SKKN một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ra lớp

17 1.8K 10
SKKN một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm  non  ra lớp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Phần thứ nhất - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 02 2. Mục đích nghiên cứu 03 3. Đối tượng nghiên cứu 03 4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu 03 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 03 6. Phương pháp nghiên cứu 03 7. Thời gian nghiên cứu 04 Phần thứ hai - NỘI DUNG 04 Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài 04 Chương II: Thực trạng của đề tài 06 Chương III: Giải quyết vấn đề 08 1. Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh và cộng đồng để huy động trẻ Mầm non ra lớp 08 2. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ 10 3. Tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ 11 4. Làm tốt công tác xã hội hoá để tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị 13 Phần thứ ba - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14 1. Kết luận 14 2. Khuyến nghị 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nằm trong hệ thống Giáo dục Quốc dân, Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên, mở đầu cho các bậc học tiếp theo. Nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục Mầm 1 non là hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và tạo tiền đề vững chắc cho trẻ khi bước vào trường Tiểu học. Như vậy, việc chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non là vô cùng cần thiết trong quá trình đào tạo nhân cách con người, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Phát triển Giáo dục Mầm non là nền tảng cho sự nghiệp phát triển nguồn lực con người, phục vụ cho mục tiêu phổ cập Tiểu học, phổ cập Trung học cơ sở và tiến tới phổ cập Trung học phổ thông. Tuy nhiên, Yên Thành là một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Bình, với trên 96% là đồng bào dân tộc Dao sinh sống nên còn nhiều hủ tục, lạc hậu, đa số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non, đặc biệt nhiều gia đình chưa dạy trẻ biết tiếng phổ thông, mọi giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ dẫn đến việc huy động trẻ ra lớp tại trường Mầm non Yên Thành còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa huy động được trẻ nhà trẻ ra lớp, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp chưa cao so với mặt bằng chung của toàn huyện. Là một Hiệu trưởng, tôi đã trăn trở, suy nghĩ làm sao để Giáo dục Mầm non vùng đặc biệt khó khăn tiến kịp với Giáo dục Mầm non vùng kinh tế phát triển. Để những kết quả đã đạt được tiếp tục duy trì và phát triển, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của Giáo dục hiện nay, rất cần phải có kế hoạch cụ thể và những biện pháp tích cực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, vận động các tổ chức xã hội, các bậc phụ huynh cùng gánh vác, chăm lo cho sự nghiệp Giáo dục Mầm non. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ra lớp" để nghiên cứu và đưa vào áp dụng tại trường Mầm non xã Yên Thành - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nhằm huy động tốt trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi Mầm non ra lớp tại trường Mầm non xã Yên Thành - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái. 2 3. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu, điều tra số lượng trẻ trong độ tuổi Mầm non xã Yên Thành để huy động ra lớp. 4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu chỉ trong phạm vi hẹp đó là: Nghiên cứu, đề ra một số biện pháp huy động trẻ trong độ tuổi Mầm non của xã Yên Thành ra lớp. