả câu, bài ứng dụng, lưu ý cần luyện đọc kỹ một số

từ hoặc tiếng khó

Trang 11

- Kết hợp giải nghĩa từ và giúp học sinh hiểu nội dung câu/bài ứng dụng.

* Luyện viết chữ ghi âm, vần, tiếng nói:

Đối với khâu luyện viết tôi hướng dẫn học sinh hình dáng, đường nét conchữ, qui trình viết Học sinh được tập viết chữ ghi âm vần, tiếng mới theo yêucầu từ thấp đến cao: tập tô, tập viết bảng con, tập viết vào vở; nhìn mẫu – viếtđúng; viết đẹp, viết nhanh

* Tiết 1: chủ yếu cho học sinh viết đúng chữ ghi âm, vần mới trên bảng

con:

- Giới thiệu chữ mẫu, gợi ý để học sinh nhận xét chữ mẫu (độ cao, số nét,

…) bằng những câu đơn giản, ngắn gọn (bước này không yêu cầu học sinh phântích quá kĩ)

- Viết mẫu (theo khung ô li đã được phóng to trên bảng lớp), vừa viết vừanêu ngắn gọn quy trình viết

- Yêu cầu học sinh quan sát, dùng ngón trỏ viết thử trên không để địnhhình cách viết, sau đó viết bảng con Giáo viên cần chú ý bao quát, tập trunggiúp đỡ học sinh (tư thế ngồi viết, cách đặt bảng con, cách cầm phấn,…)

- Đối chiếu với yêu cầu đề ra để đánh giá chất lượng chữ viết của học sinhbằng những lời nhận xét nhẹ nhàng, cụ thể, giúp các em thấy rõ thành công vàhạn chế của mình

Trang 12

Học sinh viết bảng con trong giờ học vần.

* Tiết 2: Luyện viết vào vở tập viết âm, vần, tiếng, từ

- Yêu cầu học sinh nêu nội dung viết

- Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại quy trình, chú ý học sinh các nétnối giữa các chữ cái và cách bỏ dấu thanh (Giáo viên đứng không che khuất tầmnhìn của học sinh)

Muốn cho học sinh sử dụng hiệu quả vở Tập viết, giáo viên cần hướngdẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kỹ năng viết của từng bài viết (chữ mẫu, cácdấu chỉ khoảng cách chữ, dấu vị trí đặt bút, thứ tự viết nét,…) giúp các em viết

đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết

* Lưu ý: Tuỳ theo trình độ của học sinh trong lớp, giáo viên có thể yêu

cầu các em viết số lượng âm, vần, tiếng, từ sao cho đạt được chuẩn kiến thức, kỹnăng

* Luyện nghe – nói:

Tôi đã dựa vào chủ đề gợi ý trong tranh tiến hành linh hoạt tùy theo trình

độ học sinh, nhằm đạt được yêu cầu: nói về chủ để trong sách giáo khoa Tôiluôn chú ý đến các từ ngữ có âm vần chưa học Chú ý nói theo định hướng bằngcâu hỏi của tôi, học sinh có thể nói được những câu đơn giản, có nội dung gầngũi với cuộc sống xung quanh các em

Khi dạy âm vần mới, tôi luôn hình thành và củng cố kiến thức giúp họcsinh nắm chắc và nhanh chóng đạt được các yêu cầu cơ bản là: đọc, viết được

âm vần mới; đọc trơn tiếng, từ, câu có trong bài học Ngoài ra, tôi còn sử dụngphần tranh minh họa từ sách giáo khoa như: cho học sinh nhìn tranh tập phát âm

từ mới, tìm âm vần mới học hoặc tôi cho học sinh liên hệ thực tế tìm tiếng ngoàibài mang vần vừa học…

* Lưu ý: Hoạt động này giáo viên cần hạn chế những câu hỏi dài, câu hỏi

khó, tuỳ theo nội dung bài dạy và trình độ của học sinh, thời gian luyện nói cóthể giảm nhẹ so với yêu cầu

c Dạng bài thứ ba:

* Ôn tập âm, vần:

Ngày đăng: 29/05/2017, 20:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w