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. + Nghiên cứu thực trạng tình hình dân số, địa lý, kinh tế của xã Yên Thành và thực trạng việc huy động trẻ độ tuổi Mầm non dân tộc thiểu số ra lớp tại trường Mầm non Yên Thành trong những năm học trước. + Nghiên cứu các biện pháp để đưa vào áp dụng nhằm làm tốt việc huy động trẻ độ tuổi Mầm non dân tộc thiểu số ra lớp. 6. Phương pháp nghiên cứu. Điều tra khảo sát số lượng trẻ trong độ tuổi Mầm non của xã. Thống kê số liệu những năm học trước, phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc huy động trẻ ra lớp thấp. Tiếp xúc, trao đổi, vận động các tổ chức, ban ngành đoàn thể và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về việc cần thiết phải đưa trẻ mầm non đến trường. Tổng kết kinh nghiệm, áp dụng các biện pháp để nâng dần tỷ lệ huy động trẻ Mầm non ra lớp tại xã Yên Thành. 7. Thời gian nghiên cứu. Từ tháng 10/2008 đến tháng 10/2009. Phần thứ hai - NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài * Các luận điểm, các quan điểm khoa học về sự cần thiết phải cho trẻ trong độ tuổi Mầm non đến trường? 3 Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy: Sự tăng tốc trong quá trình phát triển thể lực của trẻ phụ thuộc vào mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ còn việc hình thành các kỹ năng vận động thô, vận động tinh, sự khéo léo và phối hợp các giác quan phụ thuộc rất nhiều vào môi trường giáo dục cũng như quá trình tự rèn luyện của đứa trẻ có sự định hướng của người lớn. Từ lọt lòng đến 1 tuổi: trẻ sơ sinh có những khả năng mới, có nhu cầu gắn bó, giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người gần gũi (lúc này chủ yếu là những người thân: bà, bố, mẹ ) Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Kỹ thuật chụp cắt lớp hình ảnh não bằng bức xạ hạt positron cho phép khẳng định việc nuôi, dạy trẻ 3 năm đầu có tính quyết định đến sự phát triển của bộ não con người, thời kỳ trẻ chập chững biết đi đồng thời là thời kỳ thám hiểm, đứa trẻ như "một nhà thực nghiệm", " một nhà hoạt động thực tiễn", thế giới đồ vật đã trở thành đối tượng nhận thức của trẻ, nảy sinh nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, thời kỳ phát cảm ngôn ngữ, xuất hiện "Cái tôi" đó là dấu hiệu khởi đầu của sự hình thành nhân cách, các yếu tố di truyền cung cấp các chất liệu " thô" còn môi trường giáo dục sẽ tiếp tục đúc nặn tâm hồn và ý chí của đứa trẻ. Lứa tuổi mẫu giáo 3 - 6 tuổi: Vui chơi trở thành hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ, nhu cầu giao tiếp của trẻ đối với con người, đối với trẻ cùng lứa, đối với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội trở nên mạnh mẽ, trẻ có nguyện vọng mong muốn được tự lực, nhiều đứa trẻ đã bộc lộ " cái tôi" một cách mạnh mẽ. Bên cạnh kiểu tư duy trực quan hành động ở tuổi nhà trẻ đã xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng, sơ đồ, đó là tiền đề phát triển tư duy logic cần thiết ở tuổi học đường sau này. Và như vậy, nếu đứa trẻ chỉ sống trong gia đình thì phạm vi tiếp xúc với môi trường xung quanh, với con người rất hạn hẹp không đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ mà chỉ có đưa trẻ đến trường Mầm non, nơi có môi trường giáo dục theo hệ thống, mọi tác động giáo dục đều đúng lúc, phù hợp với độ tuổi thì 4 mới giúp trẻ phát triển một cách toàn diện được. Đó chính là sự cần thiết phải cho trẻ trong độ tuổi Mầm non đến trường. * Các cơ sở chính trị và pháp lý: Ngay từ Luật Giáo dục năm 1998, chúng ta thấy Đảng và Nhà nước ta đã thực sự coi trọng Giáo dục Mầm non, coi Giáo dục Mầm non là nền móng then chốt chất lượng cho các bậc học tiếp theo. Do vậy, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu, chiến lược phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2001 - 2020, mục tiêu được đặt ra đến năm 2020 là "Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học Mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi " Đồng thời mục tiêu cụ thể là phải đảm bảo cho hầu hết trẻ 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn chuẩn bị vào lớp 1. Quyết định 161/2002/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non cũng nêu rõ " Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở những nơi có điều kiện khó khăn, các vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc giảm sự chênh lệch về chất lượng giữa vùng khókhăn và các địa bàn thuận lợi khác ". Từ năm học 2004 - 2005 Vụ Giáo dục Mầm non đã chỉ đạo các tỉnh miền núi thực hiện chương trình tăng cường tiếng Việt cho trẻ Mầm non dân tộc thiểu số: " Đối với trẻ người dân tộc thiểu số thì học tiếng Việt không phải là học tiếng mẹ đẻ, mà là học ngôn ngữ thứ hai. Ngôn ngữ thứ hai là tiếng Việt - ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ thứ hai phải được dạy cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non để tạo sự giao tiếp ban đầu, giúp trẻ có vốn kiến thức vững vàng khi bước vào trường Tiểu học " Năm học 2008 - 2009 Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tỷ lệ huy động chung toàn quốc đạt 20% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, 75% trẻ mẫu giáo được đến trường Đặc biệt Bộ đã chỉ đạo cả nước thực hiện phổ cập một năm mẫu giáo 5 tuổi giai đoạn 2009 - 2015, tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận với giáo dục có chất lượng, chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ em vùng khó khăn, vùng dân tộc trước khi vào học lớp 1. 5 Kết luận: Từ những luận điểm, các quan điểm khoa học và những cơ sở chính trị, pháp lý đã nêu ở trên, bản thân là một hiệu trưởng trường Mầm non thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, tôi thấy cần phải đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu các biện pháp và áp dụng thực hiện một cách có hiệu quả các biện pháp đó sao cho tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, tiến tới huy động tối đa 100% trẻ mẫu giáo 3, 4, 5 tuổi đến trường và tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ bằng tỷ lệ huy động chung toàn quốc. Chương II: Thực trạng của đề tài * Sơ lược lịch sử của đề tài: Đề tài đã được nghiên cứu, áp dụng từ năm học 2008 - 2009 và đã thu được kết quả đáng kể. Tuy nhiên để đề tài đạt hiệu quả cao hơn, năm học 2009 - 2010 này tôi tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và đưa vào áp dụng thêm một số biện pháp nhằm nâng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp cao hơn năm học trước. * Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành điều tra thực trạng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp trong những năm học trước. * Kết quả điều tra: Năm học Tổng số học sinh Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp/ dân số độ tuổi 2004 - 2005 + Nhà trẻ: 0 + Mẫu giáo: 182. + Trẻ 5 tuổi: 93. 60% 98,9% 2005 - 2006 + Nhà trẻ: 0 + Mẫu giáo: 180. + Trẻ 5 tuổi: 90. 60% 100% 2006 - 2007 + Nhà trẻ: 0 + Mẫu giáo: 185. + Trẻ 5 tuổi: 85. 62,5% 100% 2007 - 2008 + Nhà trẻ: 0 + Mẫu giáo: 200. 65% 6 + Trẻ 5 tuổi: 89. 100% 2008 - 2009 + Nhà trẻ: 12 + Mẫu giáo: 219. + Trẻ 5 tuổi: 90. 4% 71,5% 100% Kết quả điều tra cho thấy, từ năm học 2004 - 2005 đến năm học 2007 - 2008 chưa huy động được trẻ nhà trẻ ra lớp, năm học 2008 - 2009 tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ và mẫu giáo ra lớp còn thấp so với mặt bằng chung của huyện, của tỉnh. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trẻ mầm non ra lớp thấp là do: - Điều kiện kinh tế và dân trí của đồng bào dân tộc còn nhiều hạn chế, vẫn còn quá nhiều tập quán hủ tục, lạc hậu. Đa số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc cho trẻ trong độ tuổi đến trường Mầm non. - Địa bàn xã quá rộng, dân cư thưa thớt, đường xá đi lại khó khăn, ba phía Tây, Nam, Bắc của xã là hồ Thác Bà, đa số người dân dựa vào hồ làm nơi cho nguồn thu nhập chính, rất nhiều gia đình đã sinh sống ngay trên những hòn đảo của hồ dẫn đến việc đi học của các cháu rất khó khăn và ảnh hưởng rất lớn đến các công tác huy động trẻ ra lớp của nhà trường. - Trường có nhiều điểm lẻ, những năm đầu cơ sở vật chất khu trung tâm của nhà trường còn quá thiếu thốn, điều kiện chăm sóc - giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng chưa cao. Từ kết quả điều tra và phân tích, tìm hiểu kỹ nguyên nhân như trên cũng như thấy rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc cần thiết phải huy động trẻ ra lớp, tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm ra các biện pháp và đưa vào áp dụng như sau : - Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh và cộng đồng để huy động trẻ Mầm non ra lớp. - Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ. - Tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ. 7 - Làm tốt công tác xã hội hoá để tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Chương III: Giải quyết vấn đề 1. Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh và cộng đồng để huy động trẻ Mầm non ra lớp: Nghị quyết của Đảng ta đã chỉ rõ: " Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân " đặc biệt là Giáo dục Mầm non càng phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi Mầm non và toàn thể nhân dân. Với đặc thù của địa phương gần 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống, đời sống vật chất và tinh thần còn mang nặng tính hủ tục, lạc hậu nên tôi đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với điều kiện của địa phương như sau: - Thành lập Ban tuyên truyền của nhà trường, trong đó có sự tham gia của cấp uỷ, chính quyền địa phương, đại diện hội phụ nữ, văn hoá xã, đoàn thanh niên, đại diện hội phụ huynh học sinh ). Xây dựng kế hoạch phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để làm tốt công tác tuyên truyền. Tham mưu với UBND xã đưa tiêu chí "Cho con trong độ tuổi mầm non đến trường" vào để xét "Gia đình văn hoá". - Chỉ đạo, phân công mỗi giáo viên phụ trách công tác tuyên truyền một thôn, từ thôn 1 đến thôn 11: + Mỗi giáo viên tự xây dựng kế hoạch tuyên truyền của mình theo 13 bài tuyên truyền sao cho phù hợp với tình hình thực tế của thôn mình phụ trách. + Hàng tháng, giáo viên kết hợp với Trưởng thôn, Hội phụ nữ thôn, Chi đoàn thanh niên của thôn tổ chức các buổi sinh hoạt để tuyên truyền tới các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi Mầm non về tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non và các bài tuyên truyền. Giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ ý nghĩa của việc nuôi dạy con theo khoa học, có kiến thức để chăm sóc con tốt hơn. - Xây dựng góc tuyên truyền tại trường chính, chỉ đạo giáo viên trang trí tạo môi trường tuyên truyền tại các nhóm, lớp. 8 - Viết bài tuyên truyền, phát thanh trên loa của nhà trường vào các giờ đón, trả trẻ và đài truyền thanh của xã, của các thôn. - Tuyên truyền thông qua các ngày hội, ngày lễ, các hội thi: đây cũng là một dịp để tuyên truyền rất tốt, đem lại hiệu quả cao (hàng năm, ngay từ đầu năm học, tôi đều xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thi cho trẻ theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của phòng GD&ĐT) VD: + " Ngày hội đến trường của bé", đây là ngày đầu tiên trẻ đến trường mở đầu cho một năm học, vì vậy tôi luôn chú ý tổ chức đúng tính chất của một ngày hội, mang lại cảm giác rộn ràng, vui tươi, hứng khởi, hứng thú đi học ở trẻ và giúp các bậc phụ huynh tin tưởng gửi con mình tại trường. + Hội thi " Bé đọc, kể diễn cảm"; hội thi " Bé khoẻ, bé ngoan" đặc biệt là hội thi "Tìm hiểu luật giao thông đường bộ" có cả đối tượng là phụ huynh tham gia nên đã góp phần rất lớn cho công tác tuyên truyền của nhà trường. Tóm lại: Dựa vào tình hình thực tế, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương xã Yên Thành để xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp nên tỷ lệ huy động trẻ ra lớp của nhà trường trong những năm gần đây có triến triển rõ rệt, năm sau đều cao hơn năm trước. 2. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ: Chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ là cơ sở quan trọng để làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp cho nên tôi luôn chú trọng chỉ đạo thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ. * Chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc: Do điều kiện là xã vùng đặc biệt khó khăn, trường có nhiều điểm lẻ cách xa khu trung tâm và điều kiện kinh tế của phụ huynh quá nghèo nên việc tổ chức bán trú cho trẻ tại trường còn hạn chế, mức ăn của trẻ quá thấp (4.000 đ /ngày) nên tôi đã chỉ đạo giáo viên dinh dưỡng phải xây dựng thực đơn phù hợp, năng động, tìm tòi thực phẩm để trẻ có bữa ăn đủ lượng, đủ chất và cân đối về dinh dưỡng. 9 Cân đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng và khám sức khoẻ định kỳ cho 100% trẻ của trường để kịp thời có những biện pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng như: Thay đổi, chế biến các món ăn hợp khẩu vị để trẻ ăn hết xuất. Tuyên truyền, vận động phụ huynh tăng khẩu phần trứng, sữa cho trẻ trong tuần, chỉ đạo giáo viên chú ý tới trẻ suy dinh dưỡng nhiều hơn trong bữa ăn. Đối với những khu lẻ không tổ chức ăn bán trú, chỉ đạo giáo viên tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức dinh dưỡng hợp lý và VSATTP cho phụ huynh. * Chất lượng giáo dục: Tăng cường chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp thực hiện chương trình đúng sự chỉ đạo, đặc biệt chú trọng việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học lấy trẻ làm trung tâm và phát huy hết tính tích cực của trẻ, tạo môi trường phong phú, an toàn cho trẻ hoạt động. Chú trọng vào công tác tăng cường tiếng Việt, giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt rõ ràng, lưu loát, mạch lạc, tạo cho trẻ có đầy đủ vốn tiếng Việt để bước vào học lớp lớp 1 tiếp thu kiến thức dễ dàng, thuận lợi hơn. Chỉ đạo giáo viên tích cực làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, phù hợp chủ đề, chủ điểm để bổ sung cho các góc chơi của trẻ. Khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc thiết kế các hình thức tổ chức dạy học sinh động, hấp dẫn, thu hút trẻ. Tích cực chú ý rèn luyện cho các cháu mạnh dạn, tự tin, thích hoạt động tập thể, thích giao lưu với bạn bè, từ đó các cháu thích được đi học hơn, tỷ lệ chuyên cần và tỷ lệ bé ngoan tăng cao. Vì vậy, nhiều phụ huynh đã đến trường để xin cho con đi học. 3. Tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ: Muốn tuyên truyền, vận động phụ huynh đưa trẻ ra lớp thì điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mà muốn nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ thì phải quan tâm đến bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về tư tưởng chính trị, về đạo đức sư phạm và năng lực chuyên môn, phải có một đội ngũ giáo viên vừa "Hồng" vừa "Chuyên" thì mới 10 [...]... những biện pháp tôi đưa ra là phù hợp và tin tưởng rằng trong những năm học tiếp theo trường Mầm non Yên Thành sẽ huy động được nhiều trẻ trong độ tuổi ra lớp hơn nữa 2 Khuyến nghị: Sau khi đưa vào áp dụng đề tài "Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ra lớp" tại trường Mầm non xã Yên Thành, tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân và khuyến nghị với các đồng... sinh Tiểu học đến học Phần thứ ba - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận: 13 Với phạm vi hẹp của đề tài, tôi chỉ đưa ra bốn biện pháp nhằm huy động tốt trẻ mầm non dân tộc thiểu số ra lớp Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện từng biện pháp, tôi rút ra được những kết luận sau: * Về số lượng: Năm học 2009 - 2010, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp tăng cao: - Nhóm trẻ 24 - 36 tháng: 14 cháu - Vượt 7.9% so với kế... tác huy động trẻ ra lớp và công tác chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm học tiếp theo TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 15 2 Chiến lược phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2001 - 2020 3 Đề án phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2006 - 2015 của tỉnh Yên Bái và huy n Yên Bình 4 Tạp chí giáo dục Mầm non các số, các năm 2006, 2007, 2008, 2009 Trên đây là một số biện pháp huy động trẻ. .. Yên Bái và huy n Yên Bình 4 Tạp chí giáo dục Mầm non các số, các năm 2006, 2007, 2008, 2009 Trên đây là một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ra lớp mà tôi đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng tại trường Mầm non Yên Thành Mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng kể song vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để... tương đối khang trang tại hai khu trường chính và khu lẻ thôn 7 Máy Đựng, tuy nhiên các trang thiết bị như bàn ghế, tủ góc, phản nằm cho trẻ không có nên tôi đã phải tham mưu với các cấp lãnh đạo tìm biện pháp huy động nguồn kinh phí từ phụ huynh, thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh để trang bị mua sắm tủ góc, đồ dùng đồ chơi, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động được tốt hơn Tranh thủ sự tài trợ... hoá để tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị: 12 Cơ sở vật chất rất quan trọng trong công tác huy động trẻ ra lớp, cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của trẻ, các bậc phụ huynh sẽ tin tưởng hơn khi cho con tới trường vì vậy hàng năm, vào đầu năm học tôi đều xây dựng kế hoạch đầu tư tu sửa vật chất và mua sắm trang thiết bị phù hợp với địa phương và... Phụ huynh và cộng đồng nhận thức rõ về tầm quan trọng của giáo dục mầm non, đặc biệt là việc cần thiết phải cho trẻ trong độ tuổi đến trường, phụ huynh tin tưởng vào các cô giáo từ đó quan tâm tới việc cho con em mình đi học hơn Hàng năm nhà trường đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao, so với dân số độ tuổi năm sau đều cao hơn năm trước: Với những kết quả đạt được như vậy, đã khẳng định những biện pháp. .. tác quản lý tại các trường vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc cùng thực hiện như sau: - Công tác phát triển số lượng, đảm bảo cho tất cả trẻ trong độ tuổi Mầm non đều được đến trường là một chủ trương hết sức đứng đắn, phù hợp 14 của Đảng, Nhà nước ta trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay vì vậy rất cần có những hình thức và biện pháp tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế của địa phương,... chuyên môn qua các buổi sinh hoạt chuyên môn: Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, của các tổ chuyên môn, tôi đều chỉ đạo các tổ trưởng tập trung cho giáo viên trao đổi, thảo luận về kỹ năng chăm sóc trẻ, về đổi mới hình thức tổ chức dạy học các lớp đổi mới, cách chọn bài phù hợp khi lên mạng hoạt động cách tổ chức hoạt động góc theo hướng đổi mới của các lớp cải cách và chương trình tăng... phí của các ban ngành, tổ chức xã hội để trang bị cho phòng hoạt động âm nhạc: đàn Ocrgan, gương múa, dóng múa, tủ dựng quần áo, dụng cụ biểu diễn; đóng mới 20 bộ bàn ghế cho trẻ ngồi, 04 tủ đựng đồ chơi cho trẻ hoạt động Đối với các lớp khu lẻ học cùng trường Tiểu học, tôi đều trang bị mua sắm đủ đồ dùng đồ chơi đảm bảo cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ, mua sắm hòm đựng đồ dùng đồ chơi, . trường Mầm non Yên Thành sẽ huy động được nhiều trẻ trong độ tuổi ra lớp hơn nữa. 2. Khuyến nghị: Sau khi đưa vào áp dụng đề tài " ;Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi. động trẻ độ tuổi Mầm non dân tộc thiểu số ra lớp tại trường Mầm non Yên Thành trong những năm học trước. + Nghiên cứu các biện pháp để đưa vào áp dụng nhằm làm tốt việc huy động trẻ độ tuổi Mầm. lựa chọn đề tài: " ;Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ra lớp& quot; để nghiên cứu và đưa vào áp dụng tại trường Mầm non xã Yên Thành - huy n Yên Bình - tỉnh

Ngày đăng: 17/08/2015, 15:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang

  • Phần thứ nhất - MỞ ĐẦU

    • Phần thứ ba - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

    • 1. Kết luận ...........................................................................

    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